Kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất.

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 47 - 48)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tháng trước = 100%

3.4.1.kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất.

Tựu chung lại các nhà nghiên cứu và các chuyên gia kinh tế đều khẳng định có một mối tương quan chặt chẽ giữa lạm phát và lãi suất. Nhưng mối quan hệ đó dừng lại ở mức độ nào thì còn tuỳ thuộc vào từng ý kiến chuyên gia. Dưới đây là một số luồng tư tưởng chủ đạo.

Thứ nhất: Nhấn mạnh lãi suất là một công cụ để đối phó với lạm phát.

Lãi suất là phí tổn, là nghĩa vụ tài chính mà người vay phải thực hiện với người cho vay trong các quan hệ tín dụng, đồng thời cũng là một trong các biểu hiện và thước đo giá trị của 1 đồng tiền quốc gia. Lãi suất nội tệ tùy thuộc vào chính sách tín dụng - đầu tư của Chính phủ, vào lượng cung - cầu ngoại tệ, vào tỷ giá chính thức, cũng như vào quy mô mở rộng thị trường vàng, bạc, đá quý trong nước. Về nguyên tắc, sự lên xuống mạnh của lãi suất là một tín hiệu và biểu hiện của một cuộc chấn động kinh tế, và khi đó hiệu quả của chính sách lãi suất sẽ bị suy giảm rất nhiều trong việc thực thi mục tiêu của chính sách tiền tệ.”

Thứ hai : Đề cao vai trò của chính sách lãi suất thực dương

Như chúng ta đã biết giá cả của hàng hoá được xác định bằng cung cầu thị

trường...Khi lãi suất tăng lên thì đồng nghĩa với việc đồng tiền được coi trọng hơn hay tổng cung tiền tệ thấp hơn tổng cầu tiền tệ. Khi lãi suất thấp thì khuyến khích các nhà đầu tư dùng nhiều vốn cho đầu tư phát triển, nhưng khi nhu cầu đầu tư tăng lên sẽ kéo theo tăng lãi suất tiền tệ vì lúc này với một lượng cung tiền tệ nhất

định mà tổng cầu sử dụng tiền tệ tăng lên đưa đến tiền tệ khan hiếm hay tổng cung tiền tệ bị thấp đi tương đối..Khi lãi suất thấp thì nhu cầu sử dụng đồng tiền tăng lên và tổng cung tiền tệ cao hơn tổng cầu tiền tệ, trong khi đó tổng cầu hàng hoá và dịch vụ tăng lên kéo theo tổng cung hàng hoá thấp hơn tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Kết quả này làm giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng lên ( vì khan hiếm tương đối ) và nếu tiến trình này diễn ra đồng loạt thì kéo theo lạm phát.

Lãi suất là giá của tiền tệ, lạm phát là sự mất giá của tiền tệ, vậy khi sử dụng đồng tiền một thời gian nhất định nào đó phải cho người ta nhận được lợi nhuận tính theo đồng tiền tức là lãi suất trừ đi lạm phát phải cho ta một số dương nào đó thì mới có thể nói là sử dụng đồng tiền hiệu quả. Nói cách khác lãi suất dương mới bảo toàn giá trị đồng tiền và lãi suất dương là một biện pháp quan trọng để chống lạm phát

Thông qua hai quan điểm trên đây, có thể khẳng đinh các chuyên gia đều cho rằng lãi suất và lạm phát có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó lãi suất là một công cụ quan trọng để điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và lạm phát sẽ lại là nhân tố quyết định mức lãi suất của thị trường tiền tệ.

Một phần của tài liệu đề tài “phân tích mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát của việt nam trong giai đoạn hiện nay” (Trang 47 - 48)