... CHƯƠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM... rộng Công ty * Thông tin Công ty Cổ phần thực phẩm đóp hộp Kiên Giang - Tên công ty: Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang. .. HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG 35 4.1 Phân tích tình hình kinh doanh loại sản phẩm công ty Cổ phẩn thực phẩm đóng hộp Kiên Giang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRẦN THÙY DƯƠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 12/2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRẦN THÙY DƯƠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ DIỆU Tháng 12/2014 2 LỜI CẢM TẠ Được sự giới thiệu của Trường Đại Học Cần Thơ cùng sự chấp nhận của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, em đã có cơ hội vào thực tập học hỏi tại công ty với sự giúp đỡ nhiệt tình và hết lòng của các anh chị cô chú tại công ty nói chung cũng như phòng kế toán nói riêng. Qua 4 tháng thực tập tại công ty, em đã hoàn thành bài luận văn với đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang”. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cùng toàn thể các thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức bổ ích, quý báo cho em trong suốt thời gian học tại trường. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Diệu đã hướng dẫn, chỉ dẫn tận tình cho em để em có thể hoàn thành tốt đề tài này. Em cũng vô cùng biết ơn và cảm ơn sâu sắc đến các anh chị cô chú trong Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang nói chung và các anh chị trong phòng kế toán nói riêng. Dù công việc bận rộn nhưng các anh chị đã hướng dẫn tận tình và cung cấp số liệu cho em để em có thể hiểu sâu hơn về công ty cũng như công việc kế toán tại công ty. Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và thời gian nghiên cứu có giới hạn nên bài luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các anh chị phòng kế toán để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối lời, em xin kính chúc Quý thầy cô dồi dào sức khỏe và ngày càng thành công trong công tác giảng dạy. Kính chúc các anh chị trong phòng kế toán dồi dài sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Chúc Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện NGUYỄN TRẦN THÙY DƯƠNG 3 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cung cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện NGUYỄN TRẦN THÙY DƯƠNG 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. 5 MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 2 1.3.1 Phạm vi không gian ..................................................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ........................................................................................................ 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 3 2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 3 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) ............ 3 2.1.2 Mục tiêu phân tích CVP .............................................................................................. 3 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ............................................................. 3 2.1.4 Các khái niệm sử dụng trong phân tích CVP .............................................................. 10 2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn.............................................................................................. 13 2.1.6 Phân tích kết cấu mặt hàng ........................................................................................ 17 2.1.7 Một số vận dụng trong phân tích CVP để ra quyết định kinh doanh ............................ 17 2.1.8Hạn chế của mô hình phân tích CVP ........................................................................... 18 2.1.9 Các giả định khi thực hiện phân tích CVP .................................................................. 18 2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 19 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 19 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................... 19 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG ........................................................................................................... 20 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................................................. 20 3.2 Chức năng nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh ................................................................ 21 3.2.1 Mục tiêu .................................................................................................................... 21 3.2.2 Nhiệm vụ .................................................................................................................. 21 6 3.2.3 Ngành nghề kinh doanh ............................................................................................. 22 3.3 Cơ cấu tổ chức của công ty ........................................................................................... 23 3.3.1 Giới thiệu bộ máy quản lý.......................................................................................... 23 3.3.2 Giới thiệu bộ máy kế toán .......................................................................................... 24 3.4 Chính sách chế độ kế toán công ty áp dụng ................................................................... 27 3.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................... 27 3.5.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ......................... 27 3.5.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 31 3.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển ............................................................... 32 3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................................... 32 3.6.2 Khó khăn................................................................................................................... 33 3.6.3 Định hướng phát triển ................................................................................................ 33 Chương 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG ............................. 35 4.1 Phân tích tình hình kinh doanh các loại sản phẩm của công ty Cổ phẩn thực phẩm đóng hộp Kiên Giang .................................................................................................................. 35 4.1.1 Sản lượng tiêu thụ của 2 mặt hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................ 35 4.1.2 Doanh thu của 2 mặt hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ............................ 38 4.2 Phân loại các chi phí phát sinh và tổng hợp theo căn cứ ứng xử .................................... 40 4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................................................ 40 4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp ........................................................................................ 41 4.2.3 Chi phí sản xuất chung .............................................................................................. 42 4.2.4 Chi phí bán hàng ....................................................................................................... 43 4.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp .................................................................................... 44 4.3 Tổng hợp chi phí theo sản lượng sản xuất của các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 45 4.4 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ............................................................................ 46 4.4.1 Số dư đảm phí ........................................................................................................... 46 4.4.2 Kết cấu chi phí .......................................................................................................... 48 4.4.3 Đòn bẩy kinh doanh................................................................................................... 49 4.4.4 Kết cấu hàng bán ....................................................................................................... 51 7 4.5 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ................................................ 51 4.5.1 Xác định điểm hòa vốn của công ty ........................................................................... 51 4.5.2 Đồ thị hòa vốn của 2 mặt hàng................................................................................... 54 4.5.3 Ứng dụng mô hình phân tích cvp để lựa chọn phương án kinh doanh ......................... 55 4.5.4 Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán ................................................................ 60 Chương 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY ......................................................................................................................... 63 5.1 Nhận xét và đánh giá về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của công ty cổ phần thực phẩm đóng hộp kiên giang ................................................................................. 63 5.2 Đề xuất một số giải pháp nhầm kiểm soát và tăng lợi nhuận cho công ty ....................... 64 5.2.1 Giải pháp về chi phí................................................................................................... 64 5.2.2 Giải pháp về giá bán .................................................................................................. 65 5.2.3 Giải pháp về doanh thu .............................................................................................. 65 5.2.4 Giải pháp về kết cấu mặt hàng ................................................................................... 65 Chương 6: KẾT LUẬN ...................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 67 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 68 8 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ................................................................... 10 Bảng 2.2 Mối quan hệ chi phí, doanh thu, lợi nhuận ........................................................... 14 Bảng 3.1 Bảng đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2011, 2012, 2013 ......................................................................................................................... 28 Bảng 3.2 Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ..................................................................................................................... 31 Bảng 4.1 Tình hình tiêu thụ của 2 mặt hàng trong giai đoạn 2011 – 2013.................... 36Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 ................. 37 Bảng 4.3 Doanh thu của 2 mặt hàng qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 ................................... 38 Bảng 4.4 Doanh thu các mặt hàng của công ty 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 .......... 39 Bảng 4.5 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 ............... 41 Bảng 4.6 Chi phí nhân công trực tiếp của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 ................ 42 Bảng 4.7 Biến phí sản xuất chung của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 .......................... 42 Bảng 4.8 Định phí sản xuất chung của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 .......................... 43 Bảng 4.9 Biến phí bán hàng của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 .............................. 44 Bảng 4.10 Định phí bán hàng của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2104 ............................ 44 Bảng 4.11 Chi phí QLDN của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 ................................. 45 Bảng 4.12 Bảng tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 46 Bảng 4.13 Báo cáo thu nhập theo số đảm phí của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang ............................................................ 47 Bảng 4.14 Kết cấu chi phí của 2 mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 ....... 49 Bảng 4.15 Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh theo từng mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 ....... 50 Bảng 4.16 Lợi nhuận của 2 mặt hàng khi doanh thu tăng 10% ............................................ 50 Bảng 4.17 Kết cấu hàng bán của 2 mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 ..... 51 Bảng 4.18 Dự kiến báo cáo thu nhập tăng thêm của 6 tháng cuối năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................. 56 Bảng 4.19 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phương án 2 ........................... 57 Bảng 4.20 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiên phương án 3................................................. 59 Bảng 4.21 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phương án 4................................................. 60 9 Bảng 4.22 Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà ....... 62 10 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Mô hình cách phân loại chi phí theo cách ứng xử .............................. 4 Hình 2.2 Đồ thị định phí .................................................................................. 4 Hình 2.3 Đồ thị biến phí .................................................................................. 6 Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp ...................................................................... 8 Hình 2.5 Minh họa C – V – P tổng quát ......................................................... 17 Hình 3.1 Cá Sardines sốt cà ........................................................................... 22 Hình 3.2 Cá Ngừ đóng hộp ............................................................................ 22 Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang ............................................................................................. 23 Hình 3.4 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang ............................................................................................. 25 Hình 4.1 Sản lượng tiêu thụ của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 ........... 37 Hình 4.2 Sản lượng tiêu thụ của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 ............................................................................................................. 38 Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ số dư đảm phí và chi phí khả biến trong 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................................... 48 Hình 4.4 Biểu đồ kết cấu chi phí trong tổng chi phí của công ty 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................................... 49 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ của 2 mặt hàng qua 6 tháng đâu năm 2014 .... 53 Hình 4.6 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà .............................. 54 Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp ............................... 55 11 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BTC : Bộ tài chính CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp CCDC : Công cụ dụng cụ CVP : Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận GTGT : Giá trị gia tăng HĐQT : Hội Đồng Quản Trị KPCĐ : Kinh phí công đoàn SXC : Sản xuất chung SDĐP: Số dư đảm phí TSCĐ: Tài sản cố định TNDN : Thu nhập doanh nghiệp 12 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, kế toán vừa là một công việc vừa là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản trị hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thới giới và khu vực thì kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là yếu tố rất quan trọng để tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp. Dựa vào thông tin số liệu từ công việc của kế toán tài chính, kế toán quản trị tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó là người tham mưu đắc lực kịp thời cho các nhà quản trị để đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn và giúp doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh cao. Bên cạnh đó phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật phân tích quan trọng của kế toán quản trị. Kỹ thuật này được sử dụng để xác định các ảnh hưởng lẫn nhau giữa sản lượng, chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, các nhà quản lý sẽ biết được ảnh hưởng của các yếu tố như giá bán, sản lượng tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, kết cấu chi phí đến lợi nhuận, từ đó giúp kế toán quản trị tham mưu cho nhà quản lý trong việc ra những quyết định trong ngắn hạn cũng như ra quyết định trong dài hạn để tăng lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Đồng thời việc phân loại chi phí phát sinh theo căn cứ ứng xử giúp nhà quản trị kiểm soát quá trình biến thiên của chi phí. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp và tầm quan trọng của việc vận dụng mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và hoạt động điều hành, quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang”. Thông qua đề tài này, tôi có thể nắm vững hơn về kiến thức kế toán quản trị đã học và vận dụng kiến thức đó vào điều kiện kinh doanh thực tế tạiCông ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, từ đó đề xuất những giải pháp giúp công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. 13 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các mặt hàng tại công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang.Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Phân tích, phân loại chi phí phát sinh theo biến phí và định phí, từ đó lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của các mặt hàng. - Phân tích tính toán các chỉ tiêu của số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu mặt hàng, kết cấu chi phí và các chỉ tiêu hòa vốn để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh các mặt hàng và sự tác động các yếu tố đó đến lợi nhuận nhằm hổ trợ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh. - Vận dụng việc phân tích CVP để đề xuất một số phương án giúp công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, đạt lợi nhuận cao hơn. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang 1.3.2 Phạm vithời gian - Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu của năm 2014 để nghiên cứu. - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu khối lượng – chi phí – lợi nhuận của hai mặt hàng : cá Sardines sốt cà và cá Ngừ đóng hộp. 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (gọi tắt là phân tích CVP) là nghiên cứu sự tác động qua lại giữ nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng.Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại của các nhân tố đó đến lợi nhuận doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ quan trọng trong nhiều quyết định sản xuất kinh doanh của nhà quản trị như nên sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm nào, lựa chọn dây chuyền sản xuất, chọn giá bán nào, năng lực sản xuất bao nhiêu, bán bao nhiêu sản phẩm thì hòa vốn,… Nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.1.2 Mục tiêu phân tích CVP Mục tiêu của phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là phân tích sự biến động về giá bán, cơ cấu chi phí (gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến), số lượng sản phẩm tiêu thụ để thấy được tác động của các nhân tố đó đến lợi nhuận. Thông qua đó, nhà quản trị sẽ lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp để đạt lợi nhận cao nhất cho doanh nghiêp. Vì vậy, khi phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận phải, nắm vững cách ứng xử chi phí để tách chi phí thành chi phí bất biến và chi phí khả biến, nắm vững các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP như số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động,… 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Chi phí sử dụng trong kĩ thuật phân tích CVP cần được phân loạitheo căn cứ ứng xử, nghĩa là chi phí phải phân thành biến phí và định phí. Việc phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử giúp doanh nghiệp có thể ra quyết định nhanh trên cơ sở độ nhạy cảm khác nhau của thị trường. Kế toán quản trị phân loại chi phí theo cách ứng xử, tức là khi mức độ hoạt động thay đổi thì chi phí sẽ biến động như thế nào. Khi phân loại theo cách ứng xử, chi phí gồm 3 loại: định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp. 15 Tổng chi phí Chi phí hỗn hợp Biến phí Định phí Biến phí Biến phí Định phí Định phí thực thụ cấp bậc bắt buộc tùy ý Hình 2.1 Mô hình cách phân loại chi phí theo cách ứng xử 2.1.3.1 Định phí Một khoản mục chi phí được xem là định phí khi mức độ hoạt động của nó biến động thì tổng số tiền thay đổi hoặc không thay đổi, còn khi tính theo một đơn vị mức độ hoạt động thì nó thay đổi, ví dụ như chi phí khấu hao theo tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, chi phí thuê nhà,… Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại định phí và ngược lại. Khi doanh nghiệp tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị mức độ hoạt động sẽ giảm dần. Tổng định phí Định phí đơn vị Y=B Y=B/X Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động Đồ thị tổng định phí Đồ thị định phí đơn vị mức độ hoạt động Hình 2.2 Đồ thị định phí 16 Xét ở khía cạnh quản lý chi phí, định phí được chia thành 2 loại: định phí bắt buộc và định phí tùy ý. Định phí bắt buộc Định phí bắt buộc là các chi phí phát sinh nhằm tạo ra các năng lực hoạt động cơ bản của nhà doanh nghiệp và nhà quản trị không thể thay đổi dễ dàng, thể hiện rõ nhất là chi phí khấu hao tài sản cố định hay tiền lương nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng. Định phí bắt buộc có hai đặc điểm: - Có bản chất sử dụng lâu dài. Không thể cắt giảm toàn bộ. Về mặt toán học, định phí bắt buộc thể hiện bằng phương trình: Y = B ( Với B là hằng số) Do định phí bắt buộc có bản chất lâu dài và ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nên việc hoạch định và kiểm soát định phí bắt buộc phải bắt đầu từ lúc triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý và phải hướng tới mục tiêu lâu dài. Định phí bắt buộc không thể tùy tiện cắt giảm, dù chỉ trong một thời gian ngắn, vì sẽ có tác dụng đến khả năng sinh lợi hoặc các mục đích lâu dài của tổ chức. Điều quan trọng trong việc quản lý loại chi phí này là tập trung vào việc năng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố vật chất và nhân lực cơ bản của doanh nghiệp. Định phí tùy ý Định phí tùy ý là những khoảng định phí mà nhà quản trị có thể quyết định mức độ hay thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch hàng năm như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí nghiên cứu phát triển,… Định phí tùy ý có bản chất ngắn hạn và trong trường hợp cần thiết có thể cắt giảm. Tuy nhiên, định phí tùy ý bị tùy tiện cắt giảm trong các chương trình cắt giảm chi phí thì có thể gây ảnh hưởng lâu dài. Ví dụ như cắt giảm chi phí quảng cáo tùy tiện thì sẽ ảnh hưởng về sự nhận biết của người mua đối với hàng hóa, tạo điều kiện cho đối thủ cảnh tranh mở rộng thị phần. Hoặc ở các doanh nghiệp sản xuất thường phát sinh chi phí bảo trì, đôi khi chi phí này rất lớn nhưng nếu cắt giảm thì sẽ dẫn đến chi phí sửa chữa cao hay gián đoạn sản xuất vì máy hỏng. 2.1.3.2 Biến phí Biến phí là những chi phí nếu xét theo tổng số sẽ thay đổi theo tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động (số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành,…), ngược lại nếu xét trên một đơn vị 17 mức độ hoạt động thì biến phí là một hằng số. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số chi phí sản xuất chung như chi phí nhân công, chi phí điện nước,… Biến phí xuất hiện khi doanh nghiệp hoạt động, mức độ hoạt động lớn hơn 0. Khi doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc khi mức độ hoạt động bằng 0 thì biến phí bằng 0. Tổng biến phí Biến phí đơn vị Y = aX Y=a Mức độ hoạt động Đồ thị tổng biến phí Y: Biến phí Mức độ hoạt động Đồ thị biến phí đơn vị X: Mức độ hoạt động a: Biến phí tính cho 1 đơn vị mức độ hoạt động Hình 2.3 Đồ thị biến phí Biến phí thực thụ Biến phí thực thụ hay biến phí tỷ lệ là biến phí mà sự biến động của chúng thay đổi theo tỷ lệ thuận và biến động tuyến tính với mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng (nếu hoa hồng bán hàng tính theo cách là cứ bán được 1 sản phẩm thì được a tiền hoa hồng),… Về mặt toán học, biến phí thực thụ được thể hiện theo phương trình: Y = aX Trong đó: Y: Biến phí X: Mức độ hoạt động a: Biến đổi đơn vị trên 1 đơn vị mức độ hoạt động Để kiểm soát tốt biến phí thực thụ thì không chỉ phải kiểm soát tốt tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở các mức độ hoạt động khác nhau. Biến phí thực thụ gắn liền với hoạt động nên nó cũng gắn liền trách nhiệm và quyền quyết định của nhà quản lý cũng như tính hữu ích của hoạt động gây nên chi phí. 18 Doanh thu bán hàng đạt được Hoa hồng bán hàng (đồng) (đồng) 0 – 10.000.000 B 10.000.000 – 30.000.000 i ……………. ế n phí cấp bậc 2.000.000 5.000.000 Biến phí cấp bậc là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến mức giới hạn, phạm vi nhất định, ví dụ như chi phí hoa hồng bán hàng tính theo từng bậc: Về mặt toán học, biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình: Y = aixi Trong đó: Y: Biến phí a: Biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i x: Mức độ hoạt động ở phạm vi i Biến phí cấp bậc thay đổi theo từng bậc. Vì vậy để kiểm soát tốt và tiết kiệm biến phí cấp bậc cần phải: - Xây dựng, hoàn thiện định mức biến phí cấp bậc ở từng cấp bậc tương ứng. - Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp để đạt được một tỷ lệ biến phí cấp bậc tiết kiệm nhất cho phép trong từng phạm vi. - Kiểm soát tốt tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí. 2.1.3.3 Chi phí hỗn hợp Một khoản mục chi phí được xem là chi phí hỗn hợp khi sự ứng xử cuả nó bao gồm cả hai loại: chi phí khả biến và chi phí bất biến. Vì thế, phần định phí của chi phí hỗn hợp phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ cho dịch vụ đó luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ. Phần biến phí phản ánh phần thực tế phục vụ hoặc phần sự dụng vượt định mức. Công thức của chi phí hỗn hợp: Y = Ax + B Trong đó: Y: Chi phí hỗn hợp 19 a: Biến phí đơn vị X: Mức độ hoạt động B: định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Mức độ hoạt động Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, nhà quản trị cần phân tích chi phí hỗn hợp nhằm tách riêng các yếu tố định phí và các yếu tố biến phí.Việc phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí được thực hiện bằng một trong ba phương pháp sau: - Phương pháp cực đại - cực tiểu - Phương pháp đồ thị phân tán - Phương pháp bình phương bé nhất Phương pháp cực đại – cực tiểu Phương pháp cực đại – cực tiểu phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở điểm có mức độ hoạt động cao nhất và điểm có mức độ hoạt động thấp nhất. Cách xác định biến phí a Biến phí (a) = Chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất Mức độ hoạt động cao nhất = Chi phí ở mức độ hoạt động thấp nhất – – Mức độ hoạt động thấp nhất Ymax - Ymin (2.1) Ymax - Ymin Cách xác định phí b + Ở mức độ hoạt động cao nhất b = Chi phí ở mức độ – (Biến phí a * Mức độ hoạt động cao nhất) hoạt động cao nhất 20 = Ymax -aXmax (2.2) + Ở mức độ hoạt động thấp nhất b = Chi phí ở mức độ – (Biến phí a * Mức độ hoạt động thấp nhất) hoạt động thấp nhất = Ymin- aXmin (2.3) Phương trình: Y = aX + b (ĐK: Xmin ≤ X ≤ Xmax) Phương pháp cực đại – cực tiểu tính toán đơn giản, dễ áp dụng nhưng do chỉ sử dụng hai điểm để xây dựng phương trình chi phí nên nếu không được quan sát và lựa chọn phù hợp thì kết quả phân tích chi phí có thể không được chính xác. Phương pháp đồ thị phân tán Phương pháp đồ thị phân tán phân tích chi phí hỗn hợp thông qua quan sát và dùng đồ thị để tìm ra các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp. Đồ thị biểu diển tất cả các điểm với chi phí và mức độ hoạt động tương ứng.Sau đó, ước lượng và kẻ một đường thẳng sao cho chúng đi qua nhiều điểm nhất, thể hiện đặc trưng nhất về chi phí hỗn hợp ở mức độ hoạt động khác nhau. Đường thẳng này cắt trục tung (trục chi phí) ở một điểm đó chính là định phí. Từ đó xác định biến phí đơn vị và tổng chi phí. Phương pháp này ứng dụng trên đồ thị, cho phép nhà quản trị thấy mô hình chi phí một cách trực quan, do đó ít có khả năng bị ảnh hưởng của sự kiện bất thường. Quan sát vào các điểm của chi phí tại các mức độ hoạt động khác nhau ngay trên đồ thị cho thấy rõ mô hình mối liên hệ chi phí với mức độ hoạt động như thế nào. Điều này phương pháp cực đại – cực tiểu không khó. Phương pháp bình phương bé nhất Phương pháp bình phương bé nhất còn gọi là phương pháp hồi quy, có độ chính xác cao hơn phương pháp cực đại – cực tiểu. Phương pháp này xác định phương trình biến thiên của chi phí dựa trên sự tính toán của phương trình tuyến tính trong phân tích thống kê, sự dụng các số liệu chi tiết đã đượcthu thập để đưa ra phương trình. Từ phương trình tổng quát Y = aX + b, vớ tập hợp n lần quan sát, ta có hệ phương trình: ∑XY = a ∑ X2 + b ∑ X (1) ∑Y (2) = a∑X+n*b 21 Trong đó: Y: chi phí hỗn hợp X: Số lượng đơn vị hoạt động a: Biến phí đơn vị hoạt động b: Tổng định phí n: Số lần thống kê chi phí 2.1.4 Các khái niệm sử dụng trong phân tích CVP 2.1.4.1 Số dư đảm phí Số dư đảm phí là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra sau khi bù đắp chi phí bất biến chính là lợi nhuận.Số dư đảm phí có thể tính cho các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm. Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí bất biến Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị Ta có báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí như sau: Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ a là biến phí đơn vị b là định phí g là giá bán Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%) Đơn vị 1 Doanh thu gx g 100 2 Biến phí ax a a/g 3 Số dư đảm phí (g – a)x g-a (g – a)/g 4 Định phí 5 Lợi nhuận b [(g – a)x] - b Từ báo cáo trên ta xét các trường hợp: + Tại x = 0 (doanh nghiệp không hoạt động) thì lợi nhuận P = -b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoản bằng với định phí. 22 + Khi số lượng bán ra xnmà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến thì lợi nhuận bằng 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn: (g –a)xn = b X= b g-a = Chi phí bất biến (2.4) Số dư đảm phí đơn vị + Khi sô lượng bán ra x1 >xn thì lợi nhuận P1 = [(g-a)x1] – b + Khi số lượng bán ra x2 > x1 >xn thì lợi nhuận P2 = [(g-a)x2] – b Như vậy, khi tăng một lượng bán ra là ∆x= x2 – x1 thì lợi nhuận tăng lên một lượnglà∆P = P2 – P1 = (g – a) (x2 – x1) Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí, ta thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (hay giảm) một lượng thì số dư đảm phí tăng lên (hay giảm xuống) một lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên (hay giảm xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị. Nếu chi phí bất biến không đổi thì số dư đảm phí tăng thêm (hay giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm xuống). Nhờ vào mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận có thể giúp ta nhanh chống xác định được lợi nhuận. Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm số dư đảm phí cũng có một số nhược điểm sau: + Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì các nhà quản trị sẽ không có cái nhìn tổng quát về giác độ toàn bộ doanh nghiệp vì số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn bộ doanh nghiệp. + Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí đơn vị lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhưng đôi khi điều này có thể hoàn toàn ngược lại. 2.1.4.2 Tỷ lệ số dư đảm phí Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, cho một loại sản phẩm (một loại sản phẩm cũng chính bằng một đơn vị sản phẩm). 23 Tỷ lệ số dư đảm phí bằng = Số dư đảm phí Doanh thu x 100% Số dư đảm phí đơn vị = x 100% Đơn giá bán g-a x 100% g Từ những giả thiết nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có: = (2.5) + Tại số lượng hàng bán ra x1 => Doanh thu = gx1 Lợi nhuận: P1 = [(g – a)x1] – b + Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 => Doanh thu = gx2 Lợi nhuận: P2 = [(g – a)x2] – b Như vậy, khi doanh thu tăng một lượng là gx2 – gx1 Lợi nhuận sẽ tăng một lượng : ∆P = P2 – P1 = (g – a) (x2 – x1) = g-a g (x2 – x1)g (2.6) Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí, ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là nếu doanh thu tăng (hay giảm) một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng lên (hay giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (hay giảm xuống) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Kết luận trên chỉ đúng trong trường hợp chi phí bất biến không đổi.Trong ngắn hạn, bộ phân nào có số dư đảm phí cao hơn sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí khắc phục được nhược điểm khi sử dụng khái niệm số dư đảm phí, đó là: + Nếu trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì các nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quát giát độ toàn doanh nghiệp vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các mặt hàng tiêu thụ. + Giúp nhà quản trị trong việc ra quyết định bởi vì nếu tăng cùng một lượng doanh thucủa các sản phẩm khác nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng càng nhiều. 2.1.4.3 Kết cấu chi phí Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến, chi phí bất biến của từng doanh nghiệp. 24 Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi. Thông thường doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau: - Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó suy ra tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Doanh nghiệp có chi phí bất biến lớn thường là doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp thuận lợi thì lợi nhuận tăng nhanh nhưng nếu gặp rủi ro thì tổn thất lớn. - Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ thường là doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do tốc độ phát triển chậm. Vì vậy, nếu gặp rủi ro thì tổn thất ít hơn. Hai dạng cơ cấu trên điều có những nhược điểm khác nhau. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp xác lập kết cấu chi phí riêng. 2.1.4.4 Đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động cho biết khi ta tăng giảm doanh thu lên 1% thì lợi nhuận sẽ tăng giảm bao nhiêu %. Đòn bẩy hoạt động có giá trị lớn khi doanh nghiệp có tỷ lệ định phí trong tổng chi phí cao và ngược lại. Lưu ý: đòn bẩy hoạt động luôn luôn lớn hơn 1. Giả định có hai doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ số dư đảm phí lớn sẽ có lợi nhuận tăng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ngược lại. Vậy công thức độ lớn đòn bẩy hoạt động là: Độ lớn đòn bẩy hoạt động = Số dư đảm phí Lợi nhuận (2.7) Đòn bẩy hoạt động cung cấp cho người quản lý một công cụ hữu hiệu cho thấy ảnh hưởng của biến động doanh thu đến lợi nhuận. Khi doanh thu vượt quá điểm hòa vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu sẽ có tác động làm tăng tỷ lệ lớn về lợi nhuận. 2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích CVP. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh số không mang lại lợi nhuận.Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò 25 là điểm khởi đầu xác định số lượng sản phẩm cần đạt được lợi nhuận mong muốn nhầm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh. 2.1.5.1 Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà sản lượng tiêu thụ mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu cân bằng với định phí và biến phí, doanh nghiệp không có lỗ và lãi. Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận dược trình bày qua bảng sau: Bảng 2.2 Mối quan hệ chi phí, doanh thu, lợi nhuận Doanh thu Số dư đảm phí Biến phí Định phí (ĐP) Biến phí Tổng chi phí Lãi trước thuế Lãi trước thuế Ta thấy: Số dư đảm phí = Định phí + Lãi trước thuế Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lãi trước thuế Tại điểm hòa vốn, doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lãi trước thuế bằng 0 hay số dư đảm phí bằng định phí. 2.1.5.2 Phương pháp xác định điểm hòa vốn a) Xác định lượng hòa vốn Với Bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ở phần 2.1.4.1ta có: Doanh thu: gx Chi phí khả biến: ax Chi phí bất biến: b Tổng chi phí: ax + b Tại điểm hòa vốn, tổng doanh thu = Tổng chi phí Gọi xh là sản lượng hòa vốn: gxh= ax + b xh = Chi phí bất biến Vậy sản lượng tiêu thụ hòa vốn = (2.8) Số dư đảm phí đơn vị 26 Nhận xét: mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được. b) Xác định doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là doanh thu đạt được tại mức sản lượng hòa vốn. Do đó doanh thu hòa vốn là tích giữa sản lượng hòa vốn với đơn giá bán sản b b phẩm. Ta có: xh = = g-a (g-a)/g Vậy Doanh thu hòa vốn = Định phí (2.9) Tỷ lệ số dư đảm phí 2.1.5.3 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn a) Thời gian hòa vốn Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh. Doanh thu hòa vốn (2.10) Thời gian hòa vốn = Doanh thu bình quân 1 ngày Doanh thu trong kỳ (năm) Trong đó doanh thu bình quân 1 ngày = (2.11) 360 ngày b) Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa sản lượng hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi). Sản lượng hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn = x 100% Sản lượng tiêu thụ trong kỳ (2.12) Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, là thước đo cuả sự rủi ro. Thời gian hòa vốn càng ngắn càng tốt, còn tỷ lệ hòa vốn càng thấp càng tốt. c) Số dư an toàn Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu hòa vốn. 27 Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn (2.13) Số dư an toàn thể hiện độ an toàn trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có số dư an toàn lớn thì độ an toàn trong kinh doanh càng cao và ngược lại. Số dư an toàn của các doanh nghiệp khác nhau là do kết cấu chi phí của các doanh nghiệp khác nhau. Thông thường doanh nghiệp nào có định phí chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn. Do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những doanh nghiệp đó có độ an toàn thấp trong kinh doanh. d) Tỷ lệ số dư an toàn Số dư an toàn Tỷ lệ số dư an toàn =x 100% Tổng doanh thu đạt được 2.1.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn (2.14) Nhà quản trị phải xem xét đến các nhân tố làm ảnh hưởng đến điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn sẽ thay đổi và bị hưởng bởi các nhân tố sau: - Nhân tố tổng định phí: Tổng định phí có quan hệ cùng chiều với sản lượng hòa vốn, nếu tổng định phí tăng thì doanh nghiệp cần phải sản xuất và tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn hơn so với kỳ gốc và ngược lại. - Nhân tố giá bán: giá bán tăng làm cho tổng SDĐP tăng nên sản lượng hòa vốn giảm đi. Giá bán và sản lượng hòa vốn có quan hệ ngược chiều. - Nhân tố biến phí: biến phí có xu hướng tăng thì sản lượng hòa vốn tăng và ngược lại. - Nhân tố kết cấu mặt hàng 2.1.5.5 Đồ thị điểm hòa vốn Đồ thị tổng quát: Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường: - Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng). - Trục tung Oy: phản ánh số tiền hay chi phí. - Đường doanh thu: ydt = gx (1). - Đường tổng chi phí: ytp = ax + b (2). - Đường định phí: yđp = b. - Minh họa đồ thị C - V - P tổng quát. 28 y Vùn g lãi Ydt = gx Điể m hòa vốn Ytp = ax + b yhv Vùn g lỗ Yđp= b xh(sản lượng hòa vốn) x Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị - phần 1 Hình 2.5 Minh họa C - V - P tổng quát 2.1.6 Phân tích kết cấu mặt hàng 2.1.6.1 Khái niệm kết cấu mặt hàng Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng giữa doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu. 2.1.6.2 Nội dung phân tích kết cấu mặt hàng Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau. Nếu tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có số dư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng lên. Vì vậy doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp giảm đi và từ đó độ an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại. 2.1.7 Một số vận dụng trong phân tích CVP để đưa ra quyết định kinh doanh - Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản lượng tiêu thụ thay đổi. - Chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản lượng thay đổi. - Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi. 29 - Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ thay đổi. - Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến, sản lượng và giá bán thay đổi. 2.1.8 Hạn chế của mô hình phân tích CVP Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích này được đặt trong một số điều kiện giả định, mà những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là: - Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất biến sẽ tăng theo dạng gộp chứ không phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định. - Phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân tích chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng. - Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có trong thực tế. Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển,… - Giá bán sản phẩm không đổi, tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm bán ra không thay đổi.Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh nhà quản trị muốn tạo ra nhiều lợi nhuận.Vì vậy, họ có xu hướng thay đổi kết cấu mặt hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Giá trị đồng tiền không thay đổi qua các thời kỳ, tức là nền kinh tế không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. 2.1.9 Các giả định khi thực hiện phân tích CVP - Biến phí và định phí được tính toán chính xác. 30 - Chi phí và doanh thu đồng biến. - Năng suất lao động và hiệu quả ổn định. - Tồn kho không thay đổi, sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ bằng nhau. - Kết cấu mặt hàng không đổi. - Giá bán sản phẩm không đổi. - Không xảy ra lạm phát. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu nhập số liệu - Số liệu thứ cấp: bảng nhật ký sản xuất, kinh doanh, bảng tổng hợp báo cáo số lượng hàng sản xuất và tiêu thụ, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ chi tiết các tài khỏan, sổ sản xuất kinh doanh liên quan đến chi phí… - Số liệu sơ cấp: hỏi, trao đổi trực tiếp với kế toán tổng hợp và tham quan trực tiếp quy trình sản xuất sản phẩm đó tại doanh nghiệp. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Trong đề tài số liệu được phân tích theo các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê mô tả: để tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối và tương đối: để đánh giá kết quả, xu hướng biến động của kết quả hoạt động kinh doanh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: để tổng hợp các loại chi phí theo chi phí bất biến và khả biến. - Phương pháp bình phương bé nhất: để phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí. - Phương pháp tính toán: để tính các chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, điểm hòa vốn,… và dùng phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh, suy luận để đánh giá cụ thể từng mặt hàng của công ty. - Phương pháp tổng hợp và suy luận: để đưa ra giải pháp nhằm giúp công ty tăng lợi nhuận. 31 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, được biết đến với tên gọi KIFOCAN, tọa lạc tại Khu cảng cá Tắc Cậu - ấp Minh Phong – xã Bình An – huyện Châu Thành – tỉnh Kiên Giang, được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2005 với vốn điều lệ ban đầu là 20.368.380.000 đồng. - Công ty được thành lập theo Quyết định số 254/QĐ-UB ngày 16 tháng 02 năm 2005 của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Kiên Giang về việc chuyển đổi xí nghiệp chế biến thực phẩm đóng hộp xuất khẩu trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang thành công ty cổ phần. - Năm 2005, Kifocan chính thức được công nhận code châu âu. Điều này ghi nhận khả năng của công ty trong việc hội đủ mọi yêu cầu khắc khe của liên minh châu âu và các thị trường khó tính khác. - Năm 2006 đến năm 2011, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Kifocan, và trở thành một trong những công ty đầu nghành của cả nước. - Ngày 26 tháng 04 năm 2011 chi nhánh tỉnh Bến Tre được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh lần đầu số 1700460156001 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp và giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 55201000035 ngày 09 tháng 06 năm 2011 do ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre cấp. Chi nhánh đặt tại Lô A17, cụm A II, khu công nghiệp Giao Long, Xã An Phước, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre. - Năm 2012, chi nhánh Bến Tre chính thức khánh thành đây là bước đầu tiên trong kế hoạch lâu dài mở rộng của Công ty. * Thông tin về Công ty Cổ phần thực phẩm đóp hộp Kiên Giang - Tên công ty: Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang - Tên viết tắt: KIFOCAN - Loại hình pháp lý: Công ty Cổ phần 32 - Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến và xuất khẩu - Trụ sở: Khu cảng cá Tắc Cậu - ấp Minh Phong – xã Bình An – huyện Châu Thành – tỉnh Kiên Giang - Điện thoại: 0773.616.448 – Fax: 0773.616.255 - Số đăng ký kinh doanh: 1700.460.156 - Tổng số vốn (vốn chủ sở hữu, vố vay,…): 20.368.380.000 - Wedsite:www.kifocan.com.vn - Lĩnh vực hoạt động chính: chế biến và xuất khẩu cá Ngừ đóng hộp và cá Sardiens sốt cà. - Thị trường xuất khẩu: Trung Đông, Châu Phi, Hồng Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Úc, Mỹ,… - Một số chứng chỉ về tiêu chuẩn chất lượng, bằng khen: + Doanh nghiệp có sản phẩm tiêu biểu cấp khu cực ĐBSCL năm 2013 + Đạt cúp vàng thủy sản Việt Nam năm 2012 + Sản phẩm chứng nhận HACCP và code DH 335 xuất hàng sang Châu Âu. + Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam – năm 2012 + Top 50 sản phẩm vàng hội nhập WTO năm 2012 + Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do sở Y tế tỉnh Kiên Giang cấp chứng nhận. + Doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu uy tín năm 2013 do bộ Công Thương cứng nhận. 3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 3.2.1 Mục tiêu Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang không ngừng đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, đặc biệt là những thị trường mới và những thị trường tiềm năng, nhằm định hướng cho công ty đi vào quỹ đạo phát triển mang tính bền vững. 3.2.2 Nhiệm vụ - Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. 33 - Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhầm tăng hiệu quả kinh doanh. - Chấp hành, tuân thủ các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà Nước liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của Bộ Luật lao động như ký kết hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm,… 3.2.3 Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề chính là chế biến, đóng hộp cá Sardines sốt và cá Ngừ đóng hộp. The image part with relationship ID rId11 was not found in the file. - Cá Sardines sốt cà: Nguồn: Hình ảnh lấy từ wedsite của công ty Hình 3.1 Cá Sardiens sốt cà - Cá Ngừ đóng hộp: Cá Ngừ đóng hộp The image part with relationship ID rId12 was not found in the file. Nguồn: Hình ảnh lấy từ wedsite của công ty Hình 3.2 Cá Ngừ đóng hộp 34 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.1 Giới thiệu bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kinh doanh Phòng nhân sự Ban Quản đốc PGĐ kinh doanh Phòng Tài chính kế toán Trưởng phòng kế toán Tổ cơ khí vận hành Tổ kho Tổ xử lý Tổ bảo quản Tổ kho thành phẩm Tổ kho bán thành phẩm Tổ kho nguyên liệu Tổ kho vật tư Nguồn: Phòng nhân sự của công ty Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty 35 - Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty giải quyết mọi vấn đề, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Ban giám đốc: điều hành mọi hoạt động hằng ngày của công ty, đại diện cho công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và kết quả kinh doanh của công ty. - Phòng kinh doanh: nghiên cứu nhu cầu của thị trường, mua nguyên liệu, tiếp thị, bán hàng, mở rộng thị trường, giữ mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, dự báo tình hình thị trường phục vụ công tác lập kế hoạch sản xuất. - Phòng tài chính kế toán: quản lý về tài chính, nguồn vốn và tài sản của công ty, tổ chức thực hiện công việc liên quan đến kế toán, tài chính. - Phòngnhân sự: quản lý nhân sự, công tác tuyển dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng,… - Ban quản đốc: quản lý và giám sát các tổ sản xuất. + Tổ cơ khí vận hành: vận hành máy móc, trang thiết bị dây chuyền sản xuất. + Tổ kho: gồm có 4 kho mỗi kho có một nhiệm vụ riêng kho thành phẩm, kho bán thành phẩm, kho nguyên liệu, kho vật tư. +Tổ xử lý: xử lý bao bì, đóng gói, lau lon trước khi đóng hộp và vệ sinh phân xưởng, xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường. + Tổ bảo quản: thi hành những quy định, kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn sản xuất. 3.3.2 Giới thiệu bộ máy kế toán Để thấy rõ hơn ta xem hình 3.4 trang 25: 36 KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán nguyên vật liệu Kế toán tiền vay, khai báo thuế và lưu trữ hồ sơ chứng từ Kế toán vật tư – bao bì Kho vật tư, bao bì Kế toán tổng hợp, TSCĐ & CCDC Kế toán thu chi, tiền mặt và nợ phải trả Đội thống kê Kế toán thành phẩm Kế toán doanh thu và nợ phải thu Kho thành phẩm Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hình 3.4 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang 37 Thủ quỹ Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán Bộ phận kế toán có 1 thủ quỹ và 8 người phụ trách các công việc sau: - Kế toán trưởng: là người chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, kiểm tra công tác hạch toán của công ty, là trợ thủ cho Giám đốc, HĐQT trong kinh doanh, trong vấn đề tài chính, nguồn vốn,… , chịu trách nhiệm trước Giám đốc và HĐQT về mọi mặt tổ chức kế toán của công ty. - Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, tính giá nhập và giá xuất nguyên vật liệu, lập các báo cáo về nguyên vật liệu, kiểm kê nguyên vật liệu,… - Kế toán vật tư, bao bì: theo dõi tình hình nhập xuất tồn, tính giá nhập và giá xuất vật tư bao bì, lập các báo cáo về vật tư bao bì,… - Kế toán thu chi tiền mặt và nợ phải trả: theo dõi các khoản tiền mặt, tình hình thu chi tiền mặt, các khoản nợ phải trả, lập kế hoạch thanh toán nợ đến hạn, thực hiện đối chiếu với thủ quỹ về tiền mặt,… - Kế toán tổng hợp, TSCĐ, CCDC: + Kế toán TSCĐ: quản lý mua sắm, xây dựng, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, trích khấu hao, đánh giá lại TSCĐ khi có yêu cầu, kiểm kê TSCĐ,… + Kế toán CCDC: theo dõi tình hình nhập xuất tồn CCDC, tình hình hư hỏng, tính giá xuất và giá nhập CCDC,… + Kế toán tổng hợp: thực hiện các bút toán tính giá thành; kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ; kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết với tổng hợp; lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị,…; cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu cho cơ quan chức năng kiểm tra khi có yêu cầu;… - Kế toán thành phẩm: theo dõi tình hình nhập xuất tồn thành phẩm, tính giá xuất thành phẩm, kiểm kê, lập báo cáo về thành phẩm và việc xuất thành phẩm,… - Kế toán doanh thu và nợ phải thu: theo dõi doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng, đòi nợ khi đến hạn,… - Kế toán tiền vay, khai báo thuế và lưu trữ hồ sơ: + Kế toán tiền vay: lập hồ sơ vay vốn các tổ chức tín dụng, lập báo cáo chi tiết về tiền vay,… + Kế toán khai báo thuế: kiểm tra hóa đơn thanh toán, xác định các loại thuế đầu vào, thuế đầu ra, thuế TNDN,…; quyết toán thuế, hoàn thuế,… + Phụ trách lưu trữ hồ sơ chứng từ chung của phòng kế toán. 38 - Thủ quỹ: thực hiện thu chi đã được duyệt, kế toán tồn quỹ mỗi ngày, ghi sổ quỹ, nộp tiền vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng,.. 3.4 CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CÔNG TY ÁP DỤNG - Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. - Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ tài chính. - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp giá gốc. - Xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. - Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. - Hình thức kế toán: Nhật ký chung. 3.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thì việc phân tích, so sánh số liệu và đưa ra những đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết.Qua đó sẽ giúp chúng ta thấy được biến động trong sản xuất và tiêu thụ tìm hiểu nguyên nhân biến động sẽ giúp cho nhà quản trị có thể dự báo được những ảnh hưởng để có kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. 3.5.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 Qua bảng 3.1 trang 28 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang năm 2011, 2012, 2013 cho thấy: - Doanh thu thuần và doanh thu bán hàng năm tăng đều qua các năm. Năm 2012 tình hình kinh doanh của công ty tăng trưởng mạnh, cụ thể là tăng 35.536 triệu đồng (tăng 16,85%) so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng này là do giá bán cũng như sản lượng trong năm 2012 tăng công ty đã tạo được uy tín với khách hàng. Tình hình kinh doanh của công ty năm 2013 tăng 11.922 triệu đồng (tăng 4,84%) so với năm 2012. Tuy thị trường tiêu thụ ngày 39 càng được mở rộng nhưng doanh thu năm 2013 không tăng trưởng mạnhlà vì sự biến động giá cả về nguyên liệu đầu vào, và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. 40 Bảng 3.1 Bảng đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2011, 2012, 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012/2011 2012 2013 Số tiền 2013/2012 % Số tiền 2013/2011 % Số tiền % Doanh thu bán hàng và CCDV 210.916 246.452 258.374 35.536 16,85 11.922 4,84 47.458 22,50 Giá vốn hàng bán 191.629 224.254 231.828 32.625 17,03 7.574 3,87 40.199 20,98 Lợi nhuận gộp 18.161 20.888 25.276 2.727 15,02 4.388 21,01 7.115 39,18 508 614 728 106 20,87 114 18,57 220 43.31 Chi phí tài chính 1.712 1.967 2.251 255 14,89 284 14,44 539 31,48 Chi phí bán hàng 3.570 4.440 5.465 870 24,37 1.025 23,09 1.895 53,08 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.976 2.769 3.007 793 40,13 238 8,59 1.031 52,17 11.411 12.325 15.211 914 8,01 2.886 23,42 3.800 33,30 436 673 353 237 54,36 -320 -47,55 -83 -19,04 39 37 80 -2 -5,13 43 116,22 41 105,13 Lợi nhuận trước thuế 11.808 12.962 15.484 1.154 9,77 2.522 19,46 4.040 32,21 Lợi nhuận sau thuế 10.890 11.965 12.306 1.075 9,87 341 2,85 1.416 13,00 Doanh thu hoạt động tài chính Lợi nhuận thuần Thu nhập khác Chi phí khác Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 do phòng kế toán cung cấp và tính toán 41 - Giá vốn hàng bán biến thiên cùng với doanh thu. Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 32.625 triệu đồng (tăng 17,03%) so với năm 2011. Từ đó cho thấy giá thành sản xuất qua 3 năm không tăng giảm đáng kể, giá thành sản xuất ổn định. Năm 2013 so với năm 2012 giá vốn chỉ tăng 7.574 triệu đồng (tăng 3,87%) một phần là do doanh thu năm 2013 không tăng mạnh và do một phần công ty đã thực hiện giảm giá thành để nâng cao cạnh tranh. - Lợi nhuận gộp tăng đều qua các năm vì doanh thu tăng sẽ kéo theo lợi nhuận tăng theo. Lợi nhuận gộp năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.727 triệu đồng (tăng 15,02%).Tăng mạnh ở năm 2013, cụ thể tăng 4.388 triệu đồng (tăng 21%) so với năm 2012 là do sản lượng bán ra năm này tăng mạnh hơn. - Về doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng đều qua các năm nguyên nhân là do công ty thu lãi từ tiền gửi ngân hàng. Cụ thể năm 2012 tăng 106 triệu đồng (tăng 20,87%) so với năm 2011. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 tăng 114 triệu đồng (tăng 18,57%) so vớinăm 2012. Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu là thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm nên tỷ lệ tăng qua các năm không cao. - Cùng với doanh thu từhoạt động tài chính, thì phát sinh chi phí từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng không lớn. Cụ thể năm 2012 so với năm 2011 tăng 255 triệu đồng (tăng 14,89%), năm 2013 tăng 284 triệu đồng (tăng 14,44%) so với năm 2012. Nguyên nhân do công ty vay ngân hàng với lãi suất cao, do việc mở rộng quy mô sản xuất nhu cầu về vốn của công ty tăng. - Chi phí bán hàng cũng tăng đều qua các năm tương ứng với doanh thu bán hàng tăng. Nhìn chung Công ty quản lý tốt chi phí bán hàng, chi phí bỏ ra đem lại kết quả cho Công ty. Năm 2012 chi phí bán hàng tăng 870 triệu đồng(tăng 24,37%) so với năm 2011, năm 2013 so với năm 2012 chi phí bán hàng tăng 1.025 triệu đồng(tăng 23,09%). Nguyên nhân chi phí bán hàng tăng là do công ty mở rộng thị trường, cử nhiều nhân viên tiếp thị sản phẩm của công ty đến thị trường trong và ngoài nước. Riêng năm 2013 Công ty sử dụng chi phí bán hàng chưa được hiệu quả so với năm 2012 vì doanh thu bán hàng năm 2012 tăng mạnh nhưng chi phí bán hàng không tăng đột biến như năm 2013. - Chi phí quản lý doanh nghiệp của năm đều tăng, nhưng năm 2012 tăng trưởng mạnh nhất, năm 2012 tăng 793 triệu đồng (tăng 40,13%) so với năm 2011, năm 2013 chỉ tăng 238 triệu đồng (tăng 8,6%) so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp tăng. Năm 2013 Công ty quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp hơn năm 2012. 42 - Lợi nhuận thuần năm 2012 so với năm 2011 tăng 914 triệu đồng (8,01%), tăng mạnh ở năm 2013 tăng 2.886 triệu đồng (tăng 23,42%) so với năm 2012 là do công ty quản lý chi phí tốt. - Thu nhập khác cao nhất là năm 2012 và thấp nhất là năm 2013. Cụ thể thu nhập khác năm 2012 tăng 237 triệu đồng (tăng 54,36%) so với năm 2011, năm 2013 giảm320 triệuđồng (giảm 47,55%) so với năm 2012. Thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu, nó góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân là do công ty đổi mới trang thiết bị nên thanh lý một số thiết bị tài sản cũ bị hư hỏng. - Chi phí khác năm 2012 giảm so với năm 2011, nhưng tăng mạnh ở năm 2013. Cụ thể năm 2012 giảm 2 triệuđồng (giảm5,13%) so với năm 2011, năm 2013 tăng 43 triệuđồng (tăng 116,22%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do thanh lý tài sản cũ bị hư hỏng. Tuy năm 2013 chi phí khác biến động tăng trưởng mạnh nhưng thu nhập khác vẫn bù được phần tăng nên công ty vẫn có lợi nhuận khác. - Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế chênh lệch nhau không nhiều và tăng qua 3 năm. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.075 triệu đồng (tăng 9,87%), năm 2013 so với năm 2012 tăng 341 triệu đồng (tăng 2,85%). Công ty hoạt động thực sự hiệu quả qua các năm, quản lý chi phí tốt, dẫn đến lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm. 43 3.5.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Bảng 3.2 Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Số tiền % Doanh thu bán hàng và CCDV 133.598 158.299 24.701 18,49 Giá vốn hàng bán 119.877 121.439 1.562 1,30 13.374 13.651 277 2,07 363 352 -11 -3.03 Chi phí tài chính 1.130 1.090 -40 -3,54 Chi phí bán hàng 2.737 2.968 231 8,44 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.543 1.880 337 21,84 Lợi nhuận thuần 8.329 8.065 -264 -3,17 170 213 43 25,29 35 72 37 105,71 135 141 6 4,44 Lợi nhuận trước thuế 8.437 8.206 -231 -2,74 Lợi nhuận sau thuế 6.648 6.565 -83 -1,25 Lợi nhuận gộp Doanh thu tài chính Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán Qua bảng 3.2 ở trên cho thấy năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp có tăng lên bên cạnh đó chi phí cũng tăng mạnh nên lợi nhuận giảm so với 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể như sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2014 tăng 18,49% tương ứng với 24.701 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Do công ty mở rộng thị trường trong nước cũng như nước ngoài nên làm doanh thu tăng trưởng, tuy không tăng mạnh nhưng cũng cho thấy sự khởi sắc mới. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng tăng 1.562 triệu đồng (tăng 1,3%), lợi nhuận gộp tăng 2.07% tương ứng với 277 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2014. - Doanh thu tài chính và chi phí tài chính của 6 tháng đầu năm 2014 đồng thời giảm so với năm 2013. Cụthể doanh thu tài chính giảm 11 triệu 44 đồng (giảm 3,03%) nguyên nhân là do thu nhập từ tiền lãi ngân hàng. Chi phí tài chính giảm 40 triệu đồng (giảm 3,54%). Nguyên nhân là do công ty đã có sẵn vốn kinh doanh nên giảm lượng vốn vay ngân hàng. - Do cần phải mở rộng thị trường nên công ty cử nhiều nhân viên đi tiếp thị dẫn đến chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2014 tăng 231 triệu đồng (tăng 8,44%)so với năm 2013. 6 tháng đầu năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 337 triệu đồng (tăng 21,84%) so với năm 2013. Nguyên nhân là do công ty mở rộng thị trường nên tăng số lượng nhân viên quản lý doanh nghiệp dẫn đến chi phí lương và các khoản trích theo lương tăng. Do chi phí tăng nên dẫn đến lợi nhuận thuần 6 tháng đầu năm 2014 giảm 264 triệu đồng (giảm 3,17%) so với 6 tháng đầu năm 2013. - Thu nhập khác 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng 43 triệu đồng (tăng 25,9%), bên cạnh đó chi phí khác cũng tăng 37 triệu đồng (tăng 105,71%). Nguyên nhân là do công ty thanh lý nhượng bán một số thiết bị, công cụ dụng cụ cũ. Lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm 2014tăng6 triệu đồng (4,44%) so với 6 tháng đầu năm 2013. - 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận trước thuếgiảm 231 triệu đồng (giảm 2,74%), lợi nhuận sau thuế giảm 83 triệu đồng (giảm 1,25%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do công ty chưa quản lý tốt chi phí làm cho lợi nhuận giảm. 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Thuận lợi - Công ty nằm trong vùng nguyên liệu nên rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu. Công ty có thị trường ổn định và có quy trình quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn về sản xuất chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. - Công ty có đội ngủ nhân sự có trình độ cao, thu nhập xử lý thông tin chính xác, kịp thời, từ đó hoạt động trong toàn công ty luôn hài hòa với nhau và đạt tiêu chuẩn cao. Đội ngũ cán bộ đầy năng lực sáng tạo cộng với tinh thần làm việc tích cực, bắt nhịp kịp thời với tình hình thị trường thế giới và tình hình thị trường nội địa. - Công ty đã được cấp nhiều chứng nhận về chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó công ty cũng đạt nhiều kết quả kiểm soát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của tất cả khách hàng nhập khẩu ở các nước phát triển công nghệ tiên tiến. Do đó sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhãn hàng Kifocan là sản phẩm sạch và là sản phẩm quen thuộc của người tiêu dùng trong và ngoài nước. 45 - Công ty đã duy trì ổn định thị trường xuất khẩu, tăng cường mối quan hệ mật thiết, giữ vững khách hàng truyền thống và tích cực khai thác tìm đối tác mới để tăng trưởng thị phần, ký kết những hợp đồng mang tính hiệu quả. Tăng cường bán hàng nội địa, đã đưa sản phẩm thâm nhập sâu rộng đến người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa. - Công ty đã tạo mối quan hệ gắn kết với các đối tác cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, chủ động tiếp thị triển khai, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, thương hiệu Kifocan ngày càng uy tín lớn mạnh và được sự ưa chuộng trên thị trường. 3.6.2 Khó khăn Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty cũng còn những tồn tại khó khăn sau: - Tuy Công ty gần biển nhưng do thời tiết ngày càng khắc nghiệt, diện tích vùng nguyên liệu bị thu hẹp ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sản lượng của công ty. - Giá cả vật tư, phụ gia phục vụ cho chế biến sản phẩm tăng trong năm làm cho việc thực hiện kế hoạch thu mua nguyên liệu để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trong khi đó giá đầu ra của mặt hàng xuất khẩu giảm giá mạnh. - Giá nguyên liệu cá ngừ biến động mạnh trong 6 tháng đầu năm gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu. - Tay nghề chế biến của công nhân tỉnh bến tre chưa cao nên năng suất và chất lượng sản phẩm cũng chưa hoàn thiện. - Nhà xưởng và máy móc thiết bị cũ xuống cấp gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. 3.6.3 Định hướng phát triển Công ty đặt ra những mục tiêu cụ thể trong 6 tháng cuối năm 2014, các nhà quản trị đã đưa ra phương hướng kinh doanh là tăng lượng tiêu thụ lên 20 - 30%. Để đạt được mục tiêu toàn thể nhân viên và nhà quản trị cần phải nỗ lực hết mình và và vạch ra những phương án kinh doanh cụ thể hơn. - Công ty tăng cường quảng bá hình ảnh, tăng quảng cáo và trưng bày sản phẩm trong các siêu thị hội chợ, có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng thân thiết và khuyến mãi để thu hút khách hàng tiềm năng. - Công ty có thể chuyển đổi hình thức trả lương cho nhân viên kinh doanh và tăng hoa hồng cho nhân viên bán hàng, có thể giảm giá bán cho các mặt hàng của Công ty. 46 - Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả nhất, không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh, đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu, nâng cao đời sống của người lao động trong công ty, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà Nước. - Đưa thương hiệu KIFOCAN trở thành một thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng khách hàng. Tiếp tục phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên cơ sở tập trung đầu tư nhằm khai thác hết năng lực toàn công ty, đồng thời tiếp tục cải tiến mạnh mẽ công tác quản lý, điều hành nhằm giữ vững vị trí Công ty là một trong những Công ty chế biến và xuất khẩu thực phẩm đóng hộp hàng đầu Việt Nam và tạo điều kiện phát triển trong những năm tới. - Mở khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao tay nghề cho nhân viên và thay đổi một số thiết bị máy móc cũ để sản phẩm luôn có chất lượng ổn định, và tạo ra nhiều sản phẩm mới. - Công ty giữ vững khách hàng và thịtrường truyền thống bên cạnh đó tăng cường tìm thêm đối tác mới và tăng thêm các đơn đặt hàng mới phù hợp với chủng loại hàng hóa, thực hiện giao hàng đầy đủ cho những hợp đồng đã ký kết. - Tìm mua nguồn nguyên liệu giá rẽ để hạn chế tăng giá bán, tăng cường ưu đãi với khách hàng cũ và khuyến mãi thu hút sự chủ ý của khách hàng mới. - Ổn định thị trường trong và ngoài nước: đối với thị trường xuất khẩu thực hiện ổ định khách hàng truyền thống, tổ chức mở rộng bán hàng đến một số hách hàng ở khu vực tiềm năng. Đặc biệt chú trọng phát triển mạnh thị trường các nước lân cận như: Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Châu Phi 47 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG KIFOCAN chủ yếu là chế biến và xuất khẩu thực phẩm đóng hộp như cá Sardines sốt cà và cá Ngừ đóng hộp, tất cả đều được đóng gói dưới dạng lon được bán lẻ và bán sỉ cho khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Mỗi mặt hàng có nhiều loại và khối lượng hộp khác nhau, sau khi đóng lon tất các sản phẩm đều được thanh trùng và trải qua quá trình giám sát chất lượng nghiêm ngặt nhất. - Mặt hàng cá Sardines sốt cà có nguyên liệu chính là cá Sardines, nguyên liệu phụ sốt cà chua, muối và dầu ăn. - Mặt hàng cá Ngừ đóng hộp có nguyên liệu chính là cá ngừ và có các loại như: cá Ngừ ngâm dầu và cá Ngừ ngâm muối. Trước khi phân tích mô hình CVP thì chúng ta cần phải đánh giá tình hìn kinh doanh của các mặt hàng hiện tại. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu chính là hai chỉ tiêu thường được sử dụng để phản ánh tình hình kinh doanh của các mặt hàng. 4.1.1 Sản lượng tiêu thụ của 2 mặt hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 4.1.1.1 Sản lượng tiêu thụ của 2 mặt hàng giai đoạn 2011 – 2013 Sản phẩm đóng hộp trong nhiều năm trở lại đây cũng không còn xa lạ đối với người tiêu dùng nhất là người tiêu dùng nước ngoài, tình hình xuất khẩu thực phẩm đóng hộp nói chung và công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang nói riêng đã có những bước phát triển trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Để thấy rõ tình hình tiêu thụ của các sản phẩm trong giai đoạn 2011 – 2013 biến động tăng (giảm) như thế nào thể hiện qua bảng sau: 48 Bảng 4.1 Tình hình tiêu thụ của 2 mặt hàng trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: lon Sản lượng tiêu thụ Chỉ tiêu 2011 Cá Sardines sốt cà Cá Ngừ đóng hộp 8.256.313 2012 2013 Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị 9.512.673 11.982.564 1.256.360 13.468.303 14.162.050 13.602.504 693.747 % Giá trị 15,22 2.469.891 25,96 5.15 -559.546 -3,95 Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán Qua bảng 4.1 ta thấy tình hình tiêu thụ của 2 mặt hàng ở Công ty có sự tăng giảm khác nhau. Đối với mặt hàng cá Sardines sốt cà tăng đều qua 3 năm cụ thể năm 2012 tăng 1.256.360 lon tương ứng 15,22% so với năm 2011, năm 2013 tăng 2.468.891 lon tương ứng 25,96% so với năm 2012. Chủ yếu tăng là do thị trường ưa chộng mặt hàng này đặc biệt là thị trường nước ngoài vì hợp khẩu vị và quen với người tiêu dùng, một phần là do lượng sản lượng nguyên liệu dồi dào và công ty muốn đẩy mạnh mặt hàng này tiếp cận với khách hàng mới, tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng. Mặt hàng cá Ngừ đóng hộp năm 2012 tăng 693.747 lon tương ứng 5,15% so với năm 2011, năm 2013 giảm 559.546 lon tương ứng 3,95%. Ta thấy mặt hàng này tăng nhẹ ở năm 2012 nhưng lại giảm ở năm 2013 là do sản lượng nguyên liệu ngày càng ít, công ty khó chủ động kiểm soát được lượng nguyên liệu vì phải phụ thuộc vào tự nhiên, lượng cá Ngừ giảm dẫn đến sản lượng sản xuất ít, mặt hàng này cũng có tính cạnh tranh gây gắt đối với thị trường nước ngoài. Để thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ của 2 mặt hàng ta nhìn vào đồ thị trang 37: 49 % Cá Sardines sốt cà 16000000 14162050 13468303 14000000 Cá Ngừ đóng hộp 13602504 11982564 12000000 9512673 10000000 8256313 8000000 6000000 4000000 2000000 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hình 4.1 Sản lượng tiêu thụ của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 4.1.1.2 Sản lượng tiêu thụ 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 Đơn vị tính: lon Chỉ tiêu Sản lượng tiêu thụ Chênh lệch Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 Giá trị % Cá Sardines sốt cà 4.789.352 6.125.374 9.989.721 1.336.022 27.9 Cá Ngừ đóng hộp 7.087.112 7.341.980 5.401.460 254.868 3,6 Giá trị 3.864.374 % 63,09 -1.940.520 -26,43 Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán Qua bảng 4.2 ta thấy tình hình tiêu thụ 2 mặt hàng của công ty có sự tăng, giảm khác nhau. Đối với mặt hàng cá Sardiens sốt cà tăng đều qua 3 năm, cụ thể năm 2013 tăng 1.336.022 lon tương ứng 27,9% so với năm 2012, năm 2014 lượng tiêu thụ tăng mạnh thêm 3.864.374 lon tương ứng 63,09% so với năm 2013. Vì năm 2013 công ty đã thành công mở rộng thị trường mặt hàng này và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, công ty đã tập trung sản xuất hàng loạt để đáp ứng thị hiếu khách hàng. Riêng đối với mặt hàng cá Ngừ 50 đóng hộp năm 2013 so với 2012 tăng nhưng không nhiều chỉ tăng thêm 254.868 lon tương ứng 3,6%, năm 2014 sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này giảm đáng kể, giảm 1.940.520 lon tương ứng 26,43% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do sản lượng nguyên liệu giảm sụt kéo theo giả cả tăng. Để thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm ta nhìn vào đồ thị sau: Cá Sardines sốt cà Cá Ngừ đóng hộp 9989721 10000000 9000000 8000000 7087112 7000000 7341980 6125374 5401460 6000000 4789352 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 0 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Hình 4.2 Sản lượng tiêu thụ của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 4.1.2 Doanh thu của 2 mặt hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 4.1.2.1 Doanh thu của 2 mặt hàng qua 3 năm 2011 – 2013 Bảng 4.3 Doanhthu của 2 mặt hàng qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá Sardines sốt cà Cá Ngừ đóng hộp Doanh thu 2011 2012 70.292 140.642 Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2013 Giá trị % 86.090 108.682 15.798 22,47 22.592 26,24 160.363 149.693 19.721 14,02 -10.670 -6,65 Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán 51 Giá trị % Qua bảng 4.3 trang 38 ta thấy doanh thu các mặt hàng của Công ty có sự tăng, giảm khác nhau. Đối với mặt hàng cá Sardines sốt cà doanh thu tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2012 tăng 15.798 triệu đồng tương ứng 22,47% so với năm 2011, năm 2013 tăng 22.592 triệu đồng tương ứng 26,24% so với năm 2012. Ta thấy năm 2013 doanh thutăng nhiều hơn so với năm 2011, vì sản lượng tăng tiêu thụ năm 2013 cũng tăng mạnh. Đối với mặt hàng cá Ngừ đóng hộp năm 2012 có doanh thu tăng nhưng năm 2013 lại giảm, cụ thể năm 2012 tăng 19.721 triệu đồng tương ứng 14,02% so với năm 2011, năm 2013 giảm 10.670 triệu đồng tương ứng 6,65% so với năm 2012, vì tình hình tiêu thụ của mặt hàng này giảm trong năm 2013. 4.1.2.2 Doanh thu của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 Bảng 4.4 Doanh thu các mặt hàng của công ty 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh thu 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 Giá trị % Cá Sardines sốt cà 43.344 55.557 96.452 12.313 28,18 Cá Ngừ đóng hộp 71.892 78.041 61.867 6.149 8,55 Giá trị 40.895 73,6 -16,174 -20,73 Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán Qua bảng 4.4 ta thấy doanh thu của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 cũng tăng giảm khác nhau. Đối với mặt hàng cá Sardiens sốt cà tăng mạnh vào 6 tháng đầu năm 2014, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 tăng 12.313 triệu đồng tương ứng 28,18% so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh 40.895 triệu đồng tương ứng 73,6% so với cùng kỳ năm trước vì sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm này, thấy được đây là mặt hàng tiêu thụ mạnh và chủ lực của công ty. Đối với mặt hàng cá Ngừ đóng hộp 6 tháng đầu năm 2013 tăng 6.149 triệu đồng tương ứng 8,55 % so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm 2014 giảm 16.174 triệu đồng tương ứng 20,73% so với cùng kỳ năm trước vì sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này giảm. 52 % 4.2 PHÂN LOẠI CÁC CHI PHÍ PHÁT SINH VÀ TỔNG HỢP THEO CĂN CỨ ỨNG XỬ Để phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần phải nắm vững căn cứ ứng xử của từng loại chi phí. Hiểu rõ căn cứ ứng xử của chi phí giúp kế toán có thể phân loại chi phí khả biến và chi phí bất biến một cách chính xác. Trong đề tài này, ta sẽ tập trung phân tích 2 mặt hàng của công ty là cá Sardines sốt cà và cá Ngừ đóng hộp. Đây là hai mặt hàng chính của công ty nhưng chúng ta phải phân tích để biết công ty nên đẩy mạnh mặt hàng nào hay không. Trong quá trình phân loại và tổng hợp chi phí theo cách ứng xử, ta sẽ lấy số liệu của 6 tháng đầu năm 2014 để thấy rõ được sự biến động của biến phí và định phí qua 6 tháng đầu năm 2014 để nhà quản trị trước hết có cái nhìn tổng quan hơn về các loại chi phí phát sinh. Việc nhận diện, phân tích, phân loại đúng chi phí là điều vô cùng quan trọng, vì sẽ giúp chúng ta lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí được chính xác, từ đó phân tích các chỉ tiêu CVP giúp nhà quản trị đưa ra các phương án kinh doanh hiệu quả. Chi phí khả biến của Công ty bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), biến phí sản xuất chung (SXC), biến phí bán hàng. Chi phí bất biến của công ty bao gồm định sản xuất chung, định phí bán hàng và định phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí sản xuất chung là chi phí hỗ hợp. Vì qua số liệu từng tháng thì chi phí bán hàng và chi phí sản xuất chung tăng theo sản lượng. Để tách chi phí hỗn hợp này ta có 3 phương pháp , phương pháp cực đại cực tiểu, phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích hồi quy (phương pháp bình phương bé nhất). Phương pháp bình phương bé nhất là phương pháp có độ chính xác cao và mức sai sót thấp nên ta phân tích chi phí hỗn hợp theo phương pháp này. 4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT của mặt hàng cá Ngừ ngâm dầu gồm nguyên vật liệu chính là cá Ngừ và nguyên vật liệu phụ là muối, dầu thực vật, bao bì và nguyên vật liệu phụ khác. Chi phí NVLTT của mặt hàng cá Sardines sốt cà là 53 cá Sardines, cà chua và nguyên vật liệu phụ khác . CPNVLTT biến thiên theo sản lượng nên là biến phí. Khi giá mua tăng cao, chi phí mua cao, chi phí vận chuyển tăng nên kéo theo chi phí nguyên vật liệu tăng. Bảng 4.5 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu CPNVLTT (đồng) Lượng SX (lon) CP đơn vị (đồng/lon) Cá sardines sốt cà 40.688.148.040 9.989.721 4.073 Cá Ngừ đóng hộp 35.963.621.760 5.401.460 6.658 Tổng 76.651.769.800 15.391.181 x Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán Qua bảng 4.5 cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2014 mặt hàng cá Sardiens sốt cà có sản lượng sản xuất cao hơn nhiều so với mặt hàng cá Ngừ đóng hộp nên kéo theo CPNVLTT của mặt hàng này cũng cao hơn, nhưng so sánh về chi phí đơn vị thì mặt hàng cá Ngừ đóng hộp lại cao hơn so với mặt hàng cá Sardines sốt cà. Cụ thể mặt hàng cá Sardines sốt cà có CPNVLTT là 40.688.148.040 đồng và chi phí đơn vị 4.073 đồng/lon, mặt hàng cá Ngừ đóng hộp có CPNVLTT là 35.963.621.760 đồng và chi phí đơn vị 6.658 đồng/lon. Mặt hàng cá Sardines sốt cà có CPNVLTT cao hơn là do có lượng sản xuất cao hơn nên sản lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cao hơn. Mặt hàng cá Ngừ đóng hộp có chi phí đơn vị cao hơn là vì nguồn nguyên liệu của mặt hàng này khan hiếm, ảnh hưởng của yếu tố thời tiết nên nguyên liệu đầu vào thấp và giá cao hơn. 4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp Chính sách trả lương nhân công trực tiếp là theo sản phẩm nên CPNCTT là biến phí, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phi liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương về KPCĐ, BHXH, BHYT,… tính vào chi phí theo quy định. Tiêu thức phân bổ CPNCTT dựa vào CPNVLTT, với cách phân bổ này thì CPNCTT của một nhóm sản phẩm lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào CPNVL của nhóm sản phẩm đó. CPNCTT trong quá trình sản xuất được tập hợp tại các yếu tố sản xuất ra các nhóm sản phẩm và được tập hợp theo 2 nhóm sản phẩm chính. 54 Bảng 4.6 Chi phí nhân công trực tiếp của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Lượng SX (lon) CPNCTT (đồng) CP đơn vị (đồng/lon) Cá sardines sốt cà 5.379.386.786 9.989.721 538 Cá Ngừ đóng hộp 4.595.905.067 5.401.460 851 Tổng 9.975.291.853 15.391.181 x Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán Qua bảng 4.6 ta thấy mặt hàng cá Sardines sốt cà có CPNCTT cụ thể là 5.379.386.786 đồng, có chi phí đơn vị là 538 đồng/lon thấp hơn nhưng có lượng sản xuất là 9.989.721 lon cao hơn cá Ngừ đóng hộp. điều này chứng tỏ mặt hàng cá Ngừ khó chế biến, qua nhiều giai đoạn và đòi hỏi kỷ thuật cao hơn nên cần nhiều nhân công trực tiếp và cần nhiều thời gian để chế biến nên tiêu tốn số giờ lao động cao hơn. 4.2.3 Chi phí sản xuất chung 4.2.3.1 Biến phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung phát sinh trong công ty cũng được tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng nhóm sản phẩm. Chi phí sản xuất chung tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tỷ lệ sản phẩm làm ra nếu dòng sản phẩm nào làm ra nhiều thì sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất đơn vị, ngoài ra biến phí sản xuất chung còn phụ thuộc vào giá cả nhiên liệu, điện, nước,… Bảng 4.7 Biến phí sản xuất chung của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Lượng SX (lon) Biến phí SXC (đồng) CP đơn vị (đồng/lon) Cá sardines sốt cà 8.211.550.662 9.989.721 822 Cá Ngừ đóng hộp 9.706.423.620 5.401.460 1797 17.917.974.282 15.391.181 x Tổng Nguồn: Số liệu phụ lục 1 55 Qua bảng 4.7ta thấy mặt cá Ngừ đóng hộp có biến phí SXClà 9.706.423.620 đồng và biến phí đơn vị là 1797 đồng/lon cao hơn so với mặt hàng cá Sardines sốt cà có biến phí SXC là 8.211.550.662 đồng và biến phí đơn vị là 822 đồng /lon, vì mặt hàng này cần phải chế biến qua nhiều công đoạn nên tiêu tốn chi phí nhiều hơn. 4.2.3.2 Định phí sản xuất chung Định phí sản xuất chung bao gồm lương quản lý phân xưởng, chi phí sử dụng đất, chi phí mua thiết bị sửa chữa, chi phí khấu hao, chi phí kho,... Bảng 4.8 Định phí sản xuất chung của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: đồng Định phí sản xuất chung Mặt hàng Cá Sardines sốt cà 23.301.907.338 Cá Ngừ đóng hộp 9.091.702.380 Tổng 32.393.609.718 Nguồn: Số liệu phụ lục 1 Qua bảng 4.8 ta thấy định phí sản xuất chung của mặt hàng cá Sardines sốt cà là 23.301.907.338đồng cao hơn mặt hàng cá Ngừ đóng hộp có định phí sản xuất chung là 9.091.702.380 đồng. Vì công ty đang đẩy mạnh mặt hàng cá Sardines sốt cà ra thị trường nên đầu tư nhiều máy móc thiết bị có kỹ thuật cao để sản xuất mặt hàng này nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 4.2.4 Chi phí bán hàng 4.2.4.1 Biến phí bán hàng Chi phí bán hàng phát sinh trong công ty bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, bảo hành, chi phí khấu hao thiết bị đông lạnh, phương tiện vận tải, cửa hàng và chi phí khác bằng tiền. Trong đó chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong công ty. Do đó những khoản biến động đều do các khoản mục này là chính. 56 Bảng 4.9 Biến phí bán hàng của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Biến phí BH (đồng) Lượng SX (lon) BP đơn vị (đồng/lon) Cá Sardines sốt cà 674.306.167 9.989.721 67,5 Cá Ngừ đóng hộp 22.902.190 5.401.460 4,24 697.208.357 15.391.181 x Tổng Nguồn: Số liệu phụ lục 2 Qua bảng 4.9 ta thấy biến phí bán hàng tỷ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ của từng mặt hàng, cụ thể mặt hàng cá Sardines sốt cà có sản lượng là 9.989.721 lon, biến phí bán hàng là 674.306.167 đồng và biến phí đơn vị là 67,5 đồng/lon cao hơn so với mặt hàng cá Ngừ đóng hộp vì mặt hàng cá Sardines sốt cà có sản lượng sản xuất cao hơn nên tiêu tốn chi phí điện, nước và chi phí vận chuyển cao hơn. Nguyên nhân là do Công ty xúc tiến mặt hàng này ra thị trường bằng cách cho nhân viên đi tiếp thị, thuê chỗ trưng bày trong siêu thị và các hội chợ. 4.2.4.2 Định phí bán hàng Định phí bán hàng gồm khấu hao TSCĐ cho bán hàng, chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí điện, chi phí nước, chi phí bán hàng khác,… Bảng 4.10 Định phí bán hàng của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2104 Đơn vị tính: đồng Định phí bán hàng Mặt hàng Cá Sardines sốt cà 1.341.061.833 Cá Ngừ đóng hộp 929.709.810 Tổng 2.270.771.643 Nguồn: Số liệu phụ lục 2 Qua bảng 4.10 ta thấy định phí bán hàng của mặt hàng cá Sardines sốt cà là 1.341.061.833, mặt hàng cá Ngừ đóng hộp là 929.709.810, vậy mặt hàng cá Sardines sốt cà cao hơn so với mặt hàng cá Ngừ đóng hộp vì đây là mặt hàng chủ lực có lượng cầu cao nên Công ty đầu tư thêm TSCĐ để vận chuyển mặt hàng này, bên cạnh đó công ty cũng tăng cường quảng cáo. 57 4.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) là định phíchung (định phí gián tiếp): là chi phí cố định, không gắng với bất kì một bộ phận riêng biệt nào và chúng phát sinh do sự tồn tại của nhiều bộ phận. Chi phí quản lý phân bổ theo doanh thu của các dòng sản phẩm. Định phí QLDN bao gồm: khấu hao TSCĐ, lương và trích theo nhân viên văn phòng, phí công tác, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện; nước), CCDC, chi phí điện thoại và các định phí QLDN khác. Bảng 4.11 Chi phí QLDN của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: đồng Định phí QLDN Mặt hàng Cá Sardines sốt cà 1.146.608.461 Cá Ngừ đóng hộp 733.077.918 Tổng 1.879.686.379 Nguồn: Số liệu phòng kế toán Qua bảng 4.11 ta thấy định phí QLDN của mặt hàng cá Sardines sốt cà là 1.146.608.461 đồng và mặt hàng cá Ngừ đóng hộp là 733.077.918 đồng, vậy mặt hàng cá Sardines sốt cà có định phí QLDN cao hơn cá Ngừ đóng hộp vì Công ty đầu tư thêm trang thiết bị, nhân viên quản lý phân xưởng và phản lý kho cho mặt hàng cá Sardines. 4.3 TỔNG HỢP CHI PHÍ THEO SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA CÁC MẶT HÀNG QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Tổng hợp chi phí cho ta thấy được giá thành của từng loại mặt hàng, có thể nhì thấy đầy đủ từng khoản mục chi phí cấu thành giá thành của sản phẩm, giúp nhà quả trị đưa ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm ở từng khâu cụ thể, giúp các mặt hàng của công ty có giá cả cạnh tranh với các Công ty cùng nghành trên thị trường trong và ngoài nước. Từ số liệu đã phân tích trên, ta có bảng tổng hợp chi phí phát sinh 6 tháng đầu năm 2014 trang 46. 58 Bảng 4.12 Bảng tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tổng Chi phí NVLTT Cá Ngừ đóng hộp Cá Sardines sốt cà Đơn vị 40.688.148.040 Tổng 4.073 35.963.621.760 Đơn vị 6.658 Chi phí NCTT 5.379.386.786 538 4.595.905.067 851 Chi phí SXC 8.211.550.662 822 9.706.423.620 1.797 674.306.167 67,5 22.902.190 4,24 5.500,5 50.288.852.637 9.310,24 Chi phí BH Tổng biến phí 54.953.391.655 Chi phí SXC 23.301.907.338 x 9.091.702.380 x Chi phí BH 1.341.061.833 x 929.709.810 x Chi phí QLDN 1.146.608.461 x 733.077.918 x Tổng định phí 25.789.577.632 x 10.754.490.108 x Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng kế toán 4.4 BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ 4.4.1 Số dư đảm phí Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP thể hiện cho ta thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo biến phí và định phí để nhà quản trị dễ đánh giá, kiểm soát chi phí và đánh giá sự biến động của chi phí anh hưởng như thế nào đến lợi nhuận Qua bảng 4.13 trang 47 , ta thấy số dư đảm phí trung bình là 34%, điều đó có nghĩa là bình quân trong 1000 đồng doanh thu đem về cho cả 2 mặt hàng thì trong đó hết 660 đồng biến phí, còn lại 340 đồng là số dư đảm phí để bù đắp định phí và đem lại lợi nhuận cho công ty. 6 tháng đầu năm 2014 mặt hàng cá Sardines sốt cà có doanh thu cao vì mặt hàng này đã quen với người tiêu dùng, hợp với khẩu vị của khách hàng trong nước và ngời nước, biến phí thấp là do nguồn nguyên liệu không có sự biến động tăng giá. Công ty có cơ cấu biến phí chiếm tỷ trọng cao vì hầu hết các công đoạn chế biến của 2 mặt hàng trên đều do công nhân làm như đánh vẫy cá và chế biến. Ta dễ dàng thấy 59 được nếu căn cứ vào SDĐP thì mặt hàng cá Sardines sốt cà có tỷ lệ SDĐP lớn nhất (43%) nên trong ngắn hạn sản phẩm này mang lại nhiều lợi nhuận nhất, biến phí của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp rất cao nên không mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. 60 Bảng 4.13 Báo cáo thu nhập theo số đảm phí của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang Chỉ tiêu Cá Ngừ đóng hộp Cá Sardines sốt cà Tổng(đồng) Đơn vị (đồng/lon) Tỷ lệ (%) Tổng (đồng) Đơn vị (đồng/lon) Toàn DN Tỷ lệ (%) Tổng (đồng) Tỷ lệ (%) Doanh thu 96.451.959.965 9.655 100 61.846.713.276 11.450 100 158.298.673.241 100 Chi phí khả biến 54.953.391.655 5.500,5 57 50.288.825.637 9.130,24 81 105.242.217.292 66 Số dư đảm phí 41.498.568.310 4154,5 43 11.557.887.639 2.139,76 19 53.056.455.949 34 Chi phí bất biến 25.789.577.632 x x 10.754.490.108 x x 36.544.067.740 x Lợi nhuận 15.708.990.678 x x x x 16.512.388.209 x 803.397.531 Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán 61 Để thấy rõ hơn tỷ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng ta có biểu đồ sau: Tỷ lệ chi phí khả biến 100% Tỷ lệ số dư đảm phí 19% 43% 80% 60% 81% 40% 57% 20% 0% Cá Sardiens sốt cà Cá Ngừ đóng hộp Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ số dư đảm phí và chi phí khả biến trong 6 tháng đầu năm 2014 4.4.2 Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí biểu thị mối quan hệ giữa hai bộ phận chi phí khả biến và chi phí bất biến của doanh nghiệp. Trong điều kiện khối lượng bán (doanh số bán) tăng trưởng thì doanh nghiệp nào có sử dụng chi phí bất biến nhiều hơn sẽ có khả năng tạo lợi nhuận nhiều hơn, hay về phương diện chi phí, có ưu thế cạnh tranh về chi phí. Ngược lại, trong điều kiện khối lượng bán (doanh số bán) sụt giảm thì doanh nghiệp sử dụng chi phí khả biến nhiều hơn sẽ có khả năng chống đở tổn thất tốt hơn. Xem xét kết cấu chi phí của doanh nghiệp giúp ta xác định được doanh nghiệp có tỷ trọng biến phí hay định phí cao trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Biết được kết cấu chi phí của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị có thể ứng phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có biến phí chiếm tỷ trọng cao thì tỷ lệ SDĐP nhỏ nên nếu môi trường kinh doanh thuận lợi thì lợi nhuận tăng thêm sẽ ít, nếu gặp rủi ro thì tổn thất sẽ thấp. Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP cao, trong môi trường thuận lợi thì khi tăng doanh thu lợi nhuận sẽ tăng nhanh và khi gặp rủi ro thì sự tổn thất sẽ rất lớn. Việc xác định kết cấu chi phí của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể đề phòng với rủi ro từ môi trường kinh doanh, có sự thích ứng kịp thời nếu môi trường kinh doanh thay đổi. 62 Bảng 4.14 Kết cấu chi phí của 2 mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Cá Sardines sốt cà Cá Ngừ đóng hộp Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 80.712.969.287 100 61.043.343.781 100 Tổng CP CPKB 54.953.391.655 68 50.288.853.673 82 CPBB 25.789.577.632 32 10.754.490.108 18 Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán Để thấy rõ hơn hơn kết cấu chi phí ta thể hiện biểu đồ về tỷ lệ kết câu chi phí sau: Chi phí khả biến 100% 90% Chi phí bất biến 18.00% 32.00% 80% 70% 60% 50% 40% 82.00% 68.00% 30% 20% 10% 0% Cá Sardines sốt cà Cá Ngừ đóng hộp Hình 4.4 Biểu đồ kết cấu chi phí trong tổng chi phí của công ty 6 tháng đầu năm 2014 Qua bảng 4.14 và hình 4.4 ta thấy chi phí khả biến chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu chi phí, vì loại hình của công ty hầu như là thủ công nên chi phí bất biến đầu tư vào máy móc thiết bị là rất thấp.Chi khả biến của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp là 82% cao hơn mặt hàng cá Sardines sốt cà vì giá nguyên liệu cá ngừ cao hơn, khó chế biến nên lượng nhân công nhiều hơn. Nhưng không chênh lệch nhiều cả 2 mặt hàng đều có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phi bất biến cũng như tổng chi phí của công ty. 4.4.3 Đòn bẩy kinh doanh 63 Ở mức doanh thu đạt được độ lớn của đòn bẩy kinh doanh của các mặt hàng như sau: Bảng 4.15 Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh theo từng mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: đồng Chỉ tiêu Cá Sardines sốt cà Cá Ngừ đóng hộp Tổng SDĐP 41.498.568.310 11.557.887.639 Lợi nhuận ròng 15.708.990.678 803.397.531 2,6 14,4 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh Nguồn: Tác giả tính toán Qua bảng 4.15 cho thấy đòn bẩy kinh doanh cho biết quy mô sử dụng chi phí bất biến của công ty. Đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng cá Sardines sốt cà là 2,6. Con số này có ý nghĩa là khi doanh thu của mặt hàng cá Sardines sốt cà thay đổi x% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bằng x% * 2,6. Đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp là 14,4, tương tự có khi doanh thu của mặt hàng này thay đổi x% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bằng x% * 14,4. Đòn bẩy kinh doanh còn là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí.Dựa vào độ lớn đòn bẩy kinh doanh của các mặt hàng được tính phía trên thì ta có thể kết luận rằng CPBB chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu chi phí của mỗi dòng sản phẩm. Để thấy rõ mối quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh và lợi nhuận, ta giả sử công ty tăng 10% doanh thu trong 6 tháng cuối năm 2014. Bảng 4.16 Lợi nhuận của 2 mặt hàng khi doanh thu tăng 10% Chỉ tiêu Cá Sardines sốt cà Cá Ngừ đóng hộp 2,6 14,4 Độ lớn của ĐBKD Tốc độ tăng doanh thu 10% 10% Tốc độ tăng lợi nhuận 26% 144% Lợi nhuận tăng (đồng) 4.084.337.576 1.156.892.445 Nguồn: Tác giả tính toán Qua bảng 4.16 độ lớn đòn bẩy kinh doanh của các mặt hàng không cao, mặt hàng cá Ngừ đóng hộp có độ lớn đòn bẩy kinh doanh là 14,4 cao hơn mặt hàng cá Sardines sốt cà. Tuy nhiên không phải độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng lớn thì càng có lợi, mặc dù mặt hàng cá Ngừ đóng hộp có đòn bẩy kinh doanh cao hơn nhưng do sản lượng không lớn nên lợi nhuận sau khi tăng 64 doanh thu cũng không nhiều, tuy độ lớn của đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng cá Sardines sốt cà thấp hơn nhưng hiệu quả cao hơn. 4.4.4 Kết cấu hàng bán Trong công ty có càng nhiều sản phẩm thì việc phân tích kết cấu mặt hàng càng quan trọng hơn nữa. Qua phân tích kết cấu mặt hàng ta có thể thấy tỷ lệ doanh thu (sản lượng) của các mặt hàng trong tổng doanh thu của các công ty. Khi công ty có nhiều mặt hàng, doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn đến mặt hàng có tỷ lệ SDĐP cao hơn vì mặt hàng đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận hơn trong ngắn hạn. Bảng 4.17 Kết cấu hàng bán của 2 mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Cá Sardiens sốt cà Cá Ngừ đóng hộp Toàn DN 96.451.959.965 61.846.713.276 158.298.673.241 Doanh thu (đồng) Kết cấu (%) 61 39 100 Nguồn: Số liệu phòng kế toán và tính toán Qua bảng 4.17 ta thấy cá Sardines sốt cà là mặt hàng có tỷ trọng doanh số cao hơn mặt hàng còn lại trong 6 tháng đầu năm 2014 thì đây là mặt hàng chủ lực của công ty, nhà quản trị nên tập trung nguồn lực phát triển mặt hàng này vì mặt hàng này có tỷ trọng cao và tăng thêm sản lượng tiêu thụ vì mặt hàng này có tỷ lệ SDĐP cao nên trong ngắn hạn mang lại lợi nhuận cao cho Công ty. 4.5 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 4.5.1 Xác định điểm hòa vốn của công ty 4.5.1.1 Sản lượng hòa vốn Ta có sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng như sau: 25.789.577.632 - Mặt hàng cá Sardines sốt cà:=6.207.625 lon 4.154,5 10.754.490.108 - Mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: =5.026.026 lon 2.139,76 Sản lượng hòa vốn của 2 mặt hàng chênh lệch không nhiều, dòng sản phẩm nào có chi phí càng lớn thì sản lượng hòa vốn sẽ càng nhiều để có thể bù đắp chi phí đã bỏ ra.Tại mức sản lượng hòa vốn công ty sẽ không có lợi nhuận và cũng sẽ không bị lỗ. Nếu muốn có được lợi nhuận công ty phải tiêu thụ vượt qua sản lượng hòa vốn của mình và cứ 1 sản phẩm bán thêm công ty sẽ 65 thu được lợi nhuận bằng chính số dư đảm phí của sản phẩm đó. Mặt hàng cá Sardines sốt cà có sản lượng hòa vốn là 6.207.625 lon cao hơn mặt hàng cá Ngừ đóng độp có sản lượng hòa vốn là 5.026.026 lon,mặt hàng cá Sardines sốt cà có doanh thu cao hơn và sản lượng bán ra cao hơn nên mặt hàng này có quy mô lớn hơn và chi phí lớn hơn. 4.5.1.2 Doanh thu hòa vốn Ta có doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng như sau: 25.789.577.632 = 59.975.761.935 đồng 43% 10.754.490.108 - Mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: = 56.602.579.516 đồng 19% - Mặt hàng cá Sardiens sốt cà: Cũng giống như sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của các nhóm sản phẩm đều khác nhau và nó phụ thuộc chủ yếu vào quy mô hoạt động của các yếu tố sản xuất, giá bán của từng mặt hàng. Mặt hàng cá Sardines sốt cà có doanh thu hòa vốn là 59.975.761.935 đồng, mặt hàng cá Ngừ đóng hộp có doanh thu hòa vốn là 56.602.579.516 đồng. 4.5.1.3 Thời gian hòa vốn Ta có thời gian hòa vôn của 2 mặt hàng như sau: - Mặt hàng cá Sardiens sốt cà: - Mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: 59.975.761.935 96.451.959.965 56.602.579.516 * 180 = 112 ngày * 180 = 165 ngày 61.846.713.276 Kết quả cho thấy thời gian hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà là 112 ngày còn mặt hàng cá Ngừ đóng hộp là 165 ngày. Cho ta thấy sản xuất kinh doanh mặt hàng cá Sardiens sốt cà sẽ thu hồi vốn nhanh hơn mặt hàng còn lại. Công ty đã chú trọng đến vấn đề tiến độ hòa vốn, tuy nhiên mặt hàng nào có thời gian hòa vốn ngắn hơn cần được nhà quản trị quan tâm nhiều hơn. 4.5.1.4 Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn có thể được hiểu là thước đo của sự rủi ro. Trong khi sản lượng hòa vốn càng ít càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn. Tỷ lệ hòa vốn của 2 mặt hàng như sau: - Mặt hàng cá Sardines sốt cà: 59.975.761.935 * 100 = 62,18 % 96.451.959.965 66 - Mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: 56.602.579.516 * 100 = 91,52 % 61.846.713.276 Để thấy rõ hơn ta có biểu đồ sau: Tỷ lệ vượt mức 8.48% 100% 80% 38.82% 60% 40% Tỷ lệ hòa vốn 91.52% 61.18% 20% 0% Cá Sardines sốt Cá Ngừ đóng cà hộp Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 Qua kết quả tính toán và hình 4.5 ta thấy tỷ lệ hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà thấp hơn tỷ lệ hòa vốn của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp. Trong 100% sản lượng tiêu thụ của mặt hàng cá Sardines sốt cà thì có 61,18% là sản lượng hòa vốn, đó là một phần sản lượng tiêu thụ không có lợi nhuận và có 38,82% sản lượng có lợi nhuận. Tương tự trong 100% sản lượng cá Ngừ đóng hộp thì có 91,52% là sản lượng hòa vốn và có 8,48% sản lượng có lợi nhuận. Ta dễ thấy rằng công ty kinh doanh mặt hàng cá Sardiens sốt cà thì sẽ thu hồi vốn nhanh hơn và mức dộ rủi ro thấp hơn. 4.5.1.5Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn của 2 mặt hàng như sau: - Mặt hàng cá Sardiens sốt cà: 96.451.959.965– 59.975.761.935 = 36.476.198.030 đồng - Mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: 61.846.713.276 –56.602.579.516 = 5.244.133.760 đồng Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị cũng càng lớn thể 67 hiện tính an toàn càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả tính toán cho ta thấy mặt hàng cá Sardiens sốt cà có doanh thu an toàn là 36.476.198.030 đồng cao hơn mặt hàng còn lại, tuy nhiên khó nhận xét được điều gì bởi vì quy mô hoạt động cũng như giá trị của từng loại sản phẩm là khác nhau, để thấy rõ hơn ta phân tích chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn. 4.5.1.6Tỷ lệ doanh thu an toàn Tỷ lệ số dư an toàn của 2 mặt hàng như sau: 36.476.198.030 * 100 = 37,82 % 96.451.959.965 - Mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: 5.244.133.760 * 100 = 8,48 % 61.846.713.276 - Mặt hàng cá Sardines sốt cà: Kết quả tính toán cho thấy 2 mặt hàng có tỷ lệ số dư an toàn khác nhau, mặt hàng cá Sardines sốt cà có tỷ lệ số dư an toàn là 37,82 % cao hơn mặt hàng cá Ngừ đóng hộp có tỷ lệ số dư an toàn là 8,48 %. Mặt hàng nào có tỷ lệ số dư an toàn thấp hơn thì mức rủi ro sẽ cao hơn mặt hàng còn lại. Nếu hoạt động kinh doanh không thành công hoặc thị trường biến động khiến doanh thu giảm thì mặt hàng nào có tỷ lệ số dư an toàn thấp sẽ lỗ nhiều hơn. Cụ thể nếu như thị trường biến động thì mặt hàng cá Ngừ đóng hộp sẽ lỗ nhiều hơn mặt hàng cá Sardines sốt cà. 4.5.2 Đồ thị hòa vốn của 2 mặt hàng 4.5.2.1 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà Doanh thu (đồng) Vùn g lãi Y = 9.655 Điể m hòa vốn Y =5.500,5 + 25.789.577.632 59.975.761.935 Vùn g lỗ Y= 25.789.577.632 Sản lượng (lon) 6.207.625 Hình 4.6 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà 68 Đồ thị hòa vốn cho thấy điểm hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà tại sản lượng 6.207.625lon.Khi lượng tiêu thụ bằng 0, mặt hàng này của Công tysẽ lỗ 25.789.577.632 đồng (lỗ bằng tổng định phí).Khi vượt qua điểm hòa vốn, mặt hàng này bắt đầu có lợi nhuận và lợi nhuận chính bằng số dư đảm phí của số sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn. Cụ thể tại mức sản lượng 9.989.721 lon tiêu thụ được trong 6 tháng đầu năm 2014, lượng vượt qua điểm hòa vốn là3.782.096 lon, lợi nhuận 15.712.717.832đồng chính là số dư đảm phí của 3.782.096 lon 4.5.2.2 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp Doanh thu (đồng) Vùn g lãi Y = 11.450 Điể m hòa vốn Y = 9310,24x + 10.754.490.108 56.602.579.516 Vùn g lỗ Y= 10.754.490.108 Sản lượng (lon) 5.026.026 Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp Đồ thị hòa vốn cho thấy điểm hòa vốn của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp tại sản lượng5.026.026 lon.Khi lượng tiêu thụ bằng 0, mặt hàng này của Công tysẽ lỗ 10.754.490.108 đồng (lỗ bằng tổng định phí).Khi vượt qua điểm hòa vốn, mặt hàng này bắt đầu có lợi nhuận và lợi nhuận chính bằng số dư đảm phí của số sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn. Cụ thể tại mức sản lượng 5.041.460 lon tiêu thụ được trong 6 tháng đầu năm 2014, lượng vượt qua điểm hòa vốn là 15.434 lon, lợi nhuận 33.025.056đồng chính là số dư đảm phí của 15.434lon. 4.5.3 Ứng dụng mô hình phân tích cvp để lựa chọn phương án kinh doanh Ta sẽ ứng dụng kết quả phân tích CVP để giúp công ty đưa ra những phương án kinh doanh để làm tăng lợi nhuận. Việc đưa ra phương án phải căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển (trang 33) trong thời gian tới của công ty là tăng 69 sản lượng lên 20 – 30% và kết quả phân tích CVP để đưa ra những phương án thiết thực, hiệu quả và có tính khả thi. Để thực hiện được mục tiêu trong tương lai Công ty dự kiến thực hiện một số phương án sau: 4.5.3.1 Phương án 1: Tăng định phí để làm tăng sản lượng tiêu thụ, các yếu tố khác không đổi. Với tình hình sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm công ty vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng khách hàng hiện có của công ty, để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho công ty.Công ty dự kiến đầu tư thêm 1.500.000.000 đồng chi phí quảng cáo và trưng bày sản phẩm trong siêu thị chia đều cho 2 mặt hàng trong 6 tháng cuối năm 2014 thì sản lượng tiêu thụ của công ty tăng 20%. Vậy công ty có nên tăng chi phí quảng cáo lên hay không? Phân tích phương án: + Chi phí quảng cáo đầu tư thêm 1.500.000.000 đồng chia đều cho 2 mặt hàng. Vậy chi phí bất biến của mặt hàng cá Sardines sốt cà tăng thêm 750.000.000 đồng, chi phí bất biến của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp tăng thêm 750.000.000 đồng. + Sản lượng tiêu thụ tăng 20%: Sản lượng tiêu thụ tăng thêm của mặt hàng cá Sardiens sốt cà: 9.989.721 * 20% = 1.997.944 lon Sản lượng tiêu thụ tăng thêm của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: 5.401.460 * 20% = 1.080.292 lon Bảng 4.18 Dự kiến báo cáo thu nhập tăng thêm của 6 tháng cuối năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Cá Sardiens sốt cà Cá Ngừ đóng hộp Doanh Thu tăng thêm 19.290.149.320 12.369.343.400 Chi phí khả biến tăng thêm 10.989.690.972 9.863.325.230 8.300.458.348 2.506.018.170 750.000.000 750.000.000 Số dư đảm phí Chi phí bất biến 70 Lợi nhuận tăng thêm 7.550.458.348 1.756.018.170 Đơn vị tính: đồng Nguồn: Tác giả tính toán Dựa vào kết quả tính toán trên ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận của mặt hàng cá Sardiens sốt cà lên 7.550.458.348 đồng và tăng lợi nhuận của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp lên 1.756.018.170 đồng. vậy công ty nên lựa chọn phương án này, với phương án này công ty thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng, đồng thời mang lại lợi nhuận tăng thêm cho công ty là 9.306.476.518 đồng. Trong phương án này, do mặt hàng cá Sardiens sốt cà chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu hàng bán nên lợi nhuận mang về của dòng sản phẩm này cao hơn mặt hàng cá Ngừ đóng hộp. 4.5.3.2Phương án 2: Tăng biến phí để làm tăng sản lượng, các yếu tố khác không đổi. Trong 6 tháng cuối năm 2014, do thị trường cạnh tranh gây gắt và mục tiêu thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Công ty dự kiến thực hiện chính sách làm tăng sản lượng tiêu thụ, bằng cách khuyến mãi để thu hút khách hàng. Khi khách hàng mua một sản phẩm thì được tăng một cái thìa trị giá 450 đồng, đồng thời hoa hồng của nhân viên bán hàng cũng sẽ được tăng lên 50 đồng/lon chính sách khuyến mãi này làm lượng tiêu thụ tăng 30%. Công ty có nên thực hiện phương án này không? Phân tích phương án: + Chi phí khả biến của mỗi sản phẩm sẽ tăng thêm 450 + 50 = 500 đồng/lon. Chi phí khả biến mới của mặt hàng cá Sardiens sốt cà là: 5.500,5 +500 = 6.000,5 đồng/lon. Chi phí khả biến mới của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp là: 9.310,24 + 500 = 9.810,24 đồng/lon. + Sản lượng tiêu thụ tăng thêm 30% ta được: Sản lượng tiêu thụ mới của mặt hàng cá Sardiens sốt cà: 9.989.721 + 9.989.721 * 30% = 12.986.637 lon. Sản lượng tiêu thụ mới của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: 5.401.460 + 5.401.460 * 30% = 7.021.898 lon. Bảng 4.19 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phương án 2 71 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Cá Sardiens sốt cà SDĐP đơn vị mới Cá Ngừ đóng hộp 3.654,5 1.639,76 SDĐP mới 47.459.664.917 11.514.227.464 SDĐP cũ 41.498.568.310 11.557.887.639 5.961.096.607 (4.364.895) LN tăng thêm Nguồn: Tác giả tính toán Dựa vào kết quả tính toán bảng 4.19 trang 57 ta thấy nếu Công ty thực hiện chính sách này lợi nhuận cá Sardiens sốt cà tăng thêm 5.961.096.607đồng và lợi nhuận của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp giảm4.364.895 đồng. Phương án này sẽ làm cho lợi nhuận của công ty tăng thêm 5.956.731.712 đồng. Tuy phương án này làm lợi nhuận mặt hàng cá Ngừ đống hộp giảm nhưng lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng cá Sardines sốt cà bù đặp được phần lợi nhuận giảm và mang lại lợi nhuận cho công ty. Nhưng công ty không nên thực hiện phương án này vì lợi nhuận mang lại thấp. 4.5.3.3 Phương án 3: Tăng định phí, tăng biến phí làm tăng sản lượng tiêu thụ, các yếu tố khác không đổi. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt cũng như nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Công ty đã đưa ra giải pháp tăng doanh thu và lợi nhuận. Lương nhân viên phòng kinh doanh ngoài cách tính lương theo thời gian như trước còn cộng thêm vào phần trả lương sản phẩm 50 đồng/lon.Để tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng công ty dự kiến đầu tư thêm 2.000.000.000 đồng cho việc tăng cường quảng cáo và trưng bày sản phẩm trong siêu thị. Dự kiến theo phương án này lượng tiêu thụ sẽ tăng 30%, phương án đề xuất có nên tiến hành hay không? Phân tích phương án: + Trả lương trên sản lượng tiêu thụ làm chi phí khả biến tăng thêm 50 đồng/lon cụ thể: Chi phí khả biến mới của mặt hàng cá Sardiens sốt cà là: 5.500,5 +50 = 5.550,5 đồng/lon. Chi phí khả biến mới của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp là: 9.310,24 + 50 = 9.360,24 đồng/lon 72 + Tăng chi phí quảng cáo lên 2.000.000.000 đồng chia đều cho 2 mặt hàng, làm cho chi phí bất biến của mỗi mặt hàng tăng thêm 1.000.000.000 đồng. + Sản lượng tiêu thụ tăng thêm 30% ta được: Sản lượng tiêu thụ mới của mặt hàng cá Sardiens sốt cà: 9.989.721 + 9.989.721 * 30% = 12.986.637 lon. Sản lượng tiêu thụ mới của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: 5.401.460 + 5.401.460 * 30% = 7.021.898 lon. Bảng 4.20 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiên phương án 3 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu SDĐP đơn vị mới Cá Sardiens sốt cà Cá Ngừ đóng hộp 4.104,5 2.089,76 SDĐP mới 53.303.651.567 14.674.081.564 SDĐP cũ 41.498.568.310 11.557.887.639 SDĐP tăng thêm 11.805.083.256 3.116.193.925 CPBB tăng thêm 1.000.000.000 1.000.000.000 10.805.083.256 2.116.193.925 LN tăng thêm Nguồn: Tác giả tính toán Dựa vào kết quả tính toán trong bảng 4.20 ta thấy nếu công ty thực hiện phương án này thì lợi nhuận của mặt hàng cá Sardiens sốt cà tăng thêm 10.805.083.256 đồng và lợi nhuận của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp tăng thêm 2.116.193.925 đồng. Phương án này làm cho lợi nhuận của Công ty tăng thêm 12.921.277.181 đồng, phương án này tốt nhất trong 3 phương án trên. 4.5.3.4 Phương án 4: Tăng định phí làm sản lượng tiêu thụ tăng, giảm giá bán, các yếu tố khác không đổi. Kế hoạch quảng bá sản phẩm của công ty là chi cho việc quảng cáo cho sản phẩm bằng cách trưng bày sản phẩm các hội trợ với tổng chi phí 800.000.000 đồng. Kết quả thực hiện chiến lược làm tăng lượng tiêu thụ lên 30%. Đồng thời công ty giảm5% giá bán mỗi sản phẩm để cạnh tranh với các 73 mặt hàng tương tự của công ty khác. Công ty có nên thực hiện phương án này hay không? Phân tích phương án: + Chi phí bất biến tăng thêm 800.000.000 đồng chia điều cho cả 2 mặt hàng, chi phí bất biến của mỗi mặt hàng tăng thêm 400.000.000 đồng. + Sản lượng tiêu thụ tăng thêm 30% ta được: Sản lượng tiêu thụ mới của mặt hàng cá Sardiens sốt cà: 9.989.721 + 9.989.721 * 30% = 12.986.637 lon. Sản lượng tiêu thụ mới của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: 5.401.460 + 5.401.460 * 30% = 7.021.898 lon. + Giảm 5% giá bán cho mỗi sản phẩm, ta có giá bán mới như sau: Giá bán mới của mặt hàng cá Sardines sốt cà: 9.655 – (9.655*5%) = 9.172,25 đồng/lon. Giá bán mới của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp: 11.450 – (11.450 * 5%) = 10.877,5 đồng/lon. Bảng 4.21 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phương án 4 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu SDĐP đơn vị mới Cá Sardiens sốt cà Cá Ngừ đóng hộp 3.671,75 1.567,26 SDĐP mới 47.683.684.405 11.005.139.859 SDĐP cũ 41.498.568.310 11.557.887.639 SDĐP tăng thêm 6.185.116.095 (552.747.780) CPBB tăng thêm 400.000.000 400.000.000 5.785.116.095 (952.747.780) LN tăng thêm Nguồn: Tác giả tính toán Dựa vào kết quả tính toán bảng 4.21 ta thấy nếu thực hiện phương án này làm lợi nhuận mặt hàng cá Sardiens sốt cà tăng thêm5.785.116.095 đồng và lợi nhuận của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp giảm952.747.780 đồng, với phương án này lợi nhuận Công ty tăng thêm 4.832.368.315đồng, vậy công ty cũng có thể thực hiện phương án này. Tuy nhiên trong ngắn hạn việc giảm giá sản phẩmthu hút khách hàng rất tốt và đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty, 74 nhưng trong dài hạn việc tăng giá trở lại sẽ rất khó khăn có thể mất khách hàng và ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Tóm lại so sánh giữa bốn phương án trên thì công ty nên thực hiện phương án 3 vì phương án này mang lại lợi nhuận cao nhất. 4.5.4. Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán Trong những ví dụ trên, chúng ta xét trong điều kiện giá bán không đổi thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn.Bây giờ thì ngược lại, nếu giá bán thay đổi thì khối lượng sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ như thế nào? Xét trường hợp của mặt hàng cá Sardines sốt cà vì đây là dòng sản phẩm tiêu thụ với số lượng cao nhất trong 2 mặt hàng của công ty. Hiện tại mặt hàng cá Sardiens sốt cà đang tiêu thụ 9.989.721 lon với gía trung bình 9.655 đồng/lon.Lượng hòa vốn lúc này 6.207.625 lon. Giả sử giá dao động từ 9.000 – 10.000 đồng/lon, thì mặt hàng cá Sardiens sốt cà phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì đủ hòa vốn. Qua bảng 4.22 trang 62 ta thấy khi sản lượng bán ra từ 5.731.652 – 7.369.501 lon thì mặt hàng cá Sardiens sốt cà có thể bán vớigiá tương ứng từ 9.000 – 10.000 đồng/lon vẫn đảm bảo hòa vốn. Qua bảng 4.21 ta thấy khi sản lượng bán ra tăng thì biến phí đơn vị không đổi nhưng định phí cho mỗi sản phẩm sẽ giảm làm cho tổng chi phí đơn vị thay đổi. Tóm lại, qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của 2 mặt hàng chính của công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, ta thấy rằng đối với các sản phẩm không đồng nhất về giá bán, nhà quản trị không thể căn cứ vào SDĐP để quyết định tăng doanh thu sản phẩm mà còn phải căn cứ vào tỷ lệ SDĐP của các sản phẩm đó. Hay nói cách khác tỷ lệ SDĐP và đòn bẩy kinh doanh và sản lượng hòa vốn của các sản phẩm có quy mô khác nhau thì ngoài sự chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơ cấu chi phí mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá bán của chính sản phẩm đó. Việc tăng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng hoàn toàn phụ thưộc vào nhu cầu, dự báo của nhà quản trị đối với sản phẩm đó ở hiện tại hoặc tương lai. 75 Bảng 4.22 Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà Đơn vị tính: đồng Định phí Biến phí Sản lượng Doanh thu Giá bán hòa vốn 1 đơn vị sản phẩm Định phí Biến phí Tổng 25.789.568.310 40.535.940.251 66.325.508.561 7.369.501 3.499,5 5.500,5 9.000 25.789.568.310 34.176.079.438 59.965.665.748 6.207.625 4.154,5 5.500,5 9.655 25.789.568.310 31.526.951.826 57.316.520.136 5.731.652 4.499,5 5.500,5 10.000 Nguồn: Tác giả tính toán 76 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY 5.1 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG Năm 2014 thị trường xuất khẩu ngày càng khả quan hơn, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì các công ty kinh doanh ngành hàng này nói chung, Công ty cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang nói riêng ngày càng đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, Công ty đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy tiêu thụ, vì vậy tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm của Công ty gặp nhiều thuận lợi. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn sâu sát hơn về cách ứng xử của chi phí, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để đưa ra phương án kinh doanh mới thúc đẩy tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho công ty, giúp nhà quản trị kiểm soát được thời gian thu hồi vốn, quá trình thu hồi vốn, tăng độ an toàn cho công ty. Doanh thu của công ty tăng nhiều nhưng lợi nhuận thuần lại không tăng tương ứng do giá nguyên liệu tăng cao đẩy giá vốn hàng bán tăng theo nhưng không thể tăng giá bán tương ứng. Thị trường nguyên liệu trên địa bàn tỉnh ngày càng sụt giảm, giá nguyên liệu ngày càng tăng, cạnh tranh nguồn nguyên liệu ngày càng gay gắt. Nguyên liệu phụ thuộc chủ yếu vào ngư dân, khi ngư dân gặp khó khăn thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. Qua quá trình phân tích ta thấy mặt hàng Cá Sardines sốt cà tuy không có sản lượng và doanh thu cao so với mặt hàng cá Ngừ đóng hộp, riêng 6 tháng đầu năm 2014 thì mặt hàng cá Sardines sốt cà lại vượt trội hơn hẳn. Mặt hàng cá Sardiens sốt cà mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, có tính cạnh tranh gây gắt và được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Trong ngắn hạn và dài hạn công ty nên đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng cá Sardines sốt cà vì đây là mặt hàng có tỷ lệ SDĐP cao, sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty. Để tăng sản lượng tiêu thụ công ty nên tạo thêm nhiều sản phẩm cá Sardines sốt cà, nhiều mẫu mã, bao bì, kiểu dáng lạ đẹp mắt và chính sách marketing để thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Trong nền kinh tế khó khăn, để tạo ra nhiều lợi nhuận thì công ty cần có chiến lược đưa ra nhiều phương án doanh thay đổi các yếu tố như biến phí, giá 65 bán và định phí nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, đánh giá sự ảnh hưởng đến lợi nhuận khi thay đổi các yếu tố này và chọn phương án thích hợp. Giúp nhà quản trị dễ dàng nhận thấy và kiểm soát quá trình thu hồi vốn, độ an toàn trong quá trình kinh doanh, thời gian thu hồi vốn là bao lâu, từ đó có những chiến lược tạo độ an toàn cho công ty. 5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT VÀ TĂNG LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY 5.2.1 Giải pháp về chi phí Để tiết kiệm chi phí cần chú trọng đến phần chi phí khả biến trong giá vốn hàng bán, nhìn chung chi phí khả biến của công ty luôn biến động. Sau đây là một số giải pháp nhằm làm giảm chi phí khả biến: - CPNVLTT: Chiếm tỷ trọng cao trong CPNVLTT là chi phí mua nguyên liệu cá Sardines và cá Ngừ mà 2 loại nguyên liệu này điều phụ thuộc vào đánh bắt, nên sản lượng thu mua đều không ổn định do thời tiết và ngư dân đánh bắt không riêng mặt hàng trên mà họ đánh bắt các loại khác nên không đảm bảo lượng cung ổn định cho công ty. Làm giá bán mua nguyên liệu thị trường tăng lên và cạnh tranh nguyên liệu với công ty khác nên công ty vẫn phải mua nguyên liệu với giá cao. Tuy nhiên khi lượng nguyên liệu được cung mạnh thì công ty thu mua tất cả và thuê lao động bên ngoài chế biến để đảm bảo nguyên liệu vẫn còn tươi nguyên và đẩy mạnh sản xuất. - CPNCTT: Trên địa bàn tỉnh có nguồn lao động khá dồi dào, phần lớn là loa động phổ thông, nguồn nhân công giá rẻ công ty có chính sách thu hút lao động. Đặc điểm của ngành chế biến sử dụng nhiều công nhân trực tiếp sản xuất vì việc chế biến do nhiều công nhân thực hiện khó thay thế bằng may móc thiết bị khác. Công ty cần phải phân công lao động, cử công nhân có tay nghề thường xuyên xem xét và hướng dẫn công nhân chưa có tay nghề thực hiện chế bến để ít hao hụt về nguyên liệu. Công ty trả lương cho nhân công trực tiếp sản xuất theo sản phẩm nên cần có chính sách khen thưởng và khích lệ cho những lao động giỏi để họ làm nhanh hơn tránh việc nguyên liệu không còn tươi khi đưa vào chế biến thành phẩm. - CPSXC: Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được vì vậy muốn giảm chi phí này thì công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Mua sắm các máy móc thiết bị mới thay thể cho máy móc thiết bị cũ, để giảm tiêu hao nhiên liệu. Hạn chế sản xuất vào những giờ cao điểm để tiết kiệm chi phí điện, nước. 65 - CPBH: Hạn chế đóng sai quy cách sản phẩm, đóng số bao bì, lựa chọn bao bì có giá thấp nhưng vẫn giữ chất lượng không làm hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Công ty cần mở rộng thị trường ra nhiều nước và chú trọng trong nước bằng cách tham gia trưng bày, quảng cáo trong các hội chợ lớn và siêu thị. Đặt niềm tin và chất lượng lên trên hết,vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ nguyên hương vị của sản phẩm kèm theo chính sách khuyến mãi tặng những mặt hàng có ích, để người tiêu dùng luôn tin tưởng, thích thú và tự tin lựa chọn. Bên cạnh đó cần chế biến thêm các loại khác, đa dạng hóa sản phẩm. - CPQLDN: Cần kết hợp, tổ chức quản lý một cách khoa học và hợp lý, quản lý chặc chẽ chi phí, tránh tiêu hao nhiều chi phí QLDN, kiểm tra chi phí một cách minh bạch rõ ràng để tránh nhân viên lạm dụng chi phí của công ty và nhắc nhỡ nhân viên tiết kiệm chi phí. 5.2.2 Giải pháp về giá bán để tăng doanh thu Hiện nay Việt Nam, Ecuador, Philippines, Indonesia và Thái Lan là những nước có giá trị xuất khẩu thực phẩm đóng hộp hàng đầu. Nhưng trong đó Ecuador là nước có ưa đãi về thuế khi xuất khẩu qua Châu Âu nên sức cạnh tranh mạnh hơn, nhưng Việt Nam vẫn cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường vì có giá nguyên liệu thấp hơn. Tuy nhiên để cạnh tranh công ty cần phải có chính sách giá hợp lý, mở rộng khai thác nguyên liệu cũng như phẩm cấp của nguyên liệu sau khi khai thác. Công ty mở rộng thị trường trong và ngoài nước, duy trì niềm tin của khách hàng và giữ mối quan hệ với điểm bán hàng, tạo quan hệ thân thiết cho khách hàng thân thuộc và tìm kiếm khách hàng tiềm năng khi chưa sử dụng qua sản phẩm của công ty, thực hiện các hình thức quảng cáo như cho dùng thử, tặng phẩm và khuyến mãi. Nâng cao chất lượng, tìm hiểu thị trường tạo ra nhiều hương vị khác để phù hợp với từng thị trường, khách hàng hướng đến không chỉ là những người bận rộn mà hướng đến những người nội trợ. 5.2.3 Giải pháp về kết cấu mặt hàng Công ty nên đẩy mạnh tiêu thụ cả 2 mặt hàng nhưng quan trọng hơn là cá Sardines sốt cà vì mặt hàng này mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty có sức hút mạnh với khách hàng trong và ngoài nước. 65 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuân của Công ty cổ phần thực phẩm Kiên Giang giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quan hơn về việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng, đánh giá các chỉ tiêu CVP để đưa ra giải pháp và phương án kinh doanh cụ thể. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một việc làm hết sức cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy được mối quan hệ của 3 nhân tố chính, quyết định sự thành công của mỗi công ty. Từ khối lượng bán ra với chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận đạt được. Và để có thể ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề tiên quyết đầu tiên là phải kiểm soát chi phí. Muốn được như vậy thì mỗi công ty phải biết được cơ cấu chi phí của mình, biết được ưu nhược điểm để từ đó có những biện pháp thích hợp với tình hình hoạt động. Đề cao tầm qua trọng của kế toán quản trị trong công ty, kế toán quản trị không chỉ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế mà còn am hiểu sâu về công ty và thực hiện phân tích để giúp nhà quản trị đưa ra quyết định, lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp, biết trước kế hoạch ra quyết định cần phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm để công ty hòa vốn, cần phải gia công bao nhiêu sản phẩm để công ty đạt lợi nhuận mong muốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận ảnh hưởng như thế nào nếu sản lượng, giá bán thay đổi, những nỗ lực cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, sản lượng, lợi nhuận. Qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động của công ty tốt, có nhiều thị trường tiêu thụ ở nhiều nước, có sức cạnh tranh mạnh với các nước khác.Tuy nhiên cần có kế toán quản trị giúp nhà quản trị cần phải hiểu rõ hơn về về chỉ tiêu được phân tích, đưa ra những phương án kinh doanh sát với thực tế chọn phương án kinh doanh phù hợp với công ty và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . Trương Thúy Hằng, 2012. Giáo trình Kế toán quản trị 1. Đại học Cần Thơ. 2.Nguyễn Thị Thúy An ,2012. Giáo trình kế toán quản trị phần 1.Đại học Cần Thơ. 3. Lê Phước Hương, 2013.Giáo trình Kế toán quản trị phần 1.Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Trương Minh Nghĩa, 2013.Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH thủy sản Quang Minh.Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ 5. Lâm Bửu Nghi, 2014. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty Cổ phần thủy sản sạch Việt Nam.Luận văn tốt nghiệp Đại học.Đại học Cần Thơ. 6. Phạm Thanh Quốc, 2014. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần vật liệu xây dưng Motilen Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ. 65 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Tách biến phí và định phí sản xuất chung theo phương pháp bình phương bé nhất: Gọi: Xi là sản lượng Yi Là chi phí sản xuất chung a là định phí sản xuất chung b là biến phí đơn vị sản xuất chung Cá Sardines sốt cà Tháng Xi (lon) Yi (nghìn đồng) XiYi Xi2 1.512.342 5.212.672 7.883.342.797.824 2.287.178.324.964 1 2 1.690.892 5.368.529 9.077.602.737.868 2.859.115.755.664 3 1.467.998 4.891.765 7.181.101.236.470 2.155.018.128.004 4 1.789.021 5.392.879 9.647.973.781.459 3.200.596.138.441 5 1.555.713 5.226.569 8.131.041338.697 2.420.242.938.369 6 1.973.755 Tổng 9.989.721 5.421.044 10.699.812.700.220 3.895.708.800.025 31.513.458 52.620.874.592.583 16.817.860.085.467 Ta có hệ phương trình sau: 52.620.874.592.583= 9.989.721a + 16.817.860.085.467b 31.513.458= 6a + 9.989.721b Giải hệ phương trình ta được a = 3.883.638 và b = 0,822 Cá Ngừ đóng hộp Tháng Xi (lon) Yi (nghìn đồng) XiYi 889.092 3.023.567 2.688.229.231.164 1 Xi2 790.484.584.464 2 902.671 3.112.309 2.809.391.077.339 814.814.934.241 3 896.312 3.107.890 2.785.639.101.680 803.375.201.344 4 914.892 3.168.012 2.898.388.834.704 837.027.371.664 5 783.214 3.397.333 3.449.240.850.907 613.424.169.796 6 1.015.279 2.989.015 2.341.038.394.210 1.030.791.447.841 Tổng 5.401.460 18.789.126 16.971.927.490.004 4.889.917.709.350 Ta có hệ phương trình sau: 16.971.927.490.004= 5.401.460a + 4.889.917.709.350b 18.789.126= 6a + 5.401.460b Giải hệ phương trình ta được a = 1.515.254 và b = 1,797 65 Phụ lục 2 Tách biến phí và định phí bán hàng theo phương pháp bình phương bé nhất: Gọi: Xi là sản lượng Yi Là chi phí bán hàng a là định phí bán hàng b là biến phí đơn vị bán hàng Cá Sardines sốt cà Tháng Xi (lon) Yi (nghìn đồng) XiYi Xi2 1.512.342 326.729 494.125.989.318 2.287.178.324.964 1 2 1.690.892 331.615 560.725.150.580 2.859.115.755.664 3 1.467.998 315.891 463.727.356.218 2.155.018.128.004 4 1.789.021 366.782 656.180.700.422 3.200.596.138.441 5 1.555.713 329.528 512.650.993.464 2.420.242.938.369 6 1.973.755 344.823 680.596.120.365 3.895.708.800.025 Tổng 9.989.721 2.015.368 3.368.006.310.367 16.817.860.085.467 Ta có hệ phương trình sau: 3.368.006.310.367 = 9.989.721a + 16.817.860.085.467 2.015.368 = 6a + 9.989.721b Giải hệ phương trình ta được a = 223.554 và b = 0,0675 Cá Ngừ đóng hộp Tháng Xi (lon) Yi (nghìn đồng) XiYi 889.092 139.213 123.773.164.596 1 Xi2 790.484.584.464 2 902.671 158.319 142.909.970.049 814.814.934.241 3 896.312 141.217 126.574.491.704 803.375.201.344 4 914.892 160.218 146.582.166.456 837.027.371.664 5 783.214 122.671 96.077.644.594 613.424.169.796 6 1.015.279 230.974 234.503.051.746 1.030.791.447.841 Tổng 5.401.460 952.612 870.420.489.145 4.889.917.709.350 Ta có hệ phương trình sau: 870.420.489.145 = 5.401.460a + 4.889.917.709.350 952.612 = 6a + 5.401.460b Giải hệ phương trình ta được a = 154.951 và b = 0,00424 65 [...]... chung Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các mặt hàng tại công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty - Phân tích, phân loại chi phí phát sinh theo biến phí và định phí, từ đó lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của... về phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (gọi tắt là phân tích CVP) là nghiên cứu sự tác động qua lại giữ nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng.Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại của các nhân tố đó đến lợi nhuận doanh nghiệp Phân tích. .. nên tôi quyết định chọn đề tài Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang Thông qua đề tài này, tôi có thể nắm vững hơn về kiến thức kế toán quản trị đã học và vận dụng kiến thức đó vào điều kiện kinh doanh thực tế tạiCông ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, từ đó đề xuất những giải pháp giúp công ty hoạt động kinh doanh có hiệu... Thành, Tỉnh Bến Tre - Năm 2012, chi nhánh Bến Tre chính thức khánh thành đây là bước đầu tiên trong kế hoạch lâu dài mở rộng của Công ty * Thông tin về Công ty Cổ phần thực phẩm đóp hộp Kiên Giang - Tên công ty: Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang - Tên giao dịch: Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang - Tên viết tắt: KIFOCAN - Loại hình pháp lý: Công ty Cổ phần 32 - Lĩnh vực kinh doanh:... mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là phân tích sự biến động về giá bán, cơ cấu chi phí (gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến), số lượng sản phẩm tiêu thụ để thấy được tác động của các nhân tố đó đến lợi nhuận Thông qua đó, nhà quản trị sẽ lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp để đạt lợi nhận cao nhất cho doanh nghiêp Vì vậy, khi phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi. .. pháp nhằm giúp công ty tăng lợi nhuận 31 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, được biết đến với tên gọi KIFOCAN, tọa lạc tại Khu cảng cá Tắc Cậu - ấp Minh Phong – xã Bình An – huyện Châu Thành – tỉnh Kiên Giang, được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp giấy... điểm mà sản lượng tiêu thụ mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu cân bằng với định phí và biến phí, doanh nghiệp không có lỗ và lãi Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận dược trình bày qua bảng sau: Bảng 2.2 Mối quan hệ chi phí, doanh thu, lợi nhuận Doanh thu Số dư đảm phí Biến phí Định phí (ĐP) Biến phí Tổng chi phí Lãi trước... Khi sô lượng bán ra x1 >xn thì lợi nhuận P1 = [(g-a)x1] – b + Khi số lượng bán ra x2 > x1 >xn thì lợi nhuận P2 = [(g-a)x2] – b Như vậy, khi tăng một lượng bán ra là ∆x= x2 – x1 thì lợi nhuận tăng lên một lượnglà∆P = P2 – P1 = (g – a) (x2 – x1) Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí, ta thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận Mối quan hệ đó là nếu số lượng sản phẩm tiêu... khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi 29 - Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ thay đổi - Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến, sản lượng và giá bán thay đổi 2.1.8 Hạn chế của mô hình phân tích CVP Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích. .. lợi nhuận phải, nắm vững cách ứng xử chi phí để tách chi phí thành chi phí bất biến và chi phí khả biến, nắm vững các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP như số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động,… 2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Chi phí sử dụng trong kĩ thuật phân tích CVP cần được phân loạitheo căn cứ ứng xử, nghĩa là chi phí phải phân