Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 55)

ảng 4.16: ảng báo cáo thu nhập theo SDĐP

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc Tổng

Số tiền Đơn vị % Số tiền Đơn vị % Số tiền Đơn vị % - DT 95.782.495 9.500 100 814.151.206 169.827 100 47.891.247 65.000 100 957.824.948 CPKB 54.136.620 5.369 57 320.809.602 66.919 39 19.716.423 26.760 41 394.662.646 SDĐP 41.645.874 4.131 43 493.341.604 102.908 61 28.174.824 38.240 59 563.162.302 CPBB 64.438.728 6.391 71 254.500.882 53.087 32 34.413.463 46.707 77 353.353.073 LN (22.792.854) - (28) 238.840.721 49.821 29 (6.238.639) - (18) 209.809.229 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.12; 4.13; 4.14; 4.15; 4.16 Chú thích : Cột đơn vị : đ/kg

Dấu ngoặc (…): Mang giá trị âm

Qua bảng báo cáo thu nhập số dư đảm phí của Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Công ở trên. Ta thấy dòng sản phẩm thau đúc có doanh thu cao nhất chiếm 85% trong tổng doanh thu (xem chi tiết tại bảng 4.11). Tương tự, tổng chi phí bất biến và khả biến của dòng sản phẩm này cũng rất cao, cao hơn các dòng sản phẩm còn lại. Trong khi đó, 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc có mức doanh thu lần lượt là 10% và 5% (xem chi tiết tại bảng 4.11), trong tổng doanh thu và tổng chi phí bất biến và khả biến đều thấp hơn dòng sản phẩm thau đúc.

Vậy, với cơ cấu tỷ lệ doanh thu, chi phí như thế thì lợi nhuận của từng dòng sản phẩm mang lại sẽ như thế nào? Qua bảng trên, ta cũng thấy được thau đúc là dòng sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất chiếm 113% (238.840.721/209.809.228*100), trong tổng lợi nhuận đạt được từ 3 dòng sản phẩm trên. Tiếp đến là dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc, do 2 dòng sản phẩm này có lợi nhuận âm nên tỷ lệ lợi nhuận đạt được trên tổng lợi nhuận là âm lần lượt là: -11% và -4%. Vậy tại sao tỷ trọng trong cơ cấu lợi nhuận của thau đúc lại cao hơn tỷ trọng cơ cấu trong doanh thu. Trong khi đó, 2 dòng sản phẩm còn lại thì không biến động bao nhiêu, điều này không tương xứng với tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu. Vậy liệu dòng sản phẩm thau đúc có phải là dòng sản phẩm hoạt động rất hiệu quả còn 2 dòng sản phẩm còn lại kém hiệu quả hay không? Các chi phí bất biến và chi phí khả biến và số dư đảm phí có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của từng dòng sản phẩm?

Qua đây ta cũng dể dàng kết luận rằng: Thau đúc là dòng sản phẩm hoạt động hiệu quả và chiếm phần lớn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được. Tuy nhiên, không phải khi nào lợi nhuận của dòng sản phẩm đó lỗ thì kết luận là kinh doanh không hiệu quả, mà ta cần xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố giữa yếu tố chi phí khả biến, chi phí bất biến, sản lượng tiêu thụ tác động như thế nào đến giá bán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Cụ thể hơn là từ mối quan hệ này ta có thể tìm ra sản phẩm nào thích hợp cho việc mở rộng thì trường, cũng cố năng lực sản xuất. Đồng thời thấy được mức độ hoạt động của công ty thay đổi thì sản phẩm nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhiều nhất.

4.2.8.1 Số dư đảm phí

Từ bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP trên, để hiểu thêm về mối quan hệ trung bình của SDĐP của 3 mặt hàng gang, thau, nhôm đúc trong 6 tháng đầu năm 2013. Ta có bảng sau:

ảng 4.17: Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng dòng sản phẩm

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Tổng cộng Doanh thu theo từng dòng sản phẩm Số tiền % Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc DT 957.824.948 100 95.782.495 814.151.206 47.891.247 CPKB 394.662.646 41,2 54.136.620 320.809.602 19.716.423 SDĐP 563.162.302 58,8 41.645.875 493.341.604 28.174.824 CPBB 353.353.073 - - - - LN 209.809.229 - - - - Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.16

Chi tiết đóng góp của từng dòng sản phẩm được thể hiện qua bảng sau: ảng 4.18: áo cáo chi tiết thu nhập của từng dòng sản phẩm

(Đơn vị tính: đồng/kg)

Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc

Giá bán 9.500 169.827 65.000 Chi phí khả biến 5.369 66.919 26.760 Số dư đảm phí 4.131 102.908 38.240 Chi phí khả biến 6.391 53.087 46.707 Lợi nhuận (2.260) 49.821 (8.467) Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.16

Ta đã biết, số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến, số dư đảm phí được dùng trước hết là bù đắp định phí và sau đó còn lại là lợi nhuận.

Qua bảng trên, ta có thể thấy số dư đảm phí đơn vị của sản phẩm thau đúc là lớn nhất: 102.908đ/kg, mặc dù biến phí của sản phẩm này là cao nhất, nhưng bù lại mặt hàng này có giá bán rất cao, lên tới 169.827đ/kg. Do đó làm cho số dư đảm phí của dòng sản phẩm này vẩn cao hơn so với các dòng sản phẩm còn lại, ngay cả khi trừ đi chi phí bất biến thì lợi nhuận của sản phẩm này vẩn rất cao. Hay nói cách khác, cứ 1 kg thau đúc bán thêm thì có đến 53.087đ để bù đắp định phí và còn lại 49.821đ lợi nhuận. Trong khi đó, sản

6.391đ/kg, nên dẩn đến lợi nhuận lỗ 2.260đ/kg. Tương tự nhôm đúc lợi nhuận lỗ 8.467đ/kg

Tuy nhiên, ta không thể vội vã kết luận rằng dòng sản phẩm nào có số dư đảm phí cao hơn thì đem lại lợi nhuận nhiều hơn, điều này cũng đã được thể hiện qua SDĐP và lợi nhuận của 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc. Nhôm đúc có SDĐP cao hơn gang đúc nhưng do định phí chiếm quá lớn, lớn hơn cả SDĐP, nên không thể bù đắp được định nên sản phẩm này có lợi nhuận lỗ nhiều hơn gang đúc.

Khi sản lượng tiêu thụ đã vượt qua điểm hòa vốn (tức là đủ bù đắp định phí) thì SDĐP mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thêm chính là là lợi nhuận của sản phẩm đó. Ta có thể tính lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn (như đã trình bày ở phần chương 2). Công thức này thể hiện rõ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Để thấy rỏ hơn mối quan hệ này ta cùng quan sát bảng 4.19 thể hiện mối quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ. Qua bảng 4.19, ta thấy rõ được mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận, nếu lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều thì sản phầm nào có số dư đảm phí càng nhiều thì ta thấy sản lượng của sản phẩm đó tăng lên càng nhiều.

Cùng một sản lượng tăng lên như nhau thì ta thấy lợi nhuận của dòng sản phẩm thau đúc tăng lên nhiều nhất, do có SDĐP lớn nhất và lợi nhuận đối dòng sản phẩm gang đúc là thấp nhất.

4.2.8.2 Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ

ảng 4.19 Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ

(Đơn vị tính: đồng)

Lợi nhuận tăng thêm

Chi tiết Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc

SDĐP đơn vị 4.131 102.908 38.240

Lượng vượt hòa vốn

1kg 4.131 102.908 38.240

100kg 413.100 10.290.800 3.824.000

1.000kg 4.131.000 102.908.000 38.240.000

10.000kg 41.310.000 1.029.080.000 382.400.000 100.000kg 413.100.000 10.290.800.000 3.824.000.000

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Qua ví dụ trên chúng ta thấy rõ được mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận, nếu tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều sản phẩm thì sản phẩm nào có SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều.

Trong 3 sản phẩm đó thì thau đúc là sản phẩm có lợi nhuận và đủ điều kiện vượt qua điểm hòa vốn. Ngược lại 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc do SDĐP chưa đủ bù đắp được định phí, nên khi sản lượng tăng thêm, chưa phải thật sự là lợi nhuận có được, mà phải bù đắp khoản lợi nhuận lỗ đó thì lúc này lợi nhuận mới thật sự đúng.

Và khái niệm của SDĐP, chúng ta cũng có thể tính được độ chênh lệch lợi nhuận của các sản phẩm khi đã vượt qua điểm hòa vốn bằng cách lấy cùng một lượng tiêu thụ tăng thêm của các sản phẩm nhân (x) với độ lệch của SDĐP.

Giả sử ta lấy ví dụ: 2 sản phẩm gang và thau đúc để thấy rỏ hơn điều đó. Tức là khi tăng cùng 1 lượng tiêu thụ của thau đúc so với gang đúc thêm 1000SP thì lợi nhuận của thau đúc sẽ tăng thêm lớn hơn gang đúc là:

(102.908đ/kg – 4.131đ/kg) * 1.000sp = 98.777.571đ

Điều này cũng có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trong việc ra quyết định sẽ xuất bán sản phẩm nào có số lương lớn hơn để được lợi nhuận hơn. Tuy nhiên việc này chỉ đúng với sản phẩm đều trên mức hòa vốn (tức là không lời không lỗ). Tuy nhiên có một điều nữa là quyết định này chỉ đúng khi các yếu tố khác không thay đổi như giá bán ra sao, chi phí bán hàng như thế nào, địa điểm giao hàng có thuận lợi hay không....nên chỉ mang tính chất tham khảo.

Nếu chỉ dựa vào SDĐP thì chưa cung cấp cho nhà quản trị cái nhìn tổng quát khi kinh doanh nhiều loại sản phẩm. Vì thế đối khi làm nhà quản lý dể nhầm lẩn trong việc ra quyết định, bởi rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục những nhược điểm này, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP.

4.2.8.3 Tỷ lệ số dư đảm phí

Từ bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ở trên, ta có bảng tỷ lệ số dư đảm phí như sau:

ảng 4.20: Tỷ lệ số dư đảm phí của từng dòng sản phẩm

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DT 95.782.495 100 814.151.206 100 47.891.247 100 CPKB 54.136.620 56,52 320.809.602 39,40 19.716.423 41,17 SDĐP 41.645.875 43,48 493.341.604 60,60 28.174.824 58,83 CPBB 64.438.728 - 254.500.882 - 34.413.463 - LN (22.792.853) - 238.840.722 - (6.238.639) - Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.17

Ý nghĩa của tỷ lệ SDĐP là cho biết trong 100đ doanh thu thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng SDĐP. Cụ thể, như dòng sản phẩm thau đúc là cứ 100đ doanh thu thì có 60,6đ bù đắp định phí và còn lại là lợi nhuận. Nếu vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận của dòng sản phẩm thau đúc thu được là 60,6đ. Qua bảng 4.20 trên ta thấy tỷ lệ số dư đảm phí của các dòng sản phẩm là không giống nhau. Nếu như ta phân tích số dư đảm phỉ dòng sản phẩm thau đúc thì ta thấy sản phẩm này có số dư đảm phỉ lớn nhất và cũng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn nhất, cũng là mặt hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty.

Sau khi căn cứ vào tỷ lệ số dư đảm phí thì ta thấy thau đúc vẩn là dòng sản phẩm mang lại nhiều lợi nhất của công ty. Để biết được dòng sản phẩm nào mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty thì nhà quản trị phải dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí của dòng sản phẩm đó. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ số dư đảm phí của thau đúc cao như thế là do chi phí khả biến của dòng sản phẩm này thấp hơn nhiều so với doanh thu. Do đó, làm cho tỷ lệ số dư đảm phí cao. Kế đến là dòng sản phẩm nhôm đúc và gang đúc lần lượt là 58,83% và 43,48%.

Với tỷ lệ số dư đảm phí ta có thể tính nhanh lợi nhuận của từng mặt hàng bẳng cách lấy doanh thu tăng thêm của các mặt hàng nhân với tỷ lệ SDĐP (mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận).

Ví dụ: Khi tăng doanh thu 1.000đ thì

- Lợi nhuận của sản phẩm gang đúc tăng thêm là: 1.000*43,48% = 434,8đ

- Lợi nhuận của sản phẩm nhôm đúc tăng thêm là: 1.000*58,83% = 588,3đ

Từ đó, ta xét thấy rằng mặt dù dòng sản phẩm nhôm đúc tuy lợi nhuận lỗ nhưng có tỷ lệ số dư đảm phí cao gần bằng thau đúc, nếu xét về dài hạn thì sản phẩm này sẽ có lợi nhuận tăng cao nhất.

Thông qua việc phân tích tỷ lệ SDĐP, ta có thể thấy: Nhà quản trị không thể căn cứ vào SDĐP để quyết định tăng doanh thu sản phẩm. ởi vì, như đã phân tích ta thấy tuy thau đúc là sản phẩm có SDĐP cao nhất nhưng khi tăng doanh thu trong dài hạn thì dường như có thể nhôm đúc là dòng sản phẩm có lợi nhuận tăng nhiều nhất.

4.2.8.4 Kết cấu chi phí

Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là:748.015.719đ

Trong đó:

- Chi phí khả biến là: 394.622.646đ (xem bảng 4.14)

- Chi phí bất biến là: 353.353.073đ (xem bảng 4.15)

ảng 4.21: ảng tổng hợp kết cấu chi phí

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Gang đúc Thau đúc Nhôm đúc

Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng chi phí 118.575.348 100% 575.310.485 100% 54.129.886 100% Chi phí khả biến 54.136.620 46% 320.809.602 56% 19.716.423 36% Chi phí bất biến 64.438.728 54% 254.500.882 44% 34.413.463 64%

Đồ thị minh họa sau: 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

GANG ĐÚC THAU ĐÚC NHÔM ĐÚC

46% 56% 36% 54% 44% 64% CPKB CPBB

Hình 4.4 Cơ cấu chi phí

Nhìn vào hình 4.4 ta thấy rỏ chi phí khả biến của sản phẩm thau đúc lớn hơn chi phí bất biến của nó. Ngược lại thì 2 sản phẩm gang đúc và nhôm đúc thì có chi phí bất biến nhiều hơn. Điều này nói lên 2 sản phẩm này được doanh nghiệp đầu tư nhiều về mặt máy móc, thiết bị, nhưng lại là 2 sản phẩm mang lại lợi nhuận không tốt cho doanh nghiệp.

Chính vì thế, không phải lúc nào đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị thì đều mang lại hiệu quả kinh tế mà điều đó phải phụ thuộc vào sản phẩm đó có chất lượng tiêu thụ nhiều hay không, khi sản phẩm bán hay tiêu thụ được nhiều thì sẽ làm doanh thu tăng khi doanh thu tăng thì chi phí khả biến cũng tăng thêm vì nó tỷ lệ thuận với doanh thu. Vì thế, sắp tới doanh nghiệp đã có được máy máy móc, thiết bị đầu tư tốt thì nên tận dụng tốt hơn về việc tìm kiếm thị trường:

- Chào bán những nơi có nhu cầu hơn

- Tìm khách hàng mới (ngoài những khách hàng đã có) - Nâng cao đội ngủ bán hàng, marketing...

4.2.8.5 Đòn bẩy kinh doanh

ở mức doanh thu đạt được thì độ lớn của Đ KD của các dòng sản phẩm như sau:

ảng 4.22: Đòn bẩy kinh doanh

(Đơn vị tính: đồng)

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Ta thấy: Đòn bẩy hoạt động của 2 sản phẩm gang đúc và nhôm đúc mang giá trị âm (-), chỉ có sản phẩm thau đúc có được giá trị dương (+).

Độ lớn đòn bẩy hoạt động là công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bằng 1% nhân với độ lớn Đ HĐ, như đối với dòng sản phẩm thau đúc khi doanh thu thay đổi A% thì lợi nhuận sẽ thay đổi một lượng bằng A% * 2,07

Đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong công ty, Đ KD càng lớn chứng tỏ tỷ lệ định phí càng cao. Cho nên với độ lớn Đ HĐ của các dòng sản phẩm trên, ta thấy định phí của 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc là rất cao, thậm chí nó lớn hơn số dư đảm phí từ đó làm cho lợi nhuận của 2 dòng sản phẩm này âm.

Đến đây, ta vẫn chưa xét thấy, dòng sản phẩm nào có định phí càng cao thì có đòn bẩy kinh doanh càng cao, điều này chỉ đúng khi dòng sản phẩm đó có định phí < số dư đảm phí, còn trong trường hợp doanh nghiệp này mặc dù 2 dòng sản phẩm gang đúc và nhôm đúc có định phí lớn nhưng đòn bẩy hoạt động lại nhỏ. Nên nó chỉ đúng khi định phí < số dư đảm phí.

Như vậy, trong 3 dòng sản phẩm trên thì xét thấy nhôm đúc là dòng sản phẩm có đòn bẩy hoạt động âm và lớn nhất. Điều này chứng tỏ khi doanh nghiệp tăng doanh thu lên % lần thì lợi nhuận lỗ của dòng sản phẩm nhôm đúc này giảm đi một lượng chính bằng B% * 4,52 lần và đây cũng sẽ là mặt hàng có sự biến động lớn nhất về lợi nhuận.

Tuy nhiên, không phải cứ độ lớn Đ HĐ nào càng lớn là càng tốt. Để thấy mối quan hệ giữa Đ HĐ và lợi nhuận, với giả sử lợi nhuận thực hiện

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 55)