- Đối với quá trình tìm kiếm nhà cung cấp và thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
+ Doanh nghiệp cần tổ chức quá trình thu mua một cách hợp lý hơn nhằm tìm ra nhà cung cấp tốt nhất cũng như giữ gìn và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp thường xuyên. Nắm bắt giá cả thị trường để tìm về nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ rẻ, hoặc dự báo và đề ra được các biện pháp để ứng phó kịp thời tránh không để doanh nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu hoặc công cụ dụng cụ làm gián đoạn quá trình sản xuất.
+ Thường xuyên kiểm tra quy trình mua vật tư: khi mua vật tư phải có bảng báo giá của ít nhất là 3 nhà cung cấp khác nhau, kèm theo việc cần phải xem xét những chính sách bán hàng của nhà cung cấp để quyết định chọn nhà cung cấp dựa trên nguyên tắc mua đúng giá, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cần xem xét các tỷ lệ hao hụt trong quá trình bốc dỡ và nhập kho. Cần phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn và cần xác định tỷ lệ hao hụt cho sát với thực tế.
61
- Đối với bộ phận kho: Để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao, cần cải tiến công tác bảo quản, vừa giảm hư hỏng nguyên vật liệu kém phẩm chất, vừa giảm chi phí thi công sản xuất lại. Khi nhập, xuất nguyên vật liệu cần sắp xếp dễ nhìn, dễ tìm, dễ lấy, trong kho phải gọn gang ngăn nắp. Đối với những nguyên vật liệu được nhập kho trước cần được sắp xếp sao cho có thể xuất ra sử dụng những nguyên vật liệu mới nhập kho. Bởi vì những nguyên vật liệu càng tồn kho trong thời gian dài thì càng dễ bị oxy hóa dưới tác động của môi trường, làm giảm phẩm chất nguyên vật liệu, nhất là các loại nguyên vật liệu như; sắt, thép, kẽm,…
- Đối với bộ phận phân xưởng: Cần đầu tư, thay thế các loại máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất theo đúng như nhu cầu thực tế sử dụng để hạn chế tối đa vật liệu bị hư hỏng trong quá trình lắp ráp, sản xuất.
- Đối với quá trình sản xuất, doanh nghiệp nên tập trung sản xuất với số lượng lớn cùng một loại sản phẩm để giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm.