Quy trình sản xuất sản phẩm đúc
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm đúc Giải thích sơ đồ:
- Nguyên vật liệu sau khi mua về được doanh nghiệp sàn lọc và cho vào máy nghiền nhỏ để tách nhỏ nguyên vật liệu ra.
- Sau đó doanh nghiệp cho vào nấu, kèm theo những nguyên liệu phụ như: Hóa chất tạo độ kết dính, nước màu bóng, chất tạo độ bền và chống rỉ.
- Sau khi được nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm nguyên liệu tan chảy và rót cho vào khuôn đúc đã định sẵn, với thời gian thích hợp để khuôn ra và tạo thành sản phẩm.
- Sản phẩm được tạo thành là gang đúc, thau đúc và nhôm đúc. Quá trình thu mua nguyên vật liệu
NGUYÊN VẬT LIỆU
NẤU
KHUNG ĐÚC
THÀNH PHẨM
Muốn sản xuất thành sản phẩm thì điều quan trọng nhất là phải có nguyên vật liệu để tạo thành sản phẩm đó. Trong từng sản phẩm thì:
- Sản phẩm gang: Nguyên liệu chủ yếu là gang - Sảm phẩm thau: Nguyên vật liệu chủ yếu là thau - Sản phẩm nhôm: Thì nguyên vật liệu chủ yếu là nhôm
Những nguyên vật liệu trên là doanh nghiệp mua từ những công ty chế biến phế liệu sau khi đã được sàn lọc và loại bỏ tạp chất ra và lấy phần nguyên chất. Nguồn thu mua chủ yếu là ở TP.HCM. Do đó, chi phí vận chuyển cho những sản phẩm này rất nhiều và nó ảnh hưởng đến giá vốn của sản phẩm sản xuất ra.
Ta xem giá trị nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2013 của doanh nghiệp như sau:
ảng 4.1 ảng tổng hợp tình hình thu mua NVL vào sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2013 đối với 3 loại phế phẩm
(Đơn vị tính: đồng)
Chi tiết Gang Thau Nhôm Tổng
Giá mua (đ/kg) 2.177 44.557 13.738 -
Số lượng (kg) 17.500 4.800 900 -
Tổng tiền 38.096.140 213.873.068 12.364.537 264.333.745
Nguồn: Trích từ phòng kế toán của doanh nghiệp, 6T/2013
Đưa nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm
Khi nguyên vật liệu được thu mua và đưa vào sản xuất thì đây là những phế phẩm chưa được xử lý, do đó ở giai đoạn này được gọi là phế phẩm, khi đưa vào xử lý và sản xuất hoàn thành thì gọi là thành phẩm. Nhìn vào bảng phế phẩm trên ta thấy rằng, giá mua đối với thau là rất cao, và dòng sản phẩm này cũng là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp. Do đây là phế phẩm nên khi đưa vào sản xuất thì cần phải sàn lọc, nghiền nhỏ. Vì vậy, sự hao hụt là điều khó tránh khỏi.
Sau khi sàn lọc xong doanh nghiệp tiến hành đưa vào sản xuất
Sau khi đã có được nguyên vật liệu cần để sản xuất sản phẩm thì doanh nghiệp tiến hành đưa nguyên vật liệu vào phân xưởng để nấu, trong quá trình nấu thì công nhân sẽ trực tiếp đưa vào và trong quá trình đó ngoài nguyên vật
Hóa chất tạo độ kết dính, nước màu bóng, chất tạo độ bền và chống rỉ. Ngoài ra, để góp phần tạo nên sản phẩm thì cần có nhân công (tức là công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm này. Qua đó, kết hợp với sự quản lý của người quản lý tại phân xưởng đúc.
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ
4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu của các sản phẩm đều khác nhau, nguyên nhân là do sự khác nhau về giá cả và khối lượng mua vào của các nguyên vật liệu.
Sự khác nhau về giá cả nguyên vật liệu mua vào của các sản phẩm làm ra phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố: Vùng nguyên liệu, giá cả, mua của ai, quãng đường vận chuyển, thời điểm mua...
Để hình dung rỏ hơn điều đó ta có thể xem xét bảng dưới đây, và đây cũng là số nguyên vật liệu được thu mua và đưa vào sản xuất (tức là số nguyên vật liệu mua trong kỳ được đưa vào sản xuất hết)
ảng 4.2: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(Đơn vị tính: đồng)
Chi tiết Gang Thau Nhôm Tổng
Giá xuất (đ/kg) 2.177 44.557 13.738 -
Số lượng (kg) 17.500 4.800 900 -
Tổng tiền 38.096.140 213.873.068 12.364.537 264.333.745 Phân loại chi phí Chi phí khả biến
Nguồn: Trích từ bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL của doanh nghiệp, 6T/2013
Nhìn vào bảng 4.2 trên ta cũng thấy được tổng giá trị cấu nên sản phẩm đối với thau là rất lớn, nhưng số lượng của thau so với của gang thì lại ít hơn, điều này cho thấy nguồn nguyên liệu để sản xuất dòng sản phẩm thau rất ít, trong khi đó phần nguyên vật liệu cũng như doanh thu đóng góp vào lợi nhuậncủa dòng sản phẩm này đối với doanh nghiệp thì rất nhiều.
Đối với thau thì nguyên vật liệu thu mua ít, nhưng sản phẩm này bán rất chạy, được nhiều cơ sở đặt mua, phần trăm đóng góp trong tổng doanh thu của 3 sản phẩm này là 85% trong tổng doanh thu đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013 là: 957.824.948đ chiếm: 814.151.206đ (xem bảng 4.11)
Trong khi đó, sản phẩm làm từ gang lại được sản xuất nhiều hơn thau, do đây là sản phẩm có giá thu mua rẻ nên được doanh nghiệp mua và sản xuất nhiều. Ngoài ra, sản phẩm làm từ nhôm thì lại ít được đặt hàng nên lượng thu mua và sản xuất đối với sản phẩm này cũng ít.
Để thấy rỏ, ta xem đồ thị minh họa sau đây:
0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000
GANG THAU NHÔM
2.177 17.500 44.557 4.800 13.738 900 38.096.140 213.873.068 12.364.537 Giá mua (đ/kg) Số lượng (kg) Tổng tiền
Hình 4.2 Đồ thị chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nhìn vào hình 4.2. Ta thấy rất rỏ là nguyên vật liệu thau chiếm giá trị rất lớn trong 3 dòng sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng có điều rằng giá trị thu mua của nguyên liệu này lại rất là hạn chế. Hạn chế là do nguồn thu mua từ nguyên vật liệu này rất là khan hiếm. Chủ yếu được thu mua từ những tỉnh thành như: Bình Dương, Đồng Nai, thành phố HCM…điều này đã phát sinh thêm nhiều chi phí nhất là chi phí vận chuyển, vì thế đã đẩy giá gốc tăng cao, nên đã ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu của dòng sản phẩm này.
4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…được tính vào chi phí quy định và được tập hợp ở tại phân xưởng sản xuất để sản xuất ra từng dòng sản phẩm đó
Để thấy rõ ta xem xét bảng tổng hợp về chi phí nhân công trực tiếp ở các phân xưởng sản xuất của từng dòng sản phẩm như sau:
ảng 4.3: Tổng hơp chi phí nhân công trực tiếp
(Đơn vị tính: đồng)
Chi phí Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc 1: Tiền lương 12.911.000 59.467.000 3.716.710 2: Kinh phí công đoàn 258.220 1.189.340 74.334 3: ảo hiểm xã hội 2.194.870 10.109.390 631.841 4: ảo hiểm y tế 387.330 1.784.010 111.501 5: ảo hiểm thất nghiệp 129.110 594.670 37.167 Tổng cộng 15.880.075 73.144.589 4.571.537 Phân loại chi phí Chi phí bất biến
Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013
Xét riêng về chi phí cho sản phẩm thau đúc nói riêng và chi phí cho 3 sản phẩm nói chung thì ta thấy chi phí của thau vẩn chiếm thế chủ động. ởi vì, sản phẩm thau là sản phẩm sản xuất khó, thời gian hoàn thành lâu hơn 2 sản phẩm còn lại. Ngoài ra công đoạn xử lý cũng lâu, do yêu cầu đối với mặc hàng này phải cẩn thẩn và chi tiết hơn. Cho nên tiền lương và thời gian khấu hao máy đối với nó cũng nhiều hơn 2 sản phẩm còn lại. Ngược lại thì đối với 2 sản phẩm gang và nhôm đều là những sản phẩm dể làm và thời gian hoàn thành nhanh hơn thau, nên tiền công phải trả cho công nhân sản xuất đối với 2 sản phẩm này cũng ít hơn. Mặc dù, sản phẩm gang đúc được công nhân sản xuất ra nhiều hơn thau đúc và nhôm đúc, nhưng tiền công trả cho sản phẩm này lại ít hơn thau. Điều này cũng đã nói ở trên. Do thau đúc là dòng sản phẩm được sản xuất theo quy trình khó, lâu và đòi hỏi độ bền cao, cho nên tiền công phải trả cho công nhân sản xuất đối với dòng sản phẩm này cũng sẽ cao hơn.
0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000
GANG THAU NHÔM
15.880.075
73.144.589
4.571.537
NCTTSXSP
NCTTSXSP
Hình 4.3 Đồ thị chi phí nhân công trực tiếp
4.2.3 Chi phí sản xuất chung
Cũng như chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí quản lý phân xưởng, chi phí sữa chữa, chi phí khấu hao, chi phí vật liệu phụ như: Công cụ dụng cụ, một số nguyên liệu khác dùng ở phần xưởng để phục vụ sản xuất, chi phí điện nước...
Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp được tập hợp theo phân xưởng sản xuất của từng dòng sản phẩm đó. Chi phí sản xuất chung của từng dòng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2013 được tập hợp qua bảng sau:
ảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất chung
(Đơn vị tính: đồng)
Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013
Khoản mục Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Phân loại CP 1: Lương + Trích H 7.767.821 32.267.900 3.249.041 ất biến 2: Khấu hao TSCĐ 24.060.720 112.283.361 7.351.887 ất biến 3: Dầu chạy máy 5.012.650 27.427.787 2.673.413 Khả biến 4: Phí vc kho 1.002.530 5.951.962 668.353 Khả biến 5: Điện SX 5.012.650 32.080.960 2.005.060 Hỗn hợp 6: Nước SX 2.005.060 10.693.653 668.353 Khả biến 7: Công cụ dụng cụ 3.007.590 16.040.480 1.336.707 Khả biến
Trong phần chi phí điện phục vụ sản xuất sản phẩm, thì đó là chi phí hỗn hợp (tức là vừa có chi phí khả biến và chi phí bất biến).
ảng 4.5: Chi phí điện phục vụ sản xuất
(Đơn vị tính: đồng)
Điện Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc
Chi phí khả biến 4.892.650 31.960.960 1.885.060 Chi phí bất biến 120.000 120.000 120.000 Tổng cộng 5.012.650 32.080.960 2.005.060
Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013
Ta thấy rằng: Phần chi phí bất biến có trong chi phí điện phải trả là 120.000đ là cố định (dùng cho chi phí điện thoại). Điều này nói lên dù có sử dụng điện thoại hay không sử dụng thì hàng tháng doanh nghiệp cũng phải trả số tiền cước phí là 20.000đ cho từng dòng sản phẩm.
Và qua bảng 4.5 trên, ta thấy rằng dòng sản phẩm thau đúc vẩn là dòng sản phẩm có chi phí sản xuất chung lớn nhất, do sản phẩm này có thời gian và quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn và thời gian hoàn thành lâu nên những khoản chi phí phải bỏ ra để sản xuất cho thau cũng nhiều hơn. Ngược lại thì nhôm đúc lại là sản phẩm có tổng chi phí sản xuất chung thấp nhất, do nhôm là dòng sản phẩm được sản xuất ít và không phải là sản phẩm chủ lực của công ty, công ty tập trung đầu tư chi phí sản xuất chủ yếu vào 2 dòng sản phẩm còn lại. Đặc biệt là thau đúc.
Ta thấy, trong phần chí phí sản xuất chung thì chi phí này đã bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến trong đó. Trong đó chi phí bất biến chiếm nhiều hơn chi phí khả biến.
Chi phí bất biến bao gồm 3 khoản đó là chi phí lương + khoản trích bảo hiểm, chi phí khấu hao và một phần của chi phí điện thoại, 3 khoản chi phí này chiếm hầu như chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp. Điều này nói lên chi phí mà doanh nghiệp chi trả cho 3 khoản này là rất lớn.
Đối với chi phí khấu hao, qua 6 tháng đầu năm 2013, thì chi phí này cũng chiếm một phần không nhỏ, nó chiếm lớn hơn cả chi phí lương phải cho cho nhân viên quản lý. Doanh nghiệp làm về nghành nghề kinh doanh sản xuất những sản phẩm này thì đòi hỏi máy móc thiết bị nhiều, lớn. Đồng thời cũng phải mua thường xuyên. Theo như thống kê thì được biết cứ mỗi năm thì doanh nghiệp đều phải thanh lý một tài sản cố định để thay đổi, đổi mới do
tuổi thọ máy trong lĩnh vực này và chạm và sức chịu rất nhiều do lực ép nguyên vật liệu, nghiền nhỏ. Chính vì điều đó nó đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến chi phí của doanh nghiệp. Đặc biệt là chi phí khấu hao, vì máy móc tuổi thọ ít nên thời gian khấu hao nhanh và toàn bộ giá trị của tài sản cố định đều được phân bổ theo thời gian ngắn, làm tăng chi phí lên cao.
Ngoài ra, để sản xuất nên sản phẩm thì cần có 3 loại chi phí đó là: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công - Chi phí sản xuất chung.
Để hình dung thấy rỏ hơn điều này chúng ta xem xét chi phí sản xuất của các dòng sản phẩm như sau:
Chi phí sản xuất của từng dòng sản phẩm
ảng 4.6: ảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng dòng sản phẩm
(Đơn vị tính: đồng)
Chi phí Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Tổng 1: NVL 38.096.140 213.873.068 12.364.537 264.333.745 2: Lương + Trích H 22.055.660 101.589.707 6.349.357 129.994.724 3: Khấu hao TSCĐ 24.060.720 112.283.361 7.351.887 143.695.968 4: Dầu chạy máy 5.012.650 37.427.787 2.673.413 45.113.850 5: Phí vc kho 1.002.530 10.693.653 668.353 12.364.537 6: Điện SX 5.012.650 32.080.960 2.005.060 39.098.670 7: Nước SX 2.005.060 10.693.653 668.353 13.367.067 8: Công cụ dụng cụ 3.007.590 16.040.480 1.336.707 20.384.777 Tổng cộng 100.253.001 534.682.670 33.417.667 668.353.338
Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013
Trong quá trình sản xuất thì số lượng sản phầm hoàn thành từng sản phẩm như sau:
Đối với sản phẩm gang đúc
- Sản phẩm hoàn thành là: 10.082kg
Trong quá trình sản xuất sản phẩm sự hao hụt rất nhiều. Từ 17.500kg
(xem chi tiết bảng 4.1), phế liệu đưa vào sản xuất và tạo ra sản phẩm gang đúc chỉ còn 10.082kg. Điều này nói lên sự hao hụt rất lớn, chiếm hơn phân nữa. Nếu doanh nghiệp biết cách hạn chế sàn lọc trong khâu thu mua nguyên vật liệu phế phẩm tốt thì phần loại bỏ sẽ ít đi. Cũng trong quá trình sản xuất lượng tiêu hao cũng chiếm phần nhiều trong quá trình sản phẩm hoàn thành đem gia công, đánh bóng, chính vì điều đó nên khoảng hao mòn do đánh bóng, gia công lại, nên đã tiêu hao rất nhiều.
Không thể không nói đến vấn đề máy móc. Tuy doanh nghiệp đã thay đổi công nghệ liên tục là dựa vào số tiền hằng năm từ thanh lý, nên việc do công nghệ tác giả sẽ không đề cập đến. Mà điều được đề cặp ở đây là khâu thu mua, do phế liệu mua rẻ nên sự sàn lọc rất ít, do đó sau khi mua về bắt buộc doanh nghiệp phải sàn lọc lại một lần nữa để trở thành nguyên liệu sản xuất sản phẩm
Đối với sản phẩm thau đúc - Sản phần hoàn thành là: 4.794kg
- Giá thành sản xuất là: 534.682.670/4.794 = 111.532đ/kg
Như chúng ta cũng đã biết thì sản phẩm thau đúc là nguồn kinh doanh chính của doanh nghiệp. ởi vì tình hình sản xuất kinh doanh đối với sản phẩm này trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao, hầu như bao gồm toàn bộ và nguồn thu từ khoản này cũng rất lớn, nhưng ngược lại nguồn thu mua từ phế liệu này rất là hiếm. Vì phế liệu này trên thị trường ít được sử dụng và chỉ phục vụ cho một số chi tiết cần thiết trong máy móc, đóng tàu, chế tạo máy…
Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải phát huy điều này bằng cách tìm nguồn thu mua. Theo như được biết thì nhu cầu đối với sản phẩm thau đúc này ở doanh nghiệp là rất lớn, rất nhiều công ty đặt hàng từ sản phẩm đúc này. Vì vậy, giá bán cho sản phẩm này cũng khá cao lên tới 169.827đ/kg (xem chi tiết bảng 4.12)
Sản phẩm thau đúc là sản phẩm có giá thành sản xuất cao nhất lên đến 111.532đ/kg, cao hơn 2 sản phẩm còn lại.
Sản phẩm thau đúc cao là vì chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm này rất là