Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
1,24 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN KIM YÊN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
TÂN THÀNH CÔNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
Tháng 12 - 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN KIM YÊN
MSSV: 4114194
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
TÂN THÀNH CÔNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HÀ MỸ TRANG
Tháng 12 - 2014
ii
LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban
lãnh đạo Khoa Kinh tế- quản trị kinh doanh cùng tập thể các thầy cô đang
giảng dạy tại trường lời chúc sức khỏe chân thành nhất. Qua hơn ba năm học
tại mái trường đại học, được sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ và dạy dỗ tận
tình của quý thầy cô đã giúp tôi trang bị một số kiến thức, là hành trang để tôi
bước vào đời, xây dựng cuộc sống và giúp ích cho xã hội. Tôi không biết nói
gì hơn ngoài việc gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học
Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế- quản trị kinh doanh cùng tập thể các
thầy cô giáo, tôi xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trong cuộc sống.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn cô Hà Mỹ Trang đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn để tôi không những hoàn thành bài luận văn này mà đó còn là
kiến thức và kinh nghiệm để tôi có thể vững vàng trong công việc sau này. Tôi
xin chúc cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người.
Qua thời gian thực tập tại DNTN Tân Thành Công, tôi xin chân thành
cảm ơn Ban lãnh đạo doanh nghiệp, các anh chị phòng kế toán và nhất là chị
Nguyễn Thị Ngọc Hà đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
có thể hoàn thành bài luận văn này. Cuối cùng tôi xin kính chúc Ban lãnh đạo
doanh nghiệp, các anh chị đang làm việc tại DNTN Tân Thành Công lời chúc
sức khỏe và thành đạt, chúc quý doanh nghiệp sẽ ngày càng phát đạt và gặt hái
được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Kim Yên
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Kim Yên
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ........................................... 3
2.1.2 Phân loại ................................................................................................... 4
2.1.3 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ............................................... 5
2.1.5 Kế toán tổng hợp nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ ................................ 8
2.1.6 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ............................................... 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 13
Chương 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DNTN TÂN THÀNH CÔNG ... 18
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP .. 18
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH .............................................................. 19
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG
DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 19
3.3.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 19
3.3.2 Chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp .................................. 20
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG . 20
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ................................................................. 20
iv
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp ............. 21
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................ 24
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ..... 30
3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 30
3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 30
3.6.3 Phương hướng hoạt động ........................................................................ 30
Chương 4 KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN
VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG........ 32
4.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................... 32
4.1.1 Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp ........ 32
4.1.2 Những vấn đề chung về kế toán công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp ...... 33
4.2 CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG
CỤ TẠI DOANH NGHIỆP ............................................................................. 37
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ
DỤNG CỤ TẠI DOANH NGHIỆP ................................................................ 42
4.3.1 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sản
xuất sản phẩm giai đoạn 2011-2013 ................................................................ 42
4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sản
xuất sản phẩm giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013- 2014 ................................... 50
4.3.3 Phân tích tình hình biến động tổng chi phí nguyên vật liệu trong 1 loại
sản phẩm điển hình (Thau đúc- Chân vịt Cano) trong quý II/2014 ................. 52
Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ
DỤNG CỤ TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG ............................................... 55
5.1 NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................ 55
5.1.1 Ưu điểm .................................................................................................. 55
5.1.2 Hạn chế ................................................................................................... 56
5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN ........................................ 58
5.2.1 Về chứng từ kế toán và sổ sách kế toán .................................................. 58
5.2.2 Về công tác kế toán................................................................................. 59
5.3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ .... 60
5.4 GIẢI PHÁP KHÁC ................................................................................... 61
v
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 62
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 62
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 65
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả SXKD của DNTN Tân Thành Công giai đoạn 2011-2013 -- 25
Bảng 2: Kết quả SXKD của DNTN Tân Thành Công 6 tháng đầu năm giai
đoạn 2013-2014 ------------------------------------------------------------------------ 28
Bảng 3: Danh mục từng loại nguyên vật liệu trong mỗi kho nguyên vật liệu tại
DNTN Tân Thành Công -------------------------------------------------------------- 32
Bảng 4: Bảng phân tích tình hình sử dụng tổng nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ giai đoạn 2011- 2013 -------------------------------------------------------------- 42
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình sử dụng chi tiết một số loại nguyên vật liệu
tại DNTN Tân Thành Công giai đoạn 2011- 2013-------------------------------- 45
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình sử dụng chi tiết một số loại công cụ dụng cụ
tại DNTN Tân Thành Công giai đoạn
2011- 2013 -------------------------- 47
Bảng 7: Bảng phân tích tình hình cung cấp và sử dụng NVL theo khối lượng
giai đoạn 2012-2013 ------------------------------------------------------------------ 49
Bảng 8: Bảng số liệu thể hiện tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ 6 tháng đầu năm 2014 tại DNTN Tân Thành Công --------------------------- 51
Bảng 9: Bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 6
tháng đầu năm 2013- 2014 tại DNTN Tân Thành Công ------------------------- 51
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ ghi sổ phương pháp thẻ song song -------------------------------- 7
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu ----------------------------------------- 11
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán công cụ dụng cụ ---------------------------------------- 11
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. -------------------- 13
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức DNTN Tân Thành Công --------------------------------- 19
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán DNTN Tân Thành Công ----------------------- 20
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính--------------- 22
Hình 3.4 Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật ký chung --------------------------- 23
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ nhập kho NVL, CCDC ---------------- 34
Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC----------------- 36
Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn tình hình sử dụng tổng nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ giai đoạn 2011- 2013 ------------------------------------------------------- 42
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT
:
Bảng cân đối kế toán
BĐ
:
Biến động
CCDC
:
Công cụ dụng cụ
CP
:
Chi phí
ĐBAT
:
Đảm bảo an toàn
DNTN
:
Doanh nghiệp tư nhân
Đvt
:
Đơn vị tính
GTGT
:
Giá trị gia tăng
HĐKD
:
Hoạt động kinh doanh
HĐTC
:
Hoạt động tài chính
LNST
:
Lợi nhuận sau thuế
LNTT
:
Lợi nhuận trước thuế
NCC
:
Nhà cung cấp
NVL
:
Nguyên vật liệu
SP
:
Sản phẩm
SX
:
Sản xuất
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh
ix
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khá
phức tạp và khó lường. Để có thể tồn tại và đứng vững trước bối cảnh này, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải chủ động và sáng tạo hơn trong kinh doanh; một
mặt, doanh nghiệp phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất, đến việc tiêu thụ sản phẩm; mặt
khác, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới một cách sáng tạo để nâng
cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị yếu của
người tiêu dùng và có uy tín trên thị trường.Thêm vào đó, kinh doanh sản
phẩm với giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, doanh thu, cũng
mang lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm
tỷ trọng cao trong tổng chi phí để cấu thành nên sản phẩm. Bên cạnh đó, công
cụ dụng cụ cũng đóng vai trò quan trọng trọng quá trình sản xuất. Vì vậy, ngay
từ khâu đầu vào cho đến các khâu lưu trữ, bảo quản và sử dụng nguyên vật
liệu và công cụ dụng cụ đều phải được quản lý sao cho quá trình sử dụng
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đạt hiệu quả tối ưu, tiết kiệm, giảm thiểu tỷ
trọng tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất sản
phẩm, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm giá thành và nâng
cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp để theo đuổi mục tiêu cuối cùng là nâng
cao giá trị của doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận.
Để có thể đạt được mục tiêu quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
một cách khoa học, doanh nghiệp đã sử dụng công cụ quản lý kế toán, cụ thể
là kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Do vậy, kế toán nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh
nghiệp, đặc biệt là ở góc độ kiểm soát chi phí, duy trì tính ổn định, thường
xuyên của quá trình cung cấp nguyên vật liệu và sử dụng công cụ dụng cụ cho
sản xuất sản phẩm. Xuất phát từ thực tế trên và với mong muốn được nghiên
cứu, tìm hiểu sâu về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nên tôi
quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho
mình.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp. Đề ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng
cụ tại DNTN Tân Thành Công.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011,
2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 tại DNTN Tân Thành Công.
- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành
Công trong quý II năm 2014.
- Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi
phí sản xuất tại DNTN Tân Thành Công trong giai đoạn 2011- 2013 và 6
tháng đầu năm 2014 để đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ trong thời gian qua tại doanh nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu và công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại DNTN Tân Thành Công, địa chỉ tại số 121A
đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/8/2014 đến 17/11/2014.
- Các số liệu về kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được tập hợp
ở quý II năm 2014. Các số liệu về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được
tập hợp qua các năm 2011, 2012, 2013. Các sô liệu phân tích trong bài làm
được tổng hợp trong giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán nguyên vật liệu và
công cụ dụng dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công.
2
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến
cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (Bùi Văn
Dương, 2002, trang 73).
Đặc điểm của nguyên vật liệu:
- Về mặt hình thức, nguyên vật liệu chỉ tham gia một chu trình sản xuất
nhất định và trong chu trình sản xuất đó, nguyên vật liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ
hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm
(Bùi Văn Dương, 2002, trang 73).
- Về mặt giá trị, do chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất nên khi tham
gia vào sản xuất thì giá trị của nguyên vật liệu sẽ được tính hết một lần vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đặc điểm này nên nguyên vật liệu được
xếp vào loại tài sản lưu động của doanh nghiệp (Bùi Văn Dương, 2002, trang
73).
2.1.1.2 Khái niệm công cụ dụng cụ
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn
về giá trị và thời gian sử dụng quy định để được coi là tài sản cố định. Vì vậy,
công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán như các loại vật liệu (Bùi Văn
Dương, 2002, trang 73).
Theo tập thể tác giả khoa Kế toán- Kiểm toán Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh (1998) tuy được quản lý và hạch toán như các loại vật liệu
nhưng công cụ dụng cụ có những đặc điểm giống như tài sản cố định vì đều là
tư liệu lao động. Đặc điểm đó là:
- Có thể tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD.
- Trong quá trình sử dụng, chúng giữ nguyên được hình thái vật chất ban
đầu và chuyển dần từng bộ phận giá trị hao mòn vào chi phí SXKD.
3
Để tính chính xác phần giá trị của công cụ dụng cụ tham gia vào chi phí
SXKD trong kỳ, kế toán sử dụng phương pháp phân bổ một lần hoặc phân bổ
nhiều lần.
2.1.2 Phân loại
2.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu
a. Căn cứ vào công dụng
- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của doanh
nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành thực thể sản phẩm.
- Vật liệu phụ: khi tham gia vào quá trình sản xuất vật liệu phụ không
cấu thành nên thực thể sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính
làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng,… làm tăng thêm chất lượng và giá trị
sử dụng của sản phẩm.
- Nhiên liệu: thực chất là một vật liệu phụ, nhưng tác dụng cung cấp
nhiệt lượng trong quá trình sản xuất.
- Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa
chữa máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ sản xuất,…
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị
được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản.
- Phế liệu: là những vật liệu được thải ra trong quá trình SXKD của
doanh nghiệp, chúng đã mất hết hoặc phần lớn tính năng sử dụng.
b. Căn cứ nguồn hình thành
- Nguyên vật liệu mua ngoài.
- Nguyên vật liệu tự chế biến, thuê ngoài gia công.
- Nguyên vật liệu được góp vốn liên doanh, được cấp,…
2.1.2.2 Phân loại công cụ dụng cụ
- Theo tính chất của công cụ dụng cụ: các loại công cụ dụng cụ phục vụ
công tác xây dựng cơ bản như dàn giáo, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, đồ
sành sứ, bao bì hay bảo hộ lao động.
- Theo tính chất quản lý, mục đích sử dụng, phục vụ cho công việc:
+ Công cụ dụng cụ.
+ Đồ dùng cho thuê.
+ Bao bì luân chuyển.
4
+ Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh.
+ Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý.
+ Công cụ dụng cụ dùng cho mục đích khác.
2.1.3 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1.3.1 Tính giá nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Theo Bùi Văn Dương (2002) thì trong hạch toán, nguyên vật liệu mua
ngoài được tính theo giá thực tế (giá gốc nhập kho) tùy theo hình thức tính
thuế nguyên vật liệu theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp mà doanh
nghiệp có hay không có cả thuế GTGT.
+ Đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá
mua thực tế là giá không thuế GTGT đầu vào.
+ Đối với các đơn vị tính thuế GTGT trực tiếp và là cơ sở kinh doanh
không thuộc đối tượng chịu thuế thì giá mua thực tế là giá mua đã có thuế
GTGT.
+ Đối với nguyên vật liệu mua vào sử dụng đồng thời cả hai hoạt động
chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì về nguyên tắc phải hạch toán riêng và
chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với phần nguyên vật liệu chịu thuế
GTGT đầu ra.
+ Trường hợp không thể hạch toán riêng thì toàn bộ GTGT đầu vào của
nguyên vật liệu đều phản ánh trên tài khoản 113 (1331) đến cuối kỳ kế toán
mới phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm giữa
doanh thu chịu thuế GTGT trên tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
Số thuế GTGT không được khấu trừ sẽ phản ánh vào giá tồn hàng bán (632)
trường hợp số tồn kho quá lớn thì sẽ được phản ánh vào tài khoản 142 (1422).
+ Trường hợp nguyên vật liệu doanh nghiệp thu mua của các cá nhân
hoặc tổ chức sản xuất đem bán sản phẩm chính họ (thường là nguyên vật liệu
thuộc hàng nông sản) thì phải lập bảng kê thu mua hoa hồng và sẽ được khấu
trừ GTGT theo tỷ lệ % trên tổng giá trị hàng mua vào. Trường hợp khấu trừ
này không được áp dụng đối với các doanh nghiệp thu mua nguyên vật liệu để
xuất khẩu hoặc để sản xuất hàng xuất khẩu.
Đối với vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến thì giá thực tế
nguyên vật liệu là giá vật liệu xuất gia công, chế biến, cộng với các chi phí gia
công chế biến. Chi phí chế biến gồm: chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy
móc thiết bị và các khoản chi phí khác.
5
Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá vốn của vật liệu nhập kho là giá mua
không có thuế GTGT đầu vào cộng với các khoản chi phí mua (chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho, bãi, chi phí
nhân viên) trừ các khoản giảm giá thành, hàng trả lại (nếu có).
Đối với vật liệu nhận vốn góp liên doanh thì giá thực tế là giá trị vật liệu
do hội đồng gia công đánh giá.
Đối với vật liệu do nhà nước cấp hoặc được tặng thì giá trị thực tế được
tính là giá trị của vật liệu ghi trên biên bản bàn giao hoặc ghi theo giá trị vật
hiến tặng, thưởng tương đương với giá trị trường.
Đối với phế liệu thu hồi: được đánh giá theo giá ước tính hoặc giá thực tế (có
thể bán được).
2.1.3.2 Tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ:
Theo tập thể tác giả khoa Kế toán- Kiểm toán Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh (1998) cuối kỳ tính đơn giá thực tế bình quân của vật liệu
nhập trong kỳ và tồn đầu kỳ, rồi sau đó suy ra giá thực tế của vật liệu xuất theo
công thức sau:
Giá trị thực tế vật
Giá trị thực tế vật liệu
Đơn giá thực tế
+
liệu tồn đầu kỳ
nhập trong kỳ
bình quân gia
(2.1)
quyền vật liệu tồn =
Số lượng vật liệu
Số lượng vật liệu
+ nhập trong kỳ
và nhập trong kỳ
tồn đầu kỳ
2.1.4 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1.4.1 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Sổ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế. Trên cơ sở chứng từ
kế toán hợp lý, hợp pháp, sổ kế toán NVL phục vụ cho việc thanh toán chi tiết
các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến NVL, tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán
áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ ( thẻ) kế toán chi tiết sau.
- Sổ ( thẻ) kho.
- Sổ ( thẻ) kế toán chi tiết NVL (trường hợp hạch toán thep phương pháp
thẻ song song).
- Sổ đối chiếu luân chuyển (trường hợp hạch toán thep phương pháp sổ
đối chiếu luân chuyển).
6
- Sổ số dư (trường hợp hạch toán thep phương pháp sổ số dư).
Ngoài ra còn mở thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng luỹ kế tổng
hợp nhập xuất tồn kho vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết đơn
giản, kịp thời.
2.1.4.2 Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp thẻ song song, để hạch toán nghiệp vụ nhập, xuất và
tồn kho vật liệu, ở kho phải mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng và ở
phòng kế toán phải mở thẻ chi tiết vật liệu để ghi chép về mặt số lượng và giá
trị (Bùi Văn Dương, 2002, trang 87).
Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định thông nhất (mẫu số 06- VT)
cho từng danh điểm vật liệu và phát cho thủ kho sau khi đã đăng ký vào sổ
đăng ký thẻ kho.
Phiếu nhập
kho
Thẻ kho
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Sổ chi tiết
vật liệu
Sổ cái
Phiếu xuất
kho
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Nguồn: Kế toán tài chính- Bùi Văn Dương, 2002
Hình 2.1 Sơ đồ ghi sổ phương pháp thẻ song song
Hàng ngày, căn cứ vào các chừng từ nhập xuất kho, thủ kho ghi số lượng
thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan và sau mỗi nghiệp vụ nhập xuất
hoặc cuối mỗi ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi vào thẻ
kho một dòng. Đối với phiếu xuất vật tư theo hạn mức, sau mỗi lần xuất thủ
kho phải ghi số thực xuất vào thẻ kho mà không đợi đến khi kết thúc chừng từ
mới ghi một lần. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho với số vật
liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách và hiện vật luôn luôn khớp với
nhau. Hàng ngày, hoặc 3, 5 ngày một lần, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải
chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán.
7
Phòng kế toán mở thẻ chi tiết cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với
thẻ kho mở ở kho. Thẻ kế toán chi tiết vật liệu có nội dung như thẻ kho, chỉ
khác là theo dõi cả về giá trị của vật liệu. Hàng ngày, hoặc 3, 5 ngày một lần,
khi nhận được các chứng từ nhập xuất kho do thủ kho chuyển đến, kế toán
viên vật liệu phải kiểm tra chứng từ, đối chiếu các chứng từ nhập xuất kho với
các chứng từ liên quan (hóa đơn mua hàng, phiếu mua hàng,…) ghi đơn giá
hạch toán vào phiếu và tính thành tiền trên từng chứng từ nhập xuất. Sau đó,
kế toán viên lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập xuất kho vào các thẻ kế toán chi
tiết vật liệu liên quan giống như trình tự ghi thẻ kho của thủ kho.
Cuối tháng, sau khi đã ghi chép toàn bộ nghiệp vụ nhập xuất kho vào thẻ,
kế toán tiến hành cộng thẻ tính ra số nhập, tổng số xuất và tồn kho của từng
danh điểm vật liệu. Sau khi kiểm tra, đối chiếu giữa thẻ kế toán chi tiết vật liệu
và thẻ kho của thủ kho, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
kho vật liệu. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của kế toán tổng
hợp phản ánh trên bảng tính giá vật liệu.
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo độ
tin cậy cao của thông tin và có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho quản trị
hàng tồn kho.
+ Nhược điểm: Khối lượng ghi chép lớn (đặc biệt trường hợp doanh
nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá), ghi chép trùng lắp chỉ tiêu số
lượng giữa kế toán và thủ kho.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong các doanh nghiệp có ít chủng loại
vật tư, hàng hoá, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, phát sinh không
thường xuyên, trình độ của nhân viên kế toán chưa cao.
2.1.5 Kế toán tổng hợp nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ
2.1.5.1 Tên và kết cấu tài khoản sử dụng
● Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
- Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại
nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
- Bên nợ ghi:
+ Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê
ngoài gia công, nhận góp vốn liên doanh được cấp hoặc từ các nguồn khác.
+ Trị giá nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê.
8
+ Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
--Bên có ghi:
+ Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất, để bán, thuê
ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.
+ Chiết khấu hàng mua được hưởng.
+ Trị giá nguyên vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá.
+ Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt khi kiểm kê.
+ Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
--Số dư nợ: trị giá của nguyên vật liệu tồn kho.
●Tài khoản 153: Công cụ, dụng cụ.
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến
động công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp.
- Bên nợ ghi:
+ Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế,
thuê ngoài gia công, nhận vốn góp liên doanh.
+ Giá trị công cụ, dụng cụ đồ dùng cho thuê nhập lại kho.
+ Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê.
+ Kết chuyển giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ
(trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ).
--Bên có ghi:
+ Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho SXKD, cho
thuê hoặc góp vốn liên doanh.
+ Chiết khấu mua công cụ, dụng cụ được hưởng.
+ Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được giảm giá.
+ Trị giá công cụ, dụng cụ phát hiện thiếu khi kiểm kê.
+Kết chuyển giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (trường
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Số dư bên nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho.
9
2.1.5.2 Sơ đồ hạch toán
TK 111,112,331
TK 152
TK 111,112,331
Mua NVL nhập kho
Xuất NVL trả lại NCC
CP vân
chuyển
NVL
TK133
Các CP mua NVL khác
TK 133
Giảm giá được hưởng
TK 154
Nhập lại kho NVL đã
gia công chế biến xong
TK 411
TK 154
Xuất NVL để SXKD,
gia công chế biến
Nhập kho NVL do liên doanh
hoặc được cấp
TK338
TK 632
NVL thừa khi kiểm kê
Giá vốn NVL khi nhượng bán
TK 412
Xuất
NVL để
góp vốn
liên
doanh
Chênh lệch tăng do
đánh giá lại NVL
TK 128, 222
TK 412
TK 131
TK 138, 334
Nhập kho NVL do trao đổi
NVL thiếu khi kiểm kê
TK 133
TK 151
Chênh lệch giảm
NVL trên đường về nhập kho
TK 412
do đánh giá lại NVL
Nguồn: Kế toán tài chính- Tập thể tác giả khoa Kế toán- kiểm toán, 2005
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu
10
TK 111,112,331
TK 153
Mua CCDC nhập kho
TK 111,112,331
Xuất kho CCDC trả lại NCC
TK 133
TK 133
Các chi phí mua CCDC
Giảm giá được hưởng
TK 333
Thuế NK phải nộp
TK 154
cuả CCDC nhập kho
Xuất dùng CCDC loại
TK 133
phân bổ 1 lần
Thuế GTGT phải
TK 142,242
nộp của hàng NK
TK 154
CCDC tự chế hoặc
thuê ngoài
Xuất dùng
Mức phân bổ
CCDC
loại phân
bổ nhiều
lần
cho kỳ này
chế biến xong nhập kho
TK 632
TK 142
Nhượng bán CCDC
Nhập lại kho CCDC
cho thuê
TK 142
Xuất kho CCDC cho thuê
Nguồn: Kế toán tài chính- Tập thể tác giả khoa Kế toán- kiểm toán, 2005
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán công cụ dụng cụ
11
2.1.6 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.1.6.1 Khái niệm, nguyên tắc và điều kiện lập dự phòng
Theo Bùi Văn Dương (2002, trang 11) thì:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất
kinh doanh của năm nay phần giá trị có thể bị giảm xuống thấp hơn so với giá
gốc của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là biện pháp
đề phòng những thiệt hại có thể xảy đến trong tương lai gần do hàng tồn kho
bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm,…Đồng thời cũng để phản ánh đúng giá
trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhằm đưa ra một hình ảnh
trung thực của doanh nghiệp khi lập BCĐKT cuối năm. Mức dự phòng giảm
giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn
giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho.
- Về nguyên tắc và điều kiện lập dự phòng:
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ được lập vào cuối niên độ kế
toán, trước khi lập báo cáo tài chính.
+ Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện trên cơ
sở từng mặt hàng tồn kho.Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho phải dựa trên những bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá
thường xuyên, có thể xảy ra trong niên độ kế toán của chúng.
+ Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản
xuất sản phẩm thì không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do
chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn tổng chi phí sản
xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
mà tổng chi phí sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
thì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng
giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá trị vật liệu tồn kho, xác
định khoản dự phòng giảm giá cho niên độ kế toán tiếp theo. Nếu số dự phòng
phải lập năm sau nhỏ hơn số đã lập cuối năm trước chưa sử dụng thì số chênh
lệch được hoàn nhập vào kết quả SXKD; nếu ngược lại, thì căn cứ vào số
chênh lệch để lập dự phòng bổ sung.
2.1.6.2 Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
a. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
12
Bên nợ:
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu số phải lập nhỏ hơn
số đã lập của năm trước).
Bên có:
+ Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập thêm (nếu số
phải lập lớn hơn số đã lập của năm trước).
Số dư bên có:
+ Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm.
b. Sơ đồ hạch toán
TK 632
TK 159
TK 632
Hoàn nhập
dự phòng
giảm giá
hàng tồn
kho
Lập dự
phòng giảm
giá hàng tồn
kho lúc cuối
năm
Nguồn: Kế toán tài chính- Bùi Văn Dương, 2002
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế toán của doanh nghiệp, căn cứ
trên các sổ kế toán, chứng từ kế toán. Bên cạnh đó, một số thông tin khác được
tham khảo trên báo chí và internet.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp hạch toán kế toán
Hệ thống phương pháp hạch toán kế toán là tập hợp các phương pháp kế
toán có mối quan hệ với nhau, thực hiện những chức năng riêng trong quá
trình thu thập, xử lý dữ liệu nhằm thông tin và kiểm tra về quá trình hình thành
và sự vận động của tài sản trong các đơn vị. Hệ thống phương pháp hạch toán
kế toán được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu, gồm bốn phương pháp cụ thể, có quan hệ chặt
chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống liên hoàn hoàn chỉnh (Ngô Hà Tấn,
1999, trang 27).
13
Hệ thống phương pháp hạch toán kế toán bao gồm các phương pháp:
+ Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp thông tin và kiểm tra
sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế. Phương pháp chứng từ được thể hiện
dưới hình thức là hệ thống bản chứng từ và kế hoạch luân chuyển chứng từ.
+ Phương pháp tài khoản và ghi kép: là phương pháp thông tin và kiểm
tra quá trình vận động của tài sản theo từng loại dựa trên các mối quan hệ vốn
có của đối tượng hạch toán kế toán. Phương pháp tài khoản và ghi kép được
thể hiệ dưới hình thức là hệ thống tài khoản kế toán và ghi kép vào tài khoản.
+ Phương pháp tính giá: là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự phát
sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa và từng loại
hoạt động. Thực chất, đây là phương pháp dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện
các loại tài sản khác nhau nhằm phản ảnh, cung cấp những thông tin tổng hợp
cần thiết. Phương pháp tính giá được thể hiện qua các nguyên tắc tính giá,
nguyên tắc phân bổ chi phí và bảng tính giá.
+ Phương pháp tổng hợp- cân đối: là phương pháp thông tin và kiểm tra
một cách khái quát tình hình tài sản, kết quả kinh doanh của đơn vị hạch toán
trong từng thời kỳ nhất định. Phương pháp tổng hợp- cân đối được thể hiệ
dưới hình thức là các bảng tổng hợp – cân đối kế toán.
Mỗi phương pháp trong hệ thống phương pháp hạch toán kế toán có chức
năng, vị trí nhất định trong quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin;
song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống
phương pháp hạch toán kế toán hoàn chỉnh.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến
trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích
của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượng
nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết
định lựa chọn (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 22).
- Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh
được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp
tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
Gốc so sánh: Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian và
thời gian, tùy thuộc vào mục đích phân tích.
- Các dạng so sánh:
14
+ So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu
nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ sự biến động về
quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
+ So sánh bằng số tương đối: khi so sánh bằng phương pháp này, các nhà
quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến
và xu hướng biến động của chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các nhà
phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
Số tương đối động thái: dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ
tăng trưởng của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc và
số tương đối liên hoàn.
Số tương đối kế hoạch: phản ánh mức độ, nhiệm vụ mà doanh nghiệp
cần phải thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất định.
Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện: đánh giá mức độ thực hiện
trong kỳ của doanh nghiệp đạt bao nhiêu phần trăm so với gốc. Số tương đối
phản ánh mức độ thực hiện có thể sử dụng dưới dạng chỉ số hay tỷ lệ được
tính như sau:
Chỉ số (tỷ lệ %) thực
hiện so với gốc của chỉ
tiêu nghiên cứu
Trị số chỉ tiêu thực hiện
x 100
=
Trị số chỉ tiêu gốc
- So sánh với số bình quân: cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với
bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực. Qua đó, các nhà quản
lý xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp (tiên tiến, trung bình, yếu
kém).
2.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Theo Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng (2006, trang 24) phương pháp
thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng
cách thay thế lần lượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để
xác định trị số của chỉ tiêu thay đổi. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến đối tượng kinh tế nghiên cứu. Nó tiến hành đánh giá so sánh và phân
tích từng nhân tố ảnh hưởng trong khi đó giả thiết là các nhân tố khác cố định.
Do đó, để áp dụng nó phân tích hoạt động kinh tế cần áp dụng một trình tự thi
hành sau:
15
- Căn cứ vào mối liên hệ của từng nhân tố đến đối tượng cần phân tích
mà từ đó xây dựng nên biểu thức giữa các nhân tố
- Tiến hành lần lượt để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố trong điều
kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi.
- Ban đầu lấy kỳ gốc làm cơ sở, sau đó lần lượt thay thế các kỳ phân tích
cho các số cùng kỳ gốc của từng nhân tố.
- Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích. Số chênh
lệch giữa kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố được thay đổi số liệu đến đối tượng phân tích.Tổng ảnh hưởng của
các nhân tố tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích.
-
Ưu điểm:
+ Là phương pháp đơn giản, dễ tính toán so với các phương pháp
xác định nhân tố ảnh hưởng khác.
+ Phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định được các nhân tố có
quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng thương, tổng, hiệu, tích số và cả số %.
-
Nhược điểm:
+ Khi xác định nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác
không đổi, trong thực tế các nhân tố có thể thay đổi.
+ Việc sắp xếp trình tự các nhân tố phải từ nhân tố sản lượng đến chất
lượng, trong thực tế việc phân biệt rỏ ràng giữa nhân tố sản lượng và
nhân tố chất lượng là không dễ dàng.
Giả định chỉ tiêu A cần phân tích và A tuỳ thuộc vào 3 nhân tố ảnh
hưởng, theo thứ tự a, b và c, các nhân tố này có quan hệ tích số chỉ tiêu A, từ
đó chỉ tiêu A được xác định cụ thể như sau:
A = a.b.c
Ta quy ước thời kỳ kế hoạch được ký hiệu là số 0 (số không) còn kỳ thực
tế được ký hiệu bằng số 1 (số một) - Từ quy ước này, chỉ tiêu A kỳ kế hoạch
và kỳ thực tế lần lượt được xác định như sau:
A0 = a0 . b0 . c0 và
A1 = a1 . b1 . c1
Đối tượng cụ thể của phân tích được xác định là:
A1 - A0 = DA
16
Chênh lệch nói trên có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của ba nhân tố
cụ thể là a, b và c; bằng phương pháp thay thế liên hoàn, mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố lần lượt được xác định như sau:
- Thay thế lần 1: Thay thế nhân tố a:
a1 . b0 . c0 - a0 . b0 . c0 = Da
Da là ảnh hưởng của nhân tố a.
- Thay thế lần 2: Thay thế nhân tố b.
a1b1c0 - a1b0c0 = Db
Db là kết quả ảnh hưởng của nhân tố b.
- Thay thế lần 3: Thay thế nhân tố c.
a1 . b1 . c1 - a1b1c0 = Dc
Dc là nhân tố ảnh hưởng của nhân tố c.
- Tổng hợp ảnh hưởng của ba nhân tố, ta có:
Da + Db +Dc = DA = A1 - A0
(Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 25).
17
Chương 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DNTN TÂN THÀNH CÔNG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
Cần Thơ là một trong những tỉnh lớn của đồng bằng sông Cửu Long,
nằm ở cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Công, là trung tâm kinh tế- văn hóa,
đầu mối quán trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của
đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước. Chính vì vốn là vùng sông
nước nên nhu cầu về phụ tùng của các phương tiện vận tải thủy (cụ thể là chân
vịt tàu) rất lớn, vì vậy nhu cầu của các ngành về đúc kim loại và gia công cơ
khí được xem là nhu cầu thiết yếu. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, năm
1990 cơ sở đúc gang Tân Thành Công ra đời. Khởi đầu bằng nghề sản xuất
các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc kim loại,… và cơ
sở đã thu thút được một lượng khách hàng lớn.
Sau 10 năm hoạt động, đến ngày 21/08/2000, cơ sở đúc gang Tân Thành
Công chuyển sang hình thức doanh nghiệp tư nhân.
Từ năm 2002, nhu cầu chuyển từ ghe gỗ sang xà lan, ghe sắt của thị
trường ngày càng tăng, trong thời điểm này, doanh nghiệp đã bước sang một
bước đột phá, chủ doanh nghiệp quyết định đầu tư máy móc và cơ sở vật chất
để nhận đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.
Với uy tín và kinh nghiệm kinh doanh, đến nay, doanh nghiệp tiếp tục
đầu tư sang lĩnh vực vận chuyển tàu thủy với 6 chiếc xà lan, 1 cần cẩu khai
thác cát vàng tại Tân Châu tỉnh An Giang. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận
san lấp mặt bằng, cho thuê thiết bị cơ giới, phương tiện vận tải thủy bộ, xuất
nhập khẩu cát, nhận thầu công trình đóng cọc trên cả thủy và bộ với mong
muốn mở rộng cả quy mô và thị trường.
*Thông tin sơ lược về doanh nghiệp:
- Tên gọi: DNTN Tân Thành Công
- Địa chỉ: 121 Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
- Chủ doanh nghiệp: ông Nguyễn Văn Lợi
- Điện thoại: 0710.3820564 – 0710. 2220866
- Fax: 07103.839166
18
- Mã số thuế: 1800393136
- Địa chỉ giao dịch: 52-54 Đồng Khởi, phường An Lạc, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
- Email: dntntanthanhcong08@yahoo.com
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5701000146 do Sở kế hoạch
và đầu tư thành phố Cần Thơ cấp lần đầu ngày 21/08/2000.
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
- Sản xuất các loại chân vịt tàu, phụ tùng máy cày, gia công cơ khí, đúc
kim loại, đóng mới và sữa chữa các phương tiện vận tải thủy theo đơn đặt
hàng.
- Nhận thầu thi công đóng cọc thủy, bộ.
- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển đường thủy, nhận san lấp mặt bằng,
cho thuê thiết bị cơ giới, xuất nhập khẩu cát.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN
TRONG DOANH NGHIỆP
3.3.1 Cơ cấu tổ chức
Với hình thức là doanh nghiệp tư nhân nên số lượng nhân sự ở doanh
nghiệp không nhiều. Cơ cấu tổ chức của DNTN Tân Thành Công bao gồm:
Giám đốc: 1 người.
Phòng kế toán: 5 người.
Phân xưởng đúc: 8 người.
Phân xưởng sản xuất: 9 người.
Phân xưởng đóng và sửa chữa tàu (gọi chung là phân xưởng đóng tàu) :
15 người.
Giám đốc
Phòng kế
toán
Phân
xưởng
đúc
Phân
xưởng
sản xuất
Phân
xưởng
đóng tàu
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2014.
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức DNTN Tân Thành Công
19
3.3.2 Chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp
- Giám đốc: là người đại diện cho doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp
theo chế độ thủ trưởng, trực tiếp quyết định và điều chỉnh mọi hoạt động kỹ
thuật, tổ chức, tài chính, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng kế toán: thực hiện toàn bộ công việc kế toán tài chính, hạch toán
kế toán trong doanh nghiệp, quản lý vật tư, tài sản và nguồn vốn nhằm thực
hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp theo sự hướng dẫn và quy định kế
toán của Việt Nam ban hành.
- Phân xưởng đúc: được sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ
đúc gang, thau, nhôm theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc chuyển qua cho
bộ phận sản xuất.
- Phân xưởng sản xuất: gia công cơ khí, hàn tiện kim loại theo yêu cầu.
- Phân xưởng đóng tàu: sửa chữa và đóng mới tàu, thuyền và các phương
tiện thủy khác.
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
3.4.1.1 Tổ chức nhân sự và sơ đồ bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại DNTN Tân Thành Công tương đối đơn giản, gồm:
- Kế toán trưởng: 1 người
- Kế toán thanh toán: 2 người
- Thủ quỹ: 1 người
- Thủ kho: 1 người
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh toán
Thủ quỹ
Thủ kho
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2014.
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán DNTN Tân Thành Công
20
3.4.1.2 Chức năng từng bộ phận
- Kế toán trưởng: Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài
chính trong đơn vị kế toán, tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định tại
doanh nghiệp; phụ trách chung toàn bộ vấn đề kế toán của doanh nghiệp và
chịu trách nhiệm với giám đốc về các nghiệp vụ tài chính, thống kê, thông tin
kế toán phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và quy định của nhà nước.
- Kế toán thanh toán: hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sắp xếp
nhận chứng từ, lưu trữ chứng từ, lập các biểu mẫu khi giám đốc cần, tính và
chi lương cho toàn bộ doanh nghiệp, giữ sổ phụ ngân hàng và theo dõi số dư
tài khoản tiền gửi ngân hàng.
- Thủ quỹ: thực hiện các công việc hành chính bên ngoài, kiểm tra chứng
từ gốc, thu chi hợp lý, tiến hành thu chi theo chứng từ đã duyệt, bảo quản tiền
mặt, theo dõi và chịu trách nhiệm về lượng tiền quỹ đang giữ, báo cáo quỹ khi
có yêu cầu.
- Thủ kho: ghi chép và theo dõi hàng ngày các phát sinh về xuất nhập
kho. Khi phát sinh chứng từ hợp lý nhập kho, tiến hành nhập kho, kiểm đếm
và lưu trữ các chứng từ liên quan đến xuất nhập kho dùng để đối chiếu với
chứng từ gốc của kế toán khi cần thiết. Tiến hành ghi thẻ kho hàng ngày và.
chịu trách nhiệm và kiểm tra về hàng tồn kho, lập báo cáo về tình hình nhập
xuất hàng tồn kho.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
3.4.2.1 Chế độ kế toán
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng thống nhất trong chế độ kế toán và báo cáo tài
chính: VNĐ
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài
khoản thống nhất theo Quyết định 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Theo nguyên giá và giá trị còn lại.
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Đường thẳng
- Phương pháp tính giá xuất kho: Kế toán sử dụng phương pháp bình
quân gia quyền cuối kỳ để tính giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong
kỳ.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
21
- Phương pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu
trừ.
- Phương pháp tính giá thành: Theo phương pháp đơn đặt hàng.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất là theo từng đơn đặt hàng.
- Đối tượng tính giá thành: là các sản phẩm hoàn thành, đảm bảo chất
lượng và yêu cầu như hợp đồng đã ký kết.
- Kỳ tính giá thành: Sản phẩm được sản xuất theo từng đơn đặt hàng,
chu kỳ sản xuất dài nên kỳ tính giá thành được chọn là thời điểm hoàn thành
đơn đặt hàng. Hàng tháng, tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất theo đối
tượng tính giá thành (đơn đặt hàng).
- Kỳ kế toán: năm (từ 01/01 đến 31/12 cùng năm).
- Hình thức kế toán trên máy tại doanh nghiệp: doanh nghiệp sử dụng
phần mềm kế toán UNESCO từ 2005 đến nay.
3.4.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
DNTN Tân Thành Công sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính được
ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung.
* Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính:
Sổ kế toán:
Chứng từ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Phần mềm
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
kế toán
Máy vi tính
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính, 2006.
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
22
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định
tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các
bảng đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần
mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái
hoặc nhật ký) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng (hoặc vào thời điểm cần thiết), kế toán thực hiện thao tác
khóa sổ (cộng sổ) và lập các báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu
tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính
xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có
thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính đã in ra.
Cuối tháng (năm), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán
ghi bằng tay.
* Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ Nhật
ký đặc
biệt
Sổ Nhật
ký chung
Sổ cái
Sổ chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi vào cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Bài giảng Tổ chức thực hiện công tác kế toán- Nguyễn Thị Diệu, 2013.
Hình 3.4 Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
23
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà
trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên
các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Các loại sổ của
hình thức nhật lý chung:
- Sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt; Sổ cái.
- Các sổ, thẻ chi tiết.
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Nếu đơn vị mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi
sổ Nhật Ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
-Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt hàng ngày, căn cứ vào
các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10,… ngày) hoặc cuối tháng, tùy
khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu
để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp
do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối kỳ, cộng số liệu Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và
Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để
lập Báo cáo tài chính.
-Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng
cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có
trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau
khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Qua nhiều năm hoạt động với sự nỗ lực không ngừng, DNTN Tân Thành
Công đang từng bước lớn mạnh được minh chứng cụ thể qua kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm gần đây tuy còn nhiều biến
động nhưng tổng quát có xu hướng tăng đáng kể trong 3 năm trở lại đây.
24
Bảng 1: Kết quả SXKD của DNTN Tân Thành Công giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Đvt: 1.000 đồng
Chênh lệch 2012/2011
Năm 2013
Số tiền
Chênh lệch 2013/2012
%
Số tiền
%
4.081.822
3.713.871
7.476.211
(367.951)
(9,01)
3.762.340
101,31
0
0
0
0
-
0
-
3. Doanh thu thuần
4.081.822
3.713.871
7.476.211
(367.951)
(9,01)
3.762.340
101,31
4. Giá vốn hàng bán
3.228.867
3.033.742
5.674.694
(195.125)
(6,04)
2.640.952
87,05
852.955
680.129
1.801.517
(172.826)
(20,26)
1.121.388
164,88
764
895
4.172
131
17,11
3.277
366,31
7. Chi phí tài chính
164.903
234.835
773.759
69.932
42,41
538.924
229,49
8. Chi phí quản lý kinh doanh
325.366
313.032
482.424
(12.334)
(3,79)
169.392
54,11
9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
363.447
133.155
549.507
(230.292)
(63,36)
416.352
312,68
35.691
0
16.854
(35.691)
-
16.854
-
173.136
0
81.847
(173.136)
-
81.847
-
(137.447)
0
(64.993)
137.447
-
(64.993)
-
13. Tổng LNTT
262.002
133.158
484.514
(128.844)
(49,18)
351.356
263,86
14. Thuế TNDN
56.501
33.289
121.128
(23.212)
(41,08)
87.839
263,87
169.502
99.868
363.385
(69.6334)
(41,08)
263.517
263,87
1. Doanh thu
2. Khoản giảm trừ
5. Lợi nhuận gộp
6. Doanh thu HĐTC
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
15. LNST
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2011, 2012, 2013.
25
*Nhận xét:
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm
(2011- 2013) đều tốt, doanh thu và lợi nhuận qua các năm tuy còn nhiều biến
động nhưng có xu hướng tăng qua các năm.
- Về doanh thu: Doanh thu qua các năm còn nhiều biến động.
+ Năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhẹ còn
3.713.871 nghìn đồng, giảm 367.950 nghìn đồng tương đương giảm 9,01% so
với năm 2011; trong đó, các khoản giảm trừ trên tổng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ bằng 0 bởi vì công ty chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng và
sản phẩm riêng lẻ nên đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản
phẩm. Mặc khác, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng lên 895 nghìn đồng,
tăng 131 nghìn đồng tương đương tăng 17,11% so với năm 2011.
+ Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2012 doanh nghiệp nhận
được ít đơn đặt hàng hơn so với năm 2011, vì thế doanh thu từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhẹ; bên cạnh đó, doanh nghiệp tăng cường
các hoạt động gửi tiết kiệm, cho các cá nhân vay với lãi suất cao hơn so với lãi
suất ngân hàng và góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác cùng ngành
nghề tương đương (cụ thể là DNTN Ngũ Nhiều là một doanh nghiệp kinh
doanh sắt thép và các loại vật tư tại TP Cần Thơ), kết quả là doanh thu từ hoạt
động tài chính được tăng lên rõ rệt.
+Năm 2013, nhờ doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật
chất kỹ thuật (mua thêm 5 máy cưa, 3 máy soi và 1 máy cắt kim loại) cũng
như cải thiện phần nào trình độ chuyên môn của thợ nên doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ tăng lên đáng kể, tăng 101,31% tương đương tăng
3.762.340 nghìn đồng so với năm 2012. Bên cạnh đó, doanh thu họat động tài
chính cũng tăng mạnh, tăng 366,31% tương đương tăng 3.278 nghìn đồng so
với năm 2012.
- Về chi phí: Nhìn chung các loại chi phí đều tăng qua các năm nhưng
tùy thuộc vào từng loại chi phí mà tốc độ tăng trưởng khác nhau, riêng chi phí
giá vốn hàng bán tùy thuộc vào lượng đơn đặt hàng của mỗi năm nên còn
nhiều biến động.
Năm 2012, do lượng đơn đặt hàng sụt giảm nên chi phí giá vốn giảm
6,04% tương đương giảm 195.124 nghìn đồng so với năm 2011. Năm 2013,
do doanh nghiệp làm tốt công tác quảng cáo thương hiệu nên số lượng đơn đặt
26
hàng tăng lên đáng kể, điều này làm cho doanh thu tăng tăng đồng thời cũng
làm cho các loại chi phí tăng lên rõ rệt: chi phí giá vốn hàng bán tăng 87,05%
tương đương tăng 2.640.952 nghìn đồng so với năm 2012, chi phí quản lý kinh
doanh tăng 54,11% tương đương tăng 169.392 nghìn đồng so với năm 2012,
các loại chi phí khác đều tăng.
- Về lợi nhuận: Do ảnh hưởng của doanh thu và chi phí nên lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp qua các năm có nhiều biến động đáng kể.
Lợi nhuận sau thuế năm 2012 sụt giảm mạnh, giảm 41,08% tương đương
giảm 69.634 nghìn đồng so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế tăng
mạnh 263,86% tương đương tăng 263.517 nghìn đồng so với năm 2012. Qua
đây cho thấy doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả và có những hoạt
động cải tiến kịp thời, phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp.
27
Bảng 2: Kết quả SXKD của DNTN Tân Thành Công 6 tháng đầu năm giai đoạn 2013-2014
Đvt: đồng
Chênh lệch 2014/2013
Chỉ tiêu
1. Doanh thu
Năm 2013
Năm 2014
Số tiền
%
4.264.920.786
3.215.142.297
(1.049.778.489)
(24,61)
0
0
0
-
3. Doanh thu thuần
4.264.920.786
3.215.142.297
(1.049.778.489)
(24,61)
4. Giá vốn hàng bán
3.326.500.567
2.407.656.070
(918.844.497)
(27,62)
938.420.219
807.486.227
(130.933.992)
(13,95)
1.139.717
1.189.737
50.020
4,39
7. Chi phí tài chính
308.296.690
337.044.000
28.747.310
9,32
8. Chi phí quản lý kinh doanh
279.500.574
198.609.745
(80.890.829)
(28,94)
9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
351.762.672
273.022.219
(78.740.453)
(22,38)
6.524.891
35.237.189
28.712.298
440,04
62.638.245
86.487.498
23.849.253
38,07
12. Lợi nhuận khác
(56.113.354)
(51.250.309)
4.863.045
(8,67)
13. Tổng LNTT
295.649.318
221.771.910
(73.877.408)
(24,99)
14. Thuế TNDN
73.912.330
48.789.820
(25.122.509)
(33,99)
221.736.989
172.982.090
(48.754.899)
(21,99)
2. Khoản giảm trừ
5. Lợi nhuận gộp
6. Doanh thu HĐTC
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
15. LNST
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công,2013, 2014.
28
*Nhận xét:
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2014
không được tốt so với 6 tháng đầu năm 2013.
- Về doanh thu: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng
đầu năm 2013. Cụ thể là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
giảm 24,61% tương đương giảm 1.049.778.489 đồng so với 6 tháng đầu năm
2013. Bên cạnh đó, mặc dù doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp
tăng nhẹ, tăng 4,39% tương đương 50.020 đồng, tuy nhiên mức tăng này
không đáng kể.
- Về chi phí: 6 tháng đầu năm 2014, đa số các loại chi phí đều giảm so
với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là: chi phí giá vốn hàng bán giảm 27,62%
tương đương giảm 918.844.497 đồng, chi phí quản lý kinh doanh giảm
28,94% tương đương giảm 80.890.829 đồng. Bên cạnh đó, chi phí tài chính
tăng nhẹ, tăng 9,32% tương đương tăng 28.747.310 đồng so với 6 tháng đầu
năm 2014.
- Về lợi nhuận: lợi nhuận sau thuế của 6 tháng đầu năm 2014 có sự sụt
giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể là giảm 21,99% tương đương
giảm 48.754.899 đồng so với 6 tháng đầu năm 2013.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do doanh nghiệp ngày càng cạnh
tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng nghề tương đương. Đồng thời, kể từ
khi công trình cầu Cần Thơ hoàn thành, giao thông thuận lợi nên các lô hàng
từ thành phố Hồ Chí Minh đổ về ồ ạt, nhất là các loại sản phẩm mà doanh
nghiệp chuyên sản xuất, đa phần khách hàng chuyển sang lựa chọn những sản
phẩm có sẵn vì mẫu mã đa dạng và nhanh chóng làm doanh nghiệp mất đi một
lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó, bộ phận đóng mới, sữa chữa tàu ngày
càng nhận được ít đơn đặt hàng. Vì thế, lượng đặt hàng ngày một giảm nên
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sụt giảm mạnh so với cùng thời điểm
năm trước. Đa số các khoản chi phí của doanh nghiệp đều giảm do giảm sản
xuất nhưng không thể giúp cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của
nghiệp. Kết quả là lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp giảm
nhẹ so với 6 tháng đầu năm của năm trước. Doanh nghiệp cần có chính sách
phù hợp để giải quyết vấn đề về tìm kiếm thị trường cũng như khách hàng
mới, gia tăng số lượng đơn đặt hàng.
29
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
3.6.1 Thuận lợi
- Với thời gian hoạt động hơn 14 năm kinh nghiệm, doanh nghiệp đã tạo
được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, nhất là sản phẩm chân vịt tàu
do doanh nghiệp sản xuất đạt được chất lượng cao và được nhiều khách hàng
ưu tiên lựa chọn.
- Doanh nghiệp có vị trí giao thông thuận lợi cả đường thủy lẫn đường
bộ, nằm ven sông Hậu và cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7 km
giúp doanh nghiệp dễ dàng mua bán, giao lưu với khách hàng cũng như mua
bán vận chuyển nguyên liệu đầu vào.
- Với tính chất đa ngành nghề và sản xuất theo dây chuyền, doanh nghiệp
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng từ khâu đúc, gia công, hàn tiện, lắp
ráp, sửa chữa,…Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được nhiều khách
hàng.
- Tính chất công việc không phức tạp vì thế yêu cầu tay nghề của công
nhân cũng không quá cao nên giá rẻ, tiết kiệm được chi phí nhân công.
3.6.2 Khó khăn
- Ngành cơ khí với xu hướng ngày càng phát triển nên doanh nghiệp
ngày càng chịu sự cạnh tranh khá lớn. Bên cạnh đó, ngành cơ khí vốn đầu tư
cao và thu hồi chậm nên tiến trình đầu tư cho cơ khí tại doanh nghiệp còn dè
dặt. Do vậy, doanh nghiệp cần có phương hướng điều chỉnh hoạt động cho
phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.
- Biến động của nền kinh tế thế giới làm ảnh hưởng nhiều đến giá cả của
các loại nguyên liệu, vật tư đầu vào như sắt, thép,… làm tăng giá thành sản
xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả SXKD của doanh nghiệp.
- Với trang thiết bị còn thô sơ và công nghệ đúc chưa cao nên doanh
nghiệp chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất. Vì thế, yêu cầu tất yếu của doanh
nghiệp là phải nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề của thợ và cải tiến quy
trình sản xuất hơn nữa để đạt hiệu quả tối ưu.
3.6.3 Phương hướng hoạt động
Với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, doanh nghiệp không ngừng tìm
kiếm thêm các thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.Trong những
năm gần đây, DNTN Tân Thành Công đã và đang đầu tư nhiều trang thiết bị
chất lượng cao hơn để sản xuất sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn và gia tăng khả
30
năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, tay nghề của thợ ngày càng được
đào tạo chuyên sâu hơn với những kỹ thuật tiên tiến.
Doanh nghiệp phấn đấu trong vài năm tiếp theo sẽ có được quy trình sản
xuất bằng máy móc thay thế cho lao động bằng thủ công nhằm tiết kiệm thời
gian và chi phí.
31
Chương 4
KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN
VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI DNTN
TÂN THÀNH CÔNG
4.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
4.1.1 Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh
nghiệp
DNTN Tân Thành Công là doanh nghiệp đa nghề chuyên sản xuất chân
vịt tàu, gia công cơ khí, đúc kim loại, sửa chữa các phương tiện thủy,… nguồn
nguyên liệu có nhiều loại và được theo dõi theo từng kho riêng, mỗi kho cung
cấp nguyên vật liệu riêng cho quá trình sản xuất và không theo dõi theo
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ.
Bảng 3: Danh mục từng loại nguyên vật liệu trong mỗi kho nguyên vật liệu tại
DNTN Tân Thành Công
STT
Kho
Tên tài
khoản
Nguyên vật liệu từng kho
1
Nguyên vật liệu 1521
sản xuất
Thau, gang, đồng, kẽm, than, dầu FO,
nhôm, củi, sắt phi, thau hàn cao cấp.
2
Nguyên vật liệu 1522
sửa chữa tàu
Thép, bạc đạn 6220, bạc đạn 2216, thép
tấm, thép ống, thép không rỉ, xoáy 8
sơmi- HINO 137, bộ miếng, hộp số, mài 1
mặt Culase- HINO 8, đắp mài 1 gối cam,
bạc cao su, thép I 250, động cơ Diesel
DV- 165- 2N, phụ tùng ráp cần CH- 400.
3
Nguyên vật liệu 1523
vận chuyển
Dầu DO, cát vàng, cát lắp, xăng, nhớt
CASTROL, nhớt SUPERLONGLIFE, cát
sông Đồng Tháp, nhớt HXD 68, nhớt
SAE 90.
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công,
- Nguyên vật2014.
liệu sản xuất: phục vụ cho phân xưởng sản xuất gia công cơ
khí, hàn tiện, đúc kim loại theo yêu cầu của khách hàng.
32
- Nguyên vật liệu sửa chữa tàu: dùng để phục vụ cho sửa chữa và đóng
mới các phương tiện vận tải thủy.
- Nguyên vật liệu vận chuyển: gồm các loại nhiên liệu và các loại cát
phục vụ việc vận hành, vận chuyển xây lắp.
4.1.2 Những vấn đề chung về kế toán công cụ dụng cụ tại doanh
nghiệp
Công cụ dụng cụ được doanh nghiệp sử dụng có giá trị tương đối nhỏ (đa
số dưới 1 triệu đồng), xuất dùng trực tiếp nên doanh nghiệp không phân bổ
công cụ dụng cụ.
Các loại tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn theo thông tư 45/ 2013/ TTBTC của Bộ Tài chính ngày 25/4/2013 được chuyển thành công cụ dụng cụ
đều đã hết thời gian khấu hao khi còn là tài sản cố định nên doanh nghiệp
không ghi nghiệp vụ tăng công cụ dụng cụ đối với những tài sản cố định
không đủ tiêu chuẩn này.
Kho công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất của doanh nghiệp: Que hàn, gas,
gió, đá mài, que hàn cao cấp, đá cắt, sơn MIKA, sơn chống rỉ, sơn chống rỉ
cao cấp, đèn hàn cắt, máy mài, máy chà, máy cưa các loại, máy soi, giấy
nhám, đồng hồ gió đá, vành cách điện, máy hàn điện ARC 250, thanh vặn ốc,
mỏ hàn, mũi cắt kim loại, sơn, CCDC các loại, bộ gió đá (ACE), thanh
vomfram, đầu nối mỏ hàn, bộ nguồn cấp điện, dụng cụ hàn điện.
4.1.3 Chứng từ kế toán và lưu đồ luân chuyển chứng từ
4.1.3.1 Nhập kho
Các chứng từ doanh nghiệp sử dụng trong quá trình nhập kho nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ: Phiếu nhập kho, Thẻ kho, Hóa đơn GTGT (của nhà
cung cấp), Phiếu chi.
Sau khi đã thỏa thuận mua bán xong, nhà cung cấp tiến hành giao
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kèm theo hóa đơn GTGT (liên 2). Kế toán
thanh toán tiến hành nhập liệu vào máy tính, sử dụng phần mềm kế toán để lập
2 liên phiếu nhập kho nguyên vật liệu, CCDC căn cứ vào hóa đơn GTGT bên
bàn giao. Kế toán thanh toán căn cứ vào phiếu nhập kho liên 1 và Hóa đơn
GTGT tiến hành ghi sổ kế toán (Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt nếu
chưa thanh toán cho nhà cung cấp, sổ cái, sổ chi tiết). Công việc ghi sổ kế toán
cũng được thực hiện trên máy tính. Phiếu nhập kho liên 2 được chuyển cho
thủ kho để kiểm tra đối chiếu với số nguyên vật liệu, CCDC thực nhập và tiến
hành nhập kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho liên 1 để ghi thẻ kho.
33
Kế toán thanh toán
Thủ kho
Kèm theo
NVL, CCDC
được NCC
giao
Bắt đầu
NCC
Hóa đơn 2
GTGT
Phiếu 2
nhập kho
Nhập liệu
Xem xét và tiến
hành nhập kho
Lập phiếu
nhập kho
Hóa đơn 2
GTGT
Phiếu 2
nhập kho
Phiếu 2
Phiếu
nhập 1kho
nhập kho
Nhập liệu
Nhập liệu
Ghi thẻ kho
Ghi sổ kế toán
Phiếu 2
nhập kho
Sổ kế toán
Thẻ kho
Phiếu 1
nhập kho
Kết thúc
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ nhập kho NVL, CCDC
34
4.1.3.2 Xuất kho
Các chứng từ doanh nghiệp sử dụng trong quá trình xuất kho nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ:
- Phiếu xuất kho.
- Thẻ kho.
- Bảng chiết tính giá thành
- Bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Tại DNTN Tân Thành Công, phiếu xuất kho được lập vào cuối tháng.
- Vào cuối tháng, kế toán trưởng căn cứ vào các hóa đơn GTGT (liên 1)
xuất bán sản phẩm của doanh nghiệp trong tháng đã xuất ghi vào sổ doanh thu
để lập bảng chiết tính giá thành. Sau đó, dựa vào bảng chiết tính giá thành vừa
lập, kế toán trưởng lập bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã
xuất dùng trong tháng. Bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được
chuyển sang cho kế toán thanh toán làm căn cứ để lập phiếu xuất kho.
- Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ, tiến hành lập phiếu xuất kho gồm 2 liên. Phiếu xuất kho được chuyển
cho kế toán trưởng và thủ kho ký tên và xác nhận. Sau đó, cả 2 liên phiếu xuất
kho và bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được giao cho giám
đốc xem xét và ký duyệt. Liên 1 phiếu xuất kho và bảng tổng hợp nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ được giao lại cho kế toán thanh toán để ghi sổ kế toán,
còn liên 2 phiếu xuất kho chuyển về cho thủ kho ghi thẻ kho và lưu trữ lại.
35
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Thủ kho
Bảng tổng hợp
NVL, CCDC
Bắt đầu
Các hóa 1
đơn
A
Nhập liệu
Chuyển kế toán
trưởng, thủ kho
, giám đốc xem
xét và ký duyệt
GTGT
Lập phiếu xuất
kho
Lập bảng
chiết tính giá
Phiếu 2
xuất kho
Nhập liệu
Ghi thẻ kho
thành
Phiếu 2
Các hóa 1
đơn GTGT
Bảng chiết
tính giá thành
A
Phiếu
1
2xuất kho
xuất kho
Bảng tổng hợp
NVL, CCDC
Phiếu 2
xuất kho
Nhập liệu
Ghi sổ kế toán
Lập bảng tổng hợp
NVL, CCDC
Bảng chiết
tính giá thành
Kết thúc
Bảng tổng hợp
NVL, CCDC
Phiếu 1
xuất kho
Sổ kế toán
Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC
36
Thẻ kho
4.2 CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ
DỤNG CỤ TẠI DOANH NGHIỆP
Trong quý II/2014, doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ điển hình liên
quan đến nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
Nghiệp vụ 1: Ngày 01/04/2014, Mua 50kg thau hàn cao cấp với giá
184.000 đồng/kg từ Công ty TNHH Tiên Hoa theo hóa đơn GTGT số 194125,
thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 300.000 đồng, doanh nghiệp thanh toán
bằng tiền mặt và tiến hành nhập kho.
Nợ TK 1521: 50 x 184.000 = 9.200.000
Nợ TK 133: 920.000
Có TK 111: 10.120.000
Nợ TK 1521: 300.000
Có TK 111: 300.000
Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu
nhập kho và phiếu chi để thanh toán cho người bán và chi phí vận chuyển.
Đơn giá nhập kho thau hàn cao cấp = (9.200.000 + 300.000)/ 50 =
190.000 (đồng).
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 1 gồm:
- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục 10 Hóa đơn GTGT
trang 78)
- Phiếu nhập kho (xem phụ lục 6 Phiếu nhập kho trang 74).
- Phiếu chi thanh toán cho nhà cung cấp và phiếu chi thanh toán chi phí
vận chuyển (xem phụ lục 7 Phiếu chi trang 74).
Nghiệp vụ 2. Ngày 01/04/2014, Mua 280 lít dầu DO với giá 15.800 đồng từ
DNTN Đăng Khoa theo hóa đơn GTGT số 987, thuế GTGT 10% doanh
nghiệp thanh toán ngay bằng tiền mặt và tiến hành nhập kho.
Nợ TK 1523:
280 x 15.800 = 4.424.000
Nợ TK 133:
442.400
Có TK 111:
4.866.400
Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu
nhập kho và phiếu chi để thanh toán.
37
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 2 gồm:
- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu chi (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
Nghiệp vụ 3. Ngày 02/04/2014, Mua 1.000 Kg que hàn với giá 16.000 đồng từ
Công ty TNHH TM DV Bằng An theo hóa đơn GTGT số 25311,thuế GTGT
10% doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán và tiến hành nhập kho. Chi
phí vận chuyển 550.000 đồng, trả bằng tiền mặt. Trong quá trình nhập kho
phát hiện thiếu 20 Kg que hàn so với hóa đơn. Doanh nghiệp tiến hành nhập
số que hàn thực có và tiến hành tìm hiểu nguyên nhân phát hiện do lỗi của
người vận chuyển làm thất thoát hàng nên bắt người vận chuyển bồi thường.
Nợ TK 1531: 980 x 16.000 = 15.680.000
Nợ TK 133: 1.600.000
Nợ TK 1388: 320.000
Có TK 331: 17.600.000
Nợ TK 111: 320.000
Có TK 1388: 320.000
Nợ TK 1531: 550.000
Có TK 111: 550.000
Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu
nhập kho và phiếu chi để thanh toán.
Đơn giá nhập kho = (15.680.000 + 550.000)/ 980 = 16.561
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 3 gồm:
- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu chi thanh toán chi phí vận chuyển (xem phụ lục tương tự nghiệp
vụ 1).
Nghiệp vụ 4. Ngày 06/04/2014, Mua 150 lít dầu DO với giá 15.850 đồng từ
DNTN Đăng Khoa theo hóa đơn GTGT số 995, thuế GTGT 10%, doanh
nghiệp thanh toán ngay bằng tiền mặt và tiến hành nhập kho.
38
Nợ TK 1523:
280 x 15.800 = 2.377.500
Nợ TK 133:
237.750
Có TK 111:
2.615.250
Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu
nhập kho và phiếu chi để thanh toán.
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 4 gồm:
- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu chi (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
Nghiệp vụ 5. Ngày 10/04/2014, Mua 652,2 Kg đồng thau dạng thỏi với giá
116.682 đồng từ Công ty TNHH Sao Kim theo hóa đơn GTGT số 0147523,
thuế GTGT 5% doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán và tiến hành
nhập kho. Chi phí vận chuyển 550.000 đồng, trả bằng tiền mặt.
Nợ TK 1521: 652,2 x 116.682 = 76.100.000
Nợ TK 133: 3.805.000
Có TK 331: 79.905.000
Nợ TK 1521: 550.000
Có TK 111: 550.000
Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu
nhập kho và phiếu chi để thanh toán.
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 5 gồm:
- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu chi thanh toán chi phí vận chuyển (xem phụ lục tương tự nghiệp
vụ 1).
Nghiệp vụ 6. Ngày 06/05/2014, Mua 550 Kg Thép với giá 103.860 đồng từ
DNTN Ngũ Nhiều theo hóa đơn GTGT số 0056478, thuế GTGT 10%, doanh
nghiệp chưa thanh toán cho người bán và tiến hành nhập kho. Chi phí vận
chuyển 500.000 đồng, trả bằng tiền mặt. Trong quá trình nhập kho phát hiện
thừa 50 Kg thép so với hóa đơn. Doanh nghiệp tiến hành nhập số thép thực có
và tiến hành tìm hiểu nguyên nhân.
39
Nợ TK 1522: 600 x 103.860 = 62.316.000
Nợ TK 133: 5.712.300
Có TK 331: 62.835.300
Có 3381: 5.193.000
Nợ TK 1522: 500.000
Có TK 111: 500.000
Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập
phiếu nhập kho và phiếu chi để thanh toán chi phí vận chuyển.
Đơn giá nhập kho = (62.316.000 + 500.000)/ 600 = 104.693
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 6 gồm:
- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
- Phiếu chi (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).
Nghiệp vụ 7. Ngày 07/05/2014, doanh nghiệp xác định được nguyên nhân
thừa thép ở nghiệp vụ mua thép ngày 06/05 của DNTN Ngũ Nhiều là do nhầm
lẫn trong khâu kiểm đếm. DNTN Ngũ Nhiều cũng đã gửi thông báo đến doanh
nghiệp, doanh nghiệp quyết định mua luôn số nguyên vật liệu thừa. Sau khi
nhận được Hóa đơn bổ sung của DNTN Ngũ Nhiều, kế toán tiến hành ghi sổ.
Nợ TK 3381: 5.193.000
Nợ TK 133: 519.300
Có TK 331: 5.712.300
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 7 gồm:
- Hóa đơn GTGT bổ sung của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự
nghiệp vụ 1).
Nghiệp vụ 8. Ngày 16/05/2014, xuất 4 máy cưa và 2 máy soi cho DNTN
Thành Phát thuê, thời hạn thuê 3 tháng. Tổng trị giá công cụ dụng cụ xuất kho
là 2.964.000 đồng. Kế toán căn cứ vào hợp đồng cho thuê mà 2 bên ký kết tiến
hành xuất kho công cụ dụng cụ cho thuê, đồng thời lập phiếu xuất kho theo số
lượng công cụ dụng cụ thực xuất.
Nợ TK 142: 2.964.000
Có TK 153: 2.964.000
40
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 8 gồm:
- Hợp đồng cho thuê (xem phụ lục 30 trang 104+ 105+ 106).
- Phiếu xuất kho (xem phụ lục 8 Phiếu xuất kho trang 76).
- Phiếu thu (xem phụ lục 9 Phiếu thu trang 77).
Nghiệp vụ 9. Ngày 30/06/2014, Tiến hành ghi sổ xuất kho nguyên vật liệu sản
xuất đã xuất trong tháng 6/2014 trị giá 146.169.859 đồng.
Nợ TK 1541: 146.169.859
Có TK 1521: 146.169.859
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 9 gồm:
- Phiếu xuất kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 8).
Nghiệp vụ 10. Ngày 30/06/2014, Tiến hành ghi sổ xuất kho nguyên vật liệu
sửa chữa tàu đã xuất trong tháng 6/2014 trị giá 10.844.019 đồng.
Nợ TK 1541: 10.844.019
Có TK 1522: 10.844.019
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 10 gồm:
- Phiếu xuất kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 8).
Nghiệp vụ 11.Ngày 30/06/2014, Tiến hành ghi sổ xuất kho công cụ dụng cụ đã
xuất trong tháng 6/2014 trị giá 1.402.881 đồng.
Nợ TK 1541: 1.402.881
Có TK 1531: 1.402.881
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 11 gồm:
- Phiếu xuất kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 8).
Nghiệp vụ 12. Ngày 30/06/2014, Tạm nhập 50 chai gió (oxy) với giá 14.650
đồng/ chai theo hóa đơn bán lẻ số 984, doanh nghiệp chưa thanh toán cho nhà
cung cấp trị giá 800.000 đồng, trong đó chi phí vận chuyển là 67.500 đồng.
Nợ TK 1531: (14.650 x 50) + 67.500 = 800.000
Có TK 331: 800.000
Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 12 gồm:
- Phiếu xuất kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 8).
41
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG
CỤ DỤNG CỤ TẠI DOANH NGHIỆP
4.3.1 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
vào sản xuất sản phẩm giai đoạn 2011-2013
4.3.1.1 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
vào sản xuất sản phẩm giai đoạn 2011-2013
Để phân tích được tình hình sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
tại DNTN Tân Thành Công trong 3 năm qua, ta sử dụng phương pháp so sánh,
kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Bảng phân tích tình hình sử dụng tổng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giai
đoạn 2011- 2013
Đvt: đồng
Tên
NVL
Năm 2011
Năm 2012
1.772.726.357
CCDC
236.428.610
Tổng
2.009.154.967
Năm 2013
2.018.560.033 3.353.168.700
Chênh lệch 2012/2011
Tuyệt đối
%
Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt đối
%
39,8
0
245.833.676
13,87
1.334.608.667
127.918.668
46.350.727
19,6
(154.860.669)
(121,
06)
2.301.339.370 3.481.087.368
292.184.403
x
1.179.747.998
x
282.779.337
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2011, 2012, 2013.
4,000,000,000
3,500,000,000
3,000,000,000
2,500,000,000
2,000,000,000
Công cụ dụng cụ
1,500,000,000
Nguyên vật liệu
1,000,000,000
500,000,000
0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn tình hình sử dụng tổng nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ giai đoạn 2011- 2013
42
*Nhận xét:
Từ kết quả trên ta nhận thấy:
- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong giai đoạn 2011- 2013 nhìn
chung có nhiều biến động tùy thuộc vào lượng đơn đặt hàng qua các năm, tuy
nhiên có xu hướng tăng về mặt giá trị. Tổng giá trị nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ được sử dụng năm 2012 tăng 292.184.403 đồng so với năm 2011 và
đến năm 2013 tiếp tục tăng 1.179.747.998 đồng so với năm 2012.
+ Năm 2012, nguyên vật liệu được sử dụng tăng nhẹ, tăng 13,87% tương
đương tăng 245.833.676 đồng so với năm 2011.
+ Năm 2013, nguyên vật liệu được sử dụng tăng, tăng 39,80% tương
đương tăng 1.334.608.667 đồng so với năm 2012.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do năm 2012, số lượng đơn đặt hàng
có sự sụt giảm nhẹ nguyên nhân là do doanh nghiệp ngày càng chịu sức ép
cạnh tranh trên thị trường nên lượng nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất
giảm đi chút ít. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới
khiến cho giá cả các loại nguyên vật liệu như thau, gang, sắt, thép,… ngày một
tăng cao nên dẫn đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng như xuất kho tăng
(cụ thể thau tăng từ 107.214 đồng/kg (thời điểm cuối năm 2013) đến tháng 6/
2014 là 129.811đồng/kg, đồng tăng từ 112.326 đồng/kg (cuối năm 2013) đến
tháng 6/2014 là 149.696 đồng/kg,… ), làm tăng giá trị nguyên vật liệu xuất
dùng trong năm. Vì vậy, tuy rằng năm 2012 mặc dù lượng đơn hàng ít nhưng
giá trị nguyên vật liệu được xuất dùng cho sản xuất vẫn tăng ở mức nhẹ so với
năm 2011. Năm 2013, doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh việc mở rộng quy mô
sản xuất, tìm kiếm khách hàng, nên các đơn đặt hàng ngày càng tăng, từ đó
doanh nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu để sản xuất hơn là điều tất yếu. Vì thế
lượng nguyên vật liệu được xuất ra dùng cho sản xuất tăng lên đáng kể.
-Tình hình công cụ dụng cụ trong giai đoạn 2011- 2013 còn nhiều biến
động.
+ Năm 2012, giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng tăng 46.350.727
đồng, tương đương tăng 19,6% so với năm 2011.
+ Năm 2013, giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng sụt giảm mạnh, giảm
154.860.669 đồng, tương đương tăng 54,76% so với năm 2012.
Nguyên nhân của tình trạng này cũng một phần là do giá cả đầu vào các
loại công cụ dụng cụ tăng lên đáng kể do diễn biến phức tạp của thị trường vật
43
tư. Tuy nhiên, đến năm 2013, do doanh nghiệp đã đầu tư vào cải tiến trang
thiết bị và công cụ dụng cụ được trang bị tốt hơn (trang bị thêm các loại máy
cưa, máy hàn, máy cắt kim loại ở các phân xưởng sản xuất), dẫn đến ít hao phí
về công cụ dụng cụ nên giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng vào sản xuất sụt
giảm mạnh.
Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình sử dụng nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ của doanh nghiệp trong 3 năm qua cũng như đánh giá được mức độ
sử dụng phổ biến của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ta xem xét
đến tình hình sử dụng chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
điển hình của từng kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thường được sử dụng
của doanh nghiệp và theo dõi sự biến động của chúng.
● Tình hình sử dụng chi tiết nguyên vật liệu:
- Đối với kho nguyên vật liệu sản xuất: ta theo dõi 3 loại nguyên vật liệu
thau, gang, đồng.
- Đối với kho nguyên vật liệu sửa chữa tàu (hay còn gọi là kho nguyên
vật liệu đóng tàu): ta theo dõi 3 loại nguyên vật liệu thép, thép tấm, thép không
rỉ.
- Đối với kho nguyên vật liệu vận chuyển: ta theo dõi 3 loại nguyên vật
liệu dầu DO, nhớt Catrol, nhớt.
44
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình sử dụng chi tiết một số loại nguyên vật liệu tại DNTN Tân Thành Công giai đoạn 20112013
Đvt: đồng
Tên NVL
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch 2012/2011
Năm 2013
Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Thau
919.409.964
930.009.059
1.053.871.553
10.599.095
1,15
123.862.494
13,32
Gang
22.581.397
24.505.317
64.244.304
1.923.920
8,52
39.738.987
162,16
Đồng
67.434.325
57.397.113
67.227.556
(10.037.212)
(14,88)
9.830.443
17,13
Thép
66.913.287
34.150.474
262.214.519
(32.762.813)
(48,96)
228.064.045
667,82
Thép tấm
92.324.893
21.672.761
80.338.222
(70.652.132)
(76,53)
58.665.461
270,69
8.382.165
14.392.139
34.102.478
6.009.974
71,70
19.710.339
136,95
488.452.864
830.679.033
1.516.783.032
342.226.169
70,06
686.103.999
82,60
Nhớt Catrol
1.104.545
1.125.000
0
20.455
1,85
(1.125.000)
(100,00)
Nhớt
1.454.545
1.975.711
0
521.166
35,83
(1.975.7110
(100,00)
1.668.057.985
1.915.906.607
3.078.781.664
247.848.622
49
1.162.875.057
1.151
Thép không rỉ
Dầu DO
Tổng cộng
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2011, 2012, 2013.
45
*Nhận xét:
Nhìn chung, tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu chi tiết ở mỗi kho
nguyên vật liệu qua các năm có nhiều biến động.
- Lượng giá trị các loại nguyên vật liệu điển hình ở kho nguyên vật liệu
sản xuất ( thau, gang, đồng) được sử dụng giảm nhẹ hoặc tăng không đáng kể
ở năm 2012, cụ thể thau tăng nhẹ chỉ 1,15%, gang tăng 8,52%, đồng giảm
14,88%. Đến năm 2013. lượng nguyên vật liệu ở kho này được sử dụng tăng
mạnh, cụ thể thau tăng 123.862.494 đồng (tăng 13,32), gang tăng 39.738.987
đồng (tăng 162,16 %), đồng tăng 9.830.443 đồng (tăng 17,13%).
- Lượng giá trị các loại nguyên vật liệu điển hình ở kho nguyên vật liệu
sửa chữa tàu (thép, thép tấm, thép không rỉ) được sử dụng nhiều biến động ở
năm 2012 và đến năm 2013 có xu hướng tăng mạnh. Lượng thép được sử
dụng năm 2012 giảm 32.762.813 đồng (giảm 48,96%) nhưng đến năm 2013
tăng mạnh, tăng 228.064.045 đồng (tăng 667,82%); thép tấm giảm 70.652.132
đồng (giảm 76,53%) năm 2012, nhưng đến năm 2013 lại tăng 58.665.461
đồng (tăng 270,69%). Lượng thép không rỉ tăng mạnh ở năm 2012 tăng
6.009.974 đồng tương đương 71,70% và tiếp tục tăng ở năm 2013 (tăng
19.710.339 đồng tương đương 136,95%).
- Lượng giá trị các loại nguyên vật liệu điển hình ở kho nguyên vật liệu
vận chuyển (dầu DO, Nhớt Catrol, Nhớt) tăng ở năm 2012 và nhiều biến động
ở 2013. Cụ thể, năm 2012 lượng dầu DO được sử dụng tăng mạnh, tăng
342.226.169 đồng (70,06%); nhớt Catrol tăng nhẹ, tăng 20.455 đồng (1,85%);
nhớt tăng mạnh, tăng 8.521.166 đồng (585,83%). Đến năm 2013, lượng giá trị
dầu DO được sử dụng tăng 686.103.999 đồng (82,60%), nhớt Catrol và nhớt
không được sử dụng trong năm này.
Từ những biến động được phân tích trên ta nhận thấy, đến năm 2013
nguyên vật liệu ở kho sản xuất và kho sửa chữa tàu được sử dụng rộng rãi và
phổ biến hơn so với các kho còn lại; cũng trong năm này, nguyên vật liệu ở
kho vận chuyển ít được sử dụng hơn hết. Qua kết quả phân tích được trên đây,
cần dự đoán được xu hướng sử dụng các loại nguyên vật liệu phổ biến ở các
năm tiếp theo để doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ tồn kho hợp lý.
● Tình hình sử dụng chi tiết công cụ dụng cụ (CCDC):
Đối với các loại CCDC do số lượng các loại CCDC quá nhiều và đa phần
có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng) nên tác chỉ trình bày tình hình sử dụng một
số loại CCDC điển hình và được sử dụng phổ biến hơn so với các loại còn lại.
46
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình sử dụng chi tiết một số loại công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công giai đoạn
2011- 2013
Đvt: đồng
Tên CCDC
Que hàn
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011
Tuyệt đối
Chênh lệch 2013/2012
%
Tuyệt đối
%
104.490.154
119.115.360
101.835.912
14.625.206
14,00
(17.279.448)
(14,51)
Gas
5.708.254
8.470.488
6.068.995
2.762.234
48,39
(2.401.493)
(28,35)
Gió
6.549.362
10.369.270
3.087.808
3.819.908
58,32
(7.281.462)
(70,22)
Đá mài
3.354.726
62.430
62.429
(3.292.296)
(98,14)
(1)
0
Que hàn cao cấp
1.088.008
1.366.805
1.235.949
278.797
25,62
(130.856)
(9,5)
61.682.909
1.224.171
4.667.152
(60.458.738)
(98,02)
3.442.981
281,25
182.873.413
140.608.524
116.958.245
(42.264.889)
(50)
(23.650.279)
159
Sơn chống rỉ cao cấp
Tổng cộng
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2011, 2012, 2013.
47
*Nhận xét:
Nhìn chung tình hình sử dụng một số loại công cụ dụng cụ tại DNTN
Tân Thành Công còn nhiều biến động.
- Năm 2012 đa phần lượng giá trị các loại công cụ dụng cụ được sử dụng
đều tăng nhẹ, cụ thể là que hàn tăng 14.625.2016 đồng (tăng 14%), gas tăng
2.762.234 đồng (tăng 48,39%), gió tăng 3.819.908 đồng (tăng 58, 32%). Bên
cạnh đó, 2 loại công cụ dụng cụ được sử dụng giảm mạnh là đá mài giảm
3.292.296 đồng (giảm 98,14%), sơn chống rỉ cao cấp giảm 60.458.738 đồng
(giảm 98,02%).
- Năm 2013 đa phần những loại công cụ dụng cụ được sử dụng có xu
hướng giảm. Cụ thể, que hàn giảm 14,51% (giảm 17.279.448 đồng), gas giảm
28,35 % (giảm 2.401.493 đồng), gió giảm mạnh giảm 70,22% (giảm
7.281.462 đồng). Ngược lại, sơn chống rỉ cao cấp tăng mạnh tăng 3.442.981
đồng tương đương 281,25%.
Qua kết quả phân tích trên ta nhận thấy giá trị sử dụng của đa phần các
loại công cụ dụng cụ đều có xu hướng giảm nhẹ, trừ một số ít loại công cụ
dụng cụ được sử dụng để sản xuất một số loại sản phẩm theo đơn đặt hàng của
khách hàng. Năm 2013, loại công cụ dụng cụ được sử dụng phổ biến và giá trị
lớn nhất của doanh nghiệp là que hàn.
4.3.1.2 Phân tích tình hình cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu theo
khối lượng tại DNTN Tân Thành Công qua 2 kỳ kế toán 2012 và 2013
Tại doanh nghiệp, hàng tháng sau khi nhận được đơn đặt hàng, kế toán
tiến hành tính toán để xác định số NVL cần dùng để tiến hành thu mua và
nhập kho. Riêng đối với phân xưởng đúc thì vào giữa hoặc cuối mỗi tháng, sau
khi tổng hợp các đơn hàng, nguyên vật liệu được xuất ra đồng loạt để tiến
hành sản xuất các sản phẩm đúc theo yêu cầu của khách hàng. Do tính chất
đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất đa ngành nên chủng loại nguyên vật liệu
được sử dụng tại doanh nghiệp tương đối đa dạng, một số loại nguyên vật liệu
được sử dụng phổ biến, thường xuyên trong khi số khác lại ít được sử dụng
nên ở đây ta chỉ xem xét đến một số loại nguyên vật liệu điển hình mang tính
đại diện cho các loại còn lại và không thể thay thế được, cụ thể: thau, gang,
nhôm dùng để sản xuất các sản phẩm thau đúc, gang đúc, nhôm đúc. Doanh
nghiệp sử dụng kỳ kế toán năm nên ta chỉ xem xét và phân tích tình hình cung
cấp và sử dụng các loại nguyên vật liệu điển hình như đã nêu trong các kỳ kế
toán gần nhất là kỳ kế toán năm 2012 và 2013.
48
Bảng 7: Bảng phân tích tình hình cung cấp và sử dụng NVL theo khối lượng giai đoạn 2012-2013
Đvt: Kg
Thau
STT
Chỉ tiêu
2012
2013
Gang
Chênh
lệch
2012
2013
Nhôm
Chênh
lệch
2012
2013
Chênh
lệch
1
Lượng NVL dự trữ đầu kỳ
58,50
660,12
601,62
1.456,15
1.753,92
297,77
5.776,66
5.240,39
(536,27)
2
Lượng NVL nhập trong kỳ
6.880,00
9.420,00
2.540,00
865,00
14.920,00
14.055,00
-
500,00
500,00
3
Lượng NVL cần mua trong
kỳ theo kế hoạch
6.867,50
9.346,00
2.478,50
860,60
14.913,50
14.052,90
-
500,00
500,00
4
Khối lượng NVL xuất dùng
6.278,38
8.356,44
2.078,06
567,23
12.125,19
11.557,96
536,27
1.432,61
896,34
5
Hệ số đảm bảo an toàn NVL
cho SX 5=(1+2)/3
1,11
1,21
0,10
4,32
1,38
(2,94)
10,77
4,00
(6,77)
6
Tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch
về NVL 6=2/3*100%
100,18%
100,79%
0,61%
100,51%
100,04%
0,00%
100,00%
100,00%
0,00%
7
Khối lượng sản phẩm hoàn
thành
7.075,00
9.297,00
2.222
650,00
13.602,00
12.952,00
576,50
1.520,50
944,00
8
Mức tiêu dùng NVL cho SX
ra SP 8= 4/7
0,89
0,90
(0,01)
8,87
0,89
(0,02)
0,93
0,94
0,01
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2012, 2013.
49
Từ bảng phân tích trên ta nhận thấy công tác lập kế hoạch định mức
NVL tại doanh nghiệp rất sát so với yêu cầu thực tế sử dụng, thể hiện ở tỉ lệ %
hoàn thành kế hoạch trong kỳ xấp xỉ 100%. Với nhiều doanh nghiệp thì càng
vượt kế hoạch đặt ra càng nhiều càng tốt nhưng đối với doanh nghiệp thì
không như vậy. Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp là cẩn trọng và hạn
chế những biến động lớn có thể xảy ra. Vì vậy khi vượt mức kế hoạch nhập
kho NVL quá lớn thì tất yếu sẽ phải tăng chi phí lưu kho, gây ứ động vốn,
đồng thời cũng bởi lý do đa số các loại NVL đều đã có mức tồn kho an toàn.
Kế toán đã căn cứ vào tình hình biến động giá cả thị trường và nhu cầu thực tế
tại doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch thu mua và nhập kho NVL phù hợp.
Hệ số đảm bảo an toàn (ĐBAT) của các loại NVL được phân tích đều
lớn hơn 1 (hệ số ĐBAT của thau là 1,11 năm 2012 và 1,21 năm 2013; hệ số
ĐBAT của đồng là 4,32 năm 2012 và 1,38 năm 2013; hệ số ĐBAT của nhôm
là 10,77 năm 2012 và 4,00 năm 2013), đảm bảo cung cấp cho hoạt động sản
xuất tại doanh nghiệp.
Từ các chỉ số mức tiêu dùng NVL cho sản xuất của các loại NVL được
phân tích qua 2 năm 2012 và 2013, ta nhận thấy chênh lệch giữa các kỳ kế
toán là không nhiều (xấp xỉ 0,01 đến 0,02), phản ánh trình độ chuyên môn
cũng như kỹ thuật sản xuất của bộ phận phương xưởng là tương đối ổn định.
4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
vào sản xuất sản phẩm giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013- 2014
Do đặc thù của doanh nghiệp chuyên kinh doanh và sản xuất các mặt
hàng liên quan đến các phương tiền vận tải thủy (nhận đóng mới và sửa chữa
các phương tiện vận tải thủy; đúc và gia công cơ khí các thiết bị như chân vịt,
láp máy, đồng trục,…) nên đa số việc xuất nguyên liệu, công cụ dụng cụ dùng
cho sản xuất tại doanh nghiệp đều có liên quan đến tình hình giao thông vận
tải thủy. Trước bước vào mùa nước nổi (khoảng quý 3 hàng năm) lượng đơn
đặt hàng đúc và gia công và sửa chữa các thiết bị phương tiện vận tải thủy
thường gia tăng vào các tháng đầu năm (khoảng tháng 2, 3, 4), làm gia tăng
lượng giá trị được sử dụng ở các kho nguyên vật liệu và sửa hữa tàu. Riêng
việc sử dụng nguyên vật liệu kho vận chuyển thường tùy thuộc vào đơn hàng
của khách hàng, mảng sản xuất này chưa thực sự là hoạt động chủ lực tại
doanh nghiệp trong các năm qua.
50
Bảng 8: Bảng số liệu thể hiện tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 6 tháng đầu năm 2014 tại DNTN Tân
Thành Công
Tên
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
252.170.261
262.551.446
376.252.567
238.379.933
186.502.210
157.013.090 1.472.869.507
176.589.363
78.347.126
80.360.157
169.135.221
147.597.263
146.169.071
798.198.201
- NVL sửa chữa tàu
62.327.419
48.854.260
56.725.197
68.723.412
24.632.417
10.844.019
272.106.724
- NVL vận chuyển
13.253.479
135.350.060
239.167.213
521.300
14.272.530
0
402.564.582
CCDC
76.620.150
139.515.360
257.463.316
35.127.630
23.150.379
1.402.881
533.279.716
Tổng NVL
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tổng
Trong đó,
- NVL sản xuất
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2014.
Bảng 9: Bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 6 tháng đầu năm 2013- 2014 tại DNTN Tân
Thành Công
Đvt: đồng
Tên
1. Tổng NVL
6 tháng đầu năm 2013
6 tháng đầu năm 2014
Chênh lệch
Tỉ lệ %
1.338.908.332
1.472.869.507
33.961.175
2,36
- NVL sản xuất
737.256.540
798.198.201
60.941.661
8,27
- NVL sửa chữa tàu
352.167.070
272.106.724
(80.060.346)
(22,73)
- NVL vận chuyển
249.484.722
402.564.582
153.079.860
61,36
2. CCDC
524.850.360
533.279.716
8.429.356
1,61
1.863.758.692
2.006.149.223
142.390.531
7,64
Tổng (1)+ (2)
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2013, 2014.
51
Đvt: đồng
*Nhận xét:
Từ các số liệu và kết quả phân tích từ bảng 8 và bảng 9 ta nhận thấy tình
hình sử dụng nguyên vật liệu 6 tháng đầu năm 2014 tuy còn nhiều biến động
nhưng tổng giá trị sử dụng có xu hướng tăng nhẹ (tăng 2,36% tương đương
tăng 33.961.963 đồng) so với 6 tháng đầu năm 2014, cụ thể là:
+ Nguyên vật liệu ở kho sản xuất được sử dụng tăng nhẹ, tăng
60.941.661 đồng tương đương tăng 8,27%. Đúc và gia công cơ khí là mảng
sản xuất chủ lực tại doanh nghiệp nên được doanh nghiệp chú trọng quan tâm,
vì vậy phần nào đã tạo được uy tín với một lượng khách hàng. Tuy chịu sự
cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp bạn nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì
được một số khách hàng nhất định nên lượng đon đặt hàng là tương đối ổn
định. Bên cạnh đó, do giá cả vật tư gần đây có xu hướng tăng nên kéo theo giá
trị của các loại nguyên vật liệu được sử dụng tại kho sản xuất tăng lên là điều
khó tránh khỏi.
+ Nguyên vật liệu được sử dụng ở kho đóng tàu (sửa chữa tàu) giảm
80.060.346 đồng tương đương giảm 22,73% . Nguyên nhân là do trong những
năm gần đây doanh nghiệp nhận được ngày càng nhận được ít các đơn đặt
hàng đóng mới tàu thuyền và các phương tiện thủy mà chủ yếu là nhận sửa
chữa là chính nên lượng nguyên vật liệu tại kho này giảm nhẹ so với thời điểm
cùng năm trước.
+ Nguyên vật liệu ở vận chuyển được sử dụng tăng mạnh so với năm
2014, tăng 61,36% tương đương tăng 153.079.860 đồng. Nguyên nhân là do
trong 5 tháng đầu năm 2014 doanh nghiệp nhận được nhiều hợp đồng bơm cát
san lấp mặt bằng ở 2 tỉnh là Hậu Giang và Vĩnh Long. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp cũng đã tiến hành thực hiện 2 hợp đồng thi công đóng cọc được ký kết
vào khoảng cuối tháng 12/2013 trên địa bàng ngoại ô thành phố Cần Thơ.
Chính vì thế, lượng nguyên vật liệu được sử dụng ở kho vận chuyển (cụ thể là
xăng, nhớt, cát sông) tăng lên đáng kể.
4.3.3 Phân tích tình hình biến động tổng chi phí nguyên vật liệu
trong 1 loại sản phẩm điển hình (Thau đúc- Chân vịt Cano) trong quý
II/2014
Cần thống kê phân tích tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục
chi phí nguyên vật liệu, từ đó đề ra các giải pháp giảm bớt chi phí nguyên vật
liệu trong giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu phụ thuộc vào các nhân tố: số
lượng sản phẩm sản xuất ra, đơn giá từng loại nguyên vật liệu và mức tiêu hao
nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.
52
Sau đây, ta sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể các loại nguyên vật liệu để biết
được tại sao giá trị nguyên vật liệu sử dụng lại tăng lên như vậy. Đặc thù của
doanh nghiệp sử dụng các loại nguyên vật liệu chính đầu vào như thau, gang,
nhôm, sắt, thép,… để sản xuất các sản phẩm đúc theo đơn đặt hàng. Các
nguyên vật liệu khác cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn nhưng do doanh nghiệp
có quá nhiều nguyên vật liệu nên ở đây chỉ phân tích biến động lượng và giá
của nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm Thau đúc. Trong tháng 6/2014,
doanh nghiệp nhận được đơn hàng sản xuất 15 chân vịt Cano cao tốc loại 3kg
(sản phẩm Thau đúc). Phân xưởng đúc tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng.
Đối với sản phẩm thau đúc, nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong sản phẩm là thau (chiếm hơn 75% về khối lượng khoảng hơn 40%
về mặt giá trị). Để tìm hiểu sâu hơn về mức độ ảnh hưởng của biến động về
lượng và giá của nguyên vật liệu thau đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
cấu thành nên sản phẩm thau đúc, ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn.
Xác định được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp và 2 nhân tố số lượng và đơn giá của nguyên vật liệu thau trong
sản phẩm thau đúc như sau:
Lượng nguyên vật
Số lượng sản phẩm
Chi phí nguyên
liệu tiêu hao cho
=
x
x Đơn giá
cần
sản
xuất
vật liệu trực tiếp
1 sản phẩm
Do trong tháng 5/2014 doanh nghiệp không sản xuất chân vịt cano nên ta
sẽ lấy tháng 4/ 2014 làm định mức. Ta có các số liệu về tình hình sản xuất
cùng 1 loại sản phẩm thau đúc (chân vịt Cano loại 3kg) của doanh nghiệp
trong tháng 4 và tháng 6 năm 2014 như sau:
Bảng 10: Bảng số liệu sản xuất chân vịt Cano tháng 4 và tháng 6/ 2014
Chỉ tiêu
T4/ 2014
T6/ 2014
Số sản phẩm thau đúc (chân vịt Cano) sản xuất
(Cái)
18
15
Lượng thau sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm (Kg)
3,3
3,31
119.804
129.811
Đơn giá thau (Đồng)
Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2014.
Vậy ta có, M1 = 7.116.357
M0= 6.445.116
53
DM = M1 – M0 = - 671.241.
Để tìm hiểu tại sao lại có sự biến động này, ta xem xét mức ảnh hưởng
của từng nhân nhân tố của nguyên vật liệu thau đến chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp của sản phẩm chân vịt cano.
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta tính được mức ảnh hưởng
của từng nhân tố của nguyên vật liệu thau đối với chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp sản xuất chân vịt cano như sau:
- Nhân tố sản lượng sản phẩm sản xuất giảm từ 18 sản phẩm xuống còn
15 sản phẩm làm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 1.186.060 đồng.
- Nhân tố lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm tăng từ
3,3kg lên 3,31kg làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17.971 đồng.
- Nhân tố đơn giá nguyên vật liệu thau tăng từ 119.804 đồng lên
129.811 đồng làm tăng chi phí nguyên vật liệu thau trực tiếp 496.848 đồng.
Qua đây, ta nhận thấy nguyên nhân chủ yếu làm giảm chi phí nguyên vật
liệu thau trong tổng chi phi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất chân vịt cano
là do sản lượng chân vịt cano giảm xuống. Tuy nhiên, đây không hẳn đã là
một kết quả tốt, bởi vì lượng sản phẩm sản xuất giảm xuống chỉ giúp doanh
nghiệp giảm chi phí nhưng đồng thời doanh thu và lợi nhuận thu về từ việc
kinh doanh mặt hàng này cũng sẽ giảm theo. Mặt khác, ta nhận thấy nhân tố
sản lượng càng tăng thì càng làm giảm nhân tố lượng nguyên vật liệu thau
trong 1 đơn vị sản phẩm. Như vậy, khi sản xuất số lượng càng nhiều cùng 1
loại sản phẩm trong một quy trình sản xuất thì sẽ càng làm giảm chi phí
nguyên vật liệu thau tính cho một đơn vị sản phẩm đó. Nhân tố đơn giá của
nguyên vật liệu càng tăng thì sẽ làm làm tăng chi phí nguyên vật liệu sản xuất
sản phẩm.
54
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG
5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Ưu điểm
- Về bộ máy kế toán:
+ Doanh nghiệp có một bộ máy kế toán hoạt động tương đối hiệu quả.
Bộ máy kế toán của DNTN Tân Thành Công được tổ chức theo mô hình tập
trung gọn nhẹ với ít nhân sự, kế toán trưởng trực tiếp điều hành và quản lý
mọi hoạt động của bộ máy kế toán, đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp và phù hợp với cơ chế hiện nay.
+ Công ty đã áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào công tác kế toán,
trang bị cho phòng kế toán tương đối đầy đủ trang thiết bị (máy tính, máy in,
máy photo). Đặc biêt, có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Unesco nên công
tác kế toán được thực hiện khoa học, nhanh chóng, chính xác hơn, giảm bớt
sự phức tạp trong việc ghi chép, quản lý số liệu, sổ sách. Mặt khác, việc tổ
chức công tác kế toán trên máy vi tính theo chương trình phần mềm kế toán
giúp cho công tác lưu trữ, bảo quản dữ liệu, thông tin kế toán an toàn, tạo
điều kiện để nâng cao hiệu quả kế toán, tiết kiệm được thời gian và kiểm soát
nội bộ của doanh nghiệp.
+ Các nhân viên phòng kế toán tại doanh nghiệp đều có trình độ từ cao
đẳng trở lên, được phân công thực hiện các phần hành phù hợp với trình độ,
khả năng của từng người; mỗi nhân viên được phân chia trách nhiệm cụ thể,
công việc của các nhân viên có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với
nhau cùng với sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của kế toán trưởng đã giúp cho
công tác kế toán từ khâu kiểm tra ban đầu các chứng từ, xử lý các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, ghi chép vào sổ sách cho đến khâu lập báo cáo được thực
hiện hiệu quả. Đội ngũ kế toán năng động, yêu nghề, nhiệt huyết và luôn vận
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn cập
nhật kịp thời các văn bản quy định mới áp dụng vào doanh nghiệp.
- Về hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản được công ty phân chia
thành nhiều tài khoản chi tiết theo đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh
55
nghiệp, các tài khoản phản ánh được toàn bộ nội dung kinh tế của doanh
nghiệp, giúp cho việc theo dõi các khoản phát sinh được nhanh chóng, chính
xác hơn.
- Về hệ thống chứng từ, sổ sách:
+ Doanh nghiệp đã tuân thủ tương đối đầy đủ các Chuẩn mực kế toán
và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo quyết định
48/ 2006/ QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các chứng
từ được luân chuyển, lưu trữ một cách khoa học. Công tác hạch toán ban đầu
được hoạch định một cách chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của các số liệu.
+ Doanh nghiệp vận dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung rất phù hợp
với quy mô và và đặc điểm sản xuất tại doanh nghiệp.
+ Về mặt luân chuyển từ chứng từ: nhìn chung các bộ phận đều lưu trữ
chứng từ một cách chặt chẽ. Các chứng từ sau khi được sử dụng hoặc ghi sổ
đều được lưu trữ lại trong các ngăn tài liệu, luôn sẵn sang cho các cuộc thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Về đánh giá nguyên vật liệu công cụ dụng cụ:
+ Giá nhập kho được đánh giá theo giá gốc: giá gốc phản ánh khách
quan, trung thực, phản ánh được tình hình biến động phức tạp của giá cả thị
trường để doanh nghiệp kịp đề ra những giải pháp để ứng phó.
+ Giá xuất kho được đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền
cuối kỳ: làm giảm những biến động bất thường của chi phí nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ vào sản xuất, đơn giản và dễ thực hiện.
- Về công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
+ Doanh nghiệp đã thực hiện, theo dõi đầy đủ, chặt chẽ tình hình biến
động tăng, giảm cũng như quá trình nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ từ khâu mua, vận chuyển, bảo quản đến khi đưa vào sản xuất. Các nghiệp
vụ phát sinh được ghi nhận nhanh chóng, chính xác theo thực tế phát sinh.
+ Việc kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
giúp cho việc ghi sổ đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu, phát hiện sớm
những sai sót trong việc ghi chép và quản lý.
5.1.2 Hạn chế
Trong quá trình tổ chức và thực hiện công tác kế toán, doanh nghiệp
còn một số hạn chế sau:
56
- Về sổ sách, chứng từ:
+ Doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán khá
đầy đủ theo quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các loại sổ sách tại doanh
nghiệp chưa thực sự đảm bảo về mặt hình thức theo đúng quy định của Bộ tài
chính. Cụ thể như:
Sổ Nhật ký chung (xem phụ lục 11 Sổ Nhật ký chung được sử dụng
tại DNTN Tân Thành Công trang 79+ 80).
Sổ cái (xem Phụ lục 13 Sổ cái tài khoản 152 được sử dụng tại DNTN
Tân Thành Công, trang 83; Phụ lục 21 Sổ cái tài khoản 153 được sử dụng tại
DNTN Tân Thành Công trang 91).
Sổ chi tiết các loại (xem Phụ lục 15 Sổ chi tiết nguyên vật liệu sản
xuất được sử dụng tại DNTN Tân Thành Công, trang 85; Phụ lục 17 Sổ chi
tiết nguyên vật liệu đóng tàu được sử dụng tại DNTN Tân Thành Công, trang
87; Phụ lục 19 Sổ chi tiết nguyên vật liệu vận chuyển được sử dụng tại
DNTN Tân Thành Công, trang 89; Phụ lục 23 Sổ chi tiết CCDC được sử
dụng tại DNTN Tân Thành Công ).
Bên cạnh đó, phần sổ sách kế toán chi tiết của doanh nghiệp chỉ theo
dõi chi tiết đến từng nhóm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà chưa theo
dõi theo từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ một cách cụ thể; đồng
thời, doanh nghiệp không theo dõi chi tiết số lượng mà chỉ theo dõi trên sổ
chi tiết về mặt giá trị. Chính vì thế, không có bảng tổng hợp chi tiết nguyên
vật liệu cũng như công cụ dụng cụ mà chỉ theo dõi chủ yếu trên bảng kê
nhập- xuất- tồn.
+ Doanh nghiệp không sử dụng các loại sổ nhật ký đặc biệt (nhật ký
mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền) đôi khi gây khó khăn cho việc theo
dõi, kiểm tra tình hình công nợ cũng như thu chi tiền.
+ Các chứng từ kế toán như phiếu thu, phiếu chi chưa được đánh số liên
cụ thể, việc lưu trữ các chứng từ chưa theo 1 tiêu thức nhất định nên gây khó
khăn cho việc tìm kiếm lại các chứng từ khi cần thiết.
+ Việc ký hiệu chứng từ phiếu nhập kho thường trùng với ký hiệu phiếu
chi hoặc phiếu kế toán, điều này dễ gây nhầm lẫn trong quá trình lên sổ và
kiểm tra đối chiếu sổ sách với chứng từ nếu phần diễn giải không rõ ràng.
+ Một số chứng từ và sổ sách còn thiếu các chữ ký.
57
- Do cuối tháng mới thực hiện tính giá vốn xuất kho nên không cung
cấp kịp thời thông tin cho mỗi nghiệp vụ phát sinh, điều này gây khó khăn
cho việc nắm bắt kịp thời những biến động của giá cả nguyên vật liệu, công
cụ dụng đưa vào sản xuất.
- Việc tính toán chi phí sản xuất chỉ dừng lại ở việc báo cáo số liệu,
chưa phân tích sâu về tình hình biến động chi phí để đề ra các giải pháp cải
tiến giảm thiểu chi phí sản xuất cũng như chủ động ở khâu nguyên vật liệu,
nhất là trong khi giá cả thị trường vật tư còn nhiều biến động.
- Doanh nghiệp chưa tiến hành lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ là chưa hợp lý. Phần lớn các loại nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ doanh nghiệp mua ở ngoài thị trường, mà giá cả thị trường luôn biến
động nên việc lập dự phòng là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi
ro trong diễn biến bất lợi của giá cả thị trường vật tư.
- Doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến việc cải tiến và thay đổi
phần mềm kế toán. Khi phần mềm gặp lỗi kỹ thuật phải mất thời gian thuê
người sửa chữa ảnh hưởng đến công tác báo cáo tài chính (trường hợp bị lỗi
kỹ thuật trong thời điểm lập báo cáo tài chính).
- Việc kiểm soát quy trình thu mua nguyên vật liệu chưa được sát sao,
đôi khi dẫn đến thất thoát, tiêu hao nguyên vật liệu vô ích; thực tế giá trị
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tiêu hao không lớn, nhưng vẫn cần được
chú ý quan tâm hơn.
- Số lượng nhân sự tại phòng kế toán quá ít, trong khi quy mô của
doanh nghiệp ngày càng mở rộng, số lượng công việc cần giải quyết gia tăng
đáng kể, một nhân viên kế toán phải đảm trách nhiều công đoạn, đôi khi dẫn
đến quá tải nhất là khi doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng và gia
tăng sản xuất.
5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
5.2.1 Về chứng từ kế toán và sổ sách kế toán
- Doanh nghiệp cần lập các loại sổ sách tổng hợp và chi tiết theo dõi chi
tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo đúng biểu mẫu được quy định,
theo dõi chi tiết cả về số lượng và giá trị của từng loại nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ cụ thể. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác kế
toán tại doanh nghiệp cũng như tính giá vốn xuất kho của các loại nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ khi cần thiết. Cụ thể:
58
+ Sổ Nhật ký chung (xem phụ lục 12 Sổ Nhật ký chung theo quyết định
48/2006 của BTC trang 81+ 82).
+ Sổ cái (xem Phụ lục 14 Sổ cái tài khoản 152 theo quyết định 48/2006
của BTC, trang 84; Phụ lục 22 Sổ cái tài khoản 153 theo quyết định 48/2006
của BTC trang 92).
+ Sổ chi tiết các loại (xem Phụ lục 16 Sổ chi tiết nguyên vật liệu sản
xuất theo quyết định 48/2006 của BTC, trang 86; Phụ lục 18 Sổ chi tiết
nguyên vật liệu đóng tàu theo quyết định 48/2006 của BTC, trang 88; Phụ
lục 20 Sổ chi tiết nguyên vật liệu vận chuyển theo quyết định 48/2006 của
BTC, trang 90; Phụ lục 24 Sổ chi tiết CDCD theo quyết định 48/2006 của
BTC trang 94 ).
- Doanh nghiệp nên sử dụng thêm các loại sổ nhật ký đặc biệt để thuận
tiện hơn trong việc ghi chép, theo dõi tình hình mua bán hàng, thu chi tiền và
kiểm tra khi cần thiết.
- Nên bảo quản các loại chứng từ theo một tiêu thức nhất định (ví dụ
như theo ngày phát sinh, theo bảng chữ cái,…) để dễ dàng tìm kiếm lại
chứng từ khi cần thiết.
- Nên đánh số liên của các loại chứng từ trong trường hợp được lập
nhiều liên (phiếu thu, phiếu chi); đồng thời, nên ký hiệu phiếu nhập kho theo
1 ký hiệu riêng biệt để phân biệt với các loại chừng từ khác, tạo thuận lợi cho
việc lên sổ và kiểm kê sổ sách.
- Nên bổ sung đầy đủ các chữ ký ở các chứng từ và sổ sách nhằm đảm
bảo tính xác thực và trách nhiệm của những đối tượng liên quan với chứng từ
hoặc sổ sách đó.
5.2.2 Về công tác kế toán
- Do đặc thù công ty xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
cuối kỳ nên để dễ dàng kiểm soát lượng tồn kho theo tính chất thời điểm,
doanh nghiệp nên lập sổ theo dõi tình hình xuất kho nguyên vật liệu và theo
dõi sát sao hàng ngày. Bên cạnh đó, hàng tháng nên lập kế hoạch dự trữ
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm cung ứng kịp thời cho sản xuất, tránh
tình trạng trì trệ sản xuất khi thiếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bất ngờ
do lượng đặt hàng tăng lên đột ngột.
- Việc tính toán chi phí sản xuất, bộ phận kế toán tại doanh nghiệp nên
chú trọng phân tích sau vào tình hình biến động chi phí để đề ra các giải pháp
59
cải tiến giảm thiểu chi phí sản xuất cũng như chủ động ở khâu nguyên vật
liệu.
- Doanh nghiệp nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho
nói chung và nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng là những tài sản lưu
động thường có biến động giá theo thời gian. Đối với một doanh nghiệp
thường xuyên phải mua nguyên vật liệu ngoài như DNTN Tân Thành Công
thì giá mua lại càng không ổn định. Vì vậy, để phòng tránh những rủi ro có
thể xảy ra do biến động giá cả thị trường, doanh nghiệp lập dự phòng giảm
giá hàng kho sẽ mang lại nhiều lợi ích:
+ Xét trên phương diện kinh tế: Nhờ các khoản dự phòng giảm giá mà
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị của tài
sản.
+ Xét trên phương diện thuế: Dự phòng giảm giá được ghi nhận như
một khoản chi phí làm giảm lợi tức phát sinh để tính ra số lợi tức thực tế.
- Cần chú trọng và quan tâm đến việc cải tiến cũng như nâng cấp phần
mềm kế toán, giúp bộ phận kế toán của doanh nghiệp hoạt động ngày càng
có hiệu quả hơn.
5.3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
- Đối với quá trình tìm kiếm nhà cung cấp và thu mua nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ:
+ Doanh nghiệp cần tổ chức quá trình thu mua một cách hợp lý hơn
nhằm tìm ra nhà cung cấp tốt nhất cũng như giữ gìn và phát triển mối quan
hệ với các nhà cung cấp thường xuyên. Nắm bắt giá cả thị trường để tìm về
nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ rẻ, hoặc dự báo và đề ra được các
biện pháp để ứng phó kịp thời tránh không để doanh nghiệp rơi vào tình
trạng khan hiếm nguyên vật liệu hoặc công cụ dụng cụ làm gián đoạn quá
trình sản xuất.
+ Thường xuyên kiểm tra quy trình mua vật tư: khi mua vật tư phải có
bảng báo giá của ít nhất là 3 nhà cung cấp khác nhau, kèm theo việc cần phải
xem xét những chính sách bán hàng của nhà cung cấp để quyết định chọn
nhà cung cấp dựa trên nguyên tắc mua đúng giá, tiết kiệm chi phí. Đồng thời,
doanh nghiệp cần xem xét các tỷ lệ hao hụt trong quá trình bốc dỡ và nhập
kho. Cần phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn và cần xác định tỷ lệ hao hụt cho
sát với thực tế.
60
- Đối với bộ phận kho: Để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao, cần cải
tiến công tác bảo quản, vừa giảm hư hỏng nguyên vật liệu kém phẩm chất,
vừa giảm chi phí thi công sản xuất lại. Khi nhập, xuất nguyên vật liệu cần
sắp xếp dễ nhìn, dễ tìm, dễ lấy, trong kho phải gọn gang ngăn nắp. Đối với
những nguyên vật liệu được nhập kho trước cần được sắp xếp sao cho có thể
xuất ra sử dụng những nguyên vật liệu mới nhập kho. Bởi vì những nguyên
vật liệu càng tồn kho trong thời gian dài thì càng dễ bị oxy hóa dưới tác động
của môi trường, làm giảm phẩm chất nguyên vật liệu, nhất là các loại nguyên
vật liệu như; sắt, thép, kẽm,…
- Đối với bộ phận phân xưởng: Cần đầu tư, thay thế các loại máy móc,
thiết bị hiện đại vào sản xuất theo đúng như nhu cầu thực tế sử dụng để hạn
chế tối đa vật liệu bị hư hỏng trong quá trình lắp ráp, sản xuất.
- Đối với quá trình sản xuất, doanh nghiệp nên tập trung sản xuất với số
lượng lớn cùng một loại sản phẩm để giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu cho
1 đơn vị sản phẩm.
5.4 GIẢI PHÁP KHÁC
DNTN Tân Thành Công cần thực hiện một số giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả, chất lượng của bộ máy kế toán cũng như toàn bộ
doanh nghiệp:
- Đối với bộ phận nhân sự: do quy mô doanh nghiệp ngày càng mở
rộng, áp lực và công việc của bộ phận kế toán ngày càng nhiều, doanh nghiệp
nên tiến hành gia tăng nhân sự ở bộ phận kế toán, để từng người trong phòng
kế toán có thể tập trung vào công việc chính của mình, không kiêm nhiệm
quá nhiều chức năng cùng một lúc ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Đồng thời, tạo điều kiện để ngày càng nâng cao tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ
của kế toán trong doanh nghiệp.
- Bộ phận hoạch định chiến lược: Bổ sung các kế hoạch về sửa chữa và
đóng mới tàu, các dự án mới để đảm bảo việc làm cho người lao động, nhận
được nhiều đơn hàng và nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
61
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường hiện nay, công tác kế toán ngày càng được các
doanh nghiệp quan tâm để quản lý hiệu quả mọi hoạt động sản xuất kinh của
doanh nghiệp.Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán là điều kiện hết sức
quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định uy tín của doanh
nghiệp trên thị trường và tạo hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.Trong đó,
vấn đề quản lý kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là cần thiết và hết
sức quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất.Đặc biệt trong nền
kinh tế hiện nay luôn có những biến động giá bất thường, kế toán nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ càng phát huy hơn nữa vai trò trong quản lý một phần
chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
DNTN Tân Thành Công là một doanh nghiệp tư nhân có quy mô không
lớn nhưng lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: nằm ở ven sông Hậu
và trên địa bàn thành phố Cần Thơ là thành phố lớn nhất của đồng bằng sông
Cửu Long. Từ tiềm năng và vị trí quan trọng, trong những năm qua Đảng và
Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ thêm về nhiều mặt nhằm thúc đẩy
kinh tế vùng phát triển. Nắm bắt được những thế mạnh của vùng, trong
những năm qua, doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến và nỗ lực phấn đấu
sản xuất kinh doanh để đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, do
diễn biến và tính chất phức tạp của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải
đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn thử thách, nhất là trước sức ép cạnh
tranh của các doanh nghiệp bạn và biến động thất thường của giá cả thị
trường.
Thực tế nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành
Công tương đối nhiều nên việc quản lý là không dễ dàng nhưng doanh
nghiệp đã thực hiện tương đối hoàn chỉnh quá trình này. Tuy nhiên, doanh
nghiệp còn một số hạn chế cần khắc phục để công tác kế toán của doanh
nghiệp nói chung và kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng được
tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trong quá trình thực tập cũng như nghiên cứu công tác kế toán tại
DNTN Tân Thành Công, tôi đã nhận thấy một số khó khăn mà doanh nghiệp
62
gặp phải. Để thực hiện tốt quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp thì bên cạnh những cố gắng, nỗ lực của doanh nghiệp cần có sự trợ
giúp đắc lực từ phía Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần
phải có những chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm tạo điều kiện các doanh
nghiệp sản xuất trong nước ngày càng phát triển để đủ sức cạnh tranh ở thị
trường trong và ngoài nước.
- Về phía Nhà nước: cần xây dựng chiến lược bình ổn giá cả vật tư
trong nước. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh. Các chính sách cần ổn định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch,
tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động.
- Về phía ngân hàng: nên có các chính sách ưu đãi về vốn và lãi suất,
giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp doanh nghiệp tiếp cận được
các nguồn vốn vay.
- Về phía địa phương:
+ Thành lập hội ngành cơ khí tại địa phương để sản phẩm của doanh
nghiệp trong ngành được biết rộng rãi trên thị trường.
+ Tăng cường công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ ngành, đây là cơ hội
tốt để sản phẩm ngành tới gần với người tiêu dùng hơn.
Tuy nhiên, với trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế cộng với thời
gian thực tập có hạn nên những nội dung nghiên cứu và đề xuất không thể
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô, sự giúp
đỡ của các cô chú trong bộ phận kế toán công ty, sự đóng góp ý kiến của các
bạn để bài luận văn của mình được hoàn thiện hơn.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Diệu, 2013. Bài giảng Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ. Tài liệu lưu hành nội bộ.
Trần Quốc Dũng, 2009. Bài giảng Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Đại học
Cần Thơ. Tài liệu lưu hành nội bộ.
Bùi Văn Dương, 2002. Kế toán tài chính. Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh.Nhà xuất bản thống kê.
Phạm Ngọc Kiểm và Nguyễn Công Nhự, 2008. Giáo trình Thống kê doanh
nghiệp.Nhà xuất bản giáo dục.
Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006. Phân tích hoạt động kinh
doanh.Nhà xuất bản thống kê.
Ngô Kim Phượng, 2013. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản lao
động.
Ngô Hà Tấn, 1999. Lí thuyết hạch toán kế toán. Nhà xuất bản giáo dục.
Tập thể tác giả khoa Kế toán- Kiểm toán Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, 1998. Kế toán tài chính.Nhà xuất bản tài chính thành phố Hồ Chí
Minh.
Tập thể tác giả Viện Khoa học thống kê, 2005. Một số vấn đề phương pháp
luận thống kê.Nhà xuất bản Hà Nội.
64
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Mẫu số: B-02/DNN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Ban hành kèm theo quyết định số
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
48/2006/QĐ-BTC Ngày
Năm 2011
14/09/2006 của Bộ tài chính)
Người nộp thuế: DNTN TÂN THÀNH CÔNG
1 8 0 0 3 9 3 1 3 6
Mã số thuế:
Địa chỉ trụ sở: 121A TẦM VU, P. HƯNG LỢI
Quận Huyện: NINH KIỀU
Tỉnh/ Thành phố: CẦN THƠ
Điện thoại: 07103.339166 Fax:
Email
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt
(1)
1
Chỉ tiêu
(2)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
Mã
Thuyết
minh
Số năm nay
Số năm trước
(3)
(4)
(5)
(6)
01
IV.08
4.081.821.524
3.551.030.963
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10 = 01- 02)
10
4.081.821.524
3.551.030.963
4
Giá vốn hàng bán
11
3.228.866.581
2.940.075.735
20
852.954.943
610.955.228
21
22
23
24
764.000
164.902.972
164.902.972
325.366.305
246.938
150.921.894
150.921.894
233.999.765
30
363.449.666
226.280.507
31
32
35.691.311
173.138.541
34.285.714
87.301.586
40
(137.447.230)
(53.015.872)
226.002.436
173.264.635
51
56.500.609
43.316.159
60
169.501.827
129.948.476
10
11
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+21-22-24)
Thu nhập khác
Chi phí khác
12
Lợi nhuận khác (40=31-32)
5
6
7
8
9
13
14
15
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-51)
IV.09
50
Lập ngày 25 tháng 02 năm 2012
Người lập biểu
(đã ký)
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán trưởng
(đã ký)
Nguyễn Thị Diễm Thúy
65
Giám đốc
(đã ký)
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012
Mẫu số: B-02/DNN
(Ban hành kèm theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC Ngày
14/09/2006 của Bộ tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2012
Người nộp thuế: DNTN TÂN THÀNH CÔNG
1 8 0 0 3 9 3 1 3 6
Mã số thuế:
Địa chỉ trụ sở: 121A TẦM VU, P. HƯNG LỢI
Quận Huyện: NINH KIỀU
Tỉnh/ Thành phố: CẦN THƠ
Điện thoại: 07103.339166 Fax:
Email
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt
(1)
1
Chỉ tiêu
(2)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mã
Thuyết
minh
(3)
01
(4)
IV.08
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01- 02)
10
4
Giá vốn hàng bán
11
10
11
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 – 11)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+21-22-24)
Thu nhập khác
Chi phí khác
12
Lợi nhuận khác (40=31-32)
5
6
7
8
9
13
14
15
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-51)
Số năm nay
Số năm trước
(5)
3.713.871.462
(6)
4.081.821.524
3.713.871.462
4.081.821.524
3.033.742.146
3.228.866.581
20
680.129.316
852.954.943
21
22
23
24
894.751
234.834.884
234.834.884
313.031.538
764.000
164.902.972
164.902.972
325.366.305
30
133.157.645
363.449.666
31
32
0
0
35.691.311
173.138.541
40
0
(137.447.230)
133.157.645
226.002.436
51
33.289.411
56.500.609
60
99.868.234
169.501.827
50
IV.09
Người lập biểu
(đã ký)
Kế toán trưởng
(đã ký)
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Nguyễn Thị Diễm Thúy
66
Lập ngày 25 tháng 02 năm 2013
Giám đốc
(đã ký)
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013
Mẫu số: B-02/DNN
(Ban hành kèm theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC Ngày
14/09/2006 của Bộ tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2013
Người nộp thuế: DNTN TÂN THÀNH CÔNG
1 8 0 0 3 9 3 1 3 6
Mã số thuế:
Địa chỉ trụ sở: 121A TẦM VU, P. HƯNG LỢI
Quận Huyện: NINH KIỀU
Tỉnh/ Thành phố: CẦN THƠ
Điện thoại: 07103.339166 Fax:
Email
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt
(1)
1
Chỉ tiêu
(2)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mã
Thuyết
minh
(3)
01
(4)
IV.08
Số năm nay
Số năm trước
(5)
7.476.211.133
(6)
3.713.871.462
3.713.871.462
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01- 02)
10
7.476.211.133
4
Giá vốn hàng bán
11
5.674.693.649
20
1.801.517.484
680.129.316
21
22
23
24
4.172.347
773.538.630
773.758.630
482.423.974
894.751
234.834.884
234.834.884
313.031.538
30
549.507.227
133.157.645
31
32
16.854.264
81.847.498
0
0
40
(64.993.234)
0
484.513.993
133.157.645
51
121.128.498
33.289.411
60
363.385.495
99.868.234
10
11
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 – 11)
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+21-22-24)
Thu nhập khác
Chi phí khác
12
Lợi nhuận khác (40=31-32)
5
6
7
8
9
13
14
15
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-51)
50
IV.09
Người lập biểu
(đã ký)
Kế toán trưởng
(đã ký)
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Nguyễn Thị Diễm Thúy
67
3.033.742.146
Lập ngày 25 tháng 02 năm 2014
Giám đốc
(đã ký)
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014
Mẫu số: B-02/DNN
(Ban hành kèm theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC Ngày
14/09/2006 của Bộ tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Quý I, II/ 2014
Người nộp thuế: DNTN TÂN THÀNH CÔNG
1 8 0 0 3 9 3 1 3
Mã số thuế:
Địa chỉ trụ sở: 121A TẦM VU, P. HƯNG LỢI
Quận Huyện: NINH KIỀU
Tỉnh/ Thành phố: CẦN THƠ
Điện thoại: 07103.339166 Fax:
Email
6
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt
Chỉ tiêu
Mã
(1)
(2)
(3)
Thuyết
minh
(4)
6T đầu
năm
Số năm nay
Số năm trước
(5)
3.215.142.297
(6)
4.264.920.786
3.215.142.297
4.264.920.786
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10 = 01- 02)
10
4
Giá vốn hàng bán
11
2.407.656.070
3.326.500.567
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 – 11)
20
807.486.227
938.420.219
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
1.189.737
1.139.717
7
Chi phí tài chính
22
337.044.000
308.296.690
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
337.044.000
308.296.690
8
Chi phí quản lý kinh doanh
24
198.609.745
279.500.574
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+21-22-24)
30
273.022.219
351.762.672
10
Thu nhập khác
31
35.273.189
6.524.891
11
Chi phí khác
32
86.487.498
62.638.245
12
Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
-51.250.309
-56.113.354
13
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
50
221.771.910
295.649.318
14
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
51
48.789.820
73.912.330
15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-51)
60
172.982.090
221.736.989
-
Người lập biểu
(đã ký)
Nguyễn Thị Ngọc Hà
IV.09
Kế toán trưởng
(đã ký)
Nguyễn Thị Diễm Thúy
68
Lập ngày 15 tháng 07 năm 2014
Giám đốc
(đã ký)
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 5: Thẻ kho
69
-Thẻ kho
70
Phụ lục 6: Phiếu nhập kho
d
71
Phụ lục 7: Phiếu chi
Phụ lục 8: Phiếu xuất kho
72
Phụ lục 8: Phiếu xuất kho
73
Phụ lục 9: Phiếu thu
74
Phụ lục 10: Hóa đơn GTGT (minh họa)
HÓA ĐƠN
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
PE/2013N
194125
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 01 tháng 04 năm 2014
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Tiên Hoa
Địa chỉ: 821- Hồng Bàng- P.9- Q.6
Số tài khoản:
Điện thoại: 0710816596
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Ngọc Thành
Tên đơn vị: DNTN Tân Thành Công
Địa chỉ: 121A, TẦM VU, P. HƯNG LỢI
Điện thoại: 071.839166
Số TK:
Hình thức thanh toán: Bán hàng qua điện thoại
STT Tên hàng hóa, dịch
vụ
A
B
1
Thau hàn cao cấp
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
C
Kg
1
50
2
184.000
3=2x1
9.200.000
Cộng tiền hàng:
9.200.000
Tiền thuế GTGT (10%):
920.000
Số tiền thanh toán:
10.120.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu một trăm hai mươi nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Ngọc Thành
Lê Minh Chí
75
Lê Văn Minh
Phụ lục 11: Sổ Nhật ký chung được sử dụng tại DNTN Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
MST: 1800393136
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày 01/04/2014 đến 30/06/2014
Mẫu số S03a-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
Đvt: đồng
STT
1
2
3
4
Số CT
HĐ194125
PC01/04/14
PC02/04/14
HĐ987
PC03/04/14
HĐ25311
PN01/04/14
Ngày CT
Ngày ghi sổ
Diễn giải
Tài khoản
1521
01/04/2014
01/04/2014
Mua thau hàn cao cấp nhập kho
theo hóa đơn GTGT số 194125
133111
Phát sinh Nợ
9.200.000
920.000
1111
01/04/2014
01/04/2014
01/04/2014
Chi phí vận chuyển mua thau hàn
cao cấp
01/04/2014
Mua dầu DO nhập theo hóa đơn
GTGT số 987
1521
10.120.000
300.000
1111
1523
133111
300.000
4.424.000
442.400
1111
02/04/2014
02/04/2014
Mua que hàn theo hóa đơn
GTGT số 25311, phát hiện thiếu
đã xác định được nguyên nhân
4.866.400
1531
15.680.000
133111
1.600.000
1388
320.000
331
Cộng chuyển trang sau
79
Phát sinh Có
17.600.000
32.886.400
32.886.400
STT
Số CT
Ngày CT
Ngày ghi sổ
Diễn giải
Tài
khoản
Trang trước chuyển sang
5
PC10/04/14
02/04/2014
03/06/2014
…
…
…
…
55
KT43/06
30/06/2014
30/06/2014
Xuất kho công cụ dụng cụ
30/06/2014
30/06/2014
Tạm nhập Oxy theo hóa đơn bán
lẻ số 984
56
HĐ984
KT44/06
Chi phí vận chuyển mua que hàn
…
Phát sinh Có
32.886.400
1531
1541
1531
1531
1111
32.886.400
550.000
1111
…
Tổng phát sinh
Phát sinh Nợ
550.000
…
1.402.881
800.000
894.171.649
…
1.402.881
800.000
894.171.649
Ngày 30 tháng 6 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán trưởng
Nguyễn Thị Diễm Thúy
80
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 12: Sổ nhật ký chung theo quyết định 48/2006 theo quy định của Bộ Tài chính nên được áp dụng vào DNTN
Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
MST: 1800393136
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Mẫu số S03a-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
Từ ngày 01/04/2014 đến 30/06/2014
Đvt: đồng
Diễn giải
Đã ghi
sổ cái
STT
dòng
Số hiệu
TK đối
ứng
Nợ
Có
C
D
E
G
H
1
2
Chứng từ
Ngày ghi
sổ
Số hiệu
Ngày
A
B
01/04/2014
HĐ194125
01/04/2014
Mua thau hàn cao cấp nhập kho
X
1
1521
01/04/2014
HĐ194125
01/04/2014
Thuế GTGT
X
2
133111
01/04/2014
HĐ194125
01/04/2014
Mua thau hàn cao cấp nhập kho
X
3
1111
01/04/2014
PC02/04/14
01/04/2014
Chi phí vận chuyển thau hàn CC
X
4
1521
01/04/2014
PC02/04/14
01/04/2014
Chi phí vận chuyển thau hàn CC
X
5
1111
01/04/2014
HĐ987
01/04/2014
Mua dầu DO
X
6
1523
01/04/2014
HĐ987
01/04/2014
Mua dầu DO
X
7
133111
01/04/2014
HĐ987
01/04/2014
Mua dầu DO
X
8
111
Cộng chuyển trang sau
x
x
x
81
Số phát sinh
9.200.000
920.000
10.120.000
300.000
300.000
4.424.000
442.400
4.866.400
15.286.400
15.286.400
Đã
ghi sổ
cái
Chứng từ
Ngày ghi
sổ
Số hiệu
Diễn giải
Ngày
STT
dòng
Số hiệu
TK đối
ứng
Trang trước chuyển sang
PT05/04/14
02/04/2014
Thu bồi thường que hàn thiếu
X
9
111
02/04/2014
PT05/04/14
02/04/2014
Thu bồi thường que hàn thiếu
X
10
1388
…
…
…
…
…
Có
KT43/06
30/06/2014
Xuất kho công cụ dụng cụ
X
257
1541
30/06/2014
KT43/06
30/06/2014
Xuất kho công cụ dụng cụ
X
258
1531
30/06/2014
HĐ984
30/06/2014
Tạm nhập Oxy
X
259
1531
30/06/2014
HĐ984
30/06/2014
Tạm nhập Oxy
X
260
1111
x
x
x
15.286.400
320.000
320.000
…
30/06/2014
Tổng phát sinh
Nợ
15.286.400
02/04/2014
…
Số phát sinh
…
…
1.402.881
1.402.881
800.0000
.000 800.000
894.171.649
894.171.649
- Sổ này có 49 trang, đánh từ trang số 01 đến trang 49
Ngày 30 tháng 6 năm 2014
- Ngày mở sổ: 01/04/2014
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Nguyễn Thị Diễm Thúy
Nguyễn Văn Lợi
82
Phụ lục 13: Sổ cái tài khoản nguyên vật liệu được sử dụng tại DNTN Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
Mẫu số S03b-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
Số dư đầu kỳ: 2.924.564.276
Đvt: đồng
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
152- Nguyên liệu, vật liệu
Từ 01/04/2014 đến 30/06/2014
Ngày ghi sổ
Diễn giải
Đối
ứng
PC01/04/14 01/04/2014
01/04/2014
Mua thau hàn cao cấp
theo hóa đơn GTGT số
194125
1111
9.200.000
1.348.304.524
PC02/04/14 01/04/2014
01/04/2014
Chi phí vận chuyển
mua thau hàn cao cấp
1111
300.000
1.348.604.524
…
…
56.205.000
3.212.564.234
Số CT
Ngày CT
…
…
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
….
…
…
PC36/06/14
29/06/2014
29/06/2014
Chi tiền mua gang- BK
05/2014
1111
KT41/06
30/06/2014
30/06/2014
Xuất kho sản xuất
1541
146.169.859
3.066.394.375
KT42/06
30/06/2014
30/06/2014
Xuất kho sửa chữa tàu
1541
10.844.019
3.055.551.144
Tổng phát sinh
712.882.101
581.895.233
Phát sinh lũy kế
1.838.031.011
1.472.869.507
Số dư cuối kỳ: 3.055.551.144
Ngày 30 tháng 6 năm 2014
Người lập biểu
Kế toán
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Quách Ngọc Hòa
83
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 14: Sổ cái tài khoản 152 theo quyết định 48/2006 theo quy định của Bộ Tài chính nên được áp dụng vào DNTN
Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
Mẫu số S03b-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
152- Nguyên liệu, vật liệu
Từ 01/04/2014 đến 30/06/2014
Chứng từ
Ngày ghi sổ
Nhật ký chung
Số CT
Ngày CT
B
C
A
Diễn giải
D
Trang số
STT dòng
E
G
Đvt: đồng
Số hiệu
TK đối
ứng
Nợ
Có
H
1
2
Số dư đầu quý:
2.924.564.276
01/04/2014
PC01/04/14
01/04/2014
Mua thau hàn cao
cấp
1
1
01/04/2014
PC02/04/14
01/04/2014
Chi phí vận chuyển
1
…
…
….
…
Số tiền
111
9.200.000
2
1111
300.000
…
…
…
1541
146.169.859
1541
10.844.019
30/06/2014
KT41/06
30/06/2014
Xuất kho sản xuất
49
255
30/06/2014
KT42/06
30/06/2014
Xuất kho sửa chữa
tàu
49
256
…
Tổng phát sinh
712.882.101
Số dư cuối quý
3.055.551.144
Phát sinh lũy kế
x
X
x
581.895.233
1.838.031.011 1.472.869.507
- Sổ này có 17 trang, đánh từ trang số 01 đến trang 17
- Ngày mở sổ: 01/04/2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Kế toán
Quách Ngọc Hòa
84
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 15: Sổ chi tiết tài khoản nguyên vật liệu sản xuất được sử dụng tại DNTN Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
Mẫu số S07- DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
1521- Nguyên vật liệu sản xuất
Số dư đầu kỳ: 1.262.953.482
Quý II/2014
Đvt: đồng
Số CT
Ngày CT
Ngày ghi sổ
Diễn giải
Đối
ứng
PC01/04/14
01/04/2014
01/04/2014
Mua thau hàn cao cấp theo hóa đơn
GTGT số 194125
1111
9.200.000
335.316.575
PC02/04/14
01/04/2014
01/04/2014
Chi phí vận chuyển mua thau hàn
cao cấp
1111
300.000
335.616.575
…
…
…
…
PC01/06/14
01/06/2014
01/06/2014
Mua thau hàn cao cấp theo hóa đơn
GTGT số 195218
1111
16.360.350
1.379.313.832
PC36/06/14
29/06/2014
29/06/2014
Chi tiền mua gang- BK 05/2014
1111
56.205.000
1.435.518.832
KT41/06
30/06/2014
30/06/2014
Xuất kho sản xuất
1541
…
…
…
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
146.169.859
Tổng phát sinh
489.297.834
462.901.555
Phát sinh lũy kế
1.269.208.740
798.198.201
Số dư
1.289.348.973
Số dư cuối kỳ: 1.289.349.761
Ngày 30 tháng 6 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán
Giám đốc
Quách Ngọc Hòa
Nguyễn Văn Lợi
85
Phụ lục 16: Sổ chi tiết nguyên vật liệu theo quyết định 48/2006 theo quy định của Bộ Tài chính nên được áp dụng vào DNTN
Tân Thành Công (Nguyên vật liệu sản xuất- Thau hàn cao cấp)
DNTN Tân Thành Công
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
1521- Nguyên vật liệu sản xuất
Mẫu số S07- DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
Quý II/2014
Đvt: đồng
Tên nguyên vật liệu: Thau hàn cao cấp
Chứng từ
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
Nhập
Diễn giải
TK đối
ứng
Đơn giá
C
D
1
Số dư đầu kỳ
PC01/04/14
PC02/04/14
…
KT41/06
01/04/2014
…
30/06/2014
Mua thau hàn cao cấp
nhập kho+ chi phí vận
chuyển mua thau hàn
cao cấp
…
Số
lượng
Thành tiền
Số lượng
2
3=1x2
4
Tổng phát sinh
Tồn
Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền
Ghi
chú
5=1*4
6
7=1*6
8
179.716
1111
190.000
50
9.500.000
…
Xuất kho thau hàn cao
cấp sản xuất
Xuất
1541
x
…
184.275
x
270
51.314.860
342,48
61.548.985
392,48
71.048.985
…
…
14,08
2.595.474
550,10
101.369.651
62,38
11.494.194
550,10
101.369.651
- Sổ này có 08 trang, đánh từ trang số 01 đến trang 08
- Ngày mở sổ: 01/04/2014
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập biểu
Kế toán
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Quách Ngọc Hòa
86
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 17: Sổ chi tiết tài khoản nguyên vật liệu đóng tàu được sử dụng tại DNTN Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
Mẫu số S07- DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
1522- Nguyên vật liệu đóng tàu
MST: 1800393136
Số dư đầu kỳ: 1.267.246.921
Quý II/2014
Đvt: đồng
Đối
ứng
Ngày CT
Ngày ghi sổ
PC15/04/14
18/04/2014
18/04/2014
Mua thép nhập kho theo hóa đơn
GTGT số 2356
1111
9.852.140
851.752.103
PC16/04/14
18/04/2014
18/04/2014
Mua thép không rỉ nhập kho theo
hóa đơn GTGT số 1350
1111
8.738.200
860.490.303
…
…
…
…
30/06/2014
30/06/2014
…
KT42/06
Diễn giải
…
…
Xuất kho sửa chữa tàu
Phát sinh Nợ
Số dư
Số CT
1541
Phát sinh Có
10.844.019
Tổng phát sinh
151.574.383
104.199.848
Phát sinh lũy kế
223.780.560
272.106.724
1.314.621.458
Số dư cuối kỳ: 1.314.621.458
Ngày 30 tháng 6 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán
Quách Ngọc Hòa
87
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục
18: SổThị
chiNgọc
tiết nguyên
vật liệu theo quyết định 48/2006 theo
quyNgọc
địnhHòa
của Bộ Tài chính nên được áp dụng vào
Nguyễn
Hà
Quách
Nguyễn
Văn Thành
Lợi Công (Nguyên vật liệu đóng tàu- Thép)
DNTN Tân
DNTN Tân Thành Công
Mẫu số S07- DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
1522- Nguyên vật liệu đóng tàu
MST: 1800393136
Quý II/2014
Đvt: đồng
Tên nguyên vật liệu: Thép
Chứng từ
Số hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
TK
đối
ứng
A
B
C
D
Số dư đầu kỳ
PC15/04/14
…
KT42/06
18/04/2014
…
30/06/2014
Nhập
Đơn giá
1
Xuất
Tồn
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Ghi
chú
2
3=1x2
4
5=1*4
6
7=1*6
8
8.136
Mua thép nhập kho
1111
…
…
8.207
1.221.036 934.352.308
1.200,46
9.852.140
…
Xuất kho sửa chữa tàu
1541
Tổng phát sinh
x
…
8.799
x
1.222.236,46
8.623,95
79.852.140
944.204.448
… …
…
287,63
2.528.211 103.545,41
910.147.819
11.825,96
104.056.629 103.545,41
910.147.819
- Sổ này có 05 trang, đánh từ trang số 01 đến trang 05
- Ngày mở sổ: 01/04/2014
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán
Quách Ngọc Hòa
88
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
…
Phụ lục 19: Sổ chi tiết tài khoản nguyên vật liệu vận chuyển được sử dụng tại DNTN Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
1523- Nguyên vật liệu vận chuyển
Mẫu số S07- DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
Số dư đầu kỳ: 394.363.873
Quý II/2014
Đvt: đồng
Ngày CT
Ngày ghi sổ
Diễn giải
Đối ứng
PC03/04/14
01/04/2014
01/04/2014
Mua dầu DO theo hóa đơn GTGT số
987
1111
4.424.000
281.137.198
PC16/04/14
06/04/2014
06/04/2014
Mua dầu DO theo hóa đơn GTGT số
995
1111
76.650.000
357.787.198
…
…
…
…
23/06/2014
23/06/2014
3.644.545
451.579.925
Số CT
…
PC27/06/14
…
…
Mua dầu DO theo hóa đơn GTGT số
1798
1111
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Tổng phát sinh
57.216.052
14.793.830
Phát sinh lũy kế
545.041.711
402.564.582
Số dư
Số dư cuối kỳ: 451.579.925
Ngày 30 tháng 6 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán
Quách Ngọc Hòa
89
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 20: Sổ chi tiết nguyên vật liệu theo quyết định 48/2006 theo quy định của Bộ Tài chính nên được áp dụng vào
DNTN Tân Thành Công (Nguyên vật liệu vận chuyển- Dầu DO)
DNTN Tân Thành Công
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
Mẫu số S07- DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
1523- Nguyên vật liệu vận chuyển
Quý II/2014
Đvt: đồng
Tên nguyên vật liệu: Dầu DO
Chứng từ
Số hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
TK
đối
ứng
A
B
C
D
Số dư đầu kỳ
Nhập
Đơn giá
1
Xuất
Tồn
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Ghi
chú
2
3=1x2
4
5=1*4
6
7=1*6
8
15.437
3.020
46.619.907
PC03/04/14
01/04/2014
Mua dầu DO nhập kho
1111
15.800
280
4.424.000
3.300
51.043.907
PC16/04/14
06/04/2014
Mua dầu DO nhập kho
1111
16.250
652,2
76.650.000
3.952,2
127.693.907
…
…
…
…
…
…
Mua dầu DO nhập kho
1111
16.795
217
3.644.545
11.255,14
185.401.767
x
15.734
263.899.856
11.255,14
185.401.767
…
PC27/06/14
…
23/06/2014
Tổng phát sinh
x
8.990,58
141.559.048
- Sổ này có 03 trang, đánh từ trang số 01 đến trang 03
- Ngày mở sổ: 01/04/2014
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán
Quách Ngọc Hòa
90
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
…
Phụ lục 21: Sổ cái tài khoản công cụ dụng cụ được sử dụng tại DNTN Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
153- Công cụ dụng cụ
Từ ngày 01/04/2014 đến 30/06/2014
Mẫu số S03b-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTCNgày
14/09/2006 của bộ trưởng BTC
Số dư đầu kỳ: 1.597.315.260
Đvt: đồng
Đối
ứng
Ngày CT
Ngày ghi sổ
PC04/04/14
1/4/2014
1/4/2014
Mua que hàn theo hóa đơn GTGT
số 15379
1111
2.356.000
1.599.670.555
PC04/04/14
1/4/2014
1/4/2014
Mua máy mài theo hóa đơn GTGT
số 17526
1111
1.909.091
1.601.579.646
…
…
…
…
PN24/06/14
30/06/2014
30/06/2014
Tạm nhập Oxy theo hóa đơn bán lẻ
số 984
3311
800.000
1.573.267.596
KT43/06
30/06/2014
30/06/2014
Xuất kho công cụ dụng cụ
1541
…
Diễn giải
…
…
Phát sinh Nợ
Số dư
Số CT
Phát sinh Có
1.402.881
Tổng phát sinh
34.231.050
59.680.890
Phát sinh lũy kế
251.105.210
533.279.716
1.571.864.715
Số dư cuối kỳ: 1.571.865.420
Ngày 30 tháng 6 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán
Quách Ngọc Hòa
91
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 22: Sổ cái tài khoản công cụ dụng cụ theo quyết định 48/2006 theo quy định của Bộ Tài chính nên được áp
dụng vào DNTN Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
Mẫu số S03b-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐBTCNgày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
153- Công cụ, dụng cụ
Từ 01/04/2014 đến 30/06/2014
Chứng từ
Ngày ghi sổ
A
Nhật ký chung
Số CT
Ngày CT
B
C
Diễn giải
Trang số
STT
dòng
D
E
G
Đvt: đồng
Nợ
Có
H
1
2
Số dư đầu quý:
1.597.315.260
1/4/2014
PC04/04/14
1/4/2014
Mua que hàn nhập kho
2
8
1/4/2014
PC04/04/14
1/4/2014
Mua máy mài nhập
kho
2
9
…
…
…
…
3311
…
…
…
Số tiền
Số hiệu TK
đối ứng
30/06/2014
PN24/06/14
30/06/2014
Tạm nhập Oxy
49
259
30/06/2014
KT43/06
30/06/2014
Xuất kho công cụ dụng
cụ
49
258
Tổng phát sinh
1111
2.356.000
1111
1.909.091
…
…
800.000
1541
1.402.881
34.231.050
Số dư cuối quý
59.680.890
1.571.865.420
Phát sinh lũy kế
251.105.210
533.279.716
- Sổ này có 15 trang, đánh từ trang số 01 đến trang 15
- Ngày mở sổ: 01/04/2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Kế toán
Quách Ngọc Hòa
92
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 23: Sổ chi tiết tài khoản công cụ dụng cụ được sử dụng tại DNTN Tân Thành Công
DNTN Tân Thành Công
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
1531- Công cụ dụng cụ
Từ ngày 01/04/2014 đến 30/06/2014
Mẫu số S07- DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
Số dư đầu kỳ: 1.597.314.555
Đvt: đồng
Số CT
HĐ15379
PC04/04/14
HĐ17526
PC04/04/14
…
HĐ984
PN24/06/14
KT43/06
Đối ứng
Diễn giải
Ngày ghi sổ
1/4/2014
1/4/2014
Mua que hàn theo hóa đơn GTGT số
15379
1111
2.356.000
1.599.670.555
1/4/2014
1/4/2014
Mua máy mài theo hóa đơn GTGT số
17526
1111
1.909.091
1.541.579.646
…
…
…
…
30/06/2014
30/06/2014
Tạm nhập Oxy
3311
800.000
1.573.267.596
30/06/2014
30/06/2014
Xuất kho công cụ dụng cụ
1541
…
…
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
Ngày CT
1.402.881
Tổng phát sinh
65.954.041
41.403.881
Phát sinh lũy kế
251.105.210
112.730.484
1.571.864.715
Số dư cuối kỳ:1.571.865.420
Ngày 30 tháng 6 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán
Quách Ngọc Hòa
93
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 24: Sổ chi tiết công cụ dụng cụ theo quyết định 48/2006 theo quy định của Bộ Tài chính nên được áp dụng vào
DNTN Tân Thành Công (Que hàn)
DNTN Tân Thành Công
Mẫu số S07- DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
MST: 1800393136
1531- Công cụ dụng cụ
Quý II/2014
Đvt: đồng
Tên công cụ dụng cụ: Que hàn
Chứng từ
Số hiệu
Ngày tháng
A
B
Diễn giải
Đơn giá
C
D
1
Số dư đầu kỳ
PC04/04/14
…
KT43/06
1/4/2014
…
30/06/2014
Nhập
TK
đối
ứng
Mua que hàn nhập
kho
Tổng phát sinh
Tồn
Số
lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Ghi
chú
2
3=1x2
4
5=1*4
6
7=1*6
8
12.038
1111
…
Xuất kho que hàn
vào sản xuất
Xuất
14.200
…
1541
x
693,81
9.852.140
…
…
14.034
x
8.017
112.516.594
…
70,00
982.397
723,61
10.155.188
34.320,12
413.160.550
…
…
74.189,89
1.041.199.098
- Sổ này có 04 trang, đánh từ trang số 01 đến trang 04
- Ngày mở sổ: 01/04/2014
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán
Quách Ngọc Hòa
94
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
…
Phụ lục 25: Bảng kê nhập xuất tồn nguyên vật liệu tháng 6/2014
DNTN Tân Thành Công
BẢNG KÊ NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU
Từ 01/06/2014 đến 30/06/2014
MST: 1800393136
TT
Diễn
giải
Đvt
Mã số
Tồn đầu kỳ
Lượng
NVL
Sản
xuất
Tiền
Nhập
Lượng
1.362.953.482
1
Thau
Kg
SX01
5.346,5
694.033.657
2
Gang
Kg
SX02
8.456,15
70.701.094
3
Đồng
Kg
SX03
672,48
4
Kẽm
Kg
SX04
5
Than
Kg
6
Dầu FO
7
Xuất
Tiền
Lượng
72.565.350
Tồn cuối kỳ
Tiền
Lượng
146.169.071
Tiền
1.289.349.761
736,02
95.543.445
4610,48
598.490.212
4.292,03
37.050.487
10.409,12
89.855.607
73.768.688
35,03
5.243.801
637,45
68.524.099
1.542,11
24.641.945
35,03
763.974
1.507,08
23.877.971
SX06
89.770,27
203.682.192
1.287,61
2.921.493
88.482,66
200.760.699
Lít
SX07
8.919,75
61.326.364
58,78
991.906
8.860,97
60.334.458
Nhôm
Kg
SX08
5.776,66
120.364.180
7,00
145.854
5.769,66
120.218.326
8
Củi
CM3
SX09
5.226,09
3.732.520
1.287,61
912.637
3.978,48
2.819.883
9
Sắt phi
Kg
SX10
3.382,00
23.098.067
3.382,00
23.098.067
10
Thau
hàn cao
cấp
Kg
SX11
477,18
87.604.775
550,10
101.369.651
Cộng chuyển trang sau
1.362.953.482
6.245,00
87,00
56.205.000
16.360.350
72.565.350
95
14,08
2.595.474
146.169.071
1.289.349.761
TT
Diễn giải
Đvt
Mã số
Tồn đầu kỳ
Lượng
Trang trước chuyển sang
Nhập
Tiền
Lượng
1.362.953.482
NVL Sửa chữa
tàu
Xuất
Tiền
Lượng
72.565.350
1.325.465.477
11
Thép
Kg
DT01
103.833,04
912.676.028
12
Sắt V
Kg
DT10
1.621,00
13
Bạc đạn 6220
DT14
14
Thép tấm
Kg
15
Thép ống
16
Tiền
Lượng
Tiền
146.169.071
1.289.349.761
10.844.019
1.314.621.458
103.545,41
910.147.817
16.276.852
1.621,00
16.276.852
2,00
1.200.000
2,00
1.200.000
DT41
19.626,31
222.324.756
19.626,31
214.008.948
Kg
DT47
13.100,00
5.190.220
13.100,00
5.190.220
Thép không rỉ
Lít
DT48
2.507,21
117.157.561
2.507,21
117.157.561
17
Xoáy 8 sơmi
Ống
DT62
8,00
640.000
8,00
640.000
18
Bộ miếng
Bộ
DT63
1,00
1.300.000
1,00
1.300.000
19
Hộp số
Bộ
DT64
1,00
5.160.000
1,00
5.160.000
20
Mài 1 mặt Culase
Cái
DT73
1,00
200.000
1,00
200.000
Cái
Cộng chuyển trang sau
287,63
Tồn cuối kỳ
734,10
2.645.078.899
72.565.350
96
2.528.211
8.315.808
167.857.109
2.549.787.140
TT
Diễn giải
Đvt
Mã số
Tồn đầu kỳ
Lượng
Trang trước chuyển sang
Tiền
Nhập
Lượng
2.645.078.899
Xuất
Tiền
72.565.350
Lượng
Tồn cuối kỳ
Lượng
Tiền
167.857.109
Tiền
2.549.787.140
21
Đắp mài 1 gối
cam
Cái
DT75
1,00
150.000
1,00
150.000
22
Bạc cao su
Bộ
DT81
3,56
11.626.492
3,56
11.626.492
23
Thép I 250
Cây
DT84
9,70
20.693.330
9,70
20.693.330
24
Động cơ Diesel
DV-165-2N
Cái
LLDC
1,00
10.095.238
1,00
10.095.238
25
Phụ tùng ráp
cần CH- 400
Kg
LLDC1
50,00
775.000
50,00
775.000
NVL Vận
chuyển
277.300.834
26
Dầu DO
Lít
NL01
835,14
11.122.676
27
Cát vàng
M3
NL03
9.290,07
28
Cát lắp
M3
NL04
29
Xăng
Lít
NL05
Cộng chuyển trang sau
174.279.091
10.390,00
11.255,14
185.401.767
155.755.050
9.290,07
155.755.050
2.446,07
13.970.523
2.446,07
13.970.523
14.361,00
41.347.404
4.361,00
41.347.404
2.910.614.612
174.279.091
451.579.925
246.844.441
97
157.013.090
2.989.601.944
TT
Đvt
Diễn giải
Mã số
Tồn đầu kỳ
Lượng
Trang trước chuyển sang
Tiền
Nhập
Lượng
Xuất
Tiền
2.910.614.612
Lượng
246.844.441
Tồn cuối kỳ
Lượng
Tiền
Tiền
157.013.090
2.989.601.944
30
Nhớt
Lít
NL12
1.740,00
17.242.000
1.740,00
17.242.000
31
Nhớt
Superlonglife
Lít
NL13
102,00
3.166.636
102,00
3.166.636
32
Cát sông Đồng
Tháp
M3
NL14
1.800,00
21.600.000
1.800,00
21.600.000
33
Nhớt HXD 68
Phuy
NL16
2,00
8.091.636
2,00
8.091.636
34
Nhớt Sae 90
Phuy
NL17
1,00
5.004.909
2.965.719.793
1,00
5.004.909
Tổng cộng
246.844.441
157.013.090
3.055.551.144
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán trưởng
Nguyễn Thị Diễm Thúy
98
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 26: Bảng kê nhập xuất tồn công cụ dụng cụ tháng 6/2014
DNTN Tân Thành Công
BẢNG KÊ NHẬP XUẤT TỒN CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Từ 01/06/2014 đến 30/06/2014
MST: 1800393136
Tồn đầu kỳ
TT
Diễn
giải
Đvt
Mã
số
Lượng
1
Que
hàn
Kg
CC01
73.184,89
694.033.657
2
Gas
Kg
CC02
6.199,29
70.701.094
3
Gió
Chai
CC03
0,01
73.768.688
4
Đá mài
Viên
CC04
2.755,00
5
Que
hàn cao
cấp
Kg
CC06
6
Đá cắt
Viên
7
Sơn
Mika
Tiền
Nhập
Lượng
Xuất
Tiền
Tiền
Lượng
Tiền
70,00
982.397
11,25
195.484
6.188,04
107.525.472
7,50
225.000
14,51
575.300
24.641.945
2.755,00
24.641.945
582,66
203.682.192
582,66
203.682.192
CC08
6.230,00
61.326.364
6.230,00
61.326.364
Cặp
CC12
110,00
120.364.180
110,00
120.364.180
8
Sơn
chống
rỉ cao
cấp
Kg
CC28
1.032,90
158.055.768
1.032,90
158.055.768
9
Đèn
hàn cắt
Cái
CC30
6,00
Cộng chuyển trang sau
1.075,00 20.879.655
Lượng
Tồn cuối kỳ
22,00
800.000
1.500.000
1.408.073.888
74.189,89 1.041.199.098
6,00
21.679.655
99
1.402.881
1.500.000
1.428.350.662
T
T
Diễn
giải
Đvt
Mã số
Tồn đầu kỳ
Lượng
Trang trước chuyển sang
10
Máy mài
11 Máy chà
…
Cái
Cái
CC34
CC35
…
29
Bộ nguồn cấp
Cái
điện
30
Dụng cụ hàn
điện
Cái
CC55
CC59
Tổng cộng
Nhập
Lượng
Tiền
1.408.073.888
Xuất
Tiền
Lượng
21.679.655
Tồn cuối kỳ
Lượng
Tiền
1.402.881
Tiền
1.428.350.662
16,00
1.500.00
16,00
1.500.00
2,00
660.000
2,00
660.000
…
…
…
…
3,00
4.500.600
3,00
4.500.600
30,00
2.318.190
30,00
2.318.190
1.551.588.646
21.679.655
1.402.881
1.571.865.420
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán trưởng
Nguyễn Thị Diễm Thúy
100
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 27: Mẫu sổ nhật ký mua hàng
DNTN Tân Thành Công
Mẫu số S03a3- DN
Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC
SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
Từ 01/01/2014 đến 30/06/2014
MST: 1800393136
Đvt: đồng
Chứng từ
Tài khoản ghi Nợ
Ngày ghi sổ
Số hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
A
B
C
D
Phải trả
người bán
TK khác
Hàng
hóa
Nguyên
vật liệu
Số hiệu
Số tiền
(ghi Có)
1
2
3
E
4
02/04/2014
HĐ25311 02/04/2014 Mua que hàn
1531
15.680.000
15.680.000
02/04/2014
HĐ25311 02/04/2014 Thuế GTGT
133111
1.600.000
1.600.000
02/04/2014
HĐ25311 02/04/2014
320.000
320.000
…
…
…
…
…
Que hàn phát hiện
thiếu
1388
…
25/6/2014
HĐ19701 25/6/2014
Mua thép
25/6/2014
HĐ19701 25/6/2014
Thuế GTGT
…
…
…
1.565.000
1.565.000
133
x
Tổng số phát sinh
x
x
1.565.000
156.500
132.191.500 132.191.500
- Sổ này có 13 trang, đánh từ trang số 01 đến trang 13
- Ngày mở sổ: 01/01/2014
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập biểu
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Kế toán
Nguyễn Thị Diễm Thúy
101
Giám đốc
Nguyễn Văn Lợi
Phụ lục 29: Bảng chiết tính giá thành tháng 6/2014
BẢNG CHIẾT TÍNH GIÁ THÀNH THÁNG 06/2014
(Trích)
*SẢN XUẤT GANG, THAU, NHÔM:
1. Thau đúc: Thau PL = 736,02 Kg
x
129.811
= 95.543.445
+ Kẽm pha
= 35,03 Kg
x
21.809
=
763.974
+ Đồng pha
= 35,03 Kg
x
149.696
=
5.243.801
+ Dầu FO
= 47,78 Lít
x
16.875
=
991.906
2. Gang đúc: gang PL = 4292,03 Kg x
8.632,39
=
37.050.487
+ Than
2.268,93
=
2.921.493
709
=
912.637
= 1.287,61 Kg x
3
+ Củi
= 1.287,61cm x
3. Nhôm đúc: + Nhôm PL = 7 Kg
x
20.836,29
=
145.854
Dầu FO
x
16.875
=
185.625
= 11 Lít
Cộng
143.759.222
* Hóa đơn 0027596: Hàn sửa chân vịt và lốt cáp
1. Gas
=
2,5 Kg
x
17.376
=
43.440
2. Gió
=
1,5 Chai
x
30.000
=
45.000
x
149.165
=
346.809
3. Thau hàn cao cấp = 2,325 Kg
* Hóa đơn 0018313: Hàn sửa chân vịt.
1. Gas
= 3 Kg
x
17.376
=
52.128
2. Gió
= 1,75 Chai
x
30.000
=
52.500
3. Thau hàn cao cấp
= 2,675 Kg
x
149.165
=
399.016
* Hóa đơn 0018315: Hàn sửa chân vịt
1. Gas
= 2,75 Kg
x
17.376
=
47.784
2. Gió
= 1,62 Chai
x
30.000
=
48.600
x
149.165
=
365.454
3. Thau hàn cao cấp = 2,45 Kg
….
TỔNG GIÁ TRỊ NVL XUẤT KHO THÁNG 06/2014
TỔNG GIÁ TRỊ CDCD XUẤT KHO THÁNG 06/2014
102
157.013.090
1.402.881
Phụ lục 29: Bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho vào sản xuất tháng
6/2014
BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT KHO VÀO SẢN XUẤT
Tháng 6/2014
Tên nguyên
vật liệu
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
THAU
736,02
129.811
95.543.445
KẼM
35,03
21.809
763.974
ĐỒNG
35,03
149.696
5.243.801
DẦU FO
58,78
16.875
991.906
THAN
1.287,61
2.269
2.921.493
CỦI
1.287,61
709
912.637
GANG
4.292,03
8.632,39
37.050.487
17,40
149.165
2.595.474
7,00
20.836
145.854
THÉP
286,90
8.812
2.528.211
THÉP TẤM
734,10
11.328
8.315.808
GAS
11,25
17.376
195.484
GIÓ
7,5
30.000
225.000
70,00
14.034,24
982.397
THAU HÀN
CAO CẤP
NHÔM
QUE HÀN
Tổng
158.415.971
Người lập
(đã ký)
Nguyễn Thị Diễm Thúy
103
Phụ lục 30: Hợp đồng cho thuê công cụ dụng cụ
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
(Số: 23/14/HĐCT)
Hôm nay, ngày 16 tháng 05 năm 2014, Tại Ninh Kiều- TPCT
Chúng tôi gồm có:
Bên cho thuê (Bên A): DNTN Tân Thành Công
Địa chỉ: Số 121A đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ
Điện thoại: 0710.3820564- 0710.2220866
Fax: 07103.839166
Mã số thuế: 1800393136
Do ông (bà): Nguyễn Văn Lợi
Chức vụ: Giám đốc làm đại diện.
Bên thuê (Bên B): DNTN Thành Phát
Địa chỉ: Số 32 Khu Vực Long Thạnh 1, Đường Sư Vạn Hạnh, Q. Thốt
Nốt,TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0710.3356256
Fax: 07103.354270
Mã số thuế: 1801330315
Do ông (bà): Trần Quang Bình
Chức vụ: Giám đốc làm đại diện.
ĐIỀU 1: CÔNG CỤ DỤNG CỤ CHO THUÊ
Công cụ dụng cụ cho thuê gồm 4 máy cưa và 2 máy soi thuộc quyền sở hữu
của DNTN Tân Thành Công.
ĐIỀU 2: THỜI HẠN THUÊ (1)
Thời hạn thuê là 3 tháng, kể từ ngày 16/5/2014 đến 17/8/2014
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH THUÊ
Bên B sử dụng CCDC thuê nêu trên vào mục đích: sản xuất và gia công cơ khí
tại DNTN Thành Phát.
ĐIỀU 4: GIÁ THUÊ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
4.1. Giá thuê hai loại CCDC nêu trên là: 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng chẵn)
4.2. Phương thức thanh toán như sau: trả bằng tiền mặt.
104
4.3. Việc giao và nhận số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC GIAO, TRẢ LẠI TÀI SẢN THUÊ (2)
5.1. Phương thức giao:
Đến ngày hết thời hạn thuê, bên B sẽ vận chuyển máy cưa và máy soi giao lại
cho bên A.
5.2. Trả lại CCDC
- Bên B phải trả lại CCDC thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ đi phần hao
mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của
CCDC thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên A có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
- Khi bên B chậm trả CCDC thuê thì bên A có quyền yêu cầu bên B trả lại
CCDC thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt
hại; bên B phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả CCDC thuê, nếu có thoả
thuận.
ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
6.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
- Giao CCDC cho bên B đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và
đúng thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp những thông tin cần thiết
về việc sử dụng CCDC đó;
- Bảo đảm CCDC thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục
đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết
tật của CCDC thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên B phải tự sửa chữa.
- Thanh toán chi phí sửa chữa trường hợp bên B tự sửa chữa CCDC thuê sau
khi đã thông báo mà bênA không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời.
- Bảo đảm quyền sử dụng CCDC ổn định cho bên B.
6.2. Bên A có các quyền sau đây:
- Nhận đủ tiền thuê CCDC theo phương thức đã thỏa thuận;
- Khi hết hạn hợp đồng, nhận lại CCDC thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ
hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận, nếu giá trị của
CCDC thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên A có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên;
ĐIỀU 7: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
7.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo quản CCDC thuê như CCDC của chính mình, phải bảo dưỡng và sửa
chữa nhỏ, không được thay đổi tình trạng CCDC, cho thuê lại CCDC nếu
không có sự đồng ý của bên A; nếu làm mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường;
105
- Sử dụng CCDC thuê đúng công dụng, mục đích của CCDC;
- Trả đủ tiền thuê CCDC đúng thời hạn theo phương thức đã thỏa thuận;
- Trả lại CCDC thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc
theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; bên B phải trả tiền phạt vi phạm do
chậm trả CCDC thuê nếu có thỏa thuận; bên B phải chịu rủi ro xảy ra đối với
CCDC thuể trong thời gian chậm trả;
7.2. Bên B có các quyền sau đây:
- Nhận CCDC thuê theo đúng thỏa thuận;
- Yêu cầu bên A sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại trong trường hợp bên A chậm giao CCDC;
- Cho thuê lại CCDC đã thuê, nếu được bên A đồng ý;
- Yêu cầu bên A sửa chữa CCDC, giảm giá thuê, đổi CCDC khác trong trường
hợp CCDC thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên B;
ĐIỀU 8: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 16/5/2014 đến ngày 17/8/2014.
Hợp đồng được lập thành 2 (hai) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như
nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
Nguyễn Văn Lợi
Trần Quang Bình
(đã ký)
(đã ký)
106
Phụ lục 31: Cách tính phương pháp thay thế liên hoàn để tính mức ảnh
hưởng của các nhân tố đến chi phí NVL thau trực tiếp sản xuất chân vịt
cano (được sử dụng ở chương 4)
Ta xác định được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp và 2 nhân tố số lượng và đơn giá của nguyên vật liệu thau
trong sản phẩm thau đúc như sau:
Chi phí nguyên
=
vật liệu trực tiếp
Số lượng sản phẩm Lượng nguyên vật
x liệu tiêu hao cho x Đơn giá
cần sản xuất
1 sản phẩm
Gọi M là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
q là số lượng sản phẩm cần sản xuất.
m là lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho 1 sản phẩm
s là đơn giá nguyên vật liệu
M=qxmxs
Theo đó, đặt M1 là chi phí nguyên vật liệu sản xuất trong thực tế.
q1 là số lượng sản phẩm sản xuất sản xuất trong thực tế.
m1 là lượng nguyên vật liệu tiêu hao ch0 1 sản phẩm sản xuất trong thực tế.
s1 là đơn giá nguyên vật liệu sản xuất trong thực tế.
M1 = q1 x m1 x s1
và M0 là chi phí nguyên vật liệu sản xuất theo định mức
q0 ,m0,s0 lần lượt là số lượng sản phẩm sản xuất, lượng nguyên vật liệu tiêu
hao và đơn giá nguyên vật liệu theo định mức.
M0 = q0 x m0 x s0
Do trong tháng 5/2014 doanh nghiệp không sản xuất chân vịt cano nên ta
sẽ lấy tháng 4/ 2014 làm định mức. Ta có các số liệu về tình hình sản xuất
cùng 1 loại sản phẩm thau đúc (chân vịt Cano loại 3kg) của doanh nghiệp
trong tháng 4 và tháng 6 năm 2014 như sau:
Chỉ tiêu
Tháng 4/ 2014
Tháng 6/ 2014
Số chân vịt Cano sản xuất (Cái)
18
15
Lượng thau sử dụng (kg/đvsp)
3,3
3,31
119.804
129.811
Đơn giá thau (Đồng)
107
Vậy ta có, M1 = 7.116.357
M0= 6.445.116
DM = M1 – M0 - 671.241.
Mức ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến chi phí nguyên vật liệu sản phẩm:
Dq = 15 x 3,3 x 119.804 - 18 x 3,3 x 119.804 = -1.186.060
Mức ảnh hưởng của nhân tố lượng nguyên vật liệu thau tính cho 1 đơn vị sản
phẩm đến chi phí nguyên vật liệu sản phẩm:
Dm = 15 x 3,31 x 119.804 – 15 x 3,3 x 119.804 = 17.971
Mức ảnh hưởng của nhân tố đơn giá thau đến chi phí nguyên vật liệu sản
phẩm:
Ds = 15 x 3,31 x 129.811 – 15 x 3,31 x 119.804 = 496.848
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nguyên vật liệu thau, ta có:
DM (thau) = Dq + Dm + Ds = (-1.186.060 )+ 17.971 + 496.848 = - 671.241
108
90
[...]... chung Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 tại DNTN Tân Thành Công - Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công trong... 2014 - Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất tại DNTN Tân Thành Công trong giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong thời gian qua tại doanh nghiệp - Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU... tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị của doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận Để có thể đạt được mục tiêu quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ một cách khoa học, doanh nghiệp đã sử dụng công cụ quản lý kế toán, cụ thể là kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Do vậy, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp, đặc biệt là ở góc độ kiểm soát... cấp nguyên vật liệu và sử dụng công cụ dụng cụ cho sản xuất sản phẩm Xuất phát từ thực tế trên và với mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu sâu về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nên tôi quyết định chọn đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Kế toán. .. khác 3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1.1 Tổ chức nhân sự và sơ đồ bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại DNTN Tân Thành Công tư ng đối đơn giản, gồm: - Kế toán trưởng: 1 người - Kế toán thanh toán: 2 người - Thủ quỹ: 1 người - Thủ kho: 1 người Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Thủ kho Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2014 Hình 3.2... chuyển 4 + Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh + Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý + Công cụ dụng cụ dùng cho mục đích khác 2.1.3 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.1.3.1 Tính giá nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Theo Bùi Văn Dương (2002) thì trong hạch toán, nguyên vật liệu mua ngoài được tính theo giá thực tế (giá gốc nhập kho) tùy theo hình thức tính thuế nguyên vật liệu... 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Đối tư ng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công 2 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là những đối tư ng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần... Nguyên vật liệu tự chế biến, thuê ngoài gia công - Nguyên vật liệu được góp vốn liên doanh, được cấp,… 2.1.2.2 Phân loại công cụ dụng cụ - Theo tính chất của công cụ dụng cụ: các loại công cụ dụng cụ phục vụ công tác xây dựng cơ bản như dàn giáo, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, đồ sành sứ, bao bì hay bảo hộ lao động - Theo tính chất quản lý, mục đích sử dụng, phục vụ cho công việc: + Công cụ dụng cụ +... khâu lưu trữ, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đều phải được quản lý sao cho quá trình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đạt hiệu quả tối ưu, tiết kiệm, giảm thiểu tỷ trọng tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất sản phẩm, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp để theo đuổi mục tiêu... 3.4.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp DNTN Tân Thành Công sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính được ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung * Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính: Sổ kế toán: Chứng từ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Phần mềm Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại kế toán Máy vi tính - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Nhập