THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 41)

3.6.1 Thuận lợi

- Với thời gian hoạt động hơn 14 năm kinh nghiệm, doanh nghiệp đã tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, nhất là sản phẩm chân vịt tàu do doanh nghiệp sản xuất đạt được chất lượng cao và được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn.

- Doanh nghiệp có vị trí giao thông thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ, nằm ven sông Hậu và cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7 km giúp doanh nghiệp dễ dàng mua bán, giao lưu với khách hàng cũng như mua bán vận chuyển nguyên liệu đầu vào.

- Với tính chất đa ngành nghề và sản xuất theo dây chuyền, doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng từ khâu đúc, gia công, hàn tiện, lắp ráp, sửa chữa,…Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được nhiều khách hàng.

- Tính chất công việc không phức tạp vì thế yêu cầu tay nghề của công nhân cũng không quá cao nên giá rẻ, tiết kiệm được chi phí nhân công.

3.6.2 Khó khăn

- Ngành cơ khí với xu hướng ngày càng phát triển nên doanh nghiệp ngày càng chịu sự cạnh tranh khá lớn. Bên cạnh đó, ngành cơ khí vốn đầu tư cao và thu hồi chậm nên tiến trình đầu tư cho cơ khí tại doanh nghiệp còn dè dặt. Do vậy, doanh nghiệp cần có phương hướng điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.

- Biến động của nền kinh tế thế giới làm ảnh hưởng nhiều đến giá cả của các loại nguyên liệu, vật tư đầu vào như sắt, thép,… làm tăng giá thành sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả SXKD của doanh nghiệp.

- Với trang thiết bị còn thô sơ và công nghệ đúc chưa cao nên doanh nghiệp chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất. Vì thế, yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp là phải nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề của thợ và cải tiến quy trình sản xuất hơn nữa để đạt hiệu quả tối ưu.

3.6.3 Phương hướng hoạt động

Với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm thêm các thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.Trong những năm gần đây, DNTN Tân Thành Công đã và đang đầu tư nhiều trang thiết bị chất lượng cao hơn để sản xuất sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn và gia tăng khả

31

năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, tay nghề của thợ ngày càng được đào tạo chuyên sâu hơn với những kỹ thuật tiên tiến.

Doanh nghiệp phấn đấu trong vài năm tiếp theo sẽ có được quy trình sản xuất bằng máy móc thay thế cho lao động bằng thủ công nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

32

Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tân Thành Công, 2014.

Chương 4

KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN

VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI DNTN TÂN THÀNH CÔNG

4.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

4.1.1 Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp nghiệp

DNTN Tân Thành Công là doanh nghiệp đa nghề chuyên sản xuất chân vịt tàu, gia công cơ khí, đúc kim loại, sửa chữa các phương tiện thủy,… nguồn nguyên liệu có nhiều loại và được theo dõi theo từng kho riêng, mỗi kho cung cấp nguyên vật liệu riêng cho quá trình sản xuất và không theo dõi theo nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ.

Bảng 3: Danh mục từng loại nguyên vật liệu trong mỗi kho nguyên vật liệu tại DNTN Tân Thành Công

STT Kho Tên tài

khoản Nguyên vật liệu từng kho 1 Nguyên vật liệu

sản xuất

1521 Thau, gang, đồng, kẽm, than, dầu FO, nhôm, củi, sắt phi, thau hàn cao cấp. 2 Nguyên vật liệu

sửa chữa tàu

1522 Thép, bạc đạn 6220, bạc đạn 2216, thép tấm, thép ống, thép không rỉ, xoáy 8 sơmi- HINO 137, bộ miếng, hộp số, mài 1 mặt Culase- HINO 8, đắp mài 1 gối cam, bạc cao su, thép I 250, động cơ Diesel DV- 165- 2N, phụ tùng ráp cần CH- 400. 3 Nguyên vật liệu

vận chuyển

1523 Dầu DO, cát vàng, cát lắp, xăng, nhớt CASTROL, nhớt SUPERLONGLIFE, cát sông Đồng Tháp, nhớt HXD 68, nhớt SAE 90.

- Nguyên vật liệu sản xuất: phục vụ cho phân xưởng sản xuất gia công cơ khí, hàn tiện, đúc kim loại theo yêu cầu của khách hàng.

33

- Nguyên vật liệu sửa chữa tàu: dùng để phục vụ cho sửa chữa và đóng mới các phương tiện vận tải thủy.

- Nguyên vật liệu vận chuyển: gồm các loại nhiên liệu và các loại cát phục vụ việc vận hành, vận chuyển xây lắp.

4.1.2 Những vấn đề chung về kế toán công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp nghiệp

Công cụ dụng cụ được doanh nghiệp sử dụng có giá trị tương đối nhỏ (đa số dưới 1 triệu đồng), xuất dùng trực tiếp nên doanh nghiệp không phân bổ công cụ dụng cụ.

Các loại tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn theo thông tư 45/ 2013/ TT- BTC của Bộ Tài chính ngày 25/4/2013 được chuyển thành công cụ dụng cụ đều đã hết thời gian khấu hao khi còn là tài sản cố định nên doanh nghiệp không ghi nghiệp vụ tăng công cụ dụng cụ đối với những tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn này.

Kho công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất của doanh nghiệp: Que hàn, gas, gió, đá mài, que hàn cao cấp, đá cắt, sơn MIKA, sơn chống rỉ, sơn chống rỉ cao cấp, đèn hàn cắt, máy mài, máy chà, máy cưa các loại, máy soi, giấy nhám, đồng hồ gió đá, vành cách điện, máy hàn điện ARC 250, thanh vặn ốc, mỏ hàn, mũi cắt kim loại, sơn, CCDC các loại, bộ gió đá (ACE), thanh vomfram, đầu nối mỏ hàn, bộ nguồn cấp điện, dụng cụ hàn điện.

4.1.3 Chứng từ kế toán và lưu đồ luân chuyển chứng từ

4.1.3.1 Nhập kho

Các chứng từ doanh nghiệp sử dụng trong quá trình nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Phiếu nhập kho, Thẻ kho, Hóa đơn GTGT (của nhà cung cấp), Phiếu chi.

Sau khi đã thỏa thuận mua bán xong, nhà cung cấp tiến hành giao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kèm theo hóa đơn GTGT (liên 2). Kế toán thanh toán tiến hành nhập liệu vào máy tính, sử dụng phần mềm kế toán để lập 2 liên phiếu nhập kho nguyên vật liệu, CCDC căn cứ vào hóa đơn GTGT bên bàn giao. Kế toán thanh toán căn cứ vào phiếu nhập kho liên 1 và Hóa đơn GTGT tiến hành ghi sổ kế toán (Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt nếu chưa thanh toán cho nhà cung cấp, sổ cái, sổ chi tiết). Công việc ghi sổ kế toán cũng được thực hiện trên máy tính. Phiếu nhập kho liên 2 được chuyển cho thủ kho để kiểm tra đối chiếu với số nguyên vật liệu, CCDC thực nhập và tiến hành nhập kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho liên 1 để ghi thẻ kho.

34

Kế toán thanh toán

Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ nhập kho NVL, CCDC

Thủ kho Hóa đơn 2 GTGT Bắt đầu NCC Hóa đơn 2 GTGT Phiếu 2 nhập kho Phiếu 1 nhập kho Lập phiếu nhập kho Nhập liệu Nhập liệu Ghi sổ kế toán Phiếu 1 nhập kho Sổ kế toán Phiếu 2 nhập kho Kèm theo NVL, CCDC được NCC giao Xem xét và tiến hành nhập kho Phiếu 2 nhập kho Kết thúc Thẻ kho Phiếu 2 nhập kho Nhập liệu Ghi thẻ kho

35

4.1.3.2 Xuất kho

Các chứng từ doanh nghiệp sử dụng trong quá trình xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:

- Phiếu xuất kho. - Thẻ kho.

- Bảng chiết tính giá thành

- Bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Tại DNTN Tân Thành Công, phiếu xuất kho được lập vào cuối tháng. - Vào cuối tháng, kế toán trưởng căn cứ vào các hóa đơn GTGT (liên 1) xuất bán sản phẩm của doanh nghiệp trong tháng đã xuất ghi vào sổ doanh thu để lập bảng chiết tính giá thành. Sau đó, dựa vào bảng chiết tính giá thành vừa lập, kế toán trưởng lập bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã xuất dùng trong tháng. Bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được chuyển sang cho kế toán thanh toán làm căn cứ để lập phiếu xuất kho.

- Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiến hành lập phiếu xuất kho gồm 2 liên. Phiếu xuất kho được chuyển cho kế toán trưởng và thủ kho ký tên và xác nhận. Sau đó, cả 2 liên phiếu xuất kho và bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được giao cho giám đốc xem xét và ký duyệt. Liên 1 phiếu xuất kho và bảng tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được giao lại cho kế toán thanh toán để ghi sổ kế toán, còn liên 2 phiếu xuất kho chuyển về cho thủ kho ghi thẻ kho và lưu trữ lại.

36

Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC

Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thủ kho

A Phiếu 2 xuất kho Thẻ kho Kết thúc Phiếu 2 xuất kho Nhập liệu Ghi thẻ kho Phiếu 2 2xuất kho Bắt đầu Các hóa 1 đơn GTGT Lập bảng chiết tính giá thành Các hóa 1 đơn GTGT Bảng chiết tính giá thành Lập bảng tổng hợp NVL, CCDC Bảng tổng hợp NVL, CCDC Bảng chiết tính giá thành Bảng tổng hợp NVL, CCDC Phiếu 1 xuất kho Nhập liệu Bảng tổng hợp NVL, CCDC Phiếu 1 xuất kho A Nhập liệu Lập phiếu xuất kho Ghi sổ kế toán Sổ kế toán Chuyển kế toán trưởng, thủ kho , giám đốc xem xét và ký duyệt

37

4.2 CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI DOANH NGHIỆP DỤNG CỤ TẠI DOANH NGHIỆP

Trong quý II/2014, doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ điển hình liên quan đến nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:

Nghiệp vụ 1: Ngày 01/04/2014, Mua 50kg thau hàn cao cấp với giá 184.000 đồng/kg từ Công ty TNHH Tiên Hoa theo hóa đơn GTGT số 194125, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển 300.000 đồng, doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt và tiến hành nhập kho.

Nợ TK 1521: 50 x 184.000 = 9.200.000

Nợ TK 133: 920.000

Có TK 111: 10.120.000

Nợ TK 1521: 300.000

Có TK 111: 300.000

Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho và phiếu chi để thanh toán cho người bán và chi phí vận chuyển.

Đơn giá nhập kho thau hàn cao cấp = (9.200.000 + 300.000)/ 50 = 190.000 (đồng).

Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 1 gồm:

- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục 10 Hóa đơn GTGT trang 78)

- Phiếu nhập kho (xem phụ lục 6 Phiếu nhập kho trang 74).

- Phiếu chi thanh toán cho nhà cung cấp và phiếu chi thanh toán chi phí vận chuyển (xem phụ lục 7 Phiếu chi trang 74).

Nghiệp vụ 2. Ngày 01/04/2014, Mua 280 lít dầu DO với giá 15.800 đồng từ DNTN Đăng Khoa theo hóa đơn GTGT số 987, thuế GTGT 10% doanh nghiệp thanh toán ngay bằng tiền mặt và tiến hành nhập kho.

Nợ TK 1523: 280 x 15.800 = 4.424.000 Nợ TK 133: 442.400

Có TK 111: 4.866.400

Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho và phiếu chi để thanh toán.

38

Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 2 gồm:

- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1). - Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

- Phiếu chi (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

Nghiệp vụ 3. Ngày 02/04/2014, Mua 1.000 Kg que hàn với giá 16.000 đồng từ Công ty TNHH TM DV Bằng An theo hóa đơn GTGT số 25311,thuế GTGT 10% doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán và tiến hành nhập kho. Chi phí vận chuyển 550.000 đồng, trả bằng tiền mặt. Trong quá trình nhập kho phát hiện thiếu 20 Kg que hàn so với hóa đơn. Doanh nghiệp tiến hành nhập số que hàn thực có và tiến hành tìm hiểu nguyên nhân phát hiện do lỗi của người vận chuyển làm thất thoát hàng nên bắt người vận chuyển bồi thường.

Nợ TK 1531: 980 x 16.000 = 15.680.000 Nợ TK 133: 1.600.000 Nợ TK 1388: 320.000 Có TK 331: 17.600.000 Nợ TK 111: 320.000 Có TK 1388: 320.000 Nợ TK 1531: 550.000 Có TK 111: 550.000

Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho và phiếu chi để thanh toán.

Đơn giá nhập kho = (15.680.000 + 550.000)/ 980 = 16.561 Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 3 gồm:

- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1). - Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

- Phiếu chi thanh toán chi phí vận chuyển (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

Nghiệp vụ 4. Ngày 06/04/2014, Mua 150 lít dầu DO với giá 15.850 đồng từ DNTN Đăng Khoa theo hóa đơn GTGT số 995, thuế GTGT 10%, doanh nghiệp thanh toán ngay bằng tiền mặt và tiến hành nhập kho.

39

Nợ TK 1523: 280 x 15.800 = 2.377.500 Nợ TK 133: 237.750

Có TK 111: 2.615.250

Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho và phiếu chi để thanh toán.

Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 4 gồm:

- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1). - Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

- Phiếu chi (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

Nghiệp vụ 5. Ngày 10/04/2014, Mua 652,2 Kg đồng thau dạng thỏi với giá 116.682 đồng từ Công ty TNHH Sao Kim theo hóa đơn GTGT số 0147523, thuế GTGT 5% doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán và tiến hành nhập kho. Chi phí vận chuyển 550.000 đồng, trả bằng tiền mặt.

Nợ TK 1521: 652,2 x 116.682 = 76.100.000

Nợ TK 133: 3.805.000

Có TK 331: 79.905.000

Nợ TK 1521: 550.000

Có TK 111: 550.000

Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho và phiếu chi để thanh toán.

Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 5 gồm:

- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1). - Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

- Phiếu chi thanh toán chi phí vận chuyển (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

Nghiệp vụ 6. Ngày 06/05/2014, Mua 550 Kg Thép với giá 103.860 đồng từ DNTN Ngũ Nhiều theo hóa đơn GTGT số 0056478, thuế GTGT 10%, doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán và tiến hành nhập kho. Chi phí vận chuyển 500.000 đồng, trả bằng tiền mặt. Trong quá trình nhập kho phát hiện thừa 50 Kg thép so với hóa đơn. Doanh nghiệp tiến hành nhập số thép thực có và tiến hành tìm hiểu nguyên nhân.

40 Nợ TK 1522: 600 x 103.860 = 62.316.000 Nợ TK 133: 5.712.300 Có TK 331: 62.835.300 Có 3381: 5.193.000 Nợ TK 1522: 500.000 Có TK 111: 500.000

Căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho và phiếu chi để thanh toán chi phí vận chuyển.

Đơn giá nhập kho = (62.316.000 + 500.000)/ 600 = 104.693 Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 6 gồm:

- Hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1). - Phiếu nhập kho (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

- Phiếu chi (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

Nghiệp vụ 7. Ngày 07/05/2014, doanh nghiệp xác định được nguyên nhân thừa thép ở nghiệp vụ mua thép ngày 06/05 của DNTN Ngũ Nhiều là do nhầm lẫn trong khâu kiểm đếm. DNTN Ngũ Nhiều cũng đã gửi thông báo đến doanh nghiệp, doanh nghiệp quyết định mua luôn số nguyên vật liệu thừa. Sau khi nhận được Hóa đơn bổ sung của DNTN Ngũ Nhiều, kế toán tiến hành ghi sổ.

Nợ TK 3381: 5.193.000

Nợ TK 133: 519.300

Có TK 331: 5.712.300

Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 7 gồm:

- Hóa đơn GTGT bổ sung của nhà cung cấp (xem phụ lục tương tự nghiệp vụ 1).

Nghiệp vụ 8. Ngày 16/05/2014, xuất 4 máy cưa và 2 máy soi cho DNTN Thành Phát thuê, thời hạn thuê 3 tháng. Tổng trị giá công cụ dụng cụ xuất kho là 2.964.000 đồng. Kế toán căn cứ vào hợp đồng cho thuê mà 2 bên ký kết tiến hành xuất kho công cụ dụng cụ cho thuê, đồng thời lập phiếu xuất kho theo số lượng công cụ dụng cụ thực xuất.

Nợ TK 142: 2.964.000

41

Các chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ 8 gồm: - Hợp đồng cho thuê (xem phụ lục 30 trang 104+ 105+ 106).

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp tư nhân tân thành công (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)