Chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 48)

Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty là các khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh chung toàn doanh nghiệp phát sinh ở văn phòng và các phòng ban khác trong doanh nghiệp. Chi phí này gồm các khoản như: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí văn phòng phẩm, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoại…do các khoản chi phí này được trả cố định, ít có sự biến động theo sản lượng tiêu thụ trong kỳ cho nên toàn bộ các khoản chi phí này phát sinh trong kỳ được xem là chi phí bất biến và một phần chi phí khả biến có trong chi phí điện và nước.

Chi phí bất biến này được phân bổ theo doanh thu của từng mặt hàng ảng 4.9: ảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp

(Đơn vị tính: đồng)

chi phí Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Phân loại CP Lương + Trích H 6.596.045 14.626.013 7.456.399 ất biến Khấu hao TSCĐ 3.298.023 7.313.007 3.728.199 ất biến Tiếp khách 209.141 1.417.269 512.133 ất biến

Điện 680.200 757.900 571.000 Hỗn hợp

Nước 210.000 262.500 159.600 Khả biến

Tổng CPQLDN 10.993.409 24.376.689 12.427.331 -

Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013

Cũng giống như chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là chi phí hỗn hợp. Trong đó chi điện là hỗn hợp. Cụ thể là:

ảng 4.10: Chi phí điện sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp

(Đơn vị tính: đồng)

Điện Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc

Chi phí khả biến 560.200 637.900 451.00

Chi phí bất biến 120.000 120.000 120.000

Tổng cộng 680.200 757.900 571.000

4.2.6 Tổng doanh thu của 3 dòng sản phẩm

ảng 4.11: ảng tổng hợp doanh thu 6 tháng đầu năm 2013

(Đơn vị tính: đồng)

Sản phẩm Giá bán (đ/kg) Số lượng (kg) Doanh thu Tỷ trọng

Gang đúc 9.500 10.082 95.782.495 10%

Thau đúc 169.827 4.794 814.151.206 85%

Nhôm đúc 65.000 737 47.891.247 5%

Tổng doanh thu 61.347 15.613 957.824.948 100%

Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013

Như vậy: Ta thấy rằng thau là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp. Thì doanh thu của thau chiếm hầu như toàn bộ. Chiếm đến 85% trong tổng số doanh thu đạt được từ việc bán 3 loại sản phẩm đúc này. Do thau là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn đặt mua và dòng sản phẩm này có giá cao, nên doanh số thu được từ dòng sản phẩm này là rất lớn. Nhưng ngược lại đầu vào đối với vật liệu thau này thì rất ít, do nguồn thu mua không nhiều, chủ yếu là đặt mua ở TP.HCM. Còn 2 nguyên vật liệu còn lại thì đầu vào rất nhiều, hầu như ở khu vực nào cũng có. Qua đó, ta cũng dể thấy rằng đối với nhôm thì tỷ lệ chiếm trong tổng doanh thu rất ít, chỉ 5% trong tổng số đạt được, điều này cho thấy dòng sản phẩm nhôm đúc hầu như không được doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều

ảng giá bán và số lượng đạt được trong sau 6 tháng đầu năm 2013 của doanh nghiệp, trong kỳ tổng số lượng sản xuất thành và cũng chính là lượng tiêu thụ được trong kỳ đạt được cụ thể như sau:

Nhìn vào bảng trên, ta thấy giá bán đối với thau là cao nhất, và việc này đồng nghĩa với giá mua đối với nguyên vật liệu này cũng khá cao, giá mua lên đến 44.557đ/kg (xem chi tiêt tại bảng 4.1)

Chúng ta thử so sánh sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của doanh nghiệp để biết được sản phẩm nào có mức tăng giá bán hơn so với sản phẩm còn lại. Ta có bảng giá thành sản xuất 3 sản phẩm như sau:

ảng 4.12: Chi tiết giá thành sản xuất của 3 loại sản phẩm

(Đơn vị tính: đồng)

Sản phẩm Đơn vị (đ/kg) Số lượng (kg) Số tiền

Gang đúc 9.943 10.082 100.253.001

Thau đúc 111.532 4.794 534.682.670

Nhôm đúc 45.356 737 33.417.667

Tổng giá thành 42.807 15.613 668.353.338

Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013

Ta so sánh 2 bảng 4.11 và 4.12 dể dàng nhận thấy rằng đối với 2 sản phẩm thau đúc và nhôm đúc thì giá bán cao hơn giá vốn sản xuất ra. Riêng đối với sản phẩm gang đúc thì giá bán sản phẩm này lại thấp hơn giá vốn. Tại sao lại có điều này? Vì đối với sản phẩm gang là sản phẩm mà doanh nghiệp được khách hàng ký kết hợp đồng đặt hàng trước và sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Mọi ký kết và thảo thuận trong quá trình phát sinh thì doanh nghiệp Tân Thành Công sẽ chịu mọi chi phí bỏ ra để sản xuất hoàn thành sản phẩm này. Do đó, khi sản xuất do biến động về giá cả nguyên vật liệu đầu vào là gang và đặc biệt là tiền lương và chi phí khấu hao, do mua máy mới đã làm tăng chi phí cho sản phẩm này lên tới 9.943đ/kg cao hơn giá bán đã ký kết hợp đồng theo đơn đặt hàng của khách hàng là: 9.500đ/kg. Một điều nữa là lượng hao hụt đối với nguyên liệu này là rất lớn, cụ thể NVL này được mua với số lượng là: 17.500kg và lượng sản xuất thành là: 10.082kg

Để thấy rỏ, ta xem xét bảng sau:

ảng 4.13: ảng chênh lệch tỷ lệ giá bán so với giá thành sản xuất

(Đơn vị tính: đồng)

Sản phẩm Đơn vị (đ/kg) Giá bán (đ/kg) Tỷ lệ

Gang đúc 9.943 9.500 -4%

Thau đúc 111.532 169.827 52%

Nhôm đúc 45.356 65.000 43%

Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6T/2013

Tính sự chênh lệch giá bán so với giá vốn của 2 sản phẩm thua đúc và nhôm đúc là 52% và 43%.

Còn sản phẩm gang đúc thì giá bán giảm so với giá vốn sản phẩm ra là: 4%

Qua đó, ta nhận thấy rằng thau vẩn là sản phẩm có được sức tăng giá bán mạnh nhất là 52%. Nếu trong kỳ sản xuất 3 sản phẩm này đều có số lượng cố định thì lợi nhuận đối với sản phẩm thau đúc là tăng mạnh nhất và ngược lại gang là sản phẩm giảm lợi nhuận.

Từ đây ta có thể thấy nếu như sản phẩm thau đúc tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn thì lúc này lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhiều hơn. Nhưng điều kiện lại không cho phép khi số lượng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm này lại ít nguồn thu mua. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đẩy mạnh việc sản xuất cho sản phẩm này bằng cách tìm đầu vào nhiều hơn.

4.2.7 Tổng hợp chi phí

Trong từng chi phí từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ thì ta đã phân tích kỹ ra đâu là chi phí bất biến và đâu là chi phí khả biến. Ta có bảng tổng hợp chi phí bất biến và chi phí khả biến sau đây:

Nhìn vào bảng, cho ta thấy được cụ thể các khoản chi phí cấu thành nên giá thành phẩm. Từ đó, giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất của từng sản phẩm và có biện pháp giảm chi phí sản xuất ở từng khâu và từng dòng sản phẩm cụ thể.

ảng 4.14: ảng tổng hợp chi phí bất biến

(Đơn vị tính: đồng)

ST

T CHI PHÍ Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc TỔNG

1 Tiền lương + Trích H của CNTTSXSP 15.880.075 73.144.589 4.571.537 93.596.201 2 Tiền lương + Trích H của PSXC 7.767.821 32.267.900 3.249.041 43.284.762 3 Tiền lương + Trích H của P H 4.397.363 9.750.675 4.970.933 19.118.971 4 Tiền lương + Trích H của PQLDN 6.596.045 14.626.013 7.456.399 28.678.457 5 Khấu hao tài sản cố định ở PSXC 24.060.720 112.283.361 7.351.887 143.695.968 6 Khấu hao tài sản cố định ở P H 2.198.682 4.875.338 2.485.466 9.559.486 7 Khấu hao tài sản cố định ở PQLDN 3.298.023 7.313.007 3.728.199 14.339.229 8 Tiền điện thoại sử dụng ở PSXC 120.000 120.000 120.000 360.000 9 Tiền điện thoại sử dụng ở P H 120.000 120.000 120.000 360.000 10 Tiền điện thoại sử dụng ở PQLDN 120.000 120.000 120.000 360.000

11 Chi phí tiếp thị ở P H 232.894 1.025.113 428.489 1.686.496

12 Chi phí tiếp khách ở PQLDN 209.141 1.417.269 512.133 2.138.543

13 Tổng cộng 64.438.728 254.500.882 34.413.463 353.353.073

Ta biết chi phí bất biến là chi phí không thay đổi dù sản lượng sản xuất có thay đổi. Chi phí bất biến nằm cụ thể ở chi phí nhân công trực tiếp, một phần ở chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí sản xuất chung.

Đối với chi phí lương: Thì doanh nghiệp trả lương cố định dù cho trong kỳ sản xuất, tiêu thụ nhiều hay ít. Vì sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là được khách hàng đặt trước rồi tiến hành sản xuất theo yêu cầu. Nên khoản chi phí này luôn được chi trả cố định hàng tháng đều như nhau.

Đối với chi phí khấu hao: Thì chi phí này được doanh nghiệp phân bổ cố định hàng kỳ vào chi phí sản xuất kinh doanh (sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng)

Nhìn vào bảng 4.14 trên, ta dể nhận thấy rằng chi phí bất biến của dòng sản phẩm thau đúc chiếm 254.500.882đ, cao nhất trong 3 dòng sản phẩm. Chi phí bất biến này cao như vậy là do ảnh hưởng 1 phần của chi phí tiền lương và ngoài ra cũng do tích chất của công việc và do một phần sản phẩm này được sản xuất qua nhiều công đoạn, ép cứng với công nghệ cao, chống chịu bền…ngoài ra chi phí sử dụng máy móc cũng nhiều hơn. Nên đã làm cho chi phí sản xuất kinh doanh đối với dòng sản phẩm này cũng tăng lên.

Trong khi đó, thì nhôm đúc là dòng sản phẩm có chi phí bất biến thấp nhất. Do sản phẩm này sản xuất dễ, thời gian sản xuất ngắn, không cần phải qua nhiều công đoạn đánh bóng…nên chi phí đối với dòng sản phẩm thấp. Cũng như dòng sản phẩm nhôm đúc thì sản phẩm gang đúc cũng là sản phẩm tốn ít chi phí, do số lượng sản xuất hoàn thành nhiều hơn nhôm đúc nên chi phí bất biến đối với sản phẩm này cũng nhiều hơn.

ảng 4.15: ảng tổng hợp chi phí khả biến

(Đơn vị tính: đồng)

STT Chi phí Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Tổng

1 Nguyên vật liệu trực tiếp 38.096.140 213.873.068 12.364.537 264.333.745 2 Dầu chạy máy ở bộ phận sản xuất chung 5.012.650 27.427.787 2.673.413 35.113.850 3 Phí chuyển kho ở bộ phận sản xuất chung 1.002.530 5.951.962 668.353 7.622.845 4 Điện sử dụng ở bộ phận sản xuất chung 4.892.650 31.960.960 13.565.553 50.419.163 5 Điện sử dụng ở bộ phận bán hàng 230.000 310.000 170.000 710.000 6 Điện sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 560.200 637.900 451.000 1.649.100 7 Nước phụ vụ ở bộ phận sản xuất chung 2.005.060 10.693.653 668.353 13.367.066 8 Nước phụ vụ ở bộ phận bán hàng 150.000 170.000 110.000 430.000 9 Nước phụ vụ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 210.000 262.500 159.600 632.100 10 Công cụ dụng cụ dùng ở bộ phận sản xuất chung 3.007.590 16.040.480 1.336.707 20.384.777

11 Tổng cộng 55.166.820 307.328.310 32.167.516 394.662.646

Ta thấy rằng: Dòng sản phẩm thau đúc vẩn là sản phẩm chiếm chi phí khả biến nhiều nhất. Do chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất dòng sản phẩm này cao, nên đã làm cho chi phí này tăng cao. Ngoài ra, do đây là sản phẩm được sản xuất qua nhiều công đoạn, thời gian lâu, nên một số chi phí như là: Chi phí dầu chạy máy, điện, nước để sản xuất cũng nhiều hơn và cao hơn 2 dòng sản phẩm còn lại.

Và cũng giống như chi phí bất biến thì nhôm là dòng sản phẩm có chi phí khả biến thấp nhất. Thấp là do chi phí nguyên vật liệu đối với dòng sản phẩm này ít và sản lượng tạo ra cũng ít hơn 2 dòng sản phẩm còn lại.

Trong khi đó, gang là dòng sản phẩm tuy có sản phẩm hoàn thành nhiều hơn thau (xem chi tiết bảng 4.12), nhưng do quy trình sản xuất nhanh, ít tốn thời gian và chính điều này đã làm cho nhiêu liệu sử dụng để sản xuất dòng sản phẩm này ít hao tốn hơn, vả lại chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất cũng ít hơn. Nên dẩn đến chi phí khả biến cũng ít hơn thau đúc.

Qua 2 bảng 4.14 và 4.15 thì ta thấy, chi phí bất biến của 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc lớn hơn chi phí khả biến của nó. Do trong kỳ doanh nghiệp đã trả lương và đầu tư nhiều máy móc cho 2 dòng sản phẩm này. Vì vậy, đã làm cho chi phí bất biến của chúng tăng cao. Trong khi đó, thì đối với dòng sản phẩm thau đúc thì ngược lại, dòng sản phẩm này có chi phí khả biến lớn hơn chi phí bất biến của nó. ởi vì, chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất dòng sản phẩm này có giá trị rất lớn, do giá thu mua phế liệu dùng để sản xuất sản phẩm này có giá cao. Nên đã làm cho chi phí này tăng cao và chính vì điều này cũng đã ảnh hưởng và làm cho tổng chi phí khả biến của 3 dòng sản phẩm này lớn hơn tổng chi phí bất biến của chúng. Cụ thể là:

Tổng chi phí bất biến: 394.662.646đ Tổng chi phí khả biến: 353.353.073đ

Và liệu rằng điều này có thực sự tốt đối với doanh nghiệp hay không? Ta tiếp tục xem bảng dưới đây

ảng 4.16: ảng báo cáo thu nhập theo SDĐP

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Tổng

Số tiền Đơn vị % Số tiền Đơn vị % Số tiền Đơn vị % - DT 95.782.495 9.500 100 814.151.206 169.827 100 47.891.247 65.000 100 957.824.948 CPKB 54.136.620 5.369 57 320.809.602 66.919 39 19.716.423 26.760 41 394.662.646 SDĐP 41.645.874 4.131 43 493.341.604 102.908 61 28.174.824 38.240 59 563.162.302 CPBB 64.438.728 6.391 71 254.500.882 53.087 32 34.413.463 46.707 77 353.353.073 LN (22.792.854) - (28) 238.840.721 49.821 29 (6.238.639) - (18) 209.809.229 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.12; 4.13; 4.14; 4.15; 4.16 Chú thích : Cột đơn vị : đ/kg

Dấu ngoặc (…): Mang giá trị âm

Qua bảng báo cáo thu nhập số dư đảm phí của Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công ở trên. Ta thấy dòng sản phẩm thau đúc có doanh thu cao nhất chiếm 85% trong tổng doanh thu (xem chi tiết tại bảng 4.11). Tương tự, tổng chi phí bất biến và khả biến của dòng sản phẩm này cũng rất cao, cao hơn các dòng sản phẩm còn lại. Trong khi đó, 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc có mức doanh thu lần lượt là 10% và 5% (xem chi tiết tại bảng 4.11), trong tổng doanh thu và tổng chi phí bất biến và khả biến đều thấp hơn dòng sản phẩm thau đúc.

Vậy, với cơ cấu tỷ lệ doanh thu, chi phí như thế thì lợi nhuận của từng dòng sản phẩm mang lại sẽ như thế nào? Qua bảng trên, ta cũng thấy được thau đúc là dòng sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất chiếm 113% (238.840.721/209.809.228*100), trong tổng lợi nhuận đạt được từ 3 dòng sản phẩm trên. Tiếp đến là dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc, do 2 dòng sản phẩm này có lợi nhuận âm nên tỷ lệ lợi nhuận đạt được trên tổng lợi nhuận là âm lần lượt là: -11% và -4%. Vậy tại sao tỷ trọng trong cơ cấu lợi nhuận của thau đúc lại cao hơn tỷ trọng cơ cấu trong doanh thu. Trong khi đó, 2 dòng sản phẩm còn lại thì không biến động bao nhiêu, điều này không tương xứng với tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu. Vậy liệu dòng sản phẩm thau đúc có phải là dòng sản phẩm hoạt động rất hiệu quả còn 2 dòng sản phẩm còn lại kém hiệu quả hay không? Các chi phí bất biến và chi phí khả biến và số dư đảm phí có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của từng dòng sản phẩm?

Qua đây ta cũng dể dàng kết luận rằng: Thau đúc là dòng sản phẩm hoạt động hiệu quả và chiếm phần lớn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được. Tuy nhiên, không phải khi nào lợi nhuận của dòng sản phẩm đó lỗ thì kết luận là kinh doanh không hiệu quả, mà ta cần xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố giữa yếu tố chi phí khả biến, chi phí bất biến, sản lượng tiêu thụ tác động như thế nào đến giá bán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Cụ thể hơn là từ mối quan hệ này ta có thể tìm ra sản phẩm nào thích hợp cho việc mở rộng thì trường, cũng cố năng lực sản xuất. Đồng thời thấy được mức độ hoạt động của công ty thay đổi thì sản phẩm nào ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 48)