Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 27 - 28)

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm

3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm về lạm phát, lãi suất của các nhà kinh tế hiện đại của nước ngoài và Việt Nam, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về kiềm chế lạm phát ở Việt Nam để phân tích, lý giải các chỉ số và đề xuất các giải pháp can thiệp thông qua các phương pháp : Nghiên cứu tài liệu và sử dụng các phương pháp thống kê khác.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu là các phương pháp thống kê sau :

1. Phương pháp đồ thị thống kê:

Đồ thị chúng tôi sử dụng là đồ thị đường gấp khúc.Đồ thị đường gấp khúc được dùng để biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng, biểu hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một tiêu thức nào đó, hoặc biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch theo từng thời gian của các chỉ tiêu nghiên cứu.

Trong một đồ thị đường gấp khúc, trục hoành thường được biểu thị thời gian, trục tung biểu thị mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu. Cũng có khi các trục này biểu thị hai chỉ tiêu có liên hệ với nhau, hoặc lượng biến và các tần số (hay tần suất) tương ứng. Độ phân chia trên các trục cần được xác định cho thích hợp vì có ảnh hưởng trực tiếp đến độ dốc của đồ thị. Đồ thị 3.1là đồ thị đường gấp khúc mà chúng tôi đã sử dụng

2. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian.

Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.

3. Phương pháp chỉ số

mức độ của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Chỉ số tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau, nhằm nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian hoặc không gian.

Chỉ số quan trọng nhất sử dụng ở đây là chỉ số CPI biểu thị tỷ lệ lạm phát của Việt Nam. Đó là một dãy số biến động theo thời gian và được tính theo phương pháp chỉ số định gốc.

3.2.Đánhgiá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn gần đây.

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w