1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc

64 794 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 722,58 KB

Nội dung

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM DUY PHƯƠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghi

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM DUY PHƯƠNG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 06 năm 2008

Trang 2

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG

Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

Sinh viên thực hiện: PHẠM DUY PHƯƠNG Lớp: DH5TC Mã số SV: DTC041754 Người hướng dẫn: Th.S VÕ NGUYÊN PHƯƠNG

Long Xuyên, tháng 06 năm 2008

Trang 3

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô khoa tài chính – kế toán trường đại học An Giang và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú anh chị phòng kế toán của Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang

Em xin cám ơn cô Võ Nguyên Phương, người đã giảng dạy, cung cấp kiến thức

và hướng dẫn em trong trong suốt thời gian thực tập và thực hiện bài khóa luận này

Em cũng xin cám ơn các cô chú anh chị trong Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang, đặc biệt là chú Lê Hoàng – Kế toán trưởng, chị Lê Thái Minh Trang – Kế toán tổng hợp và anh Lê Thái Dương – Kế toán công nợ đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn và giúp đỡ em trong việc tìm hiểu hoạt động, cũng như thu thập số liệu có liên quan của công ty trong quá trình thực tập

Em xin gởi lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất đến các thầy cô trong trường Kính chúc các thầy cô thật nhiều sức khỏe để tiếp tục hoàn thành tốt công tác giảng dạy

Em xin gởi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến các cô chú anh chị trong công ty Chúc công ty luôn thành công, góp phần vào sự thịnh vượng chung của tỉnh nhà

Thành phố Long Xuyên, ngày 14 tháng 06 năm 2008 Sinh viên thực hiện: Phạm Duy Phương

Trang 5

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu gồm 3 phần: phần mở đầu , nội dung và phần kết luận

Phần mở đầu trình bày lý do, mục tiêu, nội dung, phương pháp và phạm vi nghiên cứu

Phần nội dung trình bày cở sở lý luận có liên quan đến chi phí – khối lượng – lợi nhuận Cách tìm biến phí và định phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp và bán hàng của sản phẩm công ty Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thông qua các chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ lệ số

dư đảm phí, từ đó có nhận định về kế hoạch tăng doanh thu Bên cạnh đó cơ cấu chi phí là phần trọng tâm nghiên cứu, để từ đó có đánh giá tổng quát về sản phẩm của công

ty Từ sản lượng tiêu thụ mà dự báo doanh thu công ty 2008 và phân tích độ nhạy cảm của lợi nhuận, sản lượng hòa vốn và đưa ra nhận xét, giải pháp là vấn đề cuối cùng trong trong phần này

Phần kết luận khẳng định lại vấn đề và nêu những khó khăn trong quá trình thực hiện

Trang 6

Trang 7

Phần mở đầu .1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

Phần nội dung 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .3

1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ-KHỐI LƯỢNG -LỢI NHUẬN (CVP) 3

1.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUA HỆ CVP 3

1.3 BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ 3

1.4 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CVP 4

1.4.1 Số dư đảm phí (SDĐP) 4

1.4.2 Tỷ lệ SDĐP 5

1.4.3 Cơ cấu chi phí 6

1.5 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 8

1.5.1 Điểm hòa vốn 8

1.5.1.1 Khái niệm điểm hòa vốn 8

1.5.1.2 Đồ thị điểm hòa vốn 9

1.5.1.3 Phương pháp xác định điểm hòa vốn 10

1.5.1.4 Phương trình lợi nhuận: 11

1.5.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn 12

1.5.2.1 Thời gian hoàn vốn 12

1.5.2.2 Tỷ lệ hòa vốn 12

1.5.2.3 Doanh thu an toàn 12

1.6 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁN 13

1.7 HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP 13

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỒ PHẦN DƯỢC PHẨM AG .15

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 15

2.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 15

2.2.1 Mục đích 15

2.2.2 Phạm vi hoạt động 15

Trang 8

2.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA 17

2.4.1 Thuận lợi 17

2.4.2 Khó khăn 17

2.4.3 Chiến lược phát triển mới của công ty 17

2.4.4 Tình hình kinh doanh công ty trong 2 năm 2006-2007 18

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG 19

3.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM 19

3.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ 20

3.2.1 Chi phí khả biến 20

3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu (CP NVL) 20

3.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) 20

3.2.1.3 Biến phí sản xuất chung 22

3.2.1.4 Biến phí quản lý doanh nghiệp 23

3.2.1.5 Biến phí bán hàng 24

3.2.2 Chi phí bất biến 25

3.2.2.1 Định phí SXC 25

3.2.2.2 Định phí quản lý doanh nghiệp 26

3.2.2.3 Định phí bán hàng 26

3.2.3 Tổng hợp chi phí 27

3.3 BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ 28

3.4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP 29

3.4.1 Số dư đảm phí (SDĐP) và tỷ lệ SDĐP 29

3.4.2 Cơ cấu chi phí 31

3.4.3 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn 33 3.4.3.1 Doanh thu hòa vốn 33

3.4.3.2 Thời gian hoàn vốn 34

3.4.3.3 Tỷ lệ hoàn vốn 36

3.4.3.4 Doanh thu an toàn 35

3.4.4 Phân tích dự báo doanh thu 35

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ .44

4.1 NHẬN XÉT 44

4.2 GIẢI PHÁP 44

Phần Kết Luận .46

Trang 9

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh trong 2 năm 2006 - 2007 18

Bảng 3.1: Tình hình chi phí nguyên vật liệu từng sản phẩm 20

Bảng 3.2: Chi phí nhân công trực tiếp 21

Bảng 3.3: Chi tiết chi phí nhân công trực tiếp đơn vị 21

Bảng 3.4: Biến phí SXC của từng sản phẩm 22

Bảng 3.5: Chi phí QLDN (4 sản phẩm được chọn ) 23

Bảng 3.6: Biến phí QLND của ACEGOI 24

Bảng 3.7: Biến phí QLDN của các sản phẩm 24

Bảng 3.8: Chi phí BH 25

Bảng 3.9: Biến phí BH từng sản phẩm 25

Bảng 3.10: Định phí SXC của từng sản phẩm 26

Bảng 3.11: Định phí QLDN từng sản phẩm 26

Bảng 3.12: Định phí bán hàng các sản phẩm 26

Bảng 3.13: Tổng hợp chi phí của từng sản phẩm 27

Bảng 3.14: Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng sản phẩm 28

Bảng 3.15: Chi tiết báo cáo thu nhập từng đơn vị sản phẩm 29

Bảng 3.16: Báo cáo thu nhập theo SDĐP, đòn bẩy và sản lượng hòa vốn 31

Bảng 3.17: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các tháng trong năm 2007 36

Bảng 3.18: Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 37

Bảng 3.19: Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 của TH 1 38

Bảng 3.20: Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 của TH 2 39

Bảng 3.21: Lợi nhuận của ACEGOI thay đổi trong các trường hợp 40

Bảng 3.22: Sản lượng hòa vốn của ACEGOI thay đổi 40

Bảng 3.23: Lợi nhuận của CINATROL thay đổi trong các trường hợp 40

Bảng 3.24: Sản lượng hòa vốn của CINATROL thay đổi 42

Trang 10

Đồ thị 3.1: Giá vốn và giá bán các sản phẩm 28

Đồ thị 3.2: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm trong năm 2007 30

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu chi phí các sản phẩm 31

Đồ thị 3.3: Lợi nhuận ACEGOI thay đổi 40

Đồ thị 3.4: Sản lượng hòa vốn ACEGOI thay đổi 41

Đồ thị 3.5: Lợi nhuận CINATROL thay đổi 42

Đồ thị 3.6: Sản lượng hòa vốn CINATROL thay đổi 42

Danh mục sơ đồ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức 16

Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất sản phẩm 19

Trang 11

BH Bán hàng

CP BH Chi phí bán hàng

CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp

CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp

CP VNL Chi phí nguyên vật liệu

Trang 12

Phần mở đầu

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, thông tin kịp thời, chính xác và thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức Kế toán quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị đưa ra những thông tin thích hợp cho quản trị, đưa ra những quyết định kinh doanh nhanh, chuẩn xác và có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ của mọi tổ chức Khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu hay điều chỉnh về sản xuất của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy kế toán quản trị phải tìm cách tối

ưu hoá mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn Tuy nhiên, không

có nghĩa là mục tiêu duy nhất là luôn luôn hạ thấp chi phí

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật phân tích mà kế toán quản trị dùng để giải quyết những vấn đề nêu trên Kỹ thuật này không những có ý nghĩa quan trọng trong khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, cơ sở cho việc ra các quyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh về sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, mà còn mang tính dự báo thông qua những số liệu phân tích nhằm phục vụ cho nhà quản trị trong việc điều hành hiện tại và hoạch định cho tương lai Đó là lý do mà tôi quyết định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG” Thông qua đề tài này tôi có thể nghiên cứu các lý thuyết học được, áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều hành , sản xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng - lợi nhuận của công

ty cổ phần dược phẩn An Giang để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty đồng thời dự báo tình hình tiêu thụ của công ty trong năm 2008

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mối quan hệ của số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí sản phẩm đến lợi nhận và doanh thu hòa vốn của công ty là cơ sở cho việc thực hiện những mục tiêu nghiên cứu

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu chung: Nghiên cứu mô tả, từ quá trình hoạt động của công ty đến những phân tích, kết luận và giải pháp

Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ nhật ký sản xuất, nhật ký bán hàng , sổ chi tiết phát sinh trong tháng , bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh, biên bản sàn xuất

Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán và sử dụng các phương pháp dự báo nhằm đưa ra cơ sở dự báo

Trang 13

Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh…

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Do công ty sản xuất kinh doanh rất nhiều các mặt hàng, tính phức tạp cao nên phạm vi nghiên cứu của bài này được giới hạn trong việc phân tích CVP các mặt hàng chiến lược (sản xuất và doanh thu ) chiếm tỷ trọng lớn của công ty trong năm 2007

Trang 14

Phần nội dung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ-KHỐI LƯỢNG -LỢI NHUẬN (CVP)

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Phân tích mối quan hệ CVP giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có

1.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUA HỆ CVP

Mục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác

là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất

Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích

1.3 BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ

Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội

Trang 15

So sánh Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (kế toán quản trị) và Báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (kế toán tài chính):

(Trừ) Chi phí khả biến xxxxx (Trừ) Giá vốn hàng bán xxxxx

(Trừ) Chi phí bất biến xxx (Trừ) Chi phí kinh doanh xxx

Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại chi phí Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của

kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích điểm hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận.1

1.4 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CVP

1.4.1 Số dư đảm phí (SDĐP)

Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi nhuận SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm

Khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị

Gọi x: sản lượng tiêu thụ

Trang 16

- Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng X = 0 lợi nhuận của doanh

nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến

- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng Xh, ở đó SDĐP bằng chi phí bất biến lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0, doanh nghiệp đạt mức hòa vốn

Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng ∆X = X2 – X1

Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆P = (g – a)(X2 – X1)

→ ∆P = (g – a)∆X

Kết luận: Thông qua khái niệm về SDĐP chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa

sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận Nếu sản lượng tăng thêm thì lợi nhuận

tăng thêm bằng chính sản lượng tăng thêm đó nhân với SDĐP đơn vị

Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn

Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP

- Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ xí nghiệp nếu

công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng cho từng sản

phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp

- Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng

tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều

này có khi hoàn toàn ngược lại

Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ

1.4.2 Tỷ lệ SDĐP

Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng

góp với đơn giá bán Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản

phẩm ( cũng bằng một đơn vị sản phẩm )

g - a

Tỷ lệ SDĐP =

Trang 17

Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:

- Tại sản lượng X1→ Doanh thu: gX1→ Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X1 – b

- Tại sản lượng X2→ Doanh thu: gX2→ Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X2 – b

Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: ( gX2 – gX1 )

→ Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆P = P2 – P1

∆P = ( g – a )( X2 – X1)

Kết luận : Thông qua tỷ lệ SDĐP ta có thể thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi

nhuận Nếu doanh thu tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng chính doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ SDĐP

Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng một mức doanh thu thì ở những công ty, phân xưởng, sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng càng lớn

Để hiểu rõ đặc điểm của những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn - nhỏ, ta nghiên cứu các khái niệm cơ cấu chi phí

1.4.3 Cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến (CPKB), chi

phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của từng doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi

Thông thường doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau:

- CPBB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng ( giảm ) nhiều hơn Doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng lớn thường là doanh nghiệp có mức đầu tư lớn Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệp này sẽ rất nhanh và ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh hoặc

sẽ nhanh chóng phá sản nếu sản phẩm không tiêu thụ được

- CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn Những doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp

có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì thiệt hại sẽ thấp hơn

Hai dạng cơ cấu chi phí trên đều có những ưu và nhược điểm Tùy theo đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi doanh nghiệp xác lập một cơ cấu chi phí riêng Không có một mô hình cơ cấu chi phí chuẩn nào để các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi cơ cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất

( g - a )

∆P =

g x ( X2 - X1 )g

Trang 18

Tuy vậy khi dự định xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem xét những yếu

tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hằng năm, quan điểm của các nhà quản trị đối với rủi ro…

1.4.4 Đòn bẩy hoạt động

Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động rất nhỏ Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy, gọi một cách đầy đủ là ĐBHĐ, là cách nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm

ĐBHĐ chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán sẽ tạo ra một độ tăng lớn về lợi nhuận Một cách khái quát là: ĐBHĐ là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu:

Giả định có 2 doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ĐBHĐ sẽ lớn hơn Doanh nghiệp có tỷ trọng CPBB lớn hơn khả biến thì tỷ lệ SDĐP lớn và ngược lại Do vậy, ĐBHĐ cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp, ĐBHĐ sẽ lớn ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn

ở các doanh nghiệp có kết cấu ngược lại

Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có ĐBHĐ thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh nghiệp cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận

Với dữ liệu đã có ở trên ta có:

Tại sản lượng X1→ Doanh thu: gX1→ Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X1 – b

Tại sản lượng X2→ Doanh thu: gX2→ Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X2 – b

Tốc độ tăng lợi nhuận ĐBHĐ =

Tốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán) >1

P2 - P1 ( g - a )( X2 - X1 ) Tốc độ tăng lợi nhuận =

Trang 19

Vậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBHĐ:

Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được ĐBHĐ, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại

Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên và độ lớn ĐBHĐ ngày càng giảm đi ĐBHĐ lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn

1.5 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ CVP Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh số không mang lại lợi nhuận Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu xác định số lượng sản phẩm cần đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình

1.5.1 Điểm hòa vốn

1.5.1.1 Khái niệm điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn

Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau:

- SDĐP = Định phí ( ĐP ) + Lợi nhuận ( LN )

- Doanh thu ( DT ) = Biến phí ( BP ) +Định phí ( ĐP ) + Lợi nhuận ( LN )

Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0 ( không lời, không lỗ ) Nói cách khác, tại điểm hòa vốn, SDĐP = định phí

Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, nên SDĐP = ĐP

Biến phí ( BP ) Định phí ( ĐP ) Lợi nhuận ( LN )

Trang 20

Minh hoạ đồ thị CVP tổng quát

Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cựa để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao

1.5.1.2 Đồ thị điểm hòa vốn

Đồ thị phân biệt:

Ngoài dạng tổng quát của đồ thị hòa vốn, các nhà quản lý còn ưa chuộng dạng phân biệt Về cơ bản, hai dạng này giống nhau về các bước xác định các đường biểu diễn, chỉ khác ở chỗ ở dạng phân biệt có thêm đường biến phí Ybp = ax song song với đường tổng chi phí Ytp = ax + b

Yhv

Ytp = ax + b

Yđp = b

Ydt = gx Điểm hoà vốn

b

Trang 21

Minh hoạ đồ thị CVP phân biệt

Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt phản ánh rõ từng phần một các khái niệm của mối quan hệ CVP là biến phí, định phí, SDĐP và lợi nhuận Đồng thời cũng phản ánh rõ bằng hình vẽ kết cấu của mối quan hệ này

1.5.1.3 Phương pháp xác định điểm hòa vốn:

Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn

- Sản lượng hòa vốn

Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm của đường biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn của 2 phương trình biểu diễn hai đường đó

Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:

Trang 22

Vậy:

- Doanh thu hòa vốn

Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn Vậy doanh thu hòa vốn

là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán

Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng

1.5.1.4 Phương trình lợi nhuận

Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ CVP

Doanh thu = định phí + Biến phí + Lợi nhuận

gx = b + ax + P

Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh nghiệp

có thể tìm được mức tiêu thụ và doanh thu cần phải thực hiện

Đặt Pm: Lợi nhuận mong muốn

xm: Mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn

gxm: Doanh thu phải thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mong muốn

Từ đó có thể tìm được sản lượng tiêu thụ để được lợi nhuận mong muốn là:

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm: SDĐP được thể hện bằng chỉ tiêu tương đối ( tỷ lệ SDĐP ), lúc đó có thể xác định được mức doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn bằng cách vận dụng công thức sau:

Định phí Sản lượng hòa vốn =

Trang 23

1.5.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn

Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới góc nhìn khác: chất lượng của điểm hòa vốn Mỗi phương pháp đều cung cấp một

tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro

1.5.2.1 Thời gian hoàn vốn

Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một

kỳ kinh doanh, thường là một năm

Trong đó:

1.5.2.2 Tỷ lệ hòa vốn

Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh ( giả định giá bán không đổi )

Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức chất lượng hoạt động kinh doanh, nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn

1.5.2.3 Doanh thu an toàn

Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số dư tuyệt đối và số tương đối

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao

gXm =

Doanh thu hòa vốn Thời gian hòa vốn =

Doanh thu bình quân 1 ngày

Doanh thu trong kỳ Doanh thu bình quân 1 ngày =

360 ngày

Sản lượng hòa vốn

Tỷ lệ hòa vốn =

Sản lượng tiêu thụ trong kỳ x 100%

Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được - Mức doanh thu hòa vốn

Trang 24

của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại

Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp đó

có doanh thu an toàn thấp hơn

Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn

1.6 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁN

Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong điều kiện đơn giá bán thay đổi Trong những phần trên ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không đổi thì cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?

Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến, khi giá bán thay đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng

đó

( Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán- kế toán quản trị - trường đại học kinh tế TP HCM – nhà xuất bản thống kê )

1.7 HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP

Qua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, chúng ta thấy rằng việc đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định kinh doanh chỉ

có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà những điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế Những điều kiện giả định đó là:

- Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp Tuy nhiên, thực tế cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất biến sẽ tăng theo dạng gộp chứ không phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định

- Phải phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân chia chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng

- Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có thực trong thực tế Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng tiêu thụ với khách háng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển, tình hình thanh toán…

Mức doanh thu an toàn

Tỷ lệ số dư an toàn =

Mức doanh thu đạt được x 100%

Trang 25

- Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp Điều này không đúng bởi nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù hợp với thị trường Muốn hoạt động hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị ( điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động…)

- Giá bán sản phẩm không đổi Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định

ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường

( Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CVP - kế toán quản trị - trường đại học kinh tế TP HCM – nhà xuất bản thống kê )

Trang 26

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ

PHẦN DƯỢC PHẨM AG 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Theo quyết định số 52/QĐUB ngày 10/06/1981 của UBND tỉnh An Giang, Xí Nghiệp Dược Phẩm An Giang được thành lập trụ sở tại 34 – 36 Ngô Gia Tự - TPLX –

An Giang với hình thức hoạt động là sản xuất kinh doanh dược phẩm, vật tư, trang thiết bị… Năm 1992 Xí Nghiệp Dược Phẩm An Giang chuyển thành doanh nghiệp nhà nước theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang

Cuối năm 1996 thao quyết định 82/QĐUB ngày 07/12/1996 của UBND tỉnh An Giang Công ty Dược Phẩm An Giang thành lập trên cơ sở sát nhập công ty Dược và vật

tư y tế An Giang với Xí Nghiệp Dược Phẩm An Giang Trụ sở tại số 27 - đường Nguyễn Thái Học – phường Mỹ Bình – TPLX - tỉnh An giang

Theo quyết định số 277/QĐUB ngày 29/12/2003 của UBND tỉnh An Giang về việc chuyển Doanh Nghiệp Nhà Nước thành Công Ty Cổ Phần, theo đó công ty Dược Phẩm An Giang thực hiện cổ phần hoá Nhà Nước giữ 46% cổ phần còn lại

Tên giao dịch đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG

Tê giao dịch quốc tế: AN GIANG PHARMACEUTICAL JOINT-STOCK

Tên viết tắt: ANGIPHARMA

2.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

2.2.1 Mục đích

Nhằm giải quyết vấn đề phòng và chữa bệnh cho tất cả mọi người, công ty thực hiện tốt bào chế, sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm điều trị có hiệu quả nhanh chóng, an toàn, tinh khiết Đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách ổn định, phù hợp với mục đích đề ra, tích lũy ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động

2.2.2 Phạm vi hoạt động

Chủ yếu là sản xuất kinh doanh dược phẩm, cung cấp cho các bệnh viện, trung tâm y tế, các đại lý trong tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận

Trang 27

2.3 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty CPDP AG

Đại hội đồng cổ đông:

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông

Ban kiểm soát:

Kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý trong quản lý, trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Phòng kế toán thống kê

Phòng tổ chức hành chính

Các quày thuốc trực thuộc Giám đốc điều

hành

Trang 28

tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý điều hành hoạt động của công ty

Giám đốc đều hành:

Có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, xí nghiệp trực thuộc, ngoài ra để

hỗ trợ cho giám đốc còn có 3 phó giám đốc

Máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu chưa được đầu tư đúng mức

Vốn kinh doanh không lớn và còn chịu sự chiếm dụng vốn của các bệnh viện huyện thị kéo dài

Tình hình giá cả luôn biến động, công ty lại chưa có chức năng xuất nhập khẩu nên chưa chủ động được giá cả nguồn nguyên liệu, hàng hoá ngoại nhập

Cán bộ công nhân viên dù nhiệt tình trong công việc nhưng năng lực tay nghề còn nhiều hạn chế Đội ngũ tiếp thị của công ty chưa nắm kịp các diễn biến phức tạp của thị trường Công tác nghiên cứu sản phẩm mới còn chậm, chưa có mặt hàng mới mang tính chủ lực, tiêu biểu của công ty tham gia vào thị trường

2.4.3 Chiến lược phát triển mới của công ty

Bên cạnh việc phát huy các nguồn lực có sẵn, công ty có kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ và chất lượng lao động

Đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết, mua bán không những với các đối tác hiện

có mà còn không ngừng tìm kiếm các đối tác mới có tiềm năng trong cùng lĩnh vực nhằm tạo đà phát triển trong tương lai

Trang 29

Xây dựng xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, để đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc chất lượng cao, đa dạng sản phẩm đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường Đồng thời nâng cao tỷ trọng doanh thu bán hàng do công ty sản xuất

Song song với việc phát triển thị trường trong tỉnh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh sẽ mở rộng thị trường ở các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc

Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp để chủ động được giá cả nguyên liệu đầu vào và dược phẩm

2.4.4 Tình hình kinh doanh công ty trong 2 năm 2006-2007

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh trong 2 năm 2006 - 2007

Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ 126.354.920 171.925.814 45.570.894 36,07% Các khoản giảm trừ

Doanh thu thuần về

Giá vốn hàng bán 108.285.717 147.471.896 39.186.179 36,19% Lợi nhuận gộp về BH

và cung cấp dịch vụ 18.069.203 24.453.918 6.384.715 35,33% Chi phí bán hàng 9.406.152 12.849.643 3.443.491 36,61% Chi phí quản lý

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 5.518.836 6.329.105 810.268 14,68% (Nguồn: Trích báo cáo tình chính năm 2007 của công ty cổ phần dược phẩm An Giang) Trong 2 năm qua công ty hoạt động tương đối hiệu quả doanh thu và lợi nhuận đều tăng, nhưng nhìn vào bảng KQHĐKD ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận chưa tương xứng với tốc độ tăng của doanh thu Nguyên nhân là chi phí tăng quá nhanh khiến cho lợi nhuận của công ty trong năm 2007 tăng chậm

Giá vốn hàng bán tuy có tăng hơn tốc độ tăng doanh thu nhưng không lớn, chứng

tỏ ít có biến động Công ty đang quản lý tốt đầu vào sản phẩm, như vậy công ty cần kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp và nhất là chi phí bán hàng để có thể tăng nhanh lợi nhuận trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo

Trang 30

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG

3.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM

Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất sản phẩm

Tôi chọn 4 sản phẩm ACEGOI, CINATROL, LOPETAB và TUXCAP C/50 là các sản phẩm sẽ phân tích, vì doanh thu các sản phẩm này có thể đại diện cho các sản phẩm sản xuất của công ty và đây cũng là các mặt hàng chủ lực của công ty hiện nay

Phối hợp tinh dầu

Trang 31

3.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ 3.2.1 Chi phí khả biến

Chi phí khả biến của công ty gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí quản lý doanh nghiệp và biến phí bán hàng

3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu (CP NVL)

Mỗi một sản phẩm đều có một một tiêu chuẩn nhất định về thành phần hoá chất,

tá dược và khối lượng Nên để so sánh, ta cần căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu của mỗi sản phẩm

Bảng 3.1: Tình hình chi phí nguyên vật liệu từng sản phẩm

ĐVT: 1000 đồng

Qua bảng, ta thấy tuy ACEGOI và TUXCAP C/50 có chi phí nguyên vật liệu

lớn nhất nhưng CINATROL lại có chi phí đơn vị rất lớn Đứng trên góc độ này ta mới thấy rõ chi phí bỏ ra của từng sản phẩm Mặc dù số lượng ít nhưng chi phí cho các thành phần tá dược phải bỏ ra cho sản phẩm CINATROL là rất lớn và giá bán của các sản phẩm này cao, đó lý do tại sao CINATROL là một trong 4 sản phẩm đem lại doanh

thu tương đối lớn trong gần 80 mặt hàng sản xuất của công ty

3.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT)

Do công ty sản xuất gần 80 loại sản phẩm nên việc xác định chi phí NCTT cho từng sản phẩm được tính bằng cách phân bổ dựa vào CP NVL

Với cách phân bổ này thì CP NCTT của một sản phẩm lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào CP NVL của sản phẩm tương ứng

TÊN SẢN PHẨM ACEGOI 3g

H/10

CINATROL GÓI

LOPETAB V/15 H/150

TUXCAP C/50 TỔNG

Đơn vị tính Gói Gói Viên Viên

Trang 32

Bảng 3.2: Chi phí nhân công trực tiếp

TÊN SẢN PHẨM TIỀN

LƯƠNG

CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Bảng 3.3: Chi tiết chi phí nhân công trực tiếp đơn vị

TÊN SẢN PHẨM TIỀN

LƯƠNG

CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Ngày đăng: 14/02/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kế toán quản trị - trường đại học kinh tế TP.HCM – nhà xuất bản thông kế - 2000 Khác
2. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh – TS. Phạm Văn Dược - trường đại học kinh tế TP. HCM – nhà xuất bản thống kê Khác
3. Phân tích điểm hòa vốn và đòn cân định phí - quản trị tài chính – TS. Nguy ễn Văn Thuận - trường đại học kinh tế TP. HCM Khác
4. Phân tích điểm hòa vốn và đòn cân định phí – tài chính doanh nghiệp – TS. Nguyễn Minh Kiều - trường đại học kinh tế TP. HCM Khác
5. Phân tích điểm hòa vốn và đòn cân định phí – tài chính doanh nghiệp – TS. Bùi Hữu Phước - trường đại học kinh tế TP. HCM Khác
6. Lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu – Th.S Nguyễn Tấn Bình – Phân tích hoạt động doanh nghiệp – nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM Khác
7. Dự báo doanh thu - Thiết lập và thẩm định dự án – PGS. TS. Phước Minh Hiệp – Th.S Lê Thị Vân Đan Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.5. PHÂN TÍCH ĐIỂM HỊA VỐN - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
1.5. PHÂN TÍCH ĐIỂM HỊA VỐN (Trang 19)
2.4.4. Tình hình kinh doanh cơng ty trong 2 năm 2006-2007 Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh trong 2 năm 2006 - 2007  - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
2.4.4. Tình hình kinh doanh cơng ty trong 2 năm 2006-2007 Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh trong 2 năm 2006 - 2007 (Trang 29)
Bảng 3.1: Tình hình chi phí nguyên vật liệu từng sản phẩm                                                            ĐVT: 1000 đồng  - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.1 Tình hình chi phí nguyên vật liệu từng sản phẩm ĐVT: 1000 đồng (Trang 31)
Bảng 3.2: Chi phí nhân cơng trực tiếp - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.2 Chi phí nhân cơng trực tiếp (Trang 32)
Bảng 3.3: Chi tiết chi phí nhân cơng trực tiếp đơn vị - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.3 Chi tiết chi phí nhân cơng trực tiếp đơn vị (Trang 32)
Bảng 3.4: Biến phí SXC của từng sản phẩm - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.4 Biến phí SXC của từng sản phẩm (Trang 33)
Bảng 3.5: Chi phí QLDN (4 sản phẩm được chọ n) - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.5 Chi phí QLDN (4 sản phẩm được chọ n) (Trang 34)
3.2.1.4. Biến phí quản lý doanh nghiệp - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
3.2.1.4. Biến phí quản lý doanh nghiệp (Trang 34)
Bảng 3.6: Biến phí QLND của ACEGOI - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.6 Biến phí QLND của ACEGOI (Trang 35)
Bảng 3.7: Biến phí QLDN của các sản phẩm - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.7 Biến phí QLDN của các sản phẩm (Trang 35)
Bảng 3.8: Chi phí BH     ĐVT: 1000 đồng  - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.8 Chi phí BH ĐVT: 1000 đồng (Trang 36)
Bảng 3.13: Tổng hợp chi phí của từng sản phẩm - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.13 Tổng hợp chi phí của từng sản phẩm (Trang 38)
Bảng 3.14: Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng sản phẩm. - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.14 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng sản phẩm (Trang 39)
Bảng báo cáo trên cho ta ACEGOI là sản phẩm có doanh thu lớn nhưng chi phí khả biến lại quá lớn khiến cho SDĐP rất thấp - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng b áo cáo trên cho ta ACEGOI là sản phẩm có doanh thu lớn nhưng chi phí khả biến lại quá lớn khiến cho SDĐP rất thấp (Trang 39)
Bảng 3.16: Báo cáo thu nhập theo SDĐP, đòn bẩy và sản lượng hòa vốn - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.16 Báo cáo thu nhập theo SDĐP, đòn bẩy và sản lượng hòa vốn (Trang 42)
Để thấy rõ ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận ta nhìn vào bảng 3.16 - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
th ấy rõ ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận ta nhìn vào bảng 3.16 (Trang 42)
CINATROL GÓI  - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
CINATROL GÓI (Trang 47)
Bảng 3.17: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các tháng trong năm 2007 - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.17 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua các tháng trong năm 2007 (Trang 47)
Bảng 3.18: Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.18 Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 (Trang 48)
CÁC BIẾN KHÔNG  - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
CÁC BIẾN KHÔNG (Trang 49)
Bảng 3.19: Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 của TH 1 - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.19 Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 của TH 1 (Trang 49)
Bảng 3.20: Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 của TH 2 - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.20 Báo cáo thu nhập theo SDĐP dự báo các sản phẩm năm 2008 của TH 2 (Trang 50)
Bảng 3.21: Lợi nhuận của ACEGOI thay đổi trong các trường hợp           ĐVT: 1000 đồng  - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 3.21 Lợi nhuận của ACEGOI thay đổi trong các trường hợp ĐVT: 1000 đồng (Trang 51)
do đó trong tình hình lạm phát hiện nay cùng với sự khống chế giá bán của chính phủ, - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
do đó trong tình hình lạm phát hiện nay cùng với sự khống chế giá bán của chính phủ, (Trang 52)
Bảng 4: Sản lượng hòa vốn của CINATROL thay đổi - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
Bảng 4 Sản lượng hòa vốn của CINATROL thay đổi (Trang 53)
BIẾN THAY ĐỔI KHÔNG ĐỔI TĂNG 5% TĂNG 10% - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
5 % TĂNG 10% (Trang 53)
Phụ lục 4: Phương pháp dự báo sản lượng tiêu thụ - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
h ụ lục 4: Phương pháp dự báo sản lượng tiêu thụ (Trang 60)
Mơ hình chung: Yd = aX b - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
h ình chung: Yd = aX b (Trang 61)
Mơ hình chung: Y= aX2 + bX c 224 224222422 )( ))(())((,,)( XXnYXXYXcXXYbXXnYXYXa THÁ NG DOANH 2 - Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG " doc
h ình chung: Y= aX2 + bX c 224 224222422 )( ))(())((,,)( XXnYXXYXcXXYbXXnYXYXa THÁ NG DOANH 2 (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w