Chương 4 Các kết luận, thảo luận và đề xuất về mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và các biện pháp kiềm chế lạm phát
4.3.1. Các dự báo triển vọng về việc vận dụng mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của Chính phủ.
suất trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của Chính phủ.
Thông qua quá trình đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu, chúng ta đã có thể nắm bắt
được phần nào mối tương quan giữa lạm phát và lãi suất. Qua đó có thể vận dụng để phục vụ cho các mục tiêu vĩ mô của chính phủ.
Trước hết vì lạm phát và lãi suất có mối quan hệ trực tiếp với nhau và biểu hiện của mối quan hệ này đã được trình bày trong phần lý thuyết về hiệu ứng Fisher nên đây sẽ là một dấu hiệu tốt cho việc quyết định mức lãi suất cơ bản của NHNN. Như đã phân tích thì chính sách lãi suất thực dương là biện pháp quan trọng để chống lạm phát, nên dự báo đây sẽ tiếp tục là một công cụ quan trọng trong tương lai nhằm hỗ trợ NHNN quy định các mức lãi suất của mình sao cho lãi suất thực luôn đảm bảo lớn hơn không.
Mặt khác, lãi suất sẽ tiếp tục là một công cụ quan trọng trong các chính sách tiền tệ của Chính phủ. Trong tương lai, khi mà nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng mạnh, các doanh nghiệp Nhà nước dần được cổ phần hoá thì sự đóng góp của chi tiêu Chính phủ trong GDP sẽ giảm dần cùng với sức mạnh của các chính sách tài khoá. Khi đó chính sách tiền tệ sẽ trở thành mũi nhọn hàng đầu trong việc ổn định vĩ mô nền kinh tế. Cùng với đó là diễn biến khôn lường của lạm phát, gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi các biện pháp kiềm chế thật sự hiệu quả và nhanh chóng. Và lãi suất sẽ là “liều thuốc “ tối ưu trong việc ổn định vĩ mô nền kinh tế cũng như trong công cuộc kiềm chế lạm phát.