Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 27)

Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong điều kiện đơn giá bán thay đổi. Trong những phần trên ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không đổi thì cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn. Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?

Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến khi giá bán thay đổi thì cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó.

2.1.9 Hạn chế của mô hình phân tích CVP

2.1.9.1 Một số giả thuyết giới hạn phân tích mối quan hệ C-V-P

Qua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, chúng ta thấy rằng việc đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích để ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là:

- Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên., thực tế cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo dạng gộp chứ không phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định.

- Phải phân tích một cách chính xác phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân tích chi phí hỗn hợp

Tỷ lệ số dư an toàn= Mức doanh thu an toàn

thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng.

- Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn thì điều này có nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có thực trong thực tế. Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển tình hình thanh toán...

- Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này không đúng bởi vì nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị (Điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động...)

2.1.9.2 Các giả định khi thực hiện phân tích C-V-P

Phép phân tích mô hình C-V-P chỉ hữu dụng trong điều kiện cụ thể và khi các giả thiết là đúng. Luận văn này thực hiện theo các điều kiện và giả định như sau:

- iến phí và định phí được tính toán tương đối chính xác. - Chi phí và giá ổn định trong một thời kỳ hoạch định.

- Khối lượng sản xuất và tiêu thụ và bằng nhau (tức là sản xuất được bao nhiều thì tiêu thụ trong kỳ đó bấy nhiều).

- Doanh thu bán hàng tổng hợp không thay đổi trong một kỳ hoạch định…

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung

Nghiên cứu mô tả, từ hoạt động của doanh nghiệp cho đến những phân tích, kết luận và giải pháp.

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: ảng nhật ký sản xuất, kinh doanh, bảng tổng hợp báo cáo số lượng hàng sản xuất và tiêu thụ, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số cái, sổ chi tiết các tài khoản, sổ sản xuất kinh doanh liên quan đến chi phí...

Số liệu sơ cấp: Hỏi, trao đổi trực tiếp với kế toán tổng hợp và tham quan trực tiếp quy trình sản xuất sản phẩm đó tại doanh nghiệp.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu được phân tích theo các phương pháp sau:

Phương pháp diễn dịch: Số liệu thu thập được. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá, phân tích về sự ảnh hưởng của cơ cấu chi phí.

Phương pháp mô tả: Sử dụng biểu bảng, đồ thị thể hiện các chỉ tiêu cần nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp: Từ kết quả đã phân tích được, đưa ra phương án hoạt động hiệu quả, cũng như những nhận xét về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂN THÀNH CÔNG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Cần Thơ là một trong những tỉnh lớn của Đồng ằng Sông Cửu Long, vốn là vùng sông nước nên nhu cầu về phụ tùng về các phương tiện vận chuyển đường thủy (chân vịt tàu), các ngành gia công cơ khí được xem là một nhu cầu thiết yếu. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, năm 1990 cơ sở đúc gang Tân Thành Công ra đời. Khởi đầu bằng nghề sản xuất các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại…Cơ sở Tân Thành Công đã thu hút được nhiều khách hàng.

Sau 10 năm hoạt động dạng cơ sở đến ngày 21/08/2000 chủ cơ sở chuyển sang hình thức Doanh nghiệp tư nhân.

Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gần với người tiêu dùng vì mẫu mã, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng hạn, giá cả phù hợp.

Từ năm 2002 do nhu cầu chuyển từ ghe gỗ sang xà lan, ghe sắt càng tăng doanh nghiệp Tân Thành Công đã bước sang một bước đột phá, chủ doanh nghiệp đầu tư máy móc cơ sở vật chất để nhận đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.

Đi đôi với sự phát triền lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp không ngừng đổi mới máy móc, trang thiết bị và nâng cao tay nghề của thợ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Với các thông tin sơ lược về doanh nghiệp như sau:

 Tên doanh nghiệp: DNTN Tân Thành Công

 Địa chỉ trụ sở: 121A Tầm Vu, P Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.CẦN THƠ

 Chủ doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Lợi

 Điện thoại: 0710.3820564 – 0710.2220866 , Fax: 07103.839166

 Mã số thuế: 1800393136

 Địa chỉ giao dịch: 52-54 Đồng Khởi, P. An Lạc, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Giấy chứng nhận ĐKKD số 5701000146 do Sở KH & ĐT - TPCT cấp lần đầu ngày 21/08/2000 với vốn đầu tư ban đầu 1.647.500.000 đồng.

Từ năm 2000 đến nay doanh nghiệp đã 7 lần bổ sung trên giấy chứng nhận ĐKKD và thời điểm gần nhất là đăng ký cấp lại và thay đổi lần 7 ngày 19/02/2009 với tổng vốn đầu tư 9.729.197.190 đồng.

3.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 3.2.1 Mục đích 3.2.1 Mục đích

Nhằm giải quyết nhu cầu về phụ tùng cho các phương tiện vận chuyển đường thủy (chân vịt), các ngành gia công cơ khí ở Đ SCL. Sản xuất và cung cấp vào thị trường các sản phẩm, phụ tùng có chất lượng an toàn. Đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách ổn định và phù hợp với mục đích đề ra.

Tích lũy và góp phần cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa bàn .

3.2.2 Phạm vi hoạt động

Chủ yếu là hoạt động và sản xuấtcác loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại cho một số cở sở đóng tàu, chủ hộ, nông dân tại địa bàn và một số tỉnh lân cận.

Và cho đến nay doanh nghiệp đã mở rộng và tham gia vào các lĩnh vực mới như là đóng mới và sửa chửa phương tiện thủy, vận chuyển hàng hóa đường thủy và đường bộ, xây dựng dân dụng, giao thông, san lắp mặt bằng, khai thác cát đá, cho thuê thiết bị cơ giới, xuất nhập khẩu cát. Với mong muốn sẽ mở rộng quy mô và mở rộng thị trường hơn nữa.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA DOANH NGHIỆP 3.3.1 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Hình 3.1: Bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG ĐÓNG TÀU PHÂN XƯỞNG ĐÚC PHÂN XƯỞNG SX

3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: Là người đại diện cho doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng đơn vị. Thực hiện quan hệ ngoại giao, ký kết các hợp đồng kinh tế.

Phòng kế toán: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính hạch toán kế toán trong doanh nghiệp, quản lý vật tư, tài sản, vốn nhằm phục vụ có hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp theo sự hướng dẫn và quy định kế toán Việt Nam ban hành.

Phân xưởng đúc: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ đúc gang, thau, nhôm.

Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ gia công cơ khí, hàn tiện kim loại các loại theo yêu cầu.

Phân xưởng đóng tàu: Có nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy.

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA 3.4.1 Thuận lợi

Với thời gian hoạt động hơn 10 năm kinh nghiệm doanh nghiệp đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, nhất là mặt hàng chân vịt tàu đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao được nhiều khách hàng lựa chọn.

Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 7km, nằm ven sông Hậu có thuận lợi về đường thủy lẫn đường bộ giúp doanh nghiệp dể dàng mua bán, giao lưu với khách hàng.

Hiện nay, các công trình ngày càng nhiều lượng tàu thuyền gia tăng do đó nhu cầu đóng mới cũng tăng cao. Vì vậy, doanh nghiệp có được lượng khách hàng dồi dào và mở rộng được thị trường.

Đồng thời với tính chất đa ngành đa nghề và dây chuyền của doanh nghiệp, nên đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ khâu đặt đúc đến khâu hàn tiện, lắp ráp, sửa chữa giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn.

Tính chất công việc không phức tạp lao động không cần tay nghề cao nên giá rẻ, tiết kiệm chi phí.

3.4.2 Khó khăn

Ngành cơ khí và đóng tàu với xu hướng ngày càng phát triển nên doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khá lớn. Do đó, cần có phương hướng phù hợp với

ên cạnh đó cơ khí cần vốn đầu tư cao, thu hồi vốn chậm do đó tiến trình đầu tư mới trang thiết bị tại doanh nghiệp còn dè dặt.

Do biến động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến giá cả đầu vào của vật liệu như sắt, thép làm tăng giá thành sản xuất, lợi nhuận giảm so với năm trước

Với công nghệ đúc chưa cao nên chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất. Nên doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao trình độ tay nghề thợ và quy trình sản xuất hơn nữa để đạt được sản phẩm tốt nhất.

Ngoài ra do chi phí quản lý trong doanh nghiệp quá cao nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, lỗ 2 năm liên tiếp cũng như 6 tháng đầu năm (2011, 2012; 6T/2012 và 6T/2013)

3.4.3 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Tân Thành Công rất đa dạng như: Sản xuất chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, sửa chữa tàu, đóng mới các loại phương tiện thủy.

Với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm thêm các thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong năm 2011 doanh nghiệp Tân Thành Công đang đầu tư thiết bị chất lượng cao cho công nghệ đúc chân vịt tàu để sản phẩm đạt hiệu quả tốt hơn cho khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời tay nghề của thợ được đào tạo chuyên sâu hơn với những kỹ thuật tiên tiến.

Doanh nghiệp phấn đấu trong vài năm tiếp theo sẽ có được quy trình sản xuất bằng máy móc thay thế cho lao động bằng tay nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013 QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013

ảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2011 – 2012 của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công

(Đơn vị tính: đồng)

Nguồn: Trích từ phòng kế toán của công ty, 2011 - 2012

Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch

(2012/2011) %

Doanh thu 7.476.211.133 4.953.821.524 (2.522.389.609) (34)

Các khoản giảm trừ 0 0 - -

Doanh thu thuần 7.476.211.133 4.953.821.524 (2.522.389.609) (34) Giá vốn hàng bán 6.174.693.649 5.428.866.581 (745.827.068) (12) Lợi nhuận gộp 1.301.517.484 (475.045.057) (1.776.562.541) (136) DT hoạt động tài chính 4.172.347 2.619.415 (1.552.932) (37)

CP tài chính 1.273.758.630 3.394.902.972 2.121.144.342 167

Trong đó: CP lãi vay 1.273.758.630 3.394.902.972 2.121.144.342 167

Chi phí kinh doanh 482.423.974 525.366.305 42.942.331 9

Lợi nhuận thuần từ HĐKD (450.492.773) (4.392.694.919) (3.942.202.146) 875

Thu nhập khác 661.691.311 17.727.273 (643.964.038) (97)

Chi phí khác 1.091.487.498 113.138.541 (978.348.957) (90)

Lợi nhuận khác 429.796.187 95.411.268 (334.384.919) (78)

Lợi nhuận trước thuế (880.288.960) (4.488.106.187) (3.607.817.227) 410

CP thuế TNDN 0 0 - -

ảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch

2013/2012 %

1. Doanh thu bán hàng 2.064.920.786 1.718.947.683 (345.973.103) (17)

2. Các khoản giảm doanh thu 0 0 - -

3. Doanh thu thuần 2.064.920.786 1.718.947.683 (345.973.103) (17) 4. Giá vốn hàng bán 2.326.500.567 1.193.488.103 (1.133.012.464) (49)

5. Lãi gộp (261.579.781) 525.459.580 787.039.361 (301)

6. Doanh thu HĐTC 1.139.717 2.045.440 905.723 79

7. Chi phí HĐTC 2.008.296.690 2.180.721.308 172.424.618 9

Trong đó: Chi phí lãi vay 2.008.296.690 2.180.721.308 172.424.618 9 8. Chi phí kinh doanh 279.500.574 142.254.252 (137.246.322) (49) 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (2.548.237.328) (1.795.470.540) 752.766.788 (30)

10. Thu nhập khác - 790.909.092 790.909.092 100

11. Chi phí khác - 451.365.808 451.365.808 100

12. Lợi nhuận khác - 339.543.284 339.543.284 100

13. Tổng lợi nhuận TT (2.548.237.328) (1.455.927.256) 1.092.310.072 (43)

14. Chi phí thuế TNDN 0 0 - -

15. Lợi nhuận sau thuế (2.548.237.328) (1.455.927.256) 1.092.310.072 (43)

Nguồn: Trích từ phòng kế toán của công ty, 2011 – 2012

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (bảng 3.1 và bảng 3.2), ta nhận thấy rằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến động giảm, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 7.476.211.133đ, đến năm 2012 đạt 4.953.821.524đ giảm 2.522.389.609đ, tương đương -34% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này là do giá bán cũng như sản lượng trong năm 2012 có sự sụt giảm mạnh. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu thuần về bán hàng lại tiếp tục sụt giảm. Cụ thể giảm 345.973.103đ tương đương giảm 17% so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân chính là so sản lượng đơn đặt hàng sản xuất ngày càng ít đi, từ đó làm ảnh hưởng đến tình hình doanh thu.

Về giá vốn thì năm 2011 của công ty là 5.428.866.581đ giảm 745.827.068đ, tương đương giảm 12% so với năm 2011. Cùng với sự giảm về giá vồn hàng bán thì chi phí kinh doanh của năm 2012 có tăng lên so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lại giảm. Cụ thể là 137.246.322đ giảm 49% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chi phí tăng vào năm 2012 so với năm 2011 là do nền kinh tế trong năm gặp nhiều khó khăn và tình hình giá cả diển biến phức tạp hơn. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì có xu hướng giảm đi, nguyên nhân là do giảm về sản lượng, nên nó đã kéo theo những chi phí liên quan đến bán hàng cũng như quản lý cũng giảm theo.

Tốc độ tăng chi phí có xu hướng tăng trong khi đó thì tốc độ tăng doanh thu thì có xu hướng giảm. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế lỗ là 880.288.960đ và đến năm 2012 thì tiếp tục lỗ cao hơn năm 2011. Cụ thể lỗ là 4.488.106.187đ tăng hơn năm 2011 là 3.607.817.227đ tương đương tăng 410%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lỗ ít hơn 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẩn đến lợi

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 27)