sẽ nhiều hơn. Và đó cũng là cách để giảm chi phí, hạn chế sự hao hụt trong quá trình sản xuất sản phẩm (vì theo tâm lý sản xuất ra nhiều thì họ sẽ được hưởng nhiều).
Ngoài ra cần nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng khao học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động, nghiên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ, tay nghề. ên cạnh đó công ty áp dụng chế độ khen thưởng cho tập thể, cá nhân xuất sắc trong quá trình sản xuất.
5.2.3 Chi phí sản xuất chung
Sản xuất mà hao hụt là điều khó tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Do đó cần phải có người quản lý giỏi để thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rà soát chặt chẽ những tổn thất hao hụt do chế biến, sản xuất…nếu hạn chế được điều này thì chi phí sản phẩm sản xuất giảm đi đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp nên thay đổi máy móc, thiệt bị sản xuất, thanh lý những tài sản không hiệu quả để giảm chi phí khấu hao, vì trong thơi gian qua chi phí này chiếm khá lớn trong tổng số chi phí tạo nên sản phẩm.
5.2.4 Chi phí bán hàng
Thực sự doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều cho bộ phận bán hàng, bộ phận này chỉ hoạt động khi sản xuất hoàn thành và giao cho khách, chứ chưa thật sự có gì mới trong quá trình hoạt động. Do đó cần làm tốt việc nghiên cứu thị trường, tìm thêm nguồn khách hàng mới. Phải luôn luôn cập nhật, tìm nguồn thu mua nguyên vật liệu đối với những sản phẩm có nhu cầu cao và cũng như nguồn đầu ra cho những sản phẩm này. Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận qua đó thấy được nguyên nhân tăng, giảm lợi nhuận để có biện pháp quản lý thích hợp.
5.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Phân công phân cấp quản lý, phòng kế toán phải kiểm trả theo dõi nếu có những khoản chi không hợp lý thì kiên quyết không thanh toán, nên thường xuyên theo dõi tình hình xuất kho nguyên vật liệu và số thành phẩm sản xuất thành xem những sản phẩm nào hao hụt nhiều thì cần có những biện pháp xử lý kịp thời, để nhằm tối thiếu sự tiêu hao, lãnh phí nguyên vật liệu nhất có thể
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc làm hết sức cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy được mối quan hệ giữa 3 nhân tố chính, quyết định nên sự thành công của mỗi công ty, từ khối lượng giá bán với chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận thu về. Và để có thể ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề tiên quyết đầu tiên là phải kiểm soát được chi phí. Muốn được như vậy thì mỗi công ty phải biết được cơ cấu chi phí của mình, biết được ưu nhược điểm để từ đó có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặc khác, công ty cũng dựa vào mối quan hệ này để thiết lập những chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.
Đối với tôi đề tài này hết sức thiết thực và quan trọng cho bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, nhưng để có thể làm được đòi hỏi sự chính xác về số liệu cùng kiến thức và khả năng phân tích sâu và phải nắm rỏ tình hình hoạt động của công ty. Trong khi đó, một mặt do hạn chế về thời gian thực tập mặc khác công ty chưa có hệ thống kế toán quản trị nên những thông số có liên quan phải lấy từ phòng kế toán tài chính, dẩn đến bài viết không thể tránh khỏi những sai sót và thiếu chính xác. Nhưng tác giả cũng hy vọng rằng thông qua bài nghiên cứu này, sự đóng góp một phần nhỏ có thể giúp công ty quản lý hoạt động hiệu quả hơn và có sự quan tâm đúng mức đến kế toán quản trị nhất là trong gian đoạn cạnh trang khóc liệt nay và khi công ty muốn đầu tư mở rộng sản xuất trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn ình, 2010. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM
2. Nguyễn Văn Thuận, 2002. Phân tích điểm hòa vốn và đòn cân định phí, kế toán quản trị. Đại học kinh tế TP.HCM
3. Phạm Văn Dược, 2006. Kế toán quản trị. Đại học kinh tế TP.HCM. NX Thống Kê
3. Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán quản trị (Lý thuyết, Bài tập và Bài giải). NX Thống Kê
4. Phước Minh Hiệp – Lê Thị Văn Đan, 2006. Dự báo doanh thu – Thiết lập và thẩm định dự án. Nhà xuất bản thống kê
5. Tập thể tác giả khoa kế toán – kiểm toán, 1997. Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM. Nhà xuất bản thống kê.