Qua việc phân tích này thì các nhà quản trị sẽ biết được sự ảnh hưởng của từng yếu tố như là giá bán của sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc biệt là sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đó đế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD
TRẦN ĐẠT MSSV: LT11292
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Tháng 12 năm 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Tấn Tài, nhờ sự hướng dẩn tận tình thầy đã đưa ra các hướng giúp em tiếp cận và xử lý số liệu một cách tốt nhất để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị phòng kế toán cũng như ban lãnh đạo Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công Tuy thời gian thực tập tại doanh nghiệp không dài nhưng em đã được doanh nghiệp tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều trong việc nắm vững, liên kết thực tế, hệ thống lại những kiến thức đã học ở trường có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiển, để thực hiện tốt đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận”
ên cạnh đó, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến tất cả qu ý thầy, cô, cán bộ khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô và toàn thể quý doanh nghiệp một lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất!
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày ….tháng… năm 2012
Người thực hiện
Trần Đạt
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và phân tích trong đề tài là trung thực Đề tài không trùng với bất cứ
đề tài khoa học nào
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện Trần Đạt
Trang 5
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, ngày tháng năm
Xác nhận của cơ quan
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi về không gian 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ C.V.P 3
2.1.2 Mục đích phân tích mối quan hệ C.V.P 3
2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 3
2.1.4 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí 4
2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí 4
2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P 5
2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn 10
2.1.8 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán 15
2.1.9 Hạn chế của mô hình phân tích C.V.P 15
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung 16
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 16
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 17
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG 18
Trang 73.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 19
3.2.1 Mục đích 19
3.2.2 Phạm vi hoạt động 19
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC Ộ MÁY CỦA DOANH NGHIỆP 19
3.3.1 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp 19
3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 20
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THƠI GIAN QUA 20
3.4.1 Thuận lợi 20
3.4.2 Khó khăn 20
3.4.3 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp 21
3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013 21
Chương 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG 25
4.1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 25
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ 27
4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 27
4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp 28
4.2.3 Chi phí sản xuất chung 30
4.2.4 Chi phí bán hàng 34
4.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 36
4.2.6 Tổng doanh thu của 3 sản phẩm 37
4.2.7 Tổng hợp chi phí 39
4.2.8 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của doanh nghiệp 43
4.3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH C.V.P 61
4.3.1 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận 61
4.3.2 Lựa chọn phương án 65
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP TU NHÂN TÂN THÀNH CÔNG 66
Trang 85.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 66
5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD 66
5.2.1 Chi phí nguyên vật liệu 66
5.2.2 Chi phí nhân công 66
5.2.3 Chi phí sản xuất chung 67
5.2.4 Chi phí bán hàng 67
5.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 67
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
6.1 KẾT LUẬN 68
6.2 KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIÊU THAM KHẢO 70
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Trang
ảng 2.1: Điểm hòa vốn 10
ảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2011, 2012 22
ảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 23
ảng 4.1: ảng tổng hợp tình hình thu mua NVL vào sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2013 đối với 3 loại phế phẩm 26
ảng 4.2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 27
ảng 4.3: Chi phí nhân công trực tiếp 29
ảng 4.4: Chi phí sản xuất chung 30
ảng 4.5: Chi phí điện phục vụ sản xuất 31
ảng 4.6: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng dòng sản phẩm 32
ảng 4.7: Bảng tổng hợp chi phí bán hàng 33
ảng 4.8: Chi phí điện sử dụng ở bộ phận bán hàng 35
ảng 4.9: Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp 36
ảng 4.10: Chi phí điện sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 36
ảng 4.11: Bảng tổng hợp doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 37
ảng 4.12: Chi tiết giá thành sản xuất của 3 sản loại sản phẩm 38
ảng 4.13: Bảng chênh lệch tỷ lệ giá bán so với giá thành sản xuất 38
ảng 4.14: Bảng tổng hợp chi phí bất biến 40
ảng 4.15: Bảng tổng hợp chi phí khả biến 42
ảng 4.16: Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP 44
ảng 4.17: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo từng dòng sản phẩm 46
ảng 4.18: Báo cáo chi tiết thu nhập của từng dòng sản phẩm 46
ảng 4.19: Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ 47
ảng 4.20: Tỷ lệ số dư đảm phí của từng dòng sản phẩm 49
ảng 4.21: Bảng tổng hợp kết cấu chi phí 50
ảng 4.22: Đòn bẩy kinh doanh 52
Trang 10ảng 4.23: Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 50% 53
ảng 4.24: Kết cấu hàng bán của các dòng sản phẩm 54
ảng 4.25: Sản lượng hòa vốn 54
ảng 4.26: Doanh thu hòa vốn 56
ảng 4.27: Thời gian hòa vốn 56
ảng 4.28: Tỷ lệ hòa vốn 57
ảng 4.29: oanh thu an toàn 60
Bảng 4.30: Tỷ lệ doanh thu an toàn 60
ảng 4.31: ảng sản lượng tăng thêm sau khi mua máy mới 62
ảng 4.32: ảng doanh thu, biến phí, định phí mới 62
ảng 4.33: ảng số dư đảm phí mới 63
ảng 4.34: ảng số dư đảm phí từng dòng sản phẩm 64
ảng 4.35: ảng số dư đảm phí mới 64
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Minh họa CVP tổng quát 11
Hình 2.2: Minh họa CVP phân biệt 11
Hình 3.1: ộ máy quản lý 19
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm đúc 25
Hình 4.2: Sơ đồ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28
Hình 4.3: Đồ thị chi phí nhân công trực tiếp 30
Hình 4.4: Cơ cấu chi phí 51
Hình 4.5: Sản lượng hòa vốn 55
Trang 12DTAT : Doanh thu an toàn
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
Đ SCL : Đồng bằng sông cửu long
NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT : Nhân công trực tiếp
C-V-P (cost – volume – profit) : Chi phí - khối lượng - lợi nhuận
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường hiện này, bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động đều mong muốn đạt được hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được điều đó
ởi vì, các doanh nghiệp của chúng ta đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường chứ không phải nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và tuân thủ theo quy luật rất là sòng phẳng Đó là, bất cứ một quyết định sai lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và đôi khi còn bị phá sản Do đó, việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị sẽ tổ chức ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, nhằm chỉ đạo hướng dẩn công ty đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách đánh giá, phân tích nhằm đề ra những chiếc lược, dự án trong tương lai
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công
cụ kế hoạch hóa và quản lý hữu hiệu Qua việc phân tích này thì các nhà quản trị sẽ biết được sự ảnh hưởng của từng yếu tố như là giá bán của sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc biệt là sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đó đến lợi nhuận
của doanh nghiệp như thế nào Nên đề tài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG” đã được tôi chọn làm đề tài để nghiên
cứu Thông qua đề tài này tôi có thể vận dụng những kiến thức đã có để so sánh và áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế, nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều hành, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đạt một cách hiệu quả nhất
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ giữa chi phi – khối lượng – lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 14- Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Từ
đó đề ra những phương án kiểm soát để tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công
Trang 15CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP)
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng - lợi nhuận (cost – volume – profit) là xem xét mối quan hệ của các nhân tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng Đồng thời xem xét sự ảnh hưởng đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Phân tích mối quan hệ CVP giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có
2.1.2 Mục đích phân tích mối quan hệ CVP
Mục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất
Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích
2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
ước đầu tiên quan trọng nhất là phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là cần thiết phải nắm vững cách thay đổi của chi phí, hay nói cách khác là phải xác định được căn cứ ứng xử của chi phí
Căn cứ ứng xử là đặc điểm của một hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó Các loại chi phí khác nhau có căn cứ ứng
xử khác nhau Ví dụ: Căn cứ ứng xử của chi phí NVLTT là số sản phẩm sản xuất ra hoặc khối lượng nguyên liệu sử dụng, căn cứ ứng xử của tiền lương nhân viên quản lý là số lượng nhân viên hoặc số giờ làm việc
2.1.3.1 Biến phí
iến phí là khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức hoạt động iến phí khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì ổn định, không thay đổi iến phí, khi không hoạt động bằng 0 gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí điện nước
Trang 162.1.3.2 Định phí
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi (trong phạm vi phù hợp), nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ thì định phí thay đổi Khi mức hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm và ngược lại, gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định, lương nhân viên Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc
có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc
2.1.3.3 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là chi phí có sự ứng xử bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến Phần chi phí bất biến phản ánh chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động ở trạng thái sẳn sàng phục vụ Phần chi phí khả biến phản ánh phần thực tế sử dụng hoặc phần sử dụng vượt quá định mức Ví dụ: Chi phí điện thoại bao gồm cả tiền thuê bao phải trả cố định hành tháng và tiền còn lại tăng giảm tùy theo mức độ sử dụng nhiều hay ít
2.1.4 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Mỗi loại chi phí có cách ứng xử khác nhau, do đó tiêu thức phân bổ cũng khác nhau Việc chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là vô cùng quan trọng vì giúp cho nhà quản trị đánh giá chính xác hơn Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý người ta thường căn cứ vào các tính chất, các đặc tính kinh tế nào đó có liên quan đến các sản phẩm sản xuất Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ phân bổ cho các khoản biến phí và định phí thường được các doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc sau:
iến phí phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp dịch vụ và sẽ biến động về tổng số nên căn cứ phân bổ được dựa trên mức hoạt động kế hoạch hoặc mức
sử dụng kế hoạch đó cho từng mặt hàng, nhóm hàng Như vậy, biến phí được tính trực tiếp theo mức hoạt động hoặc mức sử dụng của từng mặt hàng, nhóm hàng, không qua phân bổ, vì việc xác định nó rất rõ ràng và dễ dàng cho từng dịch vụ cung cấp
Định phí: Là khoản chi phí được phân bổ dựa trên nhu cầu phụ vụ bình quân lâu dài của từng bộ phận Khi đã xác định căn cứ phân bổ, căn cứ này sẽ duy trì trong nhiều kỳ vì nó đã được tính toán hợp lý
2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một
Trang 17 áo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
Kế toán quản trị Kế toán tài chính
( - ) chi phí khả biến xxxx ( - ) giá vốn hàng bán xxxx
( - ) chi phí bất biến xx ( - ) chi phí kinh doanh xx
Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: Tên gọi và vị trí của các loại chi phí Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn
và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài Do đó, chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị Do đó, ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích điểm hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận
2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP
Trang 18 Gọi x: Sản lượng tiêu thụ
Lợi nhuận (g-a)x-b
Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:
Khi doanh nghiệp không hoạt động sản lượng x=0 thì lợi nhuận của doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến
Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng
(g-a)xh – b
xh = h/(g-a)
Sản lượng hòa vốn = CP /SDĐP đơn vị
Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x1 – b
Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x2 – b
Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng ∆x = x2 – x1
Lợi nhuận tăng 1 lượng ∆P = (g-a) (x2 – x1)
→ ∆P = (g-a) ∆x
Kết luận:
Thông qua khái niệm về SDĐP chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận Nếu sản lượng tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng sản lượng tăng thêm đó nhân với SDĐP đơn vị
Trang 19Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn
Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP
Không những giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ xí nghiệp nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng cho từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp
Làm cho nhà quản lý nhầm lẩn trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại
Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ
2.1.6.2 Tỷ lệ SDĐP
Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn vị giá bán Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại Sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm)
Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên ta có:
Tại sản lượng x1 → doanh thu: gx1 → lợi nhuận: P1 = (g-a)x1 – b
Tại sản lượng x2 → doanh thu: gx2 → lợi nhuận: P2 = (g-a)x2 - b
Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: gx2 – gx1 thì ∆P = P2 – P1
∆P = (g-a) (x2 – x1)
∆P = [(g-a)*(x2 – x1)*g]/g
Kết luận:
Thông qua tỷ lệ SDĐP ta có thể thấy được mối quan hệ giữa doanh thu
và lợi nhuận Nếu doanh thu tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng chính doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ SDĐP
Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng một mức doanh thu thì ở những công ty, phân xưởng, sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng càng lớn
Để hiểu rỏ đặc điểm của những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn – nhỏ, ta nghiên cứu các khái niệm cơ cấu chi phí
2.1.6.3 Cơ cấu chi phí
Tỷ lệ SDĐP = (g-a)/g*100%
Trang 20Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng chi phí khả biến (CPK ), chi phí bất biến (CP ) trong tổng chi phí của từng doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh, vì cơ cấu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi
Thông thường doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau:
CP chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPK thường chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn Doanh nghiệp có CP chiếm tỷ trọng lớn thường là doanh nghiệp có mức đầu tư lớn Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệp này sẽ rất nhanh và ngược lại, nếu gặp rủi
ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh hoặc sẽ nhanh chống phá sản nếu sản phẩm không tiêu thụ được
CP chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì CPK thường chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn những doanh nghiệp có CP chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro thì lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì thiệt hại thấp hơn
không có một mô hình cơ cấu chi phí chuẩn để các doanh nghiệp có thể
áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi cơ cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất
2.1.6.4 Đòn bẩy hoạt động
Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy gọi là một cách đầy đủ là đòn bẩy hoạt động là cách nhà quản lý sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với
tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiều thụ sản phẩm
Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán sẽ tạo một độ tăng lớn về lợi nhuận Một cách khái quát là: Đ HĐ là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận
và tốc độ tăng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu
Đ HĐ = Tốc độ tăng lợi nhuận
Tốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán) > 1
Trang 21Giả định có 2 doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và Đ HĐ sẽ lớn hơn Doanh nghiệp có tỷ trọng CP lớn hơn khả biến thì tỷ lệ SDĐP lớn và ngược lại Do vậy, Đ HĐ cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp Đ HĐ sẽ lớn ở doanh nghiệp có kết cấu ngược lại
Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có Đ HĐ thì tỷ lệ trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh nghiệp cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận
Với dữ liệu đã có ở trên ta có:
Tại sản lượng x1 → doanh thu: gx1 → lợi nhuận: P1 = (g-a)x1 – b
Tại sản lượng x2 → doanh thu: gx2 → lợi nhuận: P2 = (g-a)x2 – b
Vậy ta có công thức tính độ lớn của Đ HĐ
Như vậy, tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẳn sẽ xác định được
Đ HĐ, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại
Tốc độ tăng doanh thu =
gx1
(g – a)x1(g – a)x1 - b
Trang 22Sản lượng, doanh thu tăng Lợi nhuận tăng lên và độ lớn Đ HĐ ngày càng giảm đi Đ HĐ lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn
2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ CVP Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh số không mang lại lợi nhuận Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu xác định số lượng sản phẩm cần đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình
2.1.7.1 Điểm hòa vốn
Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn
ảng 2.1: Điểm hòa vốn
Doanh thu (DT) iến phí ( P) Số dư đảm phí (SDĐP)
iến phí ( P) Định phí (ĐP) Lợi nhuận (LN)
Tổng chi phí (TP) Lợi nhuận (LN) Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau:
SDĐP = ĐP + LN; DT = P + ĐP + LN; SDĐP = ĐP
Trục hoành Ox: Phản ánh mức độ hoạt động của sản lượng
Trục tung Oy: Phản ánh số tiền hay chi phí
Đường doanh thu: Ydt = gx (1)
Đường tổng chi phí: Ytp = ax + b (2)
Đường định phí: Ydp = b
Trang 23Hình 2.1: Minh họa CVP tổng quát Trên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là tọa độ được xác định bởi khối lượng thể hiện trên trục hoành, còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện trên trục tung, còn gọi doanh thu hòa vốn Tọa độ đó chính là giao điểm hòa vốn của 2 đường biểu diễn doanh thu và chi phí
Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét ở mức sản lượng xuất
và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
Đồ thị điểm hòa vốn
Đồ thị phân biệt
Ngoài dạng tổng quát của đồ thị hòa vốn, các nhà quản lý còn ưa chuộng dạng phân biệt Về cơ bản, hai dạng này giống nhau về các bước xác định các đường biểu diển, chỉ khác ở chổ ở dạng phân biệt có thêm đường biến phí
ybp = ax song song với đường tổng chi phí ytp = ax + b
Hình 2.2: Minh họa CVP phân biệt
Trang 24Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt phản ánh rõ từng phần một các khái niệm của mối quan hệ CVP là biến phí, định phí, SDĐP và lợi nhuận Đồng thời cũng phản ánh rõ bằng hình vẽ kết cấu của mối quan hệ này
Phương pháp xác định điểm hòa vốn
Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh Xác định đúng điểm hòa vồn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết đề đạt được lợi nhuận mong muốn
Sản lượng hòa vốn
Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm của biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn của hai phương trình biểu diển hai đường đó
Phương trình biểu diển doanh thu có dạng:
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng
Trang 25Vậy:
Phương trình lợi nhuận
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ CVP
Doanh thu = Định phí + iến phí + Lợi nhuận
gx = b + ax + p
Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh nghiệp có thể tìm được tiêu thụ và doanh thu cần phải thực hiện
Đặt
Pm: lợi nhuận mong muốn
xm: mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn
gxa: doanh thu phải thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mong muốn
Từ đó có thể tìm được sản lượng tiêu thụ để được lợi nhuận mong muốn là:
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm: SDĐP được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối (tỷ lệ SDĐP), lúc đó có thể xác định được mức doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn bằng cách vận dụng công thức sau:
Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn
Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới góc nhìn khác: Chất lượng điểm hòa vốn, mỗi phương pháp đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro
Doanh thu hòa vốn = định phí/tỷ lệ SDĐP
xm = b + pm g - a Định phí + lợi nhuận mong muốn
Đơn giá bán – biến phí đơn vị
Trang 26 Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn là số giờ cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh thường là 1 năm
Trong đó:
Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn sơ với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (Giả định giá bán không đổi)
Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, cũng càng thấp càng an toàn
Doanh thu an toàn (DTAT)
Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn Chi tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số dư tuyệt đối và tương đối
Mức DTAT = Mức doanh thu đạt được – Mức doanh thu hòa vốn
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại
Thời gian hòa vốn = Doanh thu hòa vốn
Doanh thu bình quân 1 ngày
Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu trong kỳ
360 ngày
Tỷ lệ hòa vốn = Sản lượng hòa vốn
Sản lượng tiêu thụ trong
kỳ
x 100%
Trang 27Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn Do vậy, nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp đó có doanh thu an toàn thấp hơn
Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chi tiêu tỷ lệ số dư an toàn
2.1.8 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán
Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong điều kiện đơn giá bán thay đổi Trong những phần trên ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không đổi thì cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?
Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có
ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến khi giá bán thay đổi thì cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó
2.1.9 Hạn chế của mô hình phân tích CVP
2.1.9.1 Một số giả thuyết giới hạn phân tích mối quan hệ C-V-P
Qua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, chúng ta thấy rằng việc đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích để ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế Những điều kiện giả định đó là:
- Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí
và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp Tuy nhiên., thực tế cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi
cả lợi nhuận lẫn chi phí Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo dạng gộp chứ không phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định
- Phải phân tích một cách chính xác phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân tích chi phí hỗn hợp
Tỷ lệ số dư an toàn= Mức doanh thu an toàn
Mức doanh thu đạt được x 100%
Trang 28thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng
- Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn thì điều này
có nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có thực trong thực tế Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển tình hình thanh toán
- Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp Điều này không đúng bởi vì nhu cầu kinh doanh
là phải luôn phù hợp với thị trường Muốn hoạt động hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị (Điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động )
2.1.9.2 Các giả định khi thực hiện phân tích C-V-P
Phép phân tích mô hình C-V-P chỉ hữu dụng trong điều kiện cụ thể và khi các giả thiết là đúng Luận văn này thực hiện theo các điều kiện và giả định như sau:
- iến phí và định phí được tính toán tương đối chính xác
- Chi phí và giá ổn định trong một thời kỳ hoạch định
- Khối lượng sản xuất và tiêu thụ và bằng nhau (tức là sản xuất được bao nhiều thì tiêu thụ trong kỳ đó bấy nhiều)
- Doanh thu bán hàng tổng hợp không thay đổi trong một kỳ hoạch định…
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Nghiên cứu mô tả, từ hoạt động của doanh nghiệp cho đến những phân tích, kết luận và giải pháp
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: ảng nhật ký sản xuất, kinh doanh, bảng tổng hợp báo cáo số lượng hàng sản xuất và tiêu thụ, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số cái, sổ chi tiết các tài khoản, sổ sản xuất kinh doanh liên quan đến chi phí
Trang 29Số liệu sơ cấp: Hỏi, trao đổi trực tiếp với kế toán tổng hợp và tham quan trực tiếp quy trình sản xuất sản phẩm đó tại doanh nghiệp
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích theo các phương pháp sau:
Phương pháp diễn dịch: Số liệu thu thập được Từ đó, đưa ra những nhận
định, đánh giá, phân tích về sự ảnh hưởng của cơ cấu chi phí
Phương pháp mô tả: Sử dụng biểu bảng, đồ thị thể hiện các chỉ tiêu cần
nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp: Từ kết quả đã phân tích được, đưa ra phương án
hoạt động hiệu quả, cũng như những nhận xét về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp
Trang 30CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH
CÔNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Cần Thơ là một trong những tỉnh lớn của Đồng ằng Sông Cửu Long, vốn là vùng sông nước nên nhu cầu về phụ tùng về các phương tiện vận chuyển đường thủy (chân vịt tàu), các ngành gia công cơ khí được xem là một nhu cầu thiết yếu Nắm bắt được nhu cầu thị trường, năm 1990 cơ sở đúc gang Tân Thành Công ra đời Khởi đầu bằng nghề sản xuất các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại…Cơ sở Tân Thành Công đã thu hút được nhiều khách hàng
Sau 10 năm hoạt động dạng cơ sở đến ngày 21/08/2000 chủ cơ sở chuyển sang hình thức Doanh nghiệp tư nhân
Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gần với người tiêu dùng vì mẫu
mã, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng hạn, giá cả phù hợp
Từ năm 2002 do nhu cầu chuyển từ ghe gỗ sang xà lan, ghe sắt càng tăng doanh nghiệp Tân Thành Công đã bước sang một bước đột phá, chủ doanh nghiệp đầu tư máy móc cơ sở vật chất để nhận đóng mới và sửa chữa tàu thuyền
Đi đôi với sự phát triền lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp không ngừng đổi mới máy móc, trang thiết bị và nâng cao tay nghề của thợ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Với các thông tin sơ lược về doanh nghiệp như sau:
Tên doanh nghiệp: DNTN Tân Thành Công
Địa chỉ trụ sở: 121A Tầm Vu, P Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.CẦN THƠ
Chủ doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Lợi
Điện thoại: 0710.3820564 – 0710.2220866 , Fax: 07103.839166
Mã số thuế: 1800393136
Địa chỉ giao dịch: 52-54 Đồng Khởi, P An Lạc, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: dntntanthanhcong08@yahoo.com
Trang 31Giấy chứng nhận ĐKKD số 5701000146 do Sở KH & ĐT - TPCT cấp lần đầu ngày 21/08/2000 với vốn đầu tư ban đầu 1.647.500.000 đồng
Từ năm 2000 đến nay doanh nghiệp đã 7 lần bổ sung trên giấy chứng nhận ĐKKD và thời điểm gần nhất là đăng ký cấp lại và thay đổi lần 7 ngày 19/02/2009 với tổng vốn đầu tư 9.729.197.190 đồng
3.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
3.2.1 Mục đích
Nhằm giải quyết nhu cầu về phụ tùng cho các phương tiện vận chuyển đường thủy (chân vịt), các ngành gia công cơ khí ở Đ SCL Sản xuất và cung cấp vào thị trường các sản phẩm, phụ tùng có chất lượng an toàn Đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách ổn định và phù hợp với mục đích đề ra
Tích lũy và góp phần cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết công
ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa bàn
3.2.2 Phạm vi hoạt động
Chủ yếu là hoạt động và sản xuất các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày,
gia công cơ khí, đúc kim loại cho một số cở sở đóng tàu, chủ hộ, nông dân tại địa bàn và một số tỉnh lân cận
Và cho đến nay doanh nghiệp đã mở rộng và tham gia vào các lĩnh vực mới như là đóng mới và sửa chửa phương tiện thủy, vận chuyển hàng hóa đường thủy và đường bộ, xây dựng dân dụng, giao thông, san lắp mặt bằng, khai thác cát đá, cho thuê thiết bị cơ giới, xuất nhập khẩu cát Với mong muốn
sẽ mở rộng quy mô và mở rộng thị trường hơn nữa
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA DOANH NGHIỆP
3.3.1 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp
PHÂN XƯỞNG ĐÚC
PHÂN XƯỞNG
SX
Trang 323.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: Là người đại diện cho doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng đơn vị Thực hiện quan hệ ngoại giao, ký kết các hợp đồng kinh tế
Phòng kế toán: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, quản lý vật tư, tài sản, vốn nhằm phục vụ có hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp theo sự hướng dẫn và quy định kế toán Việt Nam ban hành
Phân xưởng đúc: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ đúc gang, thau, nhôm
Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ gia công cơ khí, hàn tiện kim loại các loại theo yêu cầu
Phân xưởng đóng tàu: Có nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA
3.4.1 Thuận lợi
Với thời gian hoạt động hơn 10 năm kinh nghiệm doanh nghiệp đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, nhất là mặt hàng chân vịt tàu đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao được nhiều khách hàng lựa chọn
Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 7km, nằm ven sông Hậu có thuận lợi
về đường thủy lẫn đường bộ giúp doanh nghiệp dể dàng mua bán, giao lưu với khách hàng
Hiện nay, các công trình ngày càng nhiều lượng tàu thuyền gia tăng do
đó nhu cầu đóng mới cũng tăng cao Vì vậy, doanh nghiệp có được lượng khách hàng dồi dào và mở rộng được thị trường
Đồng thời với tính chất đa ngành đa nghề và dây chuyền của doanh nghiệp, nên đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ khâu đặt đúc đến khâu hàn tiện, lắp ráp, sửa chữa giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn Tính chất công việc không phức tạp lao động không cần tay nghề cao nên giá rẻ, tiết kiệm chi phí
3.4.2 Khó khăn
Ngành cơ khí và đóng tàu với xu hướng ngày càng phát triển nên doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khá lớn Do đó, cần có phương hướng phù hợp với
Trang 33ên cạnh đó cơ khí cần vốn đầu tư cao, thu hồi vốn chậm do đó tiến trình đầu tư mới trang thiết bị tại doanh nghiệp còn dè dặt
Do biến động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến giá cả đầu vào của vật liệu như sắt, thép làm tăng giá thành sản xuất, lợi nhuận giảm so với năm trước
Với công nghệ đúc chưa cao nên chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất Nên doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao trình độ tay nghề thợ và quy trình sản xuất hơn nữa để đạt được sản phẩm tốt nhất
Ngoài ra do chi phí quản lý trong doanh nghiệp quá cao nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn,
lỗ 2 năm liên tiếp cũng như 6 tháng đầu năm (2011, 2012; 6T/2012 và 6T/2013)
3.4.3 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Tân Thành Công rất đa dạng như: Sản xuất chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, sửa chữa tàu, đóng mới các loại phương tiện thủy
Với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm thêm các thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm Trong năm
2011 doanh nghiệp Tân Thành Công đang đầu tư thiết bị chất lượng cao cho công nghệ đúc chân vịt tàu để sản phẩm đạt hiệu quả tốt hơn cho khách hàng
và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Đồng thời tay nghề của thợ được đào tạo chuyên sâu hơn với những kỹ thuật tiên tiến
Doanh nghiệp phấn đấu trong vài năm tiếp theo sẽ có được quy trình sản xuất bằng máy móc thay thế cho lao động bằng tay nhằm tiết kiệm thời gian
và chi phí
3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013
Trang 34ảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2011 – 2012 của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công
DT hoạt động tài chính 4.172.347 2.619.415 (1.552.932) (37)
Trong đó: CP lãi vay 1.273.758.630 3.394.902.972 2.121.144.342 167
Lợi nhuận thuần từ HĐKD (450.492.773) (4.392.694.919) (3.942.202.146) 875
Trang 35ảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công
(Đơn vị tính: đồng)
1 Doanh thu bán hàng 2.064.920.786 1.718.947.683 (345.973.103) (17)
3 Doanh thu thuần 2.064.920.786 1.718.947.683 (345.973.103) (17)
4 Giá vốn hàng bán 2.326.500.567 1.193.488.103 (1.133.012.464) (49)
Trong đó: Chi phí lãi vay 2.008.296.690 2.180.721.308 172.424.618 9
8 Chi phí kinh doanh 279.500.574 142.254.252 (137.246.322) (49)
9 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (2.548.237.328) (1.795.470.540) 752.766.788 (30)
15 Lợi nhuận sau thuế (2.548.237.328) (1.455.927.256) 1.092.310.072 (43)
Nguồn: Trích từ phòng kế toán của công ty, 2011 – 2012
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (bảng 3.1 và bảng 3.2), ta nhận thấy rằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến động giảm, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 7.476.211.133đ, đến năm 2012 đạt 4.953.821.524đ giảm 2.522.389.609đ, tương đương -34% so với năm 2011 Nguyên nhân của sự giảm này là do giá bán cũng như sản lượng trong năm 2012 có sự sụt giảm mạnh Và đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu thuần về bán hàng lại tiếp tục sụt giảm Cụ thể giảm 345.973.103đ tương đương giảm 17% so với 6 tháng
2012 Nguyên nhân chính là so sản lượng đơn đặt hàng sản xuất ngày càng ít
đi, từ đó làm ảnh hưởng đến tình hình doanh thu
Trang 36Về giá vốn thì năm 2011 của công ty là 5.428.866.581đ giảm 745.827.068đ, tương đương giảm 12% so với năm 2011 Cùng với sự giảm về giá vồn hàng bán thì chi phí kinh doanh của năm 2012 có tăng lên so với năm
2011 Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lại giảm Cụ thể là 137.246.322đ giảm 49% so với 6 tháng đầu năm 2012 Nguyên nhân chi phí tăng vào năm 2012 so với năm 2011 là do nền kinh tế trong năm gặp nhiều khó khăn và tình hình giá
cả diển biến phức tạp hơn Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì có xu hướng giảm
đi, nguyên nhân là do giảm về sản lượng, nên nó đã kéo theo những chi phí liên quan đến bán hàng cũng như quản lý cũng giảm theo
Tốc độ tăng chi phí có xu hướng tăng trong khi đó thì tốc độ tăng doanh thu thì có xu hướng giảm Năm 2011 lợi nhuận sau thuế lỗ là 880.288.960đ và đến năm 2012 thì tiếp tục lỗ cao hơn năm 2011 Cụ thể lỗ là 4.488.106.187đ tăng hơn năm 2011 là 3.607.817.227đ tương đương tăng 410% Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lỗ ít hơn 6 tháng đầu năm 2012 Nguyên nhân dẩn đến lợi nhuận lỗ là do tổng chi phí vượt quá doanh thu trong kỳ Đặc biệt là tiền vay của công ty phải trả rất nhiều, chính điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận
Như vậy sau khi phân tích tình hình hoạt động của công ty qua các kỳ như trên thì ta thấy rằng, công ty hoạt động thực sự chưa hiệu quả qua các năm Quản lý chi phí chưa tốt, còn phát sinh nhiều từ đó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 37CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN TÂN THÀNH CÔNG 4.1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
- Sản phẩm được tạo thành là gang đúc, thau đúc và nhôm đúc
Quá trình thu mua nguyên vật liệu
Trang 38Muốn sản xuất thành sản phẩm thì điều quan trọng nhất là phải có
nguyên vật liệu để tạo thành sản phẩm đó Trong từng sản phẩm thì:
- Sản phẩm gang: Nguyên liệu chủ yếu là gang
- Sảm phẩm thau: Nguyên vật liệu chủ yếu là thau
- Sản phẩm nhôm: Thì nguyên vật liệu chủ yếu là nhôm
Những nguyên vật liệu trên là doanh nghiệp mua từ những công ty chế biến phế liệu sau khi đã được sàn lọc và loại bỏ tạp chất ra và lấy phần nguyên chất Nguồn thu mua chủ yếu là ở TP.HCM Do đó, chi phí vận chuyển cho những sản phẩm này rất nhiều và nó ảnh hưởng đến giá vốn của sản phẩm sản xuất ra
Ta xem giá trị nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2013 của doanh nghiệp như sau:
ảng 4.1 ảng tổng hợp tình hình thu mua NVL vào sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2013 đối với 3 loại phế phẩm
Nguồn: Trích từ phòng kế toán của doanh nghiệp, 6T/2013
Đưa nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm
Khi nguyên vật liệu được thu mua và đưa vào sản xuất thì đây là những phế phẩm chưa được xử lý, do đó ở giai đoạn này được gọi là phế phẩm, khi đưa vào xử lý và sản xuất hoàn thành thì gọi là thành phẩm Nhìn vào bảng phế phẩm trên ta thấy rằng, giá mua đối với thau là rất cao, và dòng sản phẩm này cũng là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp Do đây là phế phẩm nên khi đưa vào sản xuất thì cần phải sàn lọc, nghiền nhỏ Vì vậy, sự hao hụt là điều khó tránh khỏi
Sau khi sàn lọc xong doanh nghiệp tiến hành đưa vào sản xuất
Sau khi đã có được nguyên vật liệu cần để sản xuất sản phẩm thì doanh nghiệp tiến hành đưa nguyên vật liệu vào phân xưởng để nấu, trong quá trình nấu thì công nhân sẽ trực tiếp đưa vào và trong quá trình đó ngoài nguyên vật
Trang 39Hóa chất tạo độ kết dính, nước màu bóng, chất tạo độ bền và chống rỉ Ngoài
ra, để góp phần tạo nên sản phẩm thì cần có nhân công (tức là công nhân trực
tiếp làm ra sản phẩm này Qua đó, kết hợp với sự quản lý của người quản lý tại
phân xưởng đúc
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN
THÀNH CÔNG THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ
4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu của các sản phẩm đều khác nhau, nguyên nhân là
do sự khác nhau về giá cả và khối lượng mua vào của các nguyên vật liệu
Sự khác nhau về giá cả nguyên vật liệu mua vào của các sản phẩm làm ra
phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố: Vùng nguyên liệu, giá cả, mua của ai, quãng
đường vận chuyển, thời điểm mua
Để hình dung rỏ hơn điều đó ta có thể xem xét bảng dưới đây, và đây
cũng là số nguyên vật liệu được thu mua và đưa vào sản xuất (tức là số nguyên
vật liệu mua trong kỳ được đưa vào sản xuất hết)
ảng 4.2: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phân loại chi phí Chi phí khả biến
Nguồn: Trích từ bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL của doanh nghiệp, 6T/2013
Nhìn vào bảng 4.2 trên ta cũng thấy được tổng giá trị cấu nên sản phẩm
đối với thau là rất lớn, nhưng số lượng của thau so với của gang thì lại ít hơn,
điều này cho thấy nguồn nguyên liệu để sản xuất dòng sản phẩm thau rất ít,
trong khi đó phần nguyên vật liệu cũng như doanh thu đóng góp vào lợi
nhuậncủa dòng sản phẩm này đối với doanh nghiệp thì rất nhiều
Đối với thau thì nguyên vật liệu thu mua ít, nhưng sản phẩm này bán rất
chạy, được nhiều cơ sở đặt mua, phần trăm đóng góp trong tổng doanh thu của
3 sản phẩm này là 85% trong tổng doanh thu đạt được trong 6 tháng đầu năm
2013 là: 957.824.948đ chiếm: 814.151.206đ (xem bảng 4.11)
Trang 40Trong khi đó, sản phẩm làm từ gang lại được sản xuất nhiều hơn thau, do
đây là sản phẩm có giá thu mua rẻ nên được doanh nghiệp mua và sản xuất
nhiều Ngoài ra, sản phẩm làm từ nhôm thì lại ít được đặt hàng nên lượng thu
mua và sản xuất đối với sản phẩm này cũng ít
Để thấy rỏ, ta xem đồ thị minh họa sau đây:
Hình 4.2 Đồ thị chi phí nguyên vật liệu trực tiếpNhìn vào hình 4.2 Ta thấy rất rỏ là nguyên vật liệu thau chiếm giá trị rất
lớn trong 3 dòng sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng có điều rằng giá trị thu
mua của nguyên liệu này lại rất là hạn chế Hạn chế là do nguồn thu mua từ
nguyên vật liệu này rất là khan hiếm Chủ yếu được thu mua từ những tỉnh
thành như: Bình Dương, Đồng Nai, thành phố HCM…điều này đã phát sinh
thêm nhiều chi phí nhất là chi phí vận chuyển, vì thế đã đẩy giá gốc tăng cao,
nên đã ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu của dòng sản phẩm này
4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản
chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền
lương, tiền công, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp…được tính vào chi phí quy định và được tập hợp ở tại phân xưởng
sản xuất để sản xuất ra từng dòng sản phẩm đó
Để thấy rõ ta xem xét bảng tổng hợp về chi phí nhân công trực tiếp ở các