Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sản

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 53 - 63)

vào sản xuất sản phẩm giai đoạn 2011-2013

4.3.1.1 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sản xuất sản phẩm giai đoạn 2011-2013

Để phân tích được tình hình sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công trong 3 năm qua, ta sử dụng phương pháp so sánh, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: Bảng phân tích tình hình sử dụng tổng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giai đoạn 2011- 2013

Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2011, 2012, 2013.

Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn tình hình sử dụng tổng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giai đoạn 2011- 2013 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000 3,500,000,000 4,000,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Công cụ dụng cụ Nguyên vật liệu

Tên Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % NVL 1.772.726.357 2.018.560.033 3.353.168.700 245.833.676 13,87 1.334.608.667 39,8 0 CCDC 236.428.610 282.779.337 127.918.668 46.350.727 19,6 (154.860.669) (121, 06) Tổng 2.009.154.967 2.301.339.370 3.481.087.368 292.184.403 x 1.179.747.998 x

43

*Nhận xét:

Từ kết quả trên ta nhận thấy:

- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong giai đoạn 2011- 2013 nhìn chung có nhiều biến động tùy thuộc vào lượng đơn đặt hàng qua các năm, tuy nhiên có xu hướng tăng về mặt giá trị. Tổng giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được sử dụng năm 2012 tăng 292.184.403 đồng so với năm 2011 và đến năm 2013 tiếp tục tăng 1.179.747.998 đồng so với năm 2012.

+ Năm 2012, nguyên vật liệu được sử dụng tăng nhẹ, tăng 13,87% tương đương tăng 245.833.676 đồng so với năm 2011.

+ Năm 2013, nguyên vật liệu được sử dụng tăng, tăng 39,80% tương đương tăng 1.334.608.667 đồng so với năm 2012.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do năm 2012, số lượng đơn đặt hàng có sự sụt giảm nhẹ nguyên nhân là do doanh nghiệp ngày càng chịu sức ép cạnh tranh trên thị trường nên lượng nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất giảm đi chút ít. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới khiến cho giá cả các loại nguyên vật liệu như thau, gang, sắt, thép,… ngày một tăng cao nên dẫn đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng như xuất kho tăng (cụ thể thau tăng từ 107.214 đồng/kg (thời điểm cuối năm 2013) đến tháng 6/ 2014 là 129.811đồng/kg, đồng tăng từ 112.326 đồng/kg (cuối năm 2013) đến tháng 6/2014 là 149.696 đồng/kg,… ), làm tăng giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong năm. Vì vậy, tuy rằng năm 2012 mặc dù lượng đơn hàng ít nhưng giá trị nguyên vật liệu được xuất dùng cho sản xuất vẫn tăng ở mức nhẹ so với năm 2011. Năm 2013, doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh việc mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm khách hàng, nên các đơn đặt hàng ngày càng tăng, từ đó doanh nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu để sản xuất hơn là điều tất yếu. Vì thế lượng nguyên vật liệu được xuất ra dùng cho sản xuất tăng lên đáng kể.

-Tình hình công cụ dụng cụ trong giai đoạn 2011- 2013 còn nhiều biến động.

+ Năm 2012, giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng tăng 46.350.727 đồng, tương đương tăng 19,6% so với năm 2011.

+ Năm 2013, giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng sụt giảm mạnh, giảm 154.860.669 đồng, tương đương tăng 54,76% so với năm 2012.

Nguyên nhân của tình trạng này cũng một phần là do giá cả đầu vào các loại công cụ dụng cụ tăng lên đáng kể do diễn biến phức tạp của thị trường vật

44

tư. Tuy nhiên, đến năm 2013, do doanh nghiệp đã đầu tư vào cải tiến trang thiết bị và công cụ dụng cụ được trang bị tốt hơn (trang bị thêm các loại máy cưa, máy hàn, máy cắt kim loại ở các phân xưởng sản xuất), dẫn đến ít hao phí về công cụ dụng cụ nên giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng vào sản xuất sụt giảm mạnh.

Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của doanh nghiệp trong 3 năm qua cũng như đánh giá được mức độ sử dụng phổ biến của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ta xem xét đến tình hình sử dụng chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ điển hình của từng kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thường được sử dụng của doanh nghiệp và theo dõi sự biến động của chúng.

● Tình hình sử dụng chi tiết nguyên vật liệu:

- Đối với kho nguyên vật liệu sản xuất: ta theo dõi 3 loại nguyên vật liệu thau, gang, đồng.

- Đối với kho nguyên vật liệu sửa chữa tàu (hay còn gọi là kho nguyên vật liệu đóng tàu): ta theo dõi 3 loại nguyên vật liệu thép, thép tấm, thép không rỉ.

- Đối với kho nguyên vật liệu vận chuyển: ta theo dõi 3 loại nguyên vật liệu dầu DO, nhớt Catrol, nhớt.

45

Bảng 5: Bảng phân tích tình hình sử dụng chi tiết một số loại nguyên vật liệu tại DNTN Tân Thành Công giai đoạn 2011- 2013

Đvt: đồng Tên NVL Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Thau 919.409.964 930.009.059 1.053.871.553 10.599.095 1,15 123.862.494 13,32 Gang 22.581.397 24.505.317 64.244.304 1.923.920 8,52 39.738.987 162,16 Đồng 67.434.325 57.397.113 67.227.556 (10.037.212) (14,88) 9.830.443 17,13 Thép 66.913.287 34.150.474 262.214.519 (32.762.813) (48,96) 228.064.045 667,82 Thép tấm 92.324.893 21.672.761 80.338.222 (70.652.132) (76,53) 58.665.461 270,69 Thép không rỉ 8.382.165 14.392.139 34.102.478 6.009.974 71,70 19.710.339 136,95 Dầu DO 488.452.864 830.679.033 1.516.783.032 342.226.169 70,06 686.103.999 82,60 Nhớt Catrol 1.104.545 1.125.000 0 20.455 1,85 (1.125.000) (100,00) Nhớt 1.454.545 1.975.711 0 521.166 35,83 (1.975.7110 (100,00) Tổng cộng 1.668.057.985 1.915.906.607 3.078.781.664 247.848.622 49 1.162.875.057 1.151

46

*Nhận xét:

Nhìn chung, tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu chi tiết ở mỗi kho nguyên vật liệu qua các năm có nhiều biến động.

- Lượng giá trị các loại nguyên vật liệu điển hình ở kho nguyên vật liệu sản xuất ( thau, gang, đồng) được sử dụng giảm nhẹ hoặc tăng không đáng kể ở năm 2012, cụ thể thau tăng nhẹ chỉ 1,15%, gang tăng 8,52%, đồng giảm 14,88%. Đến năm 2013. lượng nguyên vật liệu ở kho này được sử dụng tăng mạnh, cụ thể thau tăng 123.862.494 đồng (tăng 13,32), gang tăng 39.738.987 đồng (tăng 162,16 %), đồng tăng 9.830.443 đồng (tăng 17,13%).

- Lượng giá trị các loại nguyên vật liệu điển hình ở kho nguyên vật liệu sửa chữa tàu (thép, thép tấm, thép không rỉ) được sử dụng nhiều biến động ở năm 2012 và đến năm 2013 có xu hướng tăng mạnh. Lượng thép được sử dụng năm 2012 giảm 32.762.813 đồng (giảm 48,96%) nhưng đến năm 2013 tăng mạnh, tăng 228.064.045 đồng (tăng 667,82%); thép tấm giảm 70.652.132 đồng (giảm 76,53%) năm 2012, nhưng đến năm 2013 lại tăng 58.665.461 đồng (tăng 270,69%). Lượng thép không rỉ tăng mạnh ở năm 2012 tăng 6.009.974 đồng tương đương 71,70% và tiếp tục tăng ở năm 2013 (tăng 19.710.339 đồng tương đương 136,95%).

- Lượng giá trị các loại nguyên vật liệu điển hình ở kho nguyên vật liệu vận chuyển (dầu DO, Nhớt Catrol, Nhớt) tăng ở năm 2012 và nhiều biến động ở 2013. Cụ thể, năm 2012 lượng dầu DO được sử dụng tăng mạnh, tăng 342.226.169 đồng (70,06%); nhớt Catrol tăng nhẹ, tăng 20.455 đồng (1,85%); nhớt tăng mạnh, tăng 8.521.166 đồng (585,83%). Đến năm 2013, lượng giá trị dầu DO được sử dụng tăng 686.103.999 đồng (82,60%), nhớt Catrol và nhớt không được sử dụng trong năm này.

Từ những biến động được phân tích trên ta nhận thấy, đến năm 2013 nguyên vật liệu ở kho sản xuất và kho sửa chữa tàu được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn so với các kho còn lại; cũng trong năm này, nguyên vật liệu ở kho vận chuyển ít được sử dụng hơn hết. Qua kết quả phân tích được trên đây, cần dự đoán được xu hướng sử dụng các loại nguyên vật liệu phổ biến ở các năm tiếp theo để doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ tồn kho hợp lý.

● Tình hình sử dụng chi tiết công cụ dụng cụ (CCDC):

Đối với các loại CCDC do số lượng các loại CCDC quá nhiều và đa phần có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng) nên tác chỉ trình bày tình hình sử dụng một số loại CCDC điển hình và được sử dụng phổ biến hơn so với các loại còn lại.

47

Bảng 6: Bảng phân tích tình hình sử dụng chi tiết một số loại công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công giai đoạn 2011- 2013

Đvt: đồng

Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2011, 2012, 2013.

Tên CCDC Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Que hàn 104.490.154 119.115.360 101.835.912 14.625.206 14,00 (17.279.448) (14,51) Gas 5.708.254 8.470.488 6.068.995 2.762.234 48,39 (2.401.493) (28,35) Gió 6.549.362 10.369.270 3.087.808 3.819.908 58,32 (7.281.462) (70,22) Đá mài 3.354.726 62.430 62.429 (3.292.296) (98,14) (1) 0 Que hàn cao cấp 1.088.008 1.366.805 1.235.949 278.797 25,62 (130.856) (9,5) Sơn chống rỉ cao cấp 61.682.909 1.224.171 4.667.152 (60.458.738) (98,02) 3.442.981 281,25 Tổng cộng 182.873.413 140.608.524 116.958.245 (42.264.889) (50) (23.650.279) 159

48

*Nhận xét:

Nhìn chung tình hình sử dụng một số loại công cụ dụng cụ tại DNTN Tân Thành Công còn nhiều biến động.

- Năm 2012 đa phần lượng giá trị các loại công cụ dụng cụ được sử dụng đều tăng nhẹ, cụ thể là que hàn tăng 14.625.2016 đồng (tăng 14%), gas tăng 2.762.234 đồng (tăng 48,39%), gió tăng 3.819.908 đồng (tăng 58, 32%). Bên cạnh đó, 2 loại công cụ dụng cụ được sử dụng giảm mạnh là đá mài giảm 3.292.296 đồng (giảm 98,14%), sơn chống rỉ cao cấp giảm 60.458.738 đồng (giảm 98,02%).

- Năm 2013 đa phần những loại công cụ dụng cụ được sử dụng có xu hướng giảm. Cụ thể, que hàn giảm 14,51% (giảm 17.279.448 đồng), gas giảm 28,35 % (giảm 2.401.493 đồng), gió giảm mạnh giảm 70,22% (giảm 7.281.462 đồng). Ngược lại, sơn chống rỉ cao cấp tăng mạnh tăng 3.442.981 đồng tương đương 281,25%.

Qua kết quả phân tích trên ta nhận thấy giá trị sử dụng của đa phần các loại công cụ dụng cụ đều có xu hướng giảm nhẹ, trừ một số ít loại công cụ dụng cụ được sử dụng để sản xuất một số loại sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Năm 2013, loại công cụ dụng cụ được sử dụng phổ biến và giá trị lớn nhất của doanh nghiệp là que hàn.

4.3.1.2 Phân tích tình hình cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu theo khối lượng tại DNTN Tân Thành Công qua 2 kỳ kế toán 2012 và 2013

Tại doanh nghiệp, hàng tháng sau khi nhận được đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tính toán để xác định số NVL cần dùng để tiến hành thu mua và nhập kho. Riêng đối với phân xưởng đúc thì vào giữa hoặc cuối mỗi tháng, sau khi tổng hợp các đơn hàng, nguyên vật liệu được xuất ra đồng loạt để tiến hành sản xuất các sản phẩm đúc theo yêu cầu của khách hàng. Do tính chất đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất đa ngành nên chủng loại nguyên vật liệu được sử dụng tại doanh nghiệp tương đối đa dạng, một số loại nguyên vật liệu được sử dụng phổ biến, thường xuyên trong khi số khác lại ít được sử dụng nên ở đây ta chỉ xem xét đến một số loại nguyên vật liệu điển hình mang tính đại diện cho các loại còn lại và không thể thay thế được, cụ thể: thau, gang, nhôm dùng để sản xuất các sản phẩm thau đúc, gang đúc, nhôm đúc. Doanh nghiệp sử dụng kỳ kế toán năm nên ta chỉ xem xét và phân tích tình hình cung cấp và sử dụng các loại nguyên vật liệu điển hình như đã nêu trong các kỳ kế toán gần nhất là kỳ kế toán năm 2012 và 2013.

49

Bảng 7: Bảng phân tích tình hình cung cấp và sử dụng NVL theo khối lượng giai đoạn 2012-2013

Đvt: Kg

STT Chỉ tiêu

Thau Gang Nhôm

2012 2013 Chênh lệch 2012 2013 Chênh lệch 2012 2013 Chênh lệch 1 Lượng NVL dự trữ đầu kỳ 58,50 660,12 601,62 1.456,15 1.753,92 297,77 5.776,66 5.240,39 (536,27) 2 Lượng NVL nhập trong kỳ 6.880,00 9.420,00 2.540,00 865,00 14.920,00 14.055,00 - 500,00 500,00 3 Lượng NVL cần mua trong

kỳ theo kế hoạch 6.867,50 9.346,00 2.478,50 860,60 14.913,50 14.052,90 - 500,00 500,00 4 Khối lượng NVL xuất dùng 6.278,38 8.356,44 2.078,06 567,23 12.125,19 11.557,96 536,27 1.432,61 896,34 5 Hệ số đảm bảo an toàn NVL

cho SX 5=(1+2)/3 1,11 1,21 0,10 4,32 1,38 (2,94) 10,77 4,00 (6,77) 6 Tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch

về NVL 6=2/3*100% 100,18% 100,79% 0,61% 100,51% 100,04% 0,00% 100,00% 100,00% 0,00% 7 Khối lượng sản phẩm hoàn

thành 7.075,00 9.297,00 2.222 650,00 13.602,00 12.952,00 576,50 1.520,50 944,00 8 Mức tiêu dùng NVL cho SX

ra SP 8= 4/7 0,89 0,90 (0,01) 8,87 0,89 (0,02) 0,93 0,94 0,01

50

Từ bảng phân tích trên ta nhận thấy công tác lập kế hoạch định mức NVL tại doanh nghiệp rất sát so với yêu cầu thực tế sử dụng, thể hiện ở tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch trong kỳ xấp xỉ 100%. Với nhiều doanh nghiệp thì càng vượt kế hoạch đặt ra càng nhiều càng tốt nhưng đối với doanh nghiệp thì không như vậy. Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp là cẩn trọng và hạn chế những biến động lớn có thể xảy ra. Vì vậy khi vượt mức kế hoạch nhập kho NVL quá lớn thì tất yếu sẽ phải tăng chi phí lưu kho, gây ứ động vốn, đồng thời cũng bởi lý do đa số các loại NVL đều đã có mức tồn kho an toàn. Kế toán đã căn cứ vào tình hình biến động giá cả thị trường và nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch thu mua và nhập kho NVL phù hợp.

Hệ số đảm bảo an toàn (ĐBAT) của các loại NVL được phân tích đều lớn hơn 1 (hệ số ĐBAT của thau là 1,11 năm 2012 và 1,21 năm 2013; hệ số ĐBAT của đồng là 4,32 năm 2012 và 1,38 năm 2013; hệ số ĐBAT của nhôm là 10,77 năm 2012 và 4,00 năm 2013), đảm bảo cung cấp cho hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp.

Từ các chỉ số mức tiêu dùng NVL cho sản xuất của các loại NVL được phân tích qua 2 năm 2012 và 2013, ta nhận thấy chênh lệch giữa các kỳ kế toán là không nhiều (xấp xỉ 0,01 đến 0,02), phản ánh trình độ chuyên môn cũng như kỹ thuật sản xuất của bộ phận phương xưởng là tương đối ổn định.

4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sản xuất sản phẩm giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013- 2014 vào sản xuất sản phẩm giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013- 2014

Do đặc thù của doanh nghiệp chuyên kinh doanh và sản xuất các mặt hàng liên quan đến các phương tiền vận tải thủy (nhận đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy; đúc và gia công cơ khí các thiết bị như chân vịt, láp máy, đồng trục,…) nên đa số việc xuất nguyên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất tại doanh nghiệp đều có liên quan đến tình hình giao thông vận tải thủy. Trước bước vào mùa nước nổi (khoảng quý 3 hàng năm) lượng đơn đặt hàng đúc và gia công và sửa chữa các thiết bị phương tiện vận tải thủy thường gia tăng vào các tháng đầu năm (khoảng tháng 2, 3, 4), làm gia tăng lượng giá trị được sử dụng ở các kho nguyên vật liệu và sửa hữa tàu. Riêng việc sử dụng nguyên vật liệu kho vận chuyển thường tùy thuộc vào đơn hàng của khách hàng, mảng sản xuất này chưa thực sự là hoạt động chủ lực tại doanh nghiệp trong các năm qua.

51

Đvt: đồng

Đvt: đồng

Bảng 8: Bảng số liệu thể hiện tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 6 tháng đầu năm 2014 tại DNTN Tân Thành Công

Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2014.

Bảng 9: Bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 6 tháng đầu năm 2013- 2014 tại DNTN Tân Thành Công

Tên 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Tỉ lệ %

1. Tổng NVL 1.338.908.332 1.472.869.507 33.961.175 2,36

- NVL sản xuất 737.256.540 798.198.201 60.941.661 8,27

- NVL sửa chữa tàu 352.167.070 272.106.724 (80.060.346) (22,73)

- NVL vận chuyển 249.484.722 402.564.582 153.079.860 61,36

2. CCDC 524.850.360 533.279.716 8.429.356 1,61

Tổng (1)+ (2) 1.863.758.692 2.006.149.223 142.390.531 7,64

Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2013, 2014.

Tên Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng

Tổng NVL 252.170.261 262.551.446 376.252.567 238.379.933 186.502.210 157.013.090 1.472.869.507 Trong đó,

- NVL sản xuất 176.589.363 78.347.126 80.360.157 169.135.221 147.597.263 146.169.071 798.198.201 - NVL sửa chữa tàu 62.327.419 48.854.260 56.725.197 68.723.412 24.632.417 10.844.019 272.106.724 - NVL vận chuyển 13.253.479 135.350.060 239.167.213 521.300 14.272.530 0 402.564.582 CCDC 76.620.150 139.515.360 257.463.316 35.127.630 23.150.379 1.402.881 533.279.716

52

*Nhận xét:

Từ các số liệu và kết quả phân tích từ bảng 8 và bảng 9 ta nhận thấy tình hình sử dụng nguyên vật liệu 6 tháng đầu năm 2014 tuy còn nhiều biến động nhưng tổng giá trị sử dụng có xu hướng tăng nhẹ (tăng 2,36% tương đương

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)