đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần sadico cần thơ

134 350 0
đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần sadico cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THỊ HỒNG PHÚC ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: D340301 Cần Thơ – 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THỊ HỒNG PHÚC MSSV: 4114147 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: D340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN HỮU ĐẶNG Cần Thơ – 2014 LỜI CẢM TẠ -----o0o----Được sự giới thiệu của Trường Đại Học Cần Thơ cùng với sự chấp thuận của Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ, trong 3 tháng thực tập tại Công ty, em có nhiều điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn tại đơn vị để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Bốn năm được ngồi trên giảng đường đại học, một quãng thời gian khá dài, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tụy và nhiệt tình của tất cả các thầy cô, tiếp thu được rất nhiều kiến thức về cả chuyên môn và kinh nghiệm sống trong xã hội. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặt biệt em xin cám ơn thầy Nguyễn Hữu Đặng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ ra những khuyết điểm giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Những ý kiến đóng góp của thầy luôn là những kinh nghiệm, tài liệu quý báu đối với em. Em xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ cùng các cô chú, anh chị làm việc trong Công ty đã hết lòng giúp đỡ, cung cấp cho em những số liệu cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo quy định. Sau cùng, em xin chúc quý Thầy Cô, cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc quý thầy cô luôn gặt hái được những thành công. Chúc công ty làm ăn ngày càng thịnh vượng, xứng đáng là một đơn vị vững mạnh đi đầu. Xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Hồng Phúc i LỜI CAM ĐOAN ----o0o---Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Hồng Phúc ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................ 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 1.3.1 Không gian ........................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian .............................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 3 2.1.1 Kế toán nguyên vật liệu ....................................................................... 3 2.1.2 Kế toán công cụ dụng cụ ..................................................................... 7 2.1.3 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu ................................................. 11 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 16 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 17 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 17 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 17 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CAN THƠ ................................................................................... 19 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ....................................................................... 19 3.1.1 Khái quát sơ lược về công ty ............................................................... 19 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ....................................... 19 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ........................................................... 20 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính ............................................................. 20 3.2.2 Sản phẩm, dịch vụ ................................................................................ 21 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................................................... 21 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ........................................................... 21 iv 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ................................................... 21 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ........................................................... 24 3.4.1 Sơ đồ tổ chức ....................................................................................... 24 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán .................................................... 25 3.4.3 Phương pháp kế toán ........................................................................... 27 3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ......................... 27 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG .. 33 3.6.1 Thuận lợi .............................................................................................. 33 3.6.2 Khó khăn .............................................................................................. 34 3.6.3 Phương hướng phát triển trong tương lai ............................................ 34 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ.............................................................................................................. 36 4.1 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY ............................... 36 4.1.1 Kế toán nguyên vật liệu nhập kho ....................................................... 36 4.1.2 Kế toán nguyên vật liệu xuất kho ........................................................ 45 4.2 KÊ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ ......................................................... 50 4.2.1 Kế toán công cụ dụng cụ ..................................................................... 50 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ DỤNG CỤ .................................. 53 4.3.1 Tình hình quản lý tồn kho nguyên vật liệu .......................................... 53 4.3.2 Tình hình sử dụng và công tác quản lý CCDC .................................... 62 CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY ....... 66 5.1 NHẬN XÉT CHUNG ............................................................................. 66 5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán ............................................................... 66 5.1.2 Nhận xét về tình hình sử dụng nguyên vật liệu ................................... 69 5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 69 5.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU ............................................................................................................. 70 v CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 71 6.1 KẾT LUẬN............................................................................................. 71 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 72 6.2.1 Đối với công ty .................................................................................... 72 6.2.2 Đối với nhà nước ................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 73 PHỤ LỤC..................................................................................................... 74 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011-2013 ..................................................................................................... 31 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................... 32 Bảng 4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm 2011-2013 ..................... 54 Bảng 4.2 Tình hình số lượng tồn kho nguyên vật liệu của Công ty giai đoạn 2011-2013 ..................................................................................................... 56 Bảng 4.3 Tình hình thiêu thụ sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014....................................................................................................... 57 Bảng 4.4 Tình hình số lượng tồn kho NVL của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................. 57 Bảng 4.5 Giá bình quân của nguyên vật liệu qua 3 năm 2011-2013 ............ 58 Bảng 4.6 Giá trị tồn kho NVL của Công ty giai đoạn 2011-2013 ................ 60 Bảng 4.7 Giá bình quân của nguyên vật liệu giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................. 61 Bảng 4.8 Giá trị tồn kho NVL của Công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................... 61 Bảng 4.9 Tình hình CCDC giai đoạn 2011-2013 ......................................... 64 Bảng 4.10 Tình hình CCDC giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014....................................................................................................... 65 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ............................................................................................................. 6 Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán công cụ, dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên ............................................................................................................. 10 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức .................................................................... 21 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toan .................................................................... 24 Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán theo hình thức nhật ký chung ................. 26 Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ khi mua NVL nhập kho (1) ........... 37 Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ khi mua NVL nhập kho (2) ........... 38 Hình 4.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ NVL xuất kho ................................ 46 Hình 4.4 Lưu đồ mua CCDC sử dụng ở các phòng ban ............................... 51 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SXKD: Sản xuất kinh doanh GTGT: Giá trị gia tăng KHSX: Kế hoạch sản xuất CCDV: Cung cấp dịch vụ NVL: Nguyên vật liệu CCDC: Công cụ dụng cụ ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập nhà Nước ta đã và đang từng bước đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến khá vững chắc, tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức và cạnh trạnh gay gắt. Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong chúng ta ai cũng biết rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực hết sức to lớn, từ đó thông qua việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu tư nhiên này một cách hợp lý sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn nguyên vật liệu vô cùng đa dạng và phong phú. Quá trình sản xuất chính là hoạt động tự giác và có ý thức của con người nhằm biến các vật thể tự nhiên thành các của cải, vật chất, hàng hoá có ích đáp ứng được nhu cầu riêng của bản thân cũng như phục vụ nhu cầu chung cho toàn xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống được nâng cao kéo theo nhu cầu khách quan của con người được nâng lên. Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng chính vì thế các doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao quy trình sản xuất công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm, đề ra những phương án sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Nhưng điều quang trọng là cần giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất để trực tiếp hạ giá bán tạo sức cạnh tranh và tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường. Trong quá trình sản xuất chi phí trực tiếp ảnh hưởng lớn đến giá thành chính là chi phí nguyên liệu vật liệu, nếu giảm được chi phí này dẫn đến việc hạ giá thành thì doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận cao như mục tiêu đã đề ra trước đó. Vì thế muốn làm được điều này các nhà quản lý doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, am hiểu về thị trường và hơn hết là phải có chiến lược hoạch định kế hoạch đúng đắn về đánh giá và sử dụng nguyên liệu vật liệu một cách thích hợp. Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu vật liệu nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường đang là vấn đề đáng quan tâm đối với doanh nghiệp. Do đó công tác quản lí và hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được coi là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ cơ sở đó em đã chọn 1 đề tài “Đánh giá công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. 1.2 MUC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là thực hiện và đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực hiện và đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty; - Đánh giá tình hình quản lý tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty; và - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài thực hiện tại Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian - Đối với số liệu về kết quả kinh doanh: đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của công ty. - Đối với số liệu thực hiện kế toán: đề tài sử dụng số liệu của kỳ kế toán tháng 02/2014. - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp) 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Kế toán nguyên liệu, vật liệu 2.1.1.1 Khái niệm Theo Trần Quốc Dũng (2009, Nguyên lý kế toán, trang 127-128) định nghĩa “Nguyên vật liệu là đối tượng lao động quang trọng cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm. Đặc điểm của nguyên vật liệu khi xuất dùng là tham gia vào từng kỳ sản xuất, giá trị của chúng được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hình thành nên giá thành của sản phẩm”. Kế toán nguyên liệu, vật liệu là nhằm phản ánh tình hình nhập, xuất và tồn kho của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Về mặt giá trị: khi tham gia vào quá trình sản xuất thì giá trị của vật liệu sẽ được chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm. Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra. Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác. 2.1.1.2 Chứng từ, sổ sách kế toán a. Chứng từ: Theo Trần Quốc Dũng (2009, Nguyên lý kế toán, trang 176-177) “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán được phân thành 2 loại: chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc là chứng từ được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, chứng từ gốc là cơ sở để kế toán lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ là chứng từ kế toán được lập trên cơ sở của các chứng từ gốc và được sử dụng để trực tiếp ghi vào sổ sách kế toán”. 3 Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, các chứng từ về kế toán nguyên vật liệu bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT). - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT). - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 03VT). - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04-VT). - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 05VT). - Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT). - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số 07-VT). - Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01GTKT-3LL). - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03PXK-3LL). b. Sổ sách kế toán: Theo Trần Quốc Dũng (2009, Nguyên lý kế toán, trang 185) “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ khinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên quan đến đơn vị”. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Sổ kế toán bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các sổ kế toán tổng hợp; quy định mang tính hướng dẫn đối với các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sổ sách kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20/03/2006, các loại sổ kế toán bao gồm: - Sổ nhật ký chung ( Mẫu S03a-DN). - Sổ cái ( Mẫu S03b-DN). - Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu S10DN). - Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu S11-DN). - Thẻ kho ( Mẫu S12-DN). 4 2.1.1.3 Tài khoản sử dụng Để hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản Tài khoản 152: nguyên liệu, vật liệu. + Bên nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận vốn góp hoặc từ nguồn khác. Trị giá nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê. Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì). + Bên có: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đưa đi góp vốn. Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua. Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng. Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê. Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kì (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì). Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. (Trần Quốc Dũng, 2009, Nguyên lý kế toán, trang 233). Bên cạnh đó kế toán nguyên vật liệu còn sử dụng các tài khoản 151, 131, 112, 331,… 5 2.1.1.4 Sơ đồ hạch toán 111, 112, 141, 151, 331 621, 623, 627, 641, 642, 241 153 – Nguyên liệu, vật liệu Nhập kho nguyên vật liệu Xuất dùng cho SXKD, XDCB 133 Nếu được khấu trừ thuế GTGT 154 Xuất NVL thuê ngoài gia công chế biến 154 NVL gia công, chế biến xong nhập lại kho 111, 112, 331 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, trả lại hàng mua 3333 Thuế nhập khẩu hàng nhập khẩu phải nộp 133 3332 Thuế GTGT Thuế tiêu thụ đặc biệt NVL nhập khẩu (nếu có) 632 411 NVL xuất bán Nhận vốn góp bằng NVL 154 Phế liệu nhập kho 222, 223 NVL xuất kho để đầu tư vào công ty liên doanh, công ty liên kết 621, 623, 627, 641, 642, 241 NVL xuất sử dụng không hết nhập lại kho 138 (1381) NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý 338 (3381) NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lý Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 6 2.1.2 Kế toán công cụ dụng cụ 2.1.2.1 Khái niệm Theo Trần Quốc Dũng (2009, Nguyên lý kế toán, trang 132) “Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không hội đủ các tiêu chuẩn quy định đối với tài sản cố định.” Kế toán công cụ, dụng cụ là nhằm phản ánh tình hình nhập, xuát và tồn kho của công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2.2 Chứng từ, sổ sách kế toán a. Chứng từ Theo Trần Quốc Dũng (2009, Nguyên lý kế toán, trang 176-177) “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán được phân thành 2 loại: chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.Chứng từ gốc là chứng từ được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, chứng từ gốc là cơ sở để kế toán lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ là chứng từ kế toán được lập trên cơ sở của các chứng từ gốc và được sử dụng để trực tiếp ghi vào sổ sách kế toán”. Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, các chứng từ về kế toán nguyên vật liệu bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT). - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT). - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 03VT). - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04-VT). - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 05VT). - Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT). - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu số 07-VT). - Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01GTKT-3LL). - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03PXK-3LL). 7 b. Sổ sách kế toán Theo Trần Quốc Dũng (2009, Nguyên lý kế toán, trang 185) “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ khinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên quan đến đơn vị”. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Sổ kế toán bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các sổ kế toán tổng hợp; quy định mang tính hướng dẫn đối với các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sổ sách kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20/03/2006, các loại sổ kế toán bao gồm: - Sổ nhật ký chung ( Mẫu S03a-DN). - Sổ cái ( Mẫu S03b-DN). - Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu S10DN). - Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu S11-DN). - Thẻ kho ( Mẫu S12-DN). 2.1.2.3 Tài khoản sử dụng Để hạch toán công cụ, dụng cụ kế toán sử dụng là Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lí và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. Kết cấu và nội dung của tài khoản Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ + Bên Nợ: Giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn; Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho; Trị giá công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê; Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kì (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì). 8 + Bên Có: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn; Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng; Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá; Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện khi kiểm kê; Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kì (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì). Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho. (Trần Quốc Dũng, 2009, Nguyên lý kế toán, trang 233-234). 9 2.1.2.4 Sơ đồ hạch toán 111, 112, 141, 151, 331 623, 627, 641, 642, 241 153 – Công cụ, dụng cụ Xuất dùng tính ngay Nhập kho công cụ, dụng cụ mua về một lần vào chi phí 133 Nếu được 142, 242 Xuất dùng phân bổ Khấu trừ 3333 dần khi CCDC có thời gian sử dụng nhiều kỳ và có giá trị lớn Thuế nhập khẩu phải nộp 3332 111, 112, 331 Thuế tiêu thụ đặc biệt Chiết khầu thương mại, trả lại CCDC đã mua, giảm giá hàng mua CCDC nhập khẩu 338 (3381) Giá trị CCDC phát hiện 133 thừa rong kiểm kê chờ xử lý Thuế GTGT 623, 627, 641, 642, 241 138 (1381) Thuế tiêu thụ đặc biệt CCDC phát hiện Thuế tiêu thụ đặc biệt thiếu khi kiểm kê chờ xử lý Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán công cụ, dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên 10 2.1.3 Phân loại và đánh giá 2.1.3.1 Phân loại a. Nguyên liệu, vật liệu Phân loại vật liệu là quá trình sắp xếp vật liệu theo từng loại, từng nhóm trên một căn cứ nhất định tùy theo loại hình sản xuất của từng ngành, nội dung kinh tế, vai trò và công dụng của vật liệu trong sản xuất kinh doanh mà có sự phân chia khác nhau. Trong doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: là nguyên liệu chủ yếu tạo nên hình thái vật chất cho sản phẩm. - Vật liệu phụ: là các chất liệu không phải là yều tố chính tạo nên thực thể sản phẩm mà chỉ đóng vai trò là chất xúc tác; hoặc làm tăng giá trị sử dụng, giá trị thương mại của sản phẩm (ví dụ như thuốc tẩy trong công nghiệp sản xuất đường, các loại hóa chất sử dụng để loại tạp chất trong công nghiệp luyện kim, chất tạo màu làm tăng độ dẻo độ bền độ bóng,… tùy theo yêu cầu của sản phẩm). - Nhiên liệu: là các chất liệu khi sử dụng nó tạo nên nhiệt lượng cung cấp cho quá trình sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại dười dạng thể rắn như than đá, than củi; tồn tại dưới dạng thể lỏng như xăng dầu; tồn tại dưới dạng thể hơi như hơi đốt, gas và các loại nhiên liệu khác. - Phụ tùng thay thế: là các chi tiết thiết bị, phụ tùng mua dự trữ sẵn trong kho để thay thế cho các bộ phận máy móc bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là các vật tư dùng trong công tác xây dựng cơ bản, công tác thiết kế lắp đặt máy móc thiết bị như gỗ, sắt, xi măng,… - Vật liệu khác: là các vật liệu chưa kể trên đây như phế liệu,… Khái niệm phế liệu chỉ thích hợp trong nội bộ doanh nghiệp (Trần Quốc Dũng, 2009, Nguyên lý kế toán, trang 128). b. Công cụ, dụng cụ Theo Trần Quốc Dũng (2009, Nguyên lý kế toán, trang 132-133) dựa vào đặc điểm của CCDC được phân thành: - Dụng cụ chuyên dùng, dụng cụ đồ nghề, vật gá lấp, khuôn mẫu đúc. - Dụng cụ bào hộ lao động: quần áo, giày dép, găng tay, kính đeo mắt,… - Đồ dùng và dụng cụ quản lí: bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ,… - Vật rẻ tiền mau hỏng: các dụng cụ sành sứ, thủy tinh, ống nghiệm,… 11 - Đồ dùng và dụng cụ phục vụ cho các nhu cầu khác: bao bì dùng để đựng, đóng gói vật tư, hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản, tiêu thụ. 2.1.3.2 Đánh giá a. Nguyên vật, vật liệu + Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho: Nguyên, vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho ban hành theo chuẩn mực số 02 – Hàng tốn kho (ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần được thực hiện thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ. Theo nguyên tắc tính giá, nguyên liệu, vật liệu nhập kho phải được phản ánh theo giá gốc (giá thực tế). Tuỳ theo từng trường hợp nhập kho mà giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu được xác định khác nhau.  Đối với nguyên liệu, vật liệu mua ngoài: Giá mua trên Các khoản Trị giá thực tế Chi phí thu mua hóa đơn giảm trừ phát của nguyên vật = + (kể cả hao mòn (Cả thuế NK sinh khi mua liệu nhập kho trong định mức) nếu có) NVL (2.1) - Chi phí thu mua thực tế bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dở, bảo quản, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt. - Các trường hợp về thuế: + Đối với nguyên vật liệu mua vào sử dụng đồng thời cả hai hoạt động chịu thuế và không chịu thuế VAT thì về nguyên tắc riêng khi hạch toán chỉ được khấu trừ VAT đầu vào với phần nguyên vật liệu chịu thuế VAT đầu ra. 12 + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có). + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế. Thuế GTGT đầu vao khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133. + Đối với nguyên vật liệu mua bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch. Tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. - Các khoản giảm trừ: + Giảm giá nguyên vật liệu: là khoản tiền được người bán giảm trừ do hàng kém chất lượng, sai quy cách. + Chiết khấu thương mại: là khoản tiền người mua được hưởng khi mua hàng số lượng lớn + Hàng mua bị trả lại: giá trị hàng đã mua trả lại cho người bán.  Đối với nguyên vật liệu do tự sản xuất, tự chế biến: Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến. Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho = Giá thực tế vật liệu xuất chế biến + Chi phí chế biến (2.2)  Đối với vật liệu thuê ngoài gia công Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp. Trị giá thực tế = Giá xuất nguyên + Chi phí + Chi phí vận nguyên vật liệu vật liệu đem chế gia công chuyển nhập kho biến 13 (2.3)  Đối với nguyên vật liệu nhận cấp phát: Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho = Giá do đơn vị cấp thông báo + Chi phí vận chuyển, bốc dở (2.4)  Nguyên liệu, vật liệu góp vốn liên doanh: Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận. Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho = Giá thỏa thuận giữa các bên tham gia góp vốn + Chi phí liên quan (nếu có) (2.5)  Nguyên vật liệu do nhà nước cấp hoặc được tặng: thì giá trị thực tế được tính giá trị của vật liệu ghi trên biên bản bàn giao hoặc ghi theo giá trị hiến tặng, thường tương đương với giá thị trường.  Đối với phế liệu thu hồi: Được đánh giá theo giá ước tính hoặc giá thực tế có thể sử dụng hoặc giá có thể bán được. + Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho: Theo chế độ kế toán hiện hành kế toán nhập - xuất kho nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp được tính theo giá thực tế. Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho ban hành theo QĐ149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có các phương pháp tính giá vật liệu xuất kho như sau:  Phương pháp giá thực tế đích danh ( trực tiếp).  Phương pháp bình quân gia quyền hoặc bình quân cuối kỳ  Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO).  Phương pháp nhập sau xuất trước ( LIFO).  Phương pháp đơn giá hạch toán.  Phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, mỗi khi nhập kho theo đơn giá mới khác với đơn giá hiện đang còn tồn kho, thì doanh nghiệp sẽ tính đơn giá bình quân để làm đơn giá xuất cho lần xuất kho tiếp theo. (Trần Quốc Dũng, 2009, trang 103) 14 Đơn giá bình quân = Trị giá thực tế nguyên + vật liệu tồn kho đầu kỳ Số lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ = + Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ Số lượng nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ Số lượng nguyên vật liệu xuất kho X Đơn giá bình quân (2.6) (2.7) b. Công cụ, dụng cụ Theo Trần Quốc Dũng (2009, Nguyên lý kế toán, trang 133-134) “đặc điểm của công cụ dụng cụ là có thể tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu đồng thời chuyển dần từng bộ phận giá trị bị hao mòn vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, để tính chính xác phần giá trị của CCDC bị hao mòn khi tham gia vào sản xuất kinh doanh trong mỗi kì, kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh”. Các phương pháp phân bổ giá trị CCDC: - Phương pháp phân bổ 1 lần (phân bổ 100%): Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp CCDC có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn (tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh), doanh nghiệp sẽ tính hết 100% giá trị CCDC vào chi phí sản xuất trong kì (kì hiện tại sử dụng CCDC). - Phương pháp phân bổ 2 lần (phân bổ 50%) hoặc phân bổ nhiều lần: Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp CCDC xuất dùng có giá trị lớn, sử dụng cho 2 hoặc nhiều kì sản xuất kinh doanh, nên không thể tính hết 1 lần (100%) giá trị của nó vào chi phí cho bộ phận sử dụng của kì kế toán hiện tại mà phải phân bổ trị giá CCDC vào chi phí của bộ phận sử dụng theo số lượng kì kế toán mà CCDC tham gia để tránh trường hợp gây đột biến chi phí cho bộ phận sử dụng tại kì kế toán xuất dùng; và phù hợp cho việc xác định chi phí sản xuất thực tế khi tính giá thành sản phẩm đối với các kì kế toán trong thời gian sử dụng công cụ, dụng cụ. Vào thời điểm xuất dùng, kế toán sẽ tiến hành đưa giá trị xuất CCDC vào tài khoản chờ phân bổ; sau đó cứ mỗi kì kế toán tiến hành phân bổ một phần trị giá CCDC vào chi phí cho đối tượng sử dụng đến khi CCDC bị hỏng, bị mất hoặc hết thời gian sử dụng theo quy định (báo hỏng công cụ, dụng cụ). 15 Giá trị CCDC phân bổ 1 kì Giá trị công cụ, dụng cụ = (2.8) Số kì phân bổ Đối với kì phân bổ cuối cùng (khi báo hỏng), giá trị CCDC phân bổ vào chi phí cho đối tượng sử dụng được xác định như sau: Giá trị CCDC phân bổ 1 kì Giá trị CCDC – = Số kì phân bổ Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) – Khoản bồi thường vật chất (nếu có) (2.9) 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để thực hiện đề tài luận văn tôi có tham khảo tài liệu sau: Huỳnh Thị Hạnh Phúc (2011): “ Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ”. Luận văn đi sâu phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2008-2010. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số giải pháp giúp tăng doanh thu, kiểm soát chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Nguyễn Thị Thu Trúc (2013): “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả thu mua gạo cho xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ giai đoạn 2010-2012”. Luận văn đi sâu phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình thu mua gạo giai đoạn 2010-2012. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để tìm hiểu tình hình nhập xuất nguyên vật liệu và thu mua lúa gạo cho công ty. Qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Các tài liệu tham khảo trên đã giúp tôi hiểu biết sâu hơn về việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, phân loại và hạch toán nguyên vật liệu theo các phương pháp thích hợp áp dụng vào phân tích tình hình nhập xuất và sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ. Từ đó, giúp tôi biết cách phân tích và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Giúp tôi hiểu được tình hình sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty. 16 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: đề tài sử dụng số liệu và một số thông tin sơ cấp bằng phương pháp quan sát, ghi chép và trao đổi trực tiếp với kế toán trưởng và các nhân viên kế toán tại phòng kế toán của công ty. Các chứng từ kế toán được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán của công ty. - Số liệu thứ cấp: số liệu đề tài dùng để phân tích là số liệu thứ cấp thông qua phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch của Công ty như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu, bảng kê,… 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.3.2.1 Phương pháp kế toán Theo Phan Đức Dũng (2008, Nguyên lý kế toán, trang 48-51) “để thực hiện chức năng của mình, kế toán đã sử dụng một hệ thống bao gồm nhiều phương pháp: phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép, phương pháp kiểm kê tài sản, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp – cân đối. - Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp thu thập thông tin và kiểm tra sự phát sinh, hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã xảy ra và thực sự hoàn thành, kế toán phải sử dụng chứng từ để thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nhập xuất kho vật liệu, thu chi tiền mặt, thanh toán tiền hàng, thanh toán nợ khách hàng, thu tiền khách hàng, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết,… làm cơ sở cho việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, làm căn cứ ghi sổ kế toán để đảm bảo số liệu kế toán cung cấp trung thực và đáng tin cậy, nghĩa là không có sai sót trọng yếu. - Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép: là phương pháp so sánh thông tin và kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mối tương quan tác động qua lại giữa các đối tượng này. Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép sẽ giúp cho kế toán dễ dàng phân loại thông tin trên chứng từ kế toán và phản ánh một cách có hệ thống vào hệ thống sổ sách kế toán được mở dưới hình thức các tài khoản kế toán để theo dõi cho từng đối tượng kế toán. - Phương pháp kiểm kê tài sản: là phương pháp nhằm tiến hành kiểm tra thực tế thông qua việc cân đong, đo đếm, kiểm nhận đối chiếu nhằm xác định số lượng và giá trị có thật của tài sản tại đơn vị. Kiểm kê là công tác thường xuyên của kế toán, của mỗi kì quyết toán trong kiểm tra. Trong thực tế có 17 những trường hợp đột xuất cần thiết phải kiểm kê như khi doanh nghiệp chia tách, sáp nhập, cổ phần hóa, hay khi thay đổi chủ sở hữu,… - Phương pháp tính giá: là phương pháp kế toán để biểu hiện các đối tượng kế toán dưới hình thái giá trị. Tính giá các đối tượng kế toán tức là dùng thước đo giá trị để đo lường và đánh giá tài sản như nguyên vật liệu, tài sản cố định, hàng hóa, thành phẩm,… Hình thức biểu hiện bên ngoài của phương pháp tính giá là các sổ sách kế toán, bảng phân bổ chi phí khấu hao, bảng tổng hợp vật tư xuất dùng, bảng tính giá thành sản phẩm,… - Phương pháp tổng hợp – cân đối: là phương pháp đánh giá khái quát tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kì nhất định. Kế toán áp dụng phương pháp này để sang lọc, lựa chọn, liên kết những thông tin riêng lẻ từ sổ sách kế toán theo các quan hệ cân đối của các đối tượng kế toán để hình thành nên những thông tin tổng quát nhất về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.” 18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Khái quát sơ lược về công ty - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ. - Tên giao dịch đối ngoại: SADICO CANTHO JOINT STOCK CORPORATION. - Tên viết tắt: SADICO Cần Thơ. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần. - Vốn điều lệ: 64.999.970.000 đồng. - Chủ sở hữu: + Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) – 51% vốn góp. + 49% vốn góp còn lại do các cổ đông khác đóng góp. - Trụ sở: Số 366E, Cách mạng tháng tám, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. - Điện thoại: (0710) 3821885 - 3815108 - 3884919. Fax: (0710) 3821141. - Email: sadicocantho@hcm.vnn.vn. Website: www.SADICO.com.vn. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000320 ngày 27/6/2007. 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty SADICO CẦN THƠ, tiền thân là Cty Sản Xuất - Kinh Doanh VLXD Cần Thơ thành lập ngày 18/04/1988, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP Cần Thơ (bao gồm NM xi măng Phước Thới - nay là Cty CP xi măng Cần Thơ) - 1991 thành lập đơn vị thành viên: Nhà máy sản xuất bao bì PP. - 1997 thành lập đơn vị thành viên: Nhà máy sản xuất bao bì PP 2. - 1999 thành lập đơn vị thành viên: Công ty liên doanh Hà tiên 2 - Cần Thơ -nay là công ty cổ phần xi măng Tây Đô. 19 - Năm 2000-2001 công ty nhận Bằng Khen Lao Động Hạng 2 & Cờ Thi Đua của Thủ Tướng Chính Phủ về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD thời kỳ đổi mới. - Năm 2002 công ty nhận Huân chương Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới - Chủ tịch nước phong tặng. - Ngày 28/9/2006: SADICO được tổ chức quốc tế QMS công nhận hợp chuẩn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. - Ngày 29/12/2006: Quyết định số 2895/QĐ.UBT của Ủy Ban Nhân Dân TP Cần Thơ về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Sản xuất - Kinh doanh vật liệu xây dựng thành phố Cần Thơ thành Công ty Cổ phần. - Ngày 01/07/2007: SADICO chính thức hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần với tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ. - Ngày 22/12/2009 lên sàn giao dịch Hà nội với Mã chứng khoán SDG ,vốn điều lệ 50 tỷ đồng. - Ngày 28/ 9/2010 SADICO Cần Thơ nâng vốn điều lệ lên 65 tỷ đồng. - Năm 2010 được thủ tướng chính phủ khen tặng”Gỉai thưởng chất lượng quốc gia năm 2010”. - Năm 2010 với sản phẩm mới bao xi măng”thân thiện môi trường”của công ty được viện sở hữu trí tuệ VN trao tặng “TOP 100 SẢN PHẨM VÀNG THỜI HỘI NHẬP”. - 10/2011 được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam kết hợp tạp chí Thương hiệu Việt trao cúp vàng top ten Thương hiệu Việt-ứng dụng khoa học công nghệ năm 2011. - 5/12/2011 được hội đồng Viện Doanh Nghiệp Việt Nam trao giải Thương hiệu uy tín 2011. 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính - Sản xuất xi măng, các sản phẩm từ xi măng và vỏ bao đựng xi măng, kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác. Đầu tư kinh doanh bất động sản. - Hoạt động kinh tế đối ngoại qua hình thức đầu tư tài chính, liên doanh, liên kết với các Công ty khác. 20 3.2.2 Sản phẩm, dịch vụ - Kinh doanh các loại vỏ bao xi măng như bao PP một lớp, PP hai lớp, bao PK, KPK, KP, bao gạo, …. - Kinh doanh cuộn PP các loại. - Cho thuê nhà xưởng sản xuất. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC P.TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH P.ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.KẾ HOẠCH KINH DOANH P.KỸ THUẬT KCS P.VẬT TƯ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức (Nguồn: www.sadico.com.vn) 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 3.3.2.1 Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần SADICO Cần Thơ. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư. Bầu, miễn - bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty. 21 PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN 3.3.2.2 Hội đồng quản trị Cơ cấu tổ chức hiện nay đứng đầu là Hội đồng quản trị định ra phương hướng hoạt động của Công ty bằng các nghị quyết Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ủy ban Nhân dân, sở Tài chính Thành phố, các cổ đông góp vốn về việc sử dụng nguồn vốn vào mục đích kinh doanh bảo đảm tạo được hiệu quả kinh doanh. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty, quy hoạch đào tạo lao động, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. 3.3.2.3 Ban kiểm soát Ban Kiểm Soát giám sát việc thực hiện của Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của Công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội Đồng Quản Trị. 3.3.2.4 Ban Giám đốc Ban Giám đốc sẽ thực thi các nghị quyết của Hội đồng quản trị bằng cách điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo phương hướng hoạt động đã được Hội đồng quản trị quyết định. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương phù hợp với các quy định nhà nước. Quyết định phương thức kinh doanh, khung giá hoặc giá mua, giá bán hàng hóa và phù hợp với những quy định của nhà nước về thị trường. Kiểm tra các đơn vị trực thuộc việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phương thức kinh doanh, tài sản, hàng hóa tiền vốn của Công ty. Là chủ tài khoản ngân hàng, là người duy nhất ký các phiếu chi tài chính trong Công ty. 3.3.2.5 Phòng Tổ chức hành chánh Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc điều hành, quản lý lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và quản lý hành chính. Làm tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân lao động. 22 3.3.2.6 Phòng Đầu tư tài chính Thực hiện xây dựng và lập định hướng kế hoạch hoạt động và hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết theo định hướng của Công ty. 3.3.2.7 Phòng Kế toán tài chính Mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn Công ty, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản, nguồn vốn. Định kỳ hàng quý và khi kết thúc năm tài chính Kế Toán Trưởng phải tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có, xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân để xử lý trách nhiệm, đồng thời làm căn cứ lập báo cáo tài chính của Công ty. 3.3.2.8 Phòng Kế hoạch kinh doanh Là bộ phận tham mưu chủ đạo cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị về công tác kinh doanh trong đơn vị, từ đầu năm phải xây dựng kế hoạch mua vào – bán ra và tồn kho cho hợp lý để đảm bảo hàng hóa kinh doanh và phục vụ theo chức năng kinh doanh của Công ty. Khai thác các nguồn hàng và tạo ra những kênh phân phối hợp lý để tiêu thụ hàng hóa đã khai thác. 3.3.2.9 Phòng KCS – Kiểm tra chất lượng sản phẩm Chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, thỏa mãn những cam kết về chất lượng sản phẩm đã ký kết với khách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về bộ máy và thực hiện nội dung công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty theo chỉ thị của Ban Giám đốc. 3.3.2.10 Phòng vật tư Làm nhiệm vụ tổ chức thu mua, vận chuyển vật tư cho các Phân xưởng sản xuất, Phân xưởng cơ điện, Phòng KCS, … 3.3.2.11 Phân xưởng sản xuất Là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, theo dõi và vận hành dây chuyền công nghệ, kiểm tra bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về chất lượng, mẫu mã, quy cách sản phẩm. Tham mưu và báo cáo kịp thời những hư hỏng của dây chuyền công nghệ để các ban có chức trách đưa ra hướng khắc phục. 23 3.3.2.12 Phân xưởng cơ điện Quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất của Công ty. Tổ chức kiểm tra định kỳ để bảo trì, sửa chữa hoặc đề xuất mua sắm trang thiết bị phục sản xuất. Thực hiện việc điều phối máy móc giữa các xí nghiệp hoặc giữa các bộ phận khi có chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức Mỗi công ty hay doanh nghiệp đều có bộ máy kế toán làm việc khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế. Phòng kế toán tại công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ đã áp dụng mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công việc hạch toán trong công ty từ hạch toán ban đầu, xử lý thông tin, lên sổ tổng hợp – chi tiết, đến lập báo cáo đều tiến hành tập trung tại phòng kế toán. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán kho Kế toán thuế Thủ quỹ Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ (Nguồn: Phòng kế toán tại công ty) + Quyền hạn và trách nhiệm:  Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.  Kế toán công nợ: Phản ánh tình hình tăng giảm các tài khoản công nợ phải thu, phải trả theo từng chi tiết đơn vị và cá nhân. Sử dụng sổ chi tiết để phản ánh, lập kế hoạch đôn đốc và thu hồi các khoản nợ đến hạn thanh toán.  Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình tăng giảm các khoản tiền vay, tiền gửi, lập các ủy nhiệm chi thanh toán các khoản tiền liên quan đến công ty. 24  Kế toán thuế: Kiểm tra đối chiếu các hóa đơn GTGT, trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh, lập báo cáo tổng hợp thuế, theo dõi tình hình nộp, tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của công ty.  Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho cả về mặt số lượng và mặt giá trị vào các sổ sách. Lập các chứng từ nhập xuất kho, lập các báo cáo, kiểm soát việc nhập xuất và tồn kho.  Thủ quỷ: Thực hiện kiểm tra theo dõi các phiếu thu, phiếu chi nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty, bảo quản tiền tồn quỹ và thực hiện thu chi các khoản liên quan đến hoạt động của công ty. 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán 3.4.2.1 Chế độ kế toán tại công ty Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp theo hình thức kế toán tập trung. Công việc kế toán của công ty được tập trung giải quyết toàn bộ ở phòng kế toán của công ty. Hàng ngày tập hợp số liệu ở các kho và phân xưởng sản xuất sau đó chuyển lên phòng kế toán.  Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài Chính.  Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).  Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ thuế. 3.4.2.2 Hình thức kế toán tại công ty Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung trên máy vi tính. 25 Chứng từ gốc Sổ Nhật ký đặt biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Số, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Quan hệ đối chiếu. Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán theo hình thức nhật ký chung. (Nguồn: Phòng kế toán tại công ty) Trình tự ghi sổ như sau: - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung để ghi sổ Cái. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ Cái và lấy số liệu của sổ Cái ghi vào bảng cân đối số phát sinh các tài khoản tổng hợp. 26 - Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu, bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các bảng kế toán khác. Quan hệ đối chiếu kiểm tra dùng để kiểm tra Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng Cân đối tài khoản phải bằng với Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng Tổng hợp chi tiết. 3.4.3 Phương pháp kế toán Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là một trong hai bộ phận trong khoản mục hàng tồn kho. Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo giá gốc và được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo Trần Quốc Dũng (2011, Bài giảng kế toán tài chính 1, trang 25) “phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh một cách thường xuyên , liên tục, có hệ thống tình hình nhâp, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.” Giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ngay ở bất cứ thời điểm nào trong kì kế toán. 3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SADICO Cần Thơ là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong nước sản xuất bao bì xi măng PP để thay thế hàng nhập khẩu. SADICO đã từng bước vươn lên trong sản xuất và đã được cổ phần hóa theo phương án tái cơ cấu do Công ty mua bán nợ và tài sản tồn động của doanh nghiệp (DATC) thực hiện. Từ đó công ty đã có những chuyển biến và thay đổi bất ngờ không những phát triển ổn định đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty mà còn thanh toán được nợ, tạo nhiều công ăn việc làm với thu nhập ngày càng cao cho người lao động tăng nguồn thu cho ngân sách góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến đáng kể vượt bậc so với các năm trước đó. Cụ thể, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2013 sản lượng sản xuất đạt 56.293.324 sản phẩm, bằng 117,28% kế hoạch năm; sản lượng tiêu thụ đạt 56.062.971 sản phẩm, bằng 116,80% kế hoạch năm; tổng doanh thu 285 tỷ đồng, bằng 132,93% kế hoạch năm; tổng lợi nhuận sau thuế đạt 18,8 tỷ đồng, bằng 121,54% kế hoạch năm. Với sự lãnh đạo sang suốt năng động và quyết đoán của ban lãnh đạo Công ty đã từng bước phát triển, đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm của công ty làm ra luôn đảm bảo chất lượng 27 và giá cả hợp lý. Thị trường tiêu thụ của công ty rất ổn định tạo được lòng tin đối với khách hàng. - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 có sự biến động tương đối lớn. Từ bảng 3.1 trang 31 ta có thể thấy rõ tình hình biến động cụ thể như sau: Ta thấy rằng tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2011 là 279.942 triệu đồng, sang năm 2012 tăng 13.319 triệu đồng tăng 4,76% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì tổng doanh thu đạt 285.793 triệu đồng giảm 7.450 triệu đồng giảm tương đương 2.54% so với năm 2012. Do sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ giảm hơn so với năm 2012 nên tổng doanh thu 2013 giảm hơn so với năm 2012. Giá vốn hàng bán năm 2011 là 249.124 triệu đồng, sang năm 2012 giá vốn hàng bán là 261.073 triệu đồng tăng 11.949 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 4,8% so với năm 2011. Sang năm 2013 giá vốn hàng bán là 259.690 triệu đồng giảm 1.383 triệu đồng tương ứng 0,53% so với năm 2012. Việc giá vốn hàng bán tăng giảm là do giá nguyên vật liệu có nhiều biến động. Ta thấy việc kiểm soát chi phí mua hàng hóa đầu vào của Công ty là chưa tốt, nhưng tình hình giá nguyên vật liệu trên thị trường biến động nên việc giá vốn của Công ty tăng giảm là điều khó tránh khỏi trong điều kiện nền kinh tế có nhiều chuyển biến như hiện nay. Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty bao gồm các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, các khoản thu nhập từ cổ tức và đầu tư cổ phiếu của Công ty. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 11.600 triệu đồng giảm 3.458 triệu đồng tương ứng 22,96% so với năm 2011. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 giảm 3.585 triệu đồng tương ứng 30,91% so với năm 2012. Chi phí tài chính giảm đều qua các năm cụ thể năm 2011 chi phí tài chính là 11.514 triệu đồng, qua năm 2012 giảm 4.058 triệu đồng tương ứng 35,24%. Năm 2013 chi phí tài là 3.743 triệu đồng giảm 3,713 triệu đồng tương ứng 49,8% so với năm 2012. Chi phí bán hàng năm 2012 là 2.898 triệu đồng tăng 148 triệu đồng tức tăng 5,38% so với năm 2011, năm 2013 tăng 195 triệu đồng tương đương 6,73% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là do chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, đẩy mạnh việc quảng cáo,… Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 5.033 triệu đồng, tức tăng 57,65% so với năm 2011, năm 2013 giảm 1.874 triệu đồng tương ứng 13,62% 28 so với năm 2012. Công ty đã sắp xếp lại bô phận nhân sự, tiết kiệm được một phần chi phí mua văn phòng phẩm,… Chi phí khác có xu hướng tăng qua các năm, năm 2012 là 2.116 triệu đồng tăng 1.073 triệu đồng tương đương 102,88% so với năm 2011. Năm 2013 chi phí khác tăng rất cao cụ thể năm 2013 tăng 9.250 triệu đồng tương đương 437,15% so với năm 2012. Thu nhập khác tăng đều qua các năm. Năm 2012 thu nhập khác tăng 5.972 triệu đồng tương ứng 62,74% so với năm 2011, năm 2013 tăng 3.551 triệu đồng tương ứng 22,92% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế của công ty có nhiều biến động, cụ thể năm 2012 tăng 831 triệu đồng tức là tăng 3,12% so với năm 2011. Năm 2013 mặc dù công ty vẫn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh so với kế hoạch nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 8.659 triệu đồng tương đương 31,49%. Do số lượng sản xuất chỉ đạt mức 95,46% và tiêu thụ chỉ đạt mức 94,38% so với năm 2012 nên làm cho lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm là do chi phí tăng quá cao doanh thu lại giảm. - Qua bảng 3.2 trang 32 ta thấy sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cụ thể như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2014 là 130.901 triệu đồng giảm 11.679 triệu đồng tương ứng 8,19% so với 6 tháng đầu năm 2013, do số lượng sản xuất và tiêu thụ giảm. Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 là 128.192 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 giảm 7.752 triệu đồng tương ứng 6,05% so với 6 tháng đầu năm 2013 cụ thể là do số lượng sản xuất giảm, giá nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động. Doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2014 là 723 triệu đồng tăng 129 triệu đồng tương đương 21,72% so với 6 tháng đầu năm 2013. Chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2014 là 1.264 triệu đồng giảm 931 triệu đồng tức là giảm 42,41% so với 6 tháng đầu năm 2013. Chi phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2014 là 1.399 triệu đồng giảm 181 triệu đồng tương đương 11,46% so với 6 tháng đầu năm 2013. Thu nhập khác 6 tháng đầu năm 2013 là 7.171 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập khác giảm 129 triệu đồng tương đương 1,8% 6 tháng đầu năm 2013. 29 Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 là 4.288 triệu đồng giảm 2.761 triệu đồng tương đương 39,17% so với 6 tháng đầu năm 2013. Đều này cho thấy tuy hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đạt được chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra nhưng lại giảm so với năm trước. Từ những nhận xét trên ta thấy do khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm làm cho nền kinh tế trên thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng gặp nhiều khó khăn lạm phát tăng cao. Tuy trước hoàn cảnh kinh tế nhiều khó khăn và có sự thay đổi lớn nhưng tinh thần của tập thể SADICO vẫn kiên định bám sát mục tiêu quyết tâm tìm được nhiều giải pháp nên hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễm ra bình thường và đạt được thành công như kế hoạch đạ đề ra. Sắp tới đây Công ty tiếp tục đầu tư nghiên cứu, hiện đại hóa trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ và quản lý. Mạnh dạn tạo sự khác biệt tập trung vào sản xuất sản phẩm mới bền hơn, rẻ hơn, đẹp hơn, sạch hơn và tiện ích hơn đồng thời thân thiện với mội trường nâng cao công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với mục tiêu “làm chủ bao bì xi măng xuất khẩu” dự kiến SADICO Cần Thơ sẽ mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, định hướng trở thành đơn vị dẫn đầu thị trường sản xuất bao bì xi măng truyền thống kết hợp với hiện đại. 30 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011-2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh thu bán hàng & CCDV Các khoản giảm trừ doanh thu 279.924 - 293.243 - DT thuần bán hàng & CCDV 279.924 Giá vốn hàng bán Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) 285.793 - 13.319 4,76 (7.450) (2,54) - - - - 293.243 285.793 13.319 4,76 (7.450) (2,54) 249.124 261.073 259.690 11.949 4,80 (1.383) (0,53) LN gộp về bán hàng và CCDV 30.818 32.169 26.103 1.351 4,38 (6.066) (18,86) DT hoạt động tài chính 15.058 11.600 8.015 (3.458) (22,96) (3.585) (30,91) Chi phí tài chính 11.514 7.456 3.743 (4.058) (35,24) (3.713) (49,80) Chi phí bán hàng 2.750 2.898 3.093 148 5,38 195 6,73 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.730 13.763 11.889 5.033 57,65 (1.874) (13,62) 22.881 19.652 15.392 (3.229) (14,11) (4.260) (21,68) Thu nhập khác 9.519 15.491 19.042 5.972 62,74 3.551 22,92 Chi phí khác 1.043 2.116 11.366 1.073 102,88 9.250 437,15 Lợi nhuận khác 8.476 13.374 7.675 4.898 57,79 (5.699) (42,61) 31.357 33.026 23.067 1.669 5,32 (9.959) (30,16) 4.690 5.527 4.228 837 17,85 (1.299) (23,50) 26.667 27.498 18.839 831 3,12 (8.659) (31,49) LN thuần từ hoạt động KD Tổng LN kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Lợi nhuận sau thuế (Nguồn: Phòng Kế Toán) 31 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu 6 tháng đầu Tỷ lệ năm 2013 năm 2014 Chênh lệch tuyệt đối (%) Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng & CCDV Các khoản giảm trừ doanh thu 142.580 - 130.901 - (11.679) DT thuần bán hàng & CCDV 142.580 130.901 (11.679) (8,19) Giá vốn hàng bán 128.192 120.440 (7.752) (6,05) 14.387 10.461 (3.926) (27,29) 594 723 129 21,72 Chi phí tài chính 2.195 1.264 (931) (42,41) Chi phí bán hàng 1.580 1.399 (181) (11,46) Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.269 5.440 171 3,25 LN thuần từ hoạt động KD 5.937 3.079 (2.858) (48,14) Thu nhập khác 7.171 7.042 (129) (1,80) Chi phí khác 3.723 4.702 979 26,30 Lợi nhuận khác 3.447 2.340 (1.107) (32,11) Tổng LN kế toán trước thuế 9.385 5.419 (3.966) (42,26) Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.336 1.131 (1.205) (51,58) Lợi nhuận sau thuế 7.049 4.288 (2.761) (39,17) LN gộp về bán hàng và CCDV DT hoạt động tài chính (Nguồn: Phòng Kế Toán) 32 (8,19) - 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi Tập thể SADICO có một tinh thần đoàn kết, thống nhất, không sợ khó khăn với ý chí kiên cường và tinh thần rất cao. Dưới sự chỉ đạo sang suốt tài tình nắm bắt tình hình thị trường một cách nhanh chóng của Ban Giám Đốc, các đoàn thể Đảng Bộ, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên và toàn thể cán bộ công nhân viên trong những năm qua đã có những cố gắng và nổ lực không ngừng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Không ngừng cải tiến và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Cam kết “Vì thế hệ tương lai – chung tay cùng cộng đồng xây dựng môi trường xanh sạch đẹp”. Công ty đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại giảm ngăn lượng tiêu hao, giảm phế liệu – phế phẩm, giảm công lao động và giờ làm, tăng chất lượng sản phẩm. Có rất nhiều sang kiến, cải tiến có giá trị đem lại hiệu quả nhiều tỷ đồng. Với nguồn vốn linh động, công ty có khả năng dự báo thời điểm thích hợp với giá tốt để nhập nhiên liệu. Giảm giá thành sản xuất, tăng vị thế và khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Công ty đã tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khách hàng nên sản lượng sản xuất và bán ra hàng năm đều tăng vượt mức kế hoạch đề ra. Hiện tại, công ty có đầu tư vốn góp vào các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xi măng và bê tông: Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô, Công ty Cổ phần bê tông Phan Vũ (Cần Thơ), Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên – Kiêng Giang, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên. Nhờ các nhà máy ximăng có Ban Lãnh Đạo rất giỏi, định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp và chuyển biến tình thế linh động nên các đơn vị đầu tư tài chính đều thắng lơi. Hoạt động đầu tư này giúp công ty đem lại lợi nhuận khá lớn từ việc chia cổ tức cao mà còn giúp cho công ty có điều kiện cung ứng ổn định sản phẩm bao bì xi măng. Công ty được các nhà cung cấp nguyên vật liệu đánh giá cao, tạo được mối quan hệ lâu dài, sẵn sàng hỗ trợ và luôn cung ứng nguyên liệu chất lượng, giá cả tốt và thanh toán với giá ưu đãi. 33 => Với những thuận lợi và thành tựu đạt được trong những năm vừa qua, SADICO Cần Thơ đã tạo dựng được một thương hiệu vững mạnh, tạo được uy tín lớn trên thị trường ngành bao bì. Đây cũng là mục tiêu và phương hướng hoạt động má các doanh nghiệp khác đang phấn đấu, điều này sẽ tạo nên nhiều cơ hội mới cho công ty tiếp tục phát triển. 3.6.2 Khó khăn Giá nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt là các loại nguyên vật liệu chính như hạt nhựa, giấy Kraft,… ngày càng tăng cao, tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Đây là sự bất lợi lớn đã làm cho giá thành sản xuất chồng chất thêm gánh nặng. Trong khi đó, giá bán đầu ra Công ty không có cơ hội tăng giá do thị trường cạnh tranh rất gay gắt, xuất hiện thêm 2 nhà máy bao bì hiện đại 150 triệu bao/năm và có thêm một số công ty thương mại có nhiều đối sách hạ giá, chiết khấu… tiếp cận, tranh giành khách hàng. Sản lượng tiêu thụ giảm – 40%: Từ tháng 10/2013, Holcim & Vicem chính thức sử dụng 100% bao dán đáy vuông. Thị phần của SADICO đột ngột bị thu hẹp do sự thay đổi về kiểu dáng sản phẩm. Đây là tình thế bất lợi lớn nhất SADICO đối phó từ trước đến nay. => Công ty cần có những biện pháp nhằm giảm chi phí, giảm giá thành, giữ giá bán sản phẩm ổn định, xây dựng định mức hợp lý cho công ty. Giữ vững các thị phần cũ nhanh chóng tìm “hướng đi mới” kiên quyết cải tiến chất lượng sản phẩm. Song song, xây dựng chiến thuật tranh giành các thị trường mới tranh thủ tăng trưởng các thị trường tiềm năng: Tây Đô, Thăng Long, Nghi Sơn, Lafarge, Kiên Giang, Hà Tiên, Sài Gòn,… 3.6.3 Phương hướng phát triển trong tương lai SADICO Cần Thơ là một đơn vị có tiềm lực mạnh và có vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bao bì. Dự báo năm 2014, hoạt động ngành công nghiệp ximăng Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn năm qua, theo đó ngành bao bì đang chờ đón một số thuận lợi mới. Với nhận định tình hình kinh tế 2014 đã có dấu hiệu khởi sắc tuy vậy vẩn còn nhiều khó khăn tiềm ẩn, nhất là sự cạnh tranh gay gắt sản phẩm bao dán của các đối thủ mới. Theo quan điểm thận trọng, Hội đồng quản trị vẫn chủ trương không đặt nặng chỉ tiêu tăng trưởng mà định hướng phát triển Công ty theo hướng ổn định – bền vững. Tiếp tục cải tiến bao may truyền thống theo 5 tiêu chí để nâng cao khả năng cạnh trạnh, mở rộng thị trường bao gạo, thận trọng và tìm kiếm cơ hội đầu tư khi điều kiện thị trường cho phép. Hội Đồng Quản Trị tiếp tục nổ lực điều hành và quản trị công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về vốn đầu tư của cổ đông. 34 Năm 2014, SADICO quyết tâm thực hiện 5 mục tiêu chính như sau: 1- Tập trung chuyên sâu kỹ thuật bao ximăng truyền thống có cải tiến. Nổ lực tìm thêm nhiều giải pháp mới cam kết bao bì ximăng của SADICO đạt đủ 5 chỉ tiêu: Bền hơn, rẻ hơn, đẹp hơn, sạch hơn và tiện ích hơn. 2- Tiếp tục phát triển các thị phần mới: Phúc Sơn, Công Thanh, Cẩm Phả,… Phấn đấu năm 2014 đạt được chỉ tiêu sản lượng 48 triệu bao. 3- Mở rộng thị trường bao nông sản, phấn đấu tăng lên 10 triệu bao/năm. 4- Tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật công nghệ bao ADSTAR. Chọn thời điểm tốt nhất, thuận lợi nhất sẽ đầu tư thiết bị mới đa dạng hóa sản phẩm. 5- Sản xuất cam kết thực hiện tốt chương trình hành động tiết kiệm toàn diện. 35 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ 4.1 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 4.1.1 Kế toán nguyên vật liệu nhập kho 4.1.1.1 Chứng từ và sổ kế toán a) Chứng từ kế toán sử dụng - Hóa đơn giá trị gia tăng; - Phiếu nhập kho; - Biên bản nghiệm thu; - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ; - Thẻ kho;… b) Sổ kế toán sử dụng Công ty áp dụng các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Sổ chi tiết tài khoản 1521; - Sổ chi tiết tài khoản 1522; - Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn; - Sổ nhật ký chung; - Sổ cái. 4.1.1.2 Luân chuyển chứng từ 36 P. Kế Hoạch Giám Đốc Kho B NCC Bắt đầu KH mua NVL KH mua NVL Hóa đơn mua hàng Kế hoạch mua NVL đã ký BC tồn kho NVL KHSX Làm bảng nghiệm thu Ký duyệt Lập KH mua NVL Hóa đơn mua hàng BC tồn kho NVL KHSX KH mua NVL KH mua Kế hoạch mua NVL đã ký Bảng nghiệm thu Kế hoạch mua NVL đã ký Kế hoạch mua NVL đã ký D NVL A A Kế hoạch mua NVL đã ký Kế hoạch mua NVL đã ký Lập KH mua NVL Kế hoạch mua NVL đã ký Kế hoạch mua NVL đã ký B Hợp đồng mua NVL Hợp đồng mua NVL Hợp đồng mua NVL NCC Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ khi mua nguyên vật liệu nhập kho (1) C 37 P. Kế Hoạch Giám Đốc P. KCS P. Kế Toán E D Bảng nghiệm thu Hóa đơn mua hàng Làm phiếu nhập kho Bảng nghiệm thu Hóa đơn mua hàng Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho Hóa đơn mua hàng Phiếu nhập kho đã ký Phiếu nhập kho đã ký Phiếu nhập kho đã ký Phiếu nhập kho đã ký Hóa đơn mua hàng Hợp đồng mua NVL G Hóa đơn mua hàng Phiếu nhập kho đã ký ã ký Nhập vào phần mềm Kiểm tra, ký xác nhận Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho C Ký duyệt Hóa đơn mua hàng Hóa đơn mua hàng Phiếu nhập kho đã ký Phiếu nhập kho đã ký ã ký Hóa đơn mua hàng Kết thúc E F F G Phiếu nhập kho đã ký Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ khi mua nguyên vật liệu nhập kho (2) 38 PNK đã ký duyệt 4.1.1.3 Các nghiệp vụ phát sinh  Nguyên vật liệu chính  Mua giấy Kraft - Chứng từ số P21/NL (phụ lục 1) ngày 14/02/2014, mua hàng của Công ty Cổ Phần Nhựa Bao Bì Ngân Hạnh.. Giấy Kraft Việt Nam: 27.483kg x 13.355đ = 366.422.018đ Thuế VAT 10% theo hóa đơn GTGT số 0000417 (phụ lục 2) chưa thanh toán cho người bán Lập bảng nghiệm thu (phụ lục 3) và tiến hành nhập kho. Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 1521 366.422.018 Nợ TK 133 36.642.202 Có TK 331 403.064.220  Mua hạt tráng màng - Chứng từ số P24/NL ngày 18/02/2014 nhập khẩu 34.500kg hạt nhựa của Công ty SGC PLASTIC, thuế VAT hàng nhập khẩu 10% theo tờ khai hải quan số 114 giá mua chưa thuế 1,810 USD/kg, tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là 21.036đ/USD, phí mở L/C là 6.105.449đ chưa thanh toán tiền hàng và phí cho người bán. Chi phí đã bao gồm thuế: phí vận chuyển hạt nhựa 11.332.000đ; phí xếp dỡ 3.647.672đ; phí vệ sinh 200.00đ; phí chứng từ 600.000đ chưa thanh toán cho Công ty Cảng Cần Thơ. Hạch toán (ĐVT: đồng) + Nợ TK 1521 Có TK 331 + Nợ TK 133 Có TK 33312 34.500 x 1,810 x 21.036 +6.105.449 = 1.319.698.469 34.500 x 1,810 x 21.036 +6.105.449 = 1.319.698.469 10% x (34.500 x 1,810 x 21.036) = 131.359.302 10% x (34.500 x 1,810 x 21.036) = 131.359.302 + Nợ TK 1521 14.502.593 Nợ TK 133 1.277.079 Có TK 331 15.779.672 39  Mua hạt tạo sợi - Chứng từ số P27/NL ngày 19/02/2014, mua hạt nhựa của Công ty Đầu Tư Phát Triển Khang Minh, thuế VAT 10% chưa thanh toán. Hạt tạo sợi: 49.500kg x 34.182đ = 1.692.000.001đ Chi phí vận chuyển hạt nhựa là 15.097.500đ, thuế VAT 10% chưa thanh toán cho Công ty vận chuyển Hồng Phát. Hạch toán (ĐVT: đồng) + Nợ TK 1521 1.692.000.001 Nợ TK 133 169.200.000 Có TK 331 1.861.200.000 + Nợ TK 1521 15.097.500 Nợ TK 133 1.509.750 Có TK 331 16.607.250 - Chứng từ số P33/NL ngày 28/02/2014 mua hàng của Công ty Cổ phần Nhựa OPEC, thuế VAT 10% chưa thanh toán. Hạt tạo sợi: 193.200kg x 34.455đ = 6.656.618.182đ Chi phí vận chuyển 58.926.000 chưa bao gồm thuế, thuế VAT 10% chưa thanh toán cho Công ty vận chuyển Hồng Phát. Hạch toán (ĐVT: đồng) + Nợ TK 1521 6.656.618.182 Nợ TK 133 Có TK 331 665.661.818 7.322.280.000 + Nợ TK 1521 58.926.000 Nợ TK 133 5.892.600 Có TK 331 64.822.200  Nguyên vật liệu phụ  Nhập hạt tái chế - Chứng từ số P02/TS ngày 05/02/2014, nhập hạt tái chế tháng 02/2014. Hạt tái chế tạp: 10.000kg x 4.426,55đ = 44.265.464đ Hạt tái chế D: 20.000kg x 12.005,18đ = 240.103.538đ 40 Hạt tái chế S: 15.000kg x 11.456,88đ = 171.853.221đ Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 1522 456.222.223 Có TK 154 456.222.223  Nhập phụ gia - Chứng từ số P25/NL ngày 18/02/2014, mua hàng của Công ty TNHH Thuận Lợi, thuế VAT 10% chưa thanh toán cho người bán. Phụ gia: 26.400kg x 9.909,09đ = 261.600.000đ Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 1522 261.600.000 Nợ TK 133 26.160.000 Có TK 331 287.760.000 - Chứng từ số P30/NL ngày 25/02/2014, mua hàng của Công ty TNHH Thuận Lợi, VAT 10% chưa thanh toán cho người bán. Phụ gia: 14.500kg x 9.909,09đ = 143.681.818đ Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 1522 143.681.818 Nợ TK 133 14.368.182 Có TK 331 158.050.000  Nhập các loại chỉ - Chứng từ số P29/NL ngày 22/02/2014, mua 3.050kg chỉ cotton của DNTN Nhơn Thành,giá mua chưa thuế 54.000đ/kg thuế VAT 10% chưa thanh toán. Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 1522 189.270.000 Nợ TK 133 18.927.000 Có TK 331 208.197.000  Nhập hạt màu - Chứng từ số P32/NL ngày 28/02/2014, mua hàng của Công ty TNHH Thương Mại XNK Nhựa COLOFUL, thuế VAT 10% chưa thanh toán. 41 Hạt màu nâu: 172,5kg x 67.500đ = 11.643.750đ Hạt màu xanh: 108kg x 125.455đ = 13.549.091đ Hạch toán (ĐVT: đồng) + Nợ TK 1522 11.643.750 Nợ TK 133 1.164.375 Có TK 331 + Nợ TK 1522 12.808.125 13.549.091 Nợ TK 133 1.354.909 Có TK 331 14.904.000  Nhập hồ dán - Chứng từ số P34/NL ngày 28/02/2014, mua 2.120kg hồ dán giá mua 2.500đ/kg của bà Trần Thị Bé chưa thanh toán. Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 1522 5.300.000 Có TK 331 5.300.000  Nhập dung môi, mực in - Chứng từ số P35/NL ngày 28/02/2014, mua hàng của Công ty CP Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Đức Quân thuế VAT 10% chưa thanh toán. Dung môi: 150kg x 35.000đ = 5.250.000đ Mực in: 50kg x 130.000đ = 6.500.000đ Hạch toán (ĐVT: đồng) + Nợ TK 1522 Nợ TK 133 Có TK 331 + Nợ TK 1522 Nợ TK 133 Có TK 331 5.250.000 525.000 5.775.000 6.500.000 650.000 7.150.000  Nhập thu hồi NVL Ngày 28/02/2014 theo chứng từ số P03/NXT (phụ lục 4) nhập lại kho số NVL đã xuất sử dụng để sản xuất nhưng sử dụng không hết nhập trả lại kho. 42 Hạt tạo sợi: 8.825kg x 34.656.61đ = 305.844.583đ Hạt tráng màng D: 1.300kg x 38.435,90đ = 49.966.670đ Hạt tráng màng L: 2.625kg x 35.104.47đ = 92.149.234đ Hạt tráng màng M: 1.850kg x 35.945,45đ = 66.499.083đ Hạt tráng màng H: 1.700kg x 33.789,40đ = 57.441.980đ 575kg x 36.830,56đ = 21.177.572đ Giấy Kraft VN: 3.573kg x 13.323,78đ = 47.605.866đ Giấy Kraft Nhật: 2.495kg x 17.215,64đ = 42.953.022đ 4.425kg x 9.909,09đ = 43.847.723đ 2.000kg x 13.083,55đ = 26.167.100đ 660kg x 1.005,16đ = 663.406đ Hạt tái chế xanh nhạt: 3.360kg x 4.189,63đ = 14.077.157đ Hạt tái chế hồng nhạt: 1.740kg x 1.444,27đ = 2.513.030đ Hạt tái chế đỏ: 1.330kg x 4.459,02đ = 5.930.497đ Hạt tái chế màu: 1.128kg x 4.573,64đ = 5.159.066đ Hạt tái chế tạp: 2.580kg x 3.944,18đ = 10.175.984đ Hạt tạo keo: Phụ gia Taical: Phụ gia: Hạt tái chế trắng: Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 1526 Có TK 621 792.171.973 792.171.973 4.1.1.4 Thực hiện kế toán chi tiết Thực hiện lên các sổ chi tiết tài khoản 1521: - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 5); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 6); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 7); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 8); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 9); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 10); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 11); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 12); 43 - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 13); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 14); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 15); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 16); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 17). Thực hiện lên các sổ chi tiết tài khoản 1522: - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 18); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 19); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 20); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 21); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 22); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 23); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 24); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 25); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 26); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 27); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 28); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 29); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 30); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 31); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 32); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 33); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 34). 4.1.1.5 Thực hiện kế toán tổng hợp - Sổ nhật ký chung (phụ lục 35); - Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn (phụ lục 36); - Sổ Cái TK 1521(phụ lục 37); - Sổ Cái TK 1522 (phụ lục 38). 44  Nhận xét: - Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty đã áp dụng và làm đúng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài Chính. Sổ sách được lập đầy đủ và đúng theo mẫu quy định. Phiếu nhập kho được lập đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đầy đủ thông tin và được ký duyệt đầy đủ chữ ký sau khi lập. Tuy nhiên các chứng từ như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho được lập theo mẫu được ban hành theo QĐ 186-TC/CĐKT của bộ tài chính khác với mẫu được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. - Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty tuân thủ và làm theo Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC. Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán rất chặc chẽ, lưu trữ chứng từ và lập đầy đủ sổ sách,... 4.1.2 Kế toán nguyên vật liệu xuất kho 4.1.2.1 Chứng từ và sổ kế toán a) Chứng từ kế toán sử dụng - Hóa đơn giá trị gia tăng; - Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu; - Phiếu xuất kho;… b) Sổ kế toán sử dụng Công ty áp dụng các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Sổ chi tiết tài khoản 1521; - Sổ chi tiết tài khoản 1522; - Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn; - Sổ nhật ký chung; - Sổ cái. 4.1.2.2 Luân chuyển chứng từ 45 Phân xưởng P. Kế Hoạch Ban Giám Đốc P. Kế Toán Kho B Bắt đầu KHSX đã ký KHSX đã ký KHSX đã ký Lập phiếu yêu cầu NVL KHSX đã ký KHSX đã ký Phiếu yêu cầu NVL Phiếu yêu cầu NVL đã ký Kiểm tra, kí duyệt Phiếu yêu cầu NVL Phiếu yêu cầu NVL đã ký Xuất NVL, lập bảng tổng hợp Kí duyệt Phiếu yêu cầu NVL đã ký Phiếu yêu cầu NVL đã ký Phiếu yêu cầu NVL đã ký Bảng tổng hợp Phiếu XK đã ký Nhập vào phần mềm Phiếu yêu cầu NVL đã ký Phiếu XK đã ký A A Phiếu xuất kho Bảng tổng hợp Kiểm tra, kí duyệt Bảng tổng hợp Kí duyệt Phiếu XK đã ký Phiếu xuất kho Phiếu XK đã ký Kết thúc Kí duyệt Phiếu XK đã ký B Hình 4.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ NVL xuất kho 46 4.1.2.3 Các nghiệp vụ phát sinh  Xuất bán nguyên vật liệu - Ngày 06/02/2014 xuất kho nguyên vật liệu bán cho DNTN Đại Tiến 6.000kg hạt tái chế trắng S giá xuất kho 11.611,72đ/kg. Giá bán chưa thuế 24.227,27đ/kg, theo hóa đơn bán hàng (GTGT) số 0001266 ký hiệu. Khách hàng chưa thanh toán. Hạch toán (ĐVT: đồng) + Nợ TK 811 Có TK 1522 + Nợ TK 131 6.000 x 11.611,72 = 69.670.324 6.000 x 11.611,72 = 69.670.324 159.900.000 Có TK 711 145.363.636 Có TK 3331 14.536.364  Xuất nguyên vật liệu để sản xuất Tại phân xưởng sản xuất 1 - Chứng từ số P04/NL (phụ lục 39) ngày 28/02/2014, xuất nguyên vật liệu cho PXSX 1 để sản xuất sản phẩm: Hạt tạo sợi 1104K: 139.000kg x 34.086,82đ = 4.755.111.136đ Hạt tạo sợi 5032E3: 12.500kg x 34.656,61đ = 433.207.609đ Hạt tráng màng L: 35.000kg x 35.104,47đ = 1.228.656.475đ Hạt tráng màng D: 5.000kg x 38,435,90đ = 192.179.476đ Hạt tráng màng H: 8.250kg x 33.789,40đ = 278.762.534đ Hạt tráng màng M: 4.000kg x 35.945,45đ = 143.781.788đ Giấy Kraft HQ 70g: 17.712kg x 13.417,53đ = 237.651.228đ Giấy Kraft HQ 75g: 2.707kg x 13.698,54đ = 37.081.946đ 19.108kg x 13.323,78đ = 254.590.815đ Giấy Kraft Nhật 1020mm: 7.997kg x 17.215,64đ = 137.673.481đ Giấy Kraft Nhật 1170mm: 230kg x 17.727,27đ = 4.077.273đ 4.000kg x 36.830,56đ = 147.322.221đ 13.000kg x 13.083,55đ = 170.086.182đ 32.000kg x 9.909,09đ = 317.090.841đ Giấy Kraft VN: Hạt tạo keo: Phụ gia: Phụ gia Taical: 47 Hạt màu nâu: 173kg x 67.500đ = 11.643.750đ Hạt màu xanh: 108kg x 125.454,55đ = 13.549.091đ Hạt tái chế trắng: 5.000kg x 1.005,16đ = 5.025.793đ Hạt tái chế xanh nhạt: 16.000kg x 4.189,63đ = 67.034.128đ Hạt tái chế hồng nhạt: 2.000kg x 1.444,27đ = 2.888.531đ Hạt tái chế màu: 3.000kg x 4.573,64đ = 13.720.908đ Hạt tái chế tạp: 13.000kg x 3.944,18đ = 51.274.306đ Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 621 8.502.409.512 Có TK 1521 7.707.773.761 Có TK 1522 799.635.751 Tại phân xưởng sản xuất 3 - Chứng từ số P06/TC (phụ lục 40) ngày 28/02/2014, xuất nguyên vật liệu cho PXSX3 để sản xuất hạt tái chế: Hạt tạo sợi PP Mỹ: Phụ gia Taical: 5.275kg x 32.523,55đ = 171.561.747đ 8.625kg x 9.909,09đ = 85.465.891đ Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 621 257.027.638 Có TK 1521 171.561.747 Có TK 1522 85. 465.891 4.1.2.4 Thực hiện kế toán chi tiết Thực hiện lên các sổ chi tiết tài khoản 1521: - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 5); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 6); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 7); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 8); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 9); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 10); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 11); 48 - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 12); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 13); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 14); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 15); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 16); - Sổ chi tiết tài khoản 1521 (phụ lục 17). Thực hiện lên các sổ chi tiết tài khoản 1522: - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 18); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 19); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 20); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 21); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 22); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 23); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 24); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 25); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 26); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 27); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 28); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 29); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 30); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 31); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 32); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 33); - Sổ chi tiết tài khoản 1522 (phụ lục 34). 4.1.2.5 Thực hiện kế toán tổng hợp - Sổ nhật ký chung (phụ lục 35); - Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn (phụ lục 36); - Sổ Cái TK 1521(phụ lục 37); - Sổ Cái TK 1522 (phụ lục 38). 49  Nhận xét: - Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty đã áp dụng và làm đúng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài Chính. Sổ sách được lập đầy đủ và đúng theo mẫu quy định. Các chứng từ được lập đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đầy đủ thông tin và đúng theo quy định; hóa đơn GTGT được lập đầy đủ các liên. Ngoài ra, để tăng cường tính hợp lý cho các hóa đơn thì cần thực hiện ghi chép đầy đủ các khoản mục trên hóa đơn như điện thoại, số tài khoản của khách hàng. - Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty tuân thủ và làm theo Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC. Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán rất chặc chẽ, lưu trữ chứng từ và lập đầy đủ sổ sách,... 4.2 KÊ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY 4.2.1 Kế toán công cụ dụng cụ 4.2.1.1 Chứng từ và sổ kế toán a) Chứng từ kế toán sử dụng - Hóa đơn giá trị gia tăng; - Tờ trình nhập CCDC; - Biên bản nghiệm thu; - Phiếu nhập CCDC;… b) Sổ sách kế toán sử dụng Công ty áp dụng các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Sổ chi tiết tài khoản 153; - Sổ nhật ký chung; - Sổ cái. 4.2.1.2 Luân chuyển chứng từ 50 P. Tổ Chức Giám Đốc P. Kế Toán Bắt đầu Tờ trình mua CCDC đã ký duyệt Hóa đơn mua hàng Lập KH mua NVL Phiếu nhập CCDC Hóa đơn mua hàng Phiếu nhập CCDC đã ký Nhập vào phần mềm Ký duyệt Tờ trình mua CCDC đã ký duyệt Hóa đơn mua hàng Phiếu nhập CCDC đã ký Hóa đơn mua hàng Phiếu nhập CCDC đã ký NCC Hóa đơn mua hàng Kết thúc Lập KH mua NVL Hóa đơn mua hàng Phiếu nhập CCDC Hình 4.4 Lưu đồ mua CCDC sử dụng ở các phòng ban 51 4.2.1.3 Các nghiệp vụ phát sinh - Chứng từ số LTC03CCDC (phụ lục 41) ngày 20/02/2013, mua ghế xoay của Trung Tâm Hàng Nội Thất Hoàng Anh Gia Lai, thuế VAT 10% theo hóa đơn GTGT số 0014127 (phụ lục 41) chưa thanh toán cho người bán. Ghế xoay: 01x 4.235.000đ = 4.235.000đ Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 153 4.235.000 Nợ TK 133 423.500 Có TK 331 4.658.500 - Chứng từ số LTCX03CCDC ngày 20/02/2014 xuất ghế xoay cho phòng Tổ Chức sử dụng Ghế xoay: 01x 4.235.000đ = 4.235.000đ Hạch toán (ĐVT: đồng) Nợ TK 6423 Có TK 153 4.235.000 4.235.000 4.2.1.4 Thực hiện kế toán chi tiết - Sổ chi tiết tài khoản 153 (phụ lục 42); - Sổ chi tiết tài khoản 153 (phụ lục 43); - Sổ chi tiết tài khoản 153 (phụ lục 44); 4.2.1.5 Thực hiện kế toán tổng hợp - Sổ nhật ký chung (phụ lục 35); - Sổ Cái TK 153 (phụ lục 45);  Nhận xét: - Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty đã áp dụng và làm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài Chính. Sổ sách được lập đầy đủ và đúng theo mẫu quy định. Phiếu nhập kho được lập đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đầy đủ thông tin và được ký duyệt đầy đủ chữ ký sau khi lập. Tuy nhiên các chứng từ như phiếu nhập kho lập theo mẫu được ban hành theo QĐ 186-TC/CĐKT của bộ tài chính khác với mẫu được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. 52 - Về thực hiện chế độ kế toán: Công ty tuân thủ và làm theo Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC. Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán rất chặc chẽ, lưu trữ chứng từ và lập đầy đủ sổ sách,... 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ DỤNG CỤ 4.3.1 Tình hình quản lý tồn kho nguyên vật liệu 4.3.1.1 Đánh giá chung về tình hình tồn kho NVL giai đoạn (20112013) và 6 tháng đầu năm 2014 a) Đánh giá tình hình tồn kho giai đoạn (2011 – 2013) Nguyên vật liệu là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và sản lượng tiêu thụ của Công ty, vì thế nguyên vật liệu được xem xét đánh giá sử dụng và quản lý rất chặc chẽ. Công tác quản lý tồn kho NVL rất được chú trọng. Qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013 khối lượng vật liệu có sự biến động tương đối lớn. Qua bảng 4.2 trang 56 ta thấy năm 2012 tổng số lượng tồn kho là 1.169.644 Kg tăng hơn so với năm 2011. Qua năm 2013 tổng số lượng tồn kho nguyên vật liệu giảm còn 1.467.967,3 Kg. Nhưng nhìn chung tình hình NVL tồn kho của công ty vẫn còn ở mức cao so với các năm trước. Do tình hình giá nguyên vật liệu có sự biến động; giá một số loại nguyên vật liệu chính như hạt tạo sợi giấy Kraft năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 nên Công ty có chính sách thu mua dự trữ nguyên vật liệu để tiết kiệm một phần chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Nhưng năm 2013 giá NVL chính tăng mạnh so với năm 2012. Giá của một số loại nguyên vật liệu chính như hạt tạo sợi hạt tráng màng giấy Kraft giảm so với năm trước đó, vì vậy để thắt chặc và kiểm soát chi phí nên Công ty có sự điều chỉnh trong khâu thu mua và dự trữ NVL nên số lượng NVL chính tồn kho năm 2013 giảm hơn so với năm 2012. Sự biến động của NVL tồn kho cũng ảnh hưởng một phần do sự tăng giảm của NVL phụ. Cụ thể, năm 2012 số lượng tồn kho là 526.791,6 Kg tăng mạnh hơn so với năm 2011. Sang năm 2013 NVL phụ giảm còn 440.532,1 Kg. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu có sự tăng giảm liên tục. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty có sự biến động nên cũng ảnh hưởng phần nào đến chính sách thu mua dự trữ và sử dụng. 53 b) Đánh giá tình hình tồn kho giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng không có nhiều biến động. Nhìn chung khối lượng NVL 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 có sự biến động. Vào 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy số lượng NVL là 1.373.572kg tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Từ bảng 4.4 trang 57 ta thấy NVL chính 6 tháng đầu năm 2014 là 987.928kg tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên vật liệu phụ cũng có xu hướng tăng mạnh hơn so với năm 2013 cụ thể vào 6 tháng đầu năm 2014 tăng 385.644kg. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu có nhiều biến động nên Công ty có kế hoạch thu mua và dự trữ NVL để đáp ứng nhu cầu sản xuất. 4.3.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình quản lý tồn kho NVL giai đoạn (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014 a) Theo sản lượng tiêu thụ Do sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty mỗi năm đều khác nhau, qua bảng 4.1 ta thấy năm 2011 là 57.112.311 bao qua năm 2012 là 59.403.117 bao tăng hơn so với năm 2011. Tuy nhiên năm 2013 sản lượng tiêu thụ lại giảm hơn những năm trước đó chỉ đạt 56.062.972 bao. Bảng 4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm 2011-2013 Đơn vị tính: bao Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Sản lượng tiêu thụ 57.112.311 59.403.117 56.062.971 Tổng cộng 57.112.311 59.403.117 56.062.971 (Nguồn: Phòng Kế Toán) Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và đạt được mức tăng trưởng như những năm trước đó Công ty luôn có chính sách sử dụng hợp lý NVL, bên cạnh đó công tác dự trữ NVL luôn được chú trọng. Qua bảng 4.2 trang 56 ta thấy năm 2012 số lượng NVL chính tồn kho là 1.169.644kg tăng 106.930kg tương đương với 10,06%, số lượng NVL phụ là 526.791,6kg tăng 302.400kg tương đương với 134,76% so với năm 2011. Do giá một số loại nguyên vật liệu chính như một số loại hạt tạo sợi, hạt tráng màng và một số loại giấy Kraft năm 2012 giảm so với năm 2011, và giá của một số loại NVL phụ cũng như NVL chính có sự biến động tăng giảm nên đòi hỏi Công ty phải tính toán và có chính sách thu mua dự trữ hợp lý. Thêm vào đó tình hình sản xuất của Công ty tăng hơn so với năm trước, sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ bao ximăng của Công ty tăng vượt mức kế hoạch đề 54 ra trước đó và vượt mức tiêu thụ thực tế của năm 2011. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng nên đòi hỏi số lượng NVL trong kho phải đảm bảo kịp thời trong quá trình sản xuất nên số lượng NVL tồn kho năm 2012 tăng hơn so với năm trước. Năm 2013 là một năm đầy khó khăn đối với Công ty từ tháng 10/2013 Holcim & Vicem chính thức sử dụng 100% bao dán đáy vuông, thị phần của SADICO đột ngột bị thu hẹp do sự thay đổi về về kiểu dáng làm cho sản lượng tiêu thụ giảm 40%. Vì vậy NVL tồn kho giảm hơn so với năm 2012. Năm 2013 tổng số lượng NVL tồn kho giảm hơn so với năm 2012 cụ thể năm 2013 NVL chính tồn kho là 1.027.435,2kg giảm 142.208,8kg tức là giảm 12,16%, số lượng tồn kho của NVL phụ cũng giảm hơn so với năm trước 86.259,5kg tương đương 16,37%. Sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ bao ximăng giảm hơn so với những năm trước đó nên Công ty có chính sách thu mua và dự trữ giảm hơn so với năm 2012 nên dẫn đến tình hình NVL tồn kho giảm. Tuy nhiên năm 2013 tình hình giá của NVL trên thị trường có nhiều biến động, giá của một số loại NVL chính như các loại hạt hạt tạo sợi tăng hơn 3000đ/Kg, và một số loại NVL phụ như chỉ cotton giảm gần 500đ/Kg,…đều đó cho thấy giá NVL trên thị trường có nhiều biến động biến động tăng giảm. Đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu thụ sản phẩm và củng cố thị phần trên thị trường công ty vẫn duy trì số lượng tồn kho của NVL một cách hợp lý để sử dụng có hiệu quả và đạt mục đích tốt nhất. 55 Bảng 4.2 Số lượng tồn kho NVL của Công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Kg Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) 106.930 10,06 (142.208,8) (12,16) Nguyên vật liệu chính Nguyên vậy liệu phụ 1.062.714,0 1.169.644,0 1.027.435,2 440.532,1 302.400 134,76 (86.259,5) (16,37) Tổng cộng 1.287.105,6 1.696.435,6 1.467.967,3 409.330 31,80 (228.468,3) (13,47) 224.391,6 526.791,6 (Nguồn : Phòng Kế Toán) 56 Bảng 4.3 Tình hình thiêu thụ sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: bao Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Sản lượng tiêu thụ 27.530.484 26.824.557 Tổng cộng 27.530.484 26.824.557 (Nguồn: Phòng Kế Toán) Bảng 4.3 đã thể hiện tình hình biến động của sản lượng tiêu thụ bao bì ximăng của Công ty qua giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, vào năm 2013 sản lượng 6 tháng đầu năm đạt 27.530.484 bao. Qua năm 2014 sản lượng này đã thay đổi và chỉ đạt được 26.824.557 bao giảm hơn so với 6 tháng đầu năm trước. Để đáp ứng được tình hình sản xuất cũng như dự báo việc sử dụng hợp lý NVL Công ty đã có chính sách thu mua và dự trữ thích hợp như sau: Tình hình NVL tồn kho trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng có nhiều biến động nên Ban Giám đốc Công ty quyết định có chính sách thu mua NVL và dự trữ NVL hợp lý. Bảng 4.4 Số lượng tồn kho NVL của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: kg Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng đầu 6 tháng đầu Chênh lệch Tỷ lệ năm 2013 năm 2014 tuyệt đối (%) Nguyên vật liệu chính 943.015.6 987.928 44.912.4 4.76 Nguyên vật liệu phụ 259.237.1 385.644 126.406.9 48.76 1.202.252.7 1.373.572 171.319.3 14.25 Tổng cộng (Nguồn: Phòng Kế Toán) Qua bảng 4.4 ta thấy tình hình tồn kho của 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với năm 2013. Cụ thể NVL chính tồn kho trong 6 tháng đầu năm 2013 là 943.015,6kg sang năm 2014 là 987.928kg cao hơn 44.912,4kg tương đương 4,76% so với 6 tháng đầu năm 2013. Tình hình NVL phụ cũng có chuyển biến 6 tháng đầu năm 2014 số lượng tồn kho cũng tăng hơn so với năm trước tăng 126.406,9kg tức là tăng 48,76%. Điều này cho thấy rằng dự báo năm 2014 sẽ là năm đầy khởi sắc đối với Công ty, theo kế hoạch đã đề ra thì sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ vẫn duy trì giống với những năm trước đó. Để duy trì vị thế trên thị trường giữ 57 vững các thị phần cũ tranh giành các thị trường mới và tranh thủ tăng trưởng các thị trường tiềm năng. Vì vậy để đáp ứng sự cung cầu của thị trường nên Công ty đã có những chính sách thu mua dự trữ NVL làm cho khối lượng tồn kho của 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhiều hơn so với năm 6 tháng đầu năm 2013. b) Theo giá trị nguyên vật liệu Nhìn chung năm 2013 do khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm qua làm cho nền kinh tế gặp nhiều bất ổn. Ngành bao bì xi măng nói riêng cũng gặp không ít khó khăn. Có nhiếu doanh nghiệp giải thể hoặc hoạt động cầm chừng do giá ngyên liệu hạt nhựa tăng lên rất nhanh, trong vòng 1 năm giá tăng lên 10% (tương đương 3 triệu đồng/tấn). Bên cạnh đó sự ra đời của 2 nhà máy bao bì hiện đại ADSTAR đã làm thay đổi lớn thị phần của các nhà máy bao bì còn lại. Bảng 4.5 cung cấp cho chúng ta thấy tình hình biến động giá bình quân của NVL chính và NVL phụ qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Nhìn chung giá NVL chính và NVL phụ đều có sự thay đổi qua các năm. Điều đó cho thấy Công ty nên có chính sách dự trữ thích hợp để tránh việc tăng và giảm giá sẽ ảnh hưởng phần nào đến việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng bao bì của Công ty. Bảng 4.5 Giá bình quân của nguyên vật liệu qua 3 năm 2011-2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Nguyên vật liệu chính 22.118,92 20.241,67 17.131,97 Nguyên vật liệu phụ 12.421,29 8.661,58 27.263,58 Tổng cộng 20.428,26 16.645,72 20.172,43 (Nguồn: Phòng Kế Toán) Bảng 4.6 trang 60 đã chỉ ra rằng tổng giá trị tồn kho của NVL qua 3 năm đều có xu hướng tăng mặc dù tổng khối lượng tồn kho qua 3 năm (2011-2013) có biến động, tổng khối lượng tăng lên vào năm 2012 nhưng lại giảm đi vào năm 2013. Năm 2012 tổng giá trị tồn kho của NVL là 28.238,39 triệu đồng tăng 1.945.07 triệu đồng tương đương 7.4% so với tổng giá trị tồn kho của năm 2011. Sang năm 2013 tổng giá trị tồn kho NVL là 29.612,47 triệu đồng tăng 1.374,08 triệu đồng tức là tăng 4.87% so với năm 2012. Từ năm 2011 đến năm 2012 giá trị tồn kho của NVL chính không có nhiều biến động năm 2012 tăng 169,3 triệu đồng so với năm 2011. Nhưng 58 năm 2013 giá trị tồn kho của NVL chính lại đột ngột giảm hơn so với năm trước đó. Vào năm 2013 giá trị tồn kho của NVL chính là 17.601,99 triệu đồng giảm 6.073,56 triệu đồng tương đương 25.65%. Ta thấy giá bình quân của NVL nhìn chung đều giảm qua các năm tuy nhiên một số loại hạt nhựa nhập khẩu lại tăng giá đột biến từ năm 2013. Năm 2013 Công ty dự báo giá một số loại nguyên vật liệu chính như hạt nhựa tăng lên 10% nên nhiệm vụ hàng đầu là kiểm soát chi phí giảm giá trị tồn kho và cả về số lượng của NVL chính này để chờ giá dao động sẽ có chính sách thu mua phù hợp. Khác với NVL chính giá trị tồn kho của NVL phụ lại tăng qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2011 giá trị NVL phụ là 2.787,23 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 1.775,61 triệu đồng tương đương 63,70%. Qua năm 2013 giá trị NVL phụ tăng đột biến cụ thể giá trị NVL phụ là 12.010,48 triệu đồng tăng 7.447,68 triệu đồng tương đương 163,22% so với năm 2012. Nguyên nhân là do giá một số loại phụ gia, mực in vào năm 2012 giảm hơn so với năm trước nắm bắt thời cơ giá nguyên vật liệu phụ biến động nên công ty có chính sách thu mua dự trữ để giảm bớt chi phí sản xuất. Tuy nhiên dự báo trước tình hình một số loại NVL phụ sẽ tăng giá đáng kể vào năm 2013 nên Ban Giám Đốc Công ty đã có chính sách thu mua dự trữ thích hợp điều đó đã làm cho giá trị NVL phụ của Công ty năm 2013 tăng lên đáng kể. Bên cạnh việc giá của các loại NVL chính và NVL phụ tăng giảm ta còn phải kể đến giá trị tồn kho NVL phụ thuộc một phần vào việc lựa chọn nhà cung cấp và chất lượng của NVL. Cụ thể Công ty đã lựa chọn nhà cung cấp có uy tính cung cấp các loại NVL với chất lượng cao mà giá lại thấp hơn các nhà cung cấp khác trong cùng ngành. Thêm vào đó giá thành sản xuất của các loại bao ngày càng là gánh nặng và khó khăn thêm đối với Công ty trong khi giá bán 3 năm qua từ tháng 10/2011 đến nay SADICO vẫn giữ nguyên không thay đổi và cũng như không có cơ hội được tăng giá. Việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín đảm bảo chất lượng NVL với giá cả hợp lý sẽ giúp khắc phục được một phần những khó khăn. => Việc lựa chọn, quản lý và kiểm soát giá trị tồn kho của NVL như trên đã tiết kiệm được một phần chi phí sản xuất và giúp phần nào khắc phục những khó khăn trước mắt đối với Công ty. 59 Bảng 4.6 Giá trị tồn kho NVL của Công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Nguyên vật liệu chính Nguyên vậy liệu phụ 23.506,09 2.787,23 23.675,55 4.562,84 17.601,99 12.010,48 169,46 1.775,61 0,72 63,70 (6.073,56) 7.447,64 (25,65) 163,22 Tổng cộng 26.293,32 28.238,39 29.612,47 1.945,07 7,40 1.374,08 4,87 (Nguồn : Phòng Kế Toán) 60 Từ bảng số liệu 4.7 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 giá bình quân của nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ đều biến động. Giá bình quân nguyên vật liệu chính vào 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên giá NVL phụ lại có xu hướng tăng so với năm trước, điều này đã ảnh hưởng đến giá trị tồn kho của NVL. Bảng 4.7 Giá bình quân của nguyên vật liệu giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Nguyên vật liệu chính 27.562,42 22.310,11 Nguyên vật liệu phụ 16.056,32 16.894,56 Tổng cộng 25.081,40 20.796,92 (Nguồn: Phòng Kế Toán) Tình hình tồn kho của NVL 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cũng có nhiều biến động. Tổng giá trị tồn kho của NVL 6 tháng đầu năm 2013 là 30.154,18 triệu đồng, sang năm 2014 giá trị tồn kho của NVL 6 tháng đầu năm 2014 giảm 1.598,11 triệu đồng tương đương 5.3%. Bảng 4.8 Giá trị tồn kho NVL của Công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng đầu 6 tháng đầu Chênh lệch Tỷ lệ năm 2013 năm 2014 tuyệt đối (%) Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu phụ Tổng cộng 25.991,79 22.040,79 (3.951,00) (15.20) 4.162,39 6.515,29 2.352,89 56.53 30.154,18 28.556,07 (1.598,11) (5.30) (Nguồn: Phòng Kế Toán) Qua bảng 4.8 cho ta thấy giá trị tồn kho của NVL chính 6 tháng đầu năm 2014 có sự giảm sút hơn so với 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 là 22.040,79 triệu đồng giảm 3.951 triệu đồng tương đương 15,2% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do giá một số loại NVL chính vào 6 tháng đầu năm 2014 giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 và Công ty đã dự báo năm 2014 nguyên vật liệu hạt nhựa có mứa giá cao hơn năm trước. Ngoài ra , từ 01/01/2014 có phát sinh luật thuế mới tăng 1% thuế nhập khẩu hạt nhựa, năm 61 2015 là 2%, năm 2016 là 3%. Vì vậy để tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất và phù hợp với chính sách thắt chặc chi tiêu Công ty đã quản lý chặc chẽ hơn về việc thu mua và dự trữ NVL chính nên giá trị tồn kho của NVL chính đã giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Giá trị nguyên vật liệu phụ tồn kho cũng có sự biến động 6 tháng đầu năm 2014 giá trị NVL phụ là 6.515,29 triệu đồng tăng 2.352,89 triệu đồng tức là tăng 56,53% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do giá của một số loại NVL phụ 6 tháng đầu năm 2014 có sự biến động, một số loại đang có xu hướng tăng, bên cạnh đó một số loại nguyên vật liệu phụ lại giảm giá đáng kể nên để tiết kiệm chi phí Công ty đã thu mua và dự trữ vì vậy làm cho giá trị tồn kho NVL phụ 6 tháng đầu năm 2014 tăng hơn so với năm trước đó. Vì vậy dự báo giá của một số loại NVL phụ có sự tăng giảm nên để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng Công ty đã có chính sách phù hợp về thu mua và dự trữ NVL phụ cho quá trình sản xuất.  Nhận xét: Tình hình tồn kho của nguyên vật liệu và công tác quản lý qua 3 năm (2011-2013) và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều biến động, Công ty đã có những chính sách cân đối trong thu mua và dự trữ. Bên cạnh đó việc quản lý cả về số lượng và giá trị tồn kho của nguyên vật liệu sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra đều đặn và liên tục không bị ngừng, gián đoạn do việc cung ứng vật liệu không kịp thời hoặc dữ trữ quá nhiều là tăng chi phí cho Công ty. Chính sách dự trữ tồn kho sẽ giúp Công ty bình ổn giá bán của sản phẩm bao và khẳng định được vị thế trên thị trường, giữ được các khách hàng thân thiết thu hút các khách hàng tiềm năng. Điều đó sẽ giúp cho Công ty khắc phục được những khó khăn và có định hướng phát triển trong thời gian tới. 4.3.2 Tình hình sử dụng và công tác quản lý CCDC Muốn cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng thì công cụ dụng cụ đóng một vai trò khá quan trọng. Thực tế cho thấy công cụ dụng cụ là phương tiên tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm nó tác động đến chất lượng tốt sấu của sản phẩm. Công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất thi công đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng giúp người công nhân nâng cao năng suất lao động đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu của nhà quản lý. 62 Từ bảng 4.9 trang 64 cho ta thấy tình hình mua sắm cũng như nhu cầu sử dụng CCDC qua các năm đều có sự biến động nói đúng hơn là nhu cầu sử dụng CCDC rất khác nhau. Nhìn chung nhu cầu sử dụng CCDC từ năm 2011 cho đến năm 2013 đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể gia trị CCDc mua về sử dụng năm 2011 là 55.684.546 đồng, sang năm 2012 giá trị này đã tăng lên thành 99.204.818 đồng. Năm 2013 do nhu cầu sử dụng tăng lên giá trị CCDC mua về sử dụng là 138.435.894 đồng tăng hơn so với các năm trước điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng CCDC ngày càng tăng. Bên cạnh đó do công cụ dụng cụ của Công ty những năm gần đây đã bắt đầu hư hỏng hay nó không còn giữ nguyên giá trị sử dụng như ban đầu, không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng và cho hiệu quả tốt nhất nên đòi hỏi nhà quản lý phải có quyết định đối với việc mua sắm các loại CCDC mới. Tình hình sử dụng CCDC ở khối văn phòng cũng thay đổi và tăng qua các năm, nhưng năm 2013 tăng cao đột ngột so với những năm trước đó. Tại phân xưởng sản xuất tình hình sử dụng CCDC cũng tăng lên qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Tuy nhiên năm 2012 do có nhiều loại CCDC đã không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong quá trình sản xuất nên công ty đã mua mới nhiều loại nên giá trị CCDC năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011. Ta thấy việc quản lý và sử dụng CCDC một cách hợp lý sẽ giúp Công ty năng động hơn trong việc tiết kiệm được một phần chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác Công ty tiến hành mua mới CCDC đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc có hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian và đạt hiệu quả tốt nhất. Song song đó việc mua các loại CCDC với chất lượng cao thời gian sử dụng lâu dài sẽ giúp Công ty yên tâm trong quá trình sử dụng và tiết kiệm được một phần chi phí trong quá trình hoạt động. Lựa chọn một số nhà cung cấp có uy tính cao trên thị trường với giá cả hợp lý cũng phần nào đảm bảo được chất lượng của CCDC trong quá trình mua sắm. => Thông qua việc quản lý bảo quản và sử dụng CCDC một cách hợp lý sẽ giúp Công ty hoạt động tốt. Tạo được môi trường làm việc thoại mái thuận lợi với đầy đủ trang thiết bị sẽ góp phần làm cho quá trình hoạt động,kinh doanh và sản xuất gặp nhiều thuận lợi. 63 Bảng 4.9 Tình hình sử dụng CCDC giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: đồng 2011 CCDC Văn phòng Máy vi tính 2012 Số tiền Số tiền CCDC Văn phòng 40.770.000 2013 CCDC Văn phòng 60.597.818 6.300.000 Điện thoại bàn 29.880.000 Máy vi tính Máy lạnh 8.140.000 Máy in 2.750.000 Máy lạnh Máy in 2.750.000 Khung treo TV LCD 6.181.818 Tủ lạnh Bàn 19.726.000 Máy vi tính Máy cắt cỏ 4.700.000 Tủ hồ sơ Máy fax 5.550.000 Bình chữa cháy Phân xưởng sản xuất Tủ hồ sơ Máy vi tính 9.214.546 Phân xưởng sản xuất Phân xưởng sản xuất 30.007.000 30.477.349 5.603.636 37.100.000 28.000.000 36.083.091 947.000 Tủ hồ sơ 3.100.000 8.560.000 Máy vi tính 8.560.000 Ghế xoay 2.074.000 2.500.000 Máy may miệng bao 18.000.000 Xe nâng tay Bình thủy điện Tổng cộng 1.717.818 654.546 Kiếng 8li Xe nâng tay Tủ hồ sơ 1,6m 102.352.803 15.390.000 Bàn văn phòng Phân xưởng cơ điện Số tiền 5.700.000 Phân xưởng cơ điện 8.600.000 5.700.000 Máy vi tính 99.204.818 Tổng cộng (Nguồn: Phòng Kế Toán) 64 18.000.000 1.309.091 Phân xưởng cơ điện 8.600.000 _ 55.684.546 Tổng cộng 11.600.000 _ 138.435.894 Tình hình quản lý và nhu cầu sử dụng CCDC của 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cũng có không ít thay đổi. Bảng 4.10 Tình hình sử dụng công cụ dụng cụ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: đồng 6 tháng đầu năm 2013 CCDC Văn phòng Điện thoại 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền CCDC Văn phòng 1.171.818 1.171.818 Tủ hồ sơ 4.235.000 Máy tính xách tay 15.172.728 Bàn họp, ghế 57.680.000 Tủ ly 1.400.000 Máy vi tính 30.283.091 10.800.000 Phân xưởng sản xuất 18.000.000 Kệ bình nước Xe nâng tay Tủ hồ sơ 636.364 Máy vi tính Ghế xoay 2.074.000 Máy may miệng bao 5.800.000 Phân xưởng cơ điện _ Tổng cộng 16.650.000 700.000 3.100.000 Màn hình vi tính LCD Bình thủy điện 97.387.728 8.100.000 Ghế xoay Phân xưởng sản xuất Số tiền 3.650.000 12.300.000 Phân xưởng cơ điện _ _ 31.454.909 Tổng cộng _ 114.037.728 (Nguồn: Phòng Kế Toán) Qua bảng 4.10 ta thấy tình hình CCDC 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao hơn so với năm trước đó, cụ thể là do một số loại CCDC đã cũ và hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người lao động, của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế Công ty đã có chính sách mua mới và thay thế các loại CCDC trước đó.  Nhận xét Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng CCDC của Công ty qua 3 năm (2011-2013) và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 đều có sự biến động. Nguyên nhân là do quá trình sử dụng lâu dài nên một phần các loại CCDC này đã bắt đầu hư hao đòi hỏi phải thay thế để đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Song song đó chất lượng mẫu mã và đặt biệt là giá của các loại CCDC đều được nhà quản lý lựa chọn và quan tâm. Bên cạnh đó Công ty đã quản lý tốt và sử dụng chúng một cách hợp lý để đạt được hợp quả tốt nhất. 65 CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY 5.1 NHẬN XÉT CHUNG 5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán 5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán a. Ưu điểm: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài Chính. Thực hiện nghiêm chỉnh và chấp hành tốt pháp luật của nhà nước là điều mà Công ty luôn quan tâm. Được sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc, SADICO luôn hoạt động trên nền tảng chấp hành luật pháp. Công ty luôn xem hành động đóng thuế là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp. Trong phạm vi quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, Công ty đã nghiên cứu áp dụng danh mục các tài khoản, chứng từ, sổ kế toán và lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý và trình độ kế toán của đơn vị. Từ đó tổ chức việc lập luân chuyển và lưu trữ các chứng từ được lập đầy đủ và theo mẫu do Bộ tài chính quy định. Để phục vụ cho việc hạch toán tổng hợp Công ty đã xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết cho từng loại để đảm bảo việc theo dõi. Lập đầy đủ các báo cáo và tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên. Báo cáo tài chính được lập vào cuối niên độ, công khai minh bạch và đều được kiểm toán đầy đủ. b. Nhược điểm: Song do đã hoạt động từ rất lâu nên Công ty kế thừa những gì từ trước đây để lại vì vậy có một số chứng từ khác so với quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính tuy nhiên đó cũng là một số vấn đề cơ bản dễ khắc phục. 66 5.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán a. Ưu điểm Với bộ máy kế toán hoàn chỉnh và đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm nên việc việc thực hiện và tổ chức bộ máy kế toán khá thuận lợi. Các chứng từ được lưu trữ đầy đủ thuận lợi cho việc kiểm tra khi có sai sót xảy ra. Việc đối chiếu, luân chuyển chứng từ được diễn ra một cách thận trọng đảm bảo việc lưu trữ, sử dụng báo cáo tình hình nguyên vật liệu nhanh chóng kịp thời. Bộ máy kế toán đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và phát huy tốt vai trò của mình trong công tác hỗ trợ cho Ban lãnh đạo trong việc ra quyết định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty. Về tổ chức địa bàn hoạt động của Công ty là tại Thành phố Cần Thơ nên bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty áp dụng đầy đủ các tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán được quy định tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và các thông tư sửa đổi bổ sung. Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 theo dõi chi tiết phù hợp với tình hình hoạt động thực tế. Qua đó, các thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ, rõ ràng theo từng tài khoản, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc theo dõi tình hình phát sinh của từng tài khoản trong kỳ một cách chi tiết, đảm bảo cung cấp thông tin tài chính đầy đủ, chính xác, nhanh chóng hỗ trợ cho công tác kế toán quản trị tại Công ty. Các chứng từ do Công ty lập đều tuân thủ theo quy định chế độ kế toán hiện hành. Các chứng từ sau khi lập đều được kiểm tra, ký duyệt và lưu trữ theo đúng quy định. Tách biệt chức năng lập và phê duyệt chứng từ. Đội ngũ nhân viên kế toán được đào tạo với trình độ chuyên môn nghiệp cao, được phân công nhiệm vụ rõ ràng, tuân thủ nguyên tắc của chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành. Công ty áp dụng đầy đủ và đúng các mẫu sổ của hình thức kế toán nhật ký chung ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Công ty đã thực hiện việc ghi sổ kế toán chi tiết để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, điều này có thể giúp công ty phát hiện sai sót kịp thời. Kế toán đã lập thẻ kho từng loại vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán chi tiết nên số liệu đảm bảo khớp, đúng, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra. 67 Khi xuất kho đều dựa vào nhu cầu sản xuất thực tế của công ty, phải lập phiếu đầy đủ và được thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Việc phân loại quản lý vật tư được thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, vật tư được chia thành nhiều loại khác nhau để tiện cho việc theo dõi, kiểm tra. Bộ phận quản lý nguyên vật liệu chú trọng chỉ đạo công tác theo dõi nguyên vật liệu, đồng thời cũng có biện pháp cụ thể như trừ vào lương hoặc phải bồi thường thiệt hại, hoặc đuổi việc nếu như những công nhân hoặc những người không có trách nhiệm có những việc làm và hành động gây mất mát hoặc làm hư hỏng vật tư. Thực hiện các nguyên tắc kiểm tra, theo dõi, kiểm kê nguyên vật liệu về giá trị, số lượng. Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được phản ánh đúng thực tế, đúng nguyên tắc. Công tác kế toán công cụ dụng cụ cũng được quan tâm, quản lý về mặt số lượng cả về giá trị sử dụng. Luôn chú trọng việc lựa chọn nhà cung cấp có uy tính, giá cả hợp lý với mẫu mã chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng và có thời gian sử dụng lâu dài nhằm tiết kiệm chi phí. Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên máy vi tính. Ứng dụng phần mềm kế toán giúp giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán viên, và tiết kiệm được thời gian, chi phí cho Công ty. Về cơ bản công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty đã đi vào nề nếp, đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành và phù hợp với tình hình thực tế tại công ty hiện nay. b. Nhược điểm: Công tác kế toán được tiến hành tổng hợp vào cuối tháng nên chưa phản ánh được số hiện có và tình hình biến động của nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu nói riêng và quản lý kinh tế nói chung. Do địa bàn hoạt động kinh doanh rộng lớn nên việc thu mua còn hạn chế ảnh hưởng không ít đến công việc quản lý và cung cấp thông tin đến các nhà lãnh đạo. Do đặc điểm của Công ty là sản xuất theo các hợp đồng hay theo các đơn đặt hàng nên tính chủ động trong việc sản xuất của Công ty thường bị hạn chế. Việc mua lẻ nguyên vật liệu tại công ty là một trong những vấn đề dẫn đến bất lợi cho công ty, đó là khi mua công ty sẽ nhận về hóa đơn thông thường nên không được khấu trừ lại phần thuế GTGT. 68 Do tình hình công cụ dụng cụ những năm gần đây đang có dấu hiệu hư hao một số loại công cụ dụng dụng cụ đã không còn nguyên giá trị sử dụng như ban đầu đòi hỏi kế toán phải cân đối và tính toán việc mua mới, lựa chọn nhà cung cấp sao cho phù hợp. Có thể nói, ở các doanh nghiệp nói chung và ở công ty nói riêng, trong hạch toán kế toán những tồn tại là khó có thể tránh khỏi, song nhìn chung công tác kế toán ở công ty hết sức chú trọng cũng như được tổ chức khoa học và có hệ thống góp phần không nhỏ vào những thành quả mà công ty đạt được. Đặc biệt là hạch toán nguyên vật liệu là một khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí vật liệu nhằm hạ thấp giá thành. 5.1.2 Nhận xét về tình hình sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyên vật liệu là một trong những loại chi phí quan trọng của Công ty vì vậy việc sử dụng hợp lý tiết kiệm hết sức quan trọng trong việc sản xuất. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công tác sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh nên Công ty đã lập kế hoạch sản xuất kinh doanh riêng cho từng kỳ, xây dựng định mức riêng cho từng loại nguyên vật liệu. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất chi phí và giúp công ty đem lại lợi nhuận như mong muốn thì việc quản lý tốt nguyên vật liệu, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu tránh lãng phí là đều luôn được quan tâm hàng đầu. Nói chung tình hình thu mua sử dụng cũng như việc bào quản luôn được chú trọng, khi xuất dùng đều dựa vào nhu cầu sản xuất thực tế theo sự phân công và chỉ đạo của cấp trên. Bên cạnh đó công tác quản lý theo dõi và sử dụng công cụ dụng cụ cũng được quan tâm vì nó cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc hoạt động cũng như sản xuất của Công ty nhằm đem lại hiệu quả tột nhất. 5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ  Về thực hiện chế độ kế toán Công ty nên xem xét và kiểm tra và thay đổi các mẫu chứng từ theo đúng như quy định mới của Bộ Tài Chính để thuận tiện và đảm bảo các chứng từ đúng như quy định.  Về tổ chức công tác kế toán Do nguyên vật liệu của công ty đa số được nhập khẩu từ nước ngoài nên công ty đã có những chính sách thu mua và dự trữ nguyên vật vật liệu hợp lý 69 đảm bảo nguồn cung ứng, giá cả ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. bên cạnh đó cần phải có sự theo dõi và tính toán đối với việc mua sắm các loại công cụ dụng cụ phục vụ cho nhu cầu sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất sản phẩm. Trong sản xuất kinh doanh doanh nghiệp muốn mang lại hiệu quả tối đa thì cần phải giảm chi phí từ khâu bắt đầu đến khâu kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đối với công ty cũng vậy, cần phải giảm chi phí từ khi bắt đầu thực hiện tsản xuất sản phẩm đến khi hoàn thành sản phẩm. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Để thực hiện được điều này phải tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu từ việc thu mua, dự trữ, bảo quản và đưa vào sản xuất. Công ty nên có một ít sự đầu tư hơn nữa về sự xây dựng kho bãi gần các xưởng hoặc là tăng cường công tác quản lý và đưa ra một số chính sách để nhằm bảo quản tốt hơn nguyên vật liệu tại kho và xưởng. Chẳng hạn như: Giao cho thủ kho việc bảo quản nguyên vật liệu tại xưởng thì phải có chính sách thưởng lương đổng thời ban quản lý cũng phải kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc thực hiện bảo quản của họ. Cần thực hiện thường xuyên việc kiểm tra về mặt số lượng và giá trị của NVL cũng như CCDC để báo cáo kịp thời tình hình cho Ban Giám Đốc. 5.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ Để sử dụng có hiệu quả và đạt mục đích tốt nhất thì Công ty cần có những chính sách thích hợp trong việc thu mua và dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng được nhu cầu sử dụng không gây ứ động công việc. Cần quản lý chặc chẽ hơn nữa về các định mức tiêu hao cho từng loại nguyên vật liệu để tránh lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có chính sách quản lý và bảo quản thích hợp và tốt nhất đối với nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Thực hiện kiểm tra thường xuyên và liên tục đối với các loại NVL dễ bị hư hỏng để có các biện pháp khắc phục hợp lý tránh tình trạng hư hỏng gây thiệt hại cho Công ty. Bên cạnh đó việc lựa chọn các nhà cung cấp có uy tính với hàng hóa có chất lượng và giá cả phải chăng sẽ giúp tiết kiệm được một phần chi phí và nâng cao thời gian sử dụng đối với công cụ dụng cụ tại Công ty. 70 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN SADICO Cần Thơ là một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh võ bao đựng ximăng (chủng loại KPK, PK, PP). Tổng diện tích 30.000m2 gần trung tâm thành phố Cần Thơ thuận lợi cả về giao thông thủy, bộ. Công ty được đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại công suất 80 triệu bao/năm, với bề dày kinh nghiệm trên 20 năm và đội ngũ nguồn nhân lực tay nghề cao được đào tạo chuyên nghiệp, không ngừng đổi mới là các lợi thế cạnh tranh khẳng định vị thế và thương hiệu SADICO CẦN THƠ tại thị trường trong nước và vươn xa… Với bộ máy kế toán khá hoàn chỉnh sử dụng hình thức kế toán phù hợp với chức năng nhiệm vụ đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện tốt khâu báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm giúp cho Ban Giám Đốc và các phòng ban có định hướng cụ thể vế chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý trong từng giai đoạn. Do nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên Công ty đã có những biện pháp cụ thể trong công tác kế toán nguyên vật liệu. Trong cơ chế thị trường như hiện nay việc cạnh tranh giữa các Công ty rất gay gắt cả trong và ngoài nội bộ ngành sản xuất bao bì. Các công ty đều rất nhạy bén và linh hoạt trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Với các mặt hàng thông dụng nói chung và các mặt hàng bao bì tự sang chế nói riêng, để đảm bảo cho thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty cần phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã để đảm bảo uy tín và chất lượng khẳng định vị thế từ đó chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đó chính là một trong những cơ hội và thách thức đối với Công ty, vì vậy cần tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đáng tin cậy về chất lượng với các nhà cung cấp có uy tín cao đảm bảo cho việc cung ứng. Quang trọng hơn là phải tìm cách giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí vật tư, chi phí lưu thông, chi phí bán hàng,…một cách triệt để nghiêm túc như kế hoạch mà Ban Giám Đốc đã đề ra. 71 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với nhà nước Đơn giản các thủ tục hành chính làm mất nhiều thời gian và tốn chi phí lớn cho sản xuất và xuất khẩu, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho các công ty nâng cao uy tín, sức cạnh tranh và giá trị của các mặt hàng bao bì. Xem xét dãn thời gian nộp thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng cho sản xuất. 6.2.2 Đối với công ty Cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, trình độ chuyên mộn nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty nhất là tay nghề của công nhân kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Bên cạnh đó cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa các loại máy móc thiết bị mới để nâng cao chất lượng giảm thời gian lao động tăng năng suất sản xuất tiết kiệm được một phần chi phí cho Công ty. Công ty cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới giữ vững các thị trường tiêu thụ cũ, tranh thủ các thị trường tiềm năng. Tăng cường công tác quảng cáo marketing để tạo tên tuổi cho mình nhằm khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường làm việc an toàn để người lao động có thể yên tâm làm việc đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa đến chính sách lương thưởng để thu nhập được tốt hơn và an tâm công tác gắn bó lâu dài với công ty. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Quốc Dũng và cộng sự, 2009. Nguyên lý kế toán. TP Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Trần Quốc Dũng, 2012. Bài giảng kế toán tài chính 1. Đại học Cần Thơ Phan Đức Dũng, 2008. Nguyên Lý Kế Toán. TP.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. La Xuân Đào và cộng sự, 2007. Kế toán đại cương. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Hồng Liễu, 2013. Bài giảng kế toán tài chính 1. Đại học Cần Thơ. Chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp. 73 PHỤ LỤC CÁC LOẠI CHỨNG TỪ VÀ SỔ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 74 PHỤ LỤC 1: PHIẾU NHẬP KHO 75 PHỤ LỤC 2: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG 76 PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN NGHIỆM THU 77 PHỤ LỤC 4: PHIẾU NHẬP THU HỒI NVL 78 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 5: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Giấy Kraft VN Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P21/NL 14/02 Nhập giấy Kraft 331 13.355,00 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 19.108,00 Cộng tháng 27.438 27.438 366.422.018 366.422.018 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Số lượng Thành tiền 36.801 489.484.374 64.239 855.906.392 19.108 254.590.815 45.131 601.315.577 19.108 254.590.815 45.131 601.315.577 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 79 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 6: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Giấy Kraft Hàn Quốc 70g Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 17.712,00 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Số lượng Thành tiền 45.420 609.424.049 17.712 237.651.228 27.708 371.772.821 17.712 237.651.228 27.708 371.772.821 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 80 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 7: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Giấy Kraft Nhật 1020mm Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 17.215,64 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Thành tiền 37.334 642.732.182 7.997 137.673.481 29.337 505.058.701 7.997 137.673.481 29.337 505.058.701 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 81 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 8: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Giấy Kraft HQ 75g Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 13.698,54 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Số lượng Thành tiền 190.516 2.609.791.045 2.707 37.081.946 187.809 2.572.709.099 2.707 37.081.946 187.809 2.572.709.099 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 82 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 9: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Giấy Kraft Nhật 1170mm Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 230 621 17.727,27 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Thành tiền 230 4.077.273 230 4.077.273 4.077.273 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 83 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 10: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tráng màng M9600 Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 35.945,45 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Thành tiền 17.500 341.481.787 4.000 143.781.788 13.500 485.263.575 4.000 143.781.788 13.500 485.263.575 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 84 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 11: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tráng màng L270A Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 35.104,47 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Số lượng Thành tiền 133.000 4.668.894.535 35.000 1.228.656.475 98.000 3.440.238.060 35.000 1.228.656.475 98.000 3.440.238.060 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 85 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 12: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tráng màng D795C Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P24/NL P04/NL Số lượng Thành tiền 3.500 126.362.952 1.313.593.020 38.000 1.439.955.972 18/02 Nhập hạt tráng màng 331 21/02 Phí vận chuyển hạt nhựa 331 14.502.593 38.000 1.454.458.565 28/02 Phí mở L/C 20, 21, 02, 03 CT 331 6.105.449 38.000 1.460.564.014 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 Cộng tháng 38.075,00 34.500 38.435,90 34.500 1.334.201.062 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) 5.000 192.179.476 33.000 1.268.384.538 5.000 192.179.476 33.000 1.268.384.538 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 86 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 13: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tráng màng H25FBA Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ PHI/02 28/02 Phí mở L/C 20, 21, 02, 03 CT 331 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 8.593.340 33.789,40 Cộng tháng 8.593.340 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Số lượng Thành tiền 123.750 4.172.844.665 123.750 4.181.438.005 8.250 278.762.534 115.500 3.902.675.471 8.250 278.762.534 115.500 3.902.675.471 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 87 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 14: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tạo sợi PP-1104K Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 34.086,82 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Thành tiền 249.500 8.504.661.136 139.000 4.755.111.136 110.000 3.749.550.000 139.000 4.755.111.136 110.000 3.749.550.000 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 88 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 15: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tạo sợi PP5032E3 Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P33/NL 28/02 Nhập hạt nhựa 331 P000247 28/02 Phí vận chuyển hạt nhựa 331 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 Cộng tháng 34.455,00 193.200 6.656.618.182 Số lượng 6.500 205.380.582 199.700 6.861.998.764 58.926.000 34.656,61 193.200 6.715.544.182 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Thành tiền 6.920.924.764 12.500 433.207.609 187.200 6.487.717.155 12.500 433.207.609 187.200 6.487.717.155 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 89 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 16: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tạo sợi TS01 Mỹ Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P06/TC 28/02 Xuất NL cho PXSX3 621 32.523,55 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Số lượng Thành tiền 19.772 643.039.447 5.275 171.561.747 14.497 471.477.700 5.275 171.561.747 14.497 471.477.700 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 90 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 17: SỔ CHI TIẾT TK 1521 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1521 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tạo sợi 500P Chứng từ Số hiệu Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhật hạt tạo sợi 331 34.182,00 Phí vận chuyển hạt nhựa 331 Ngày Nhập Số lượng Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P27/NL 28/02 Cộng tháng 49.500 49.500 1.692.000.000 49.500 1.692.000.000 15.097.500 49.500 1.707.097.501 1.707.097.501 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… 1.707.097.501 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 91 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 18: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Chỉ cotton đỏ Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ 284 19.028.600 Cộng tháng 284 19.028.600 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 92 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 19: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Chỉ cotton trắng Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P29/NL 22/02 Nhập chỉ cotton trắng 331 Cộng tháng 54.000,00 Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 4.755 256.770.000 3.505 189.270.000 8.260 446.040.000 3.050 189.270.000 8.260 446.040.000 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Đơn vị tính: đồng Tồn …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 93 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 20: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Dung môi SP10 Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P35/NL 28/02 Nhập dung môi 331 35.000 Cộng tháng 150 5.250.000 150 5.250.000 150 5.250.000 150 5.250.000 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 94 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 21: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hồ dán Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P34/NL 28/02 Nhập hồ dán 331 Cộng tháng 2.500 2.120 5.300.000 2.120 5.300.000 2.120 5.300.000 2.120 5.300.000 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 95 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 22: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt màu nâu Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P32/NL 28/02 Nhập hạt màu nâu 331 67.500 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 67.500 173 Cộng tháng 173 11.634.750 11.634.750 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) 173 173 11.634.750 173 11.634.750 11.634.750 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 96 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 23: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt màu xanh Chứng từ Số hiệu Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập hạt màu xanh 331 125.455,00 Xuất NL cho PXSX1 621 125.455,00 Ngày Nhập Số lượng Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P32/NL 28/02 108 Cộng tháng 108 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… 13.549.091 13.549.091 108 108 13.549.091 108 13.549.091 13.549.091 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 97 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 24: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Mực in Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá 331 130.000,00 Nhập Số lượng Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P35/NL 28/02 Nhập mực in Cộng tháng 50 6.500.000 50 6.500.000 50 6.500.000 50 6.500.000 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 98 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 25: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Phụ gia Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 Cộng tháng 13.083,55 Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 42.000 549.509.132 13.000 170.086.182 29.000 379.422.950 13.000 170.086.182 29.000 379.422.950 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Đơn vị tính: đồng Tồn …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 99 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 26: SỔ CHI TIẾT TK 1522 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Phụ gia Taical Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Số dư đầu kỳ Thành tiền 28.450 281.913.490 P25/NL 18/02 Nhập phụ gia Taical 331 9.909,09 26.400 261.600.000 54.850 543.513.490 P30/NL 25/02 Nhập phụ gia Taical 331 9.909,09 14.500 143.681.818 69.350 687.195.308 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 9.909,09 32.000 317.090.841 37.350 370.104.467 P06/TC 28/02 Xuất NL cho PXSX3 621 9.909,09 8.625 85.465.891 28.725 284.638.576 40.625 402.556.732 28.725 284.638.576 Cộng tháng 40.900 405.281.818 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 100 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 27: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tái chế trắng Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 1.005,16 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Số lượng Thành tiền 143.516 144.256.341 5.000 5.025.793 138.516 139.230.548 5.000 5.025.793 138.516 139.230.548 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 101 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 28: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tái chế trắng S Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P02/TS 05/02 Nhập hạt tái chế trắng S 1542 11.456,88 0001266 12/02 Xuất bán hạt tái chế 131 11.611,72 Cộng tháng 15.000 15.000 171.853.221 171.853.221 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Số lượng Thành tiền 8.160 97.074.222 23.160 268.927.443 6.000 69.670.322 17.160 199.257.121 6.000 69.670.322 17.160 199.257.121 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 102 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 29: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tái chế xanh nhạt Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX 621 4.189,63 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Thành tiền 24.780 103.819.106 16.000 67.034.128 8.780 36.784.978 16.000 67.034.128 8.780 36.784.978 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 103 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 30: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tái chế hồng nhạt Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 1.444,27 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Thành tiền 25.880 37.377.586 2.000 2.888.531 23.880 34.489.055 2.000 2.888.531 23.880 34.489.055 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 104 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 31: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tái chế tạp Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P02/TS 05/02 Nhập hạt tái chế tạp 1542 4.426,46 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 3.944,18 Cộng tháng 10.000 10.000 44.265.464 44.265.464 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Số lượng Thành tiền 89.665 348.830.972 99.665 393.096.436 13.000 51.274.306 86.665 341.822.130 13.000 51.274.306 86.665 341.822.130 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 105 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 32: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tái chế màu Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 4.573,64 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Thành tiền 15.200 69.519.268 3.000 13.720.908 12.200 55.798.360 3.000 13.720.908 12.200 55.798.360 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 106 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 33: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tái chế trắng D Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P02/TS 05/02 Nhập hạt tái chế 1542 Cộng tháng 12.005,18 Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 11.000 132.057.042 20.000 240.103.538 31.000 372.160.580 20.000 240.103.538 31.000 372.160.580 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Đơn vị tính: đồng Tồn …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 107 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 34: SỔ CHI TIẾT TK 1522 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 1522 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Hạt tạo keo Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 36.830,56 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Số lượng Thành tiền 55.950 2.060.669.813 4.000 147.322.221 51.950 1.913.347.592 4.000 147.322.221 51.950 1.913.347.592 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 108 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 35: SỔ NHẬT KÝ CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ Mẫu số S03a-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 02 năm 2014 Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ 05/02 12/02 14/02 18/02 18/02 19/02 20/02 Chứng từ Số hiệu P02/TS 0001266 P21/NL P24/NL P25/NL P27/NL LTC03 Ngày, tháng 05/02 12/02 14/02 18/02 18/02 19/02 20/02 Đã STT ghi dòng sổ cái Diễn giải Số hiệu TK Nhập hạt tái chế tháng 02 x 1522 CPSXKD dở dang hạt tái chế x 1542 Chi phí giá vốn hạt tái chế x 811 Nguyên vật liệu phụ x 1522 Phải thu của khách hàng x 131 Thu bán hạt tái chế x 711 Phải thu của khách hàng x 131 Thuế GTGT đầu ra x 3331 Giấy Kraft VN 75g x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT đầu vào x 133 Phải trả khách hàng x 331 Hạt tráng màng x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT đầu vào hàng NK x 13312 Thuế GTGT đầu ra hàng NK x 3331 Thuế GTGT đầu vào x 133 Phải trả khách hàng x 331 Phụ gia taical x 1522 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Hạt nhựa tạo sợi x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Mua ghế xoay x 153 Phải trả khách hàng x 331 Cộng chuyển sang trang sau 109 Số phát sinh Nợ Có 456.222.223 456.222.223 69.670.324 69.670.324 145.363.636 145.363.636 14.536.364 14.536.364 366.422.018 366.422.018 36.642.202 36.642.202 1.334.201.062 1.334.201.062 131.359.302 131.359.302 1.277.079 1.277.079 261.600.000 261.600.000 26.160.000 26.160.000 1.707.097.501 1.707.097.501 170.709.750 170.709.750 4.235.000 4.235.000 4.688.854.259 4.688.854.259 Ngày Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Đã ghi sổ cái Diễn giải STT dòng Số hiệu TK Cộng trang trước chuyển sang 20/02 LTCX03 21/02 P000371 21/02 P039047 21/02 P039049 21/02 P039827 22/02 25/02 P29/NL P31/NL 28/02 P000247 20/02 21/02 21/02 21/02 21/02 22/02 25/02 28/02 x 133 Phải trả khách hàng x 331 Xuất ghế xoay – P. Tổ chức x 6423 Công cụ, dụng cụ x 153 Phí vận chuyển hạt nhựa x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Phí xếp dỡ x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Phí vệ sinh cont x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Phí chứng từ x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Chỉ cotton trắng x 1522 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Phụ gia taical x 1522 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Phí vận chuyển hạt nhựa x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 110 Nợ Có 4.688.854.259 Thuế GTGT Cộng chuyển sang trang sau Số phát sinh 423.500 423.500 4.235.000 4.235.000 10.301.818 10.301.818 1.030.182 1.030.182 3.465.320 3.465.320 182.352 182.352 190.000 190.000 10.000 10.000 545.455 545.455 54.545 54.545 189.270.000 189.270.000 18.927.000 18.927.000 143.681.818 143.681.818 14.368.182 14.368.182 58.926.000 58.926.000 5.892.600 5.892.600 5.140.358.031 5.140.358.031 Ngày Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Đã STT Số ghi dòng hiệu sổ TK cái Diễn giải Cộng trang trước chuyển sang 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 PHI/02 PHI/02 P32/NL P32/NL P33/NL 28/02 P34/NL 28/02 28/02 P35/NL P35/NL 28/02 P03/NXT 28/02 P04/NL 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 28/02 x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Phí mở L/C x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Hạt màu nâu x 1522 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Hạt màu xanh x 1522 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Hạt tạo sợi 5032E x 1521 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Hồ dán x 1522 Phải trả khách hàng x 331 Dung môi x 1522 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Mực in x 1522 Phải trả khách hàng x 331 Thuế GTGT x 133 Phải trả khách hàng x 331 Nguyên vật liệu thu hồi x 1526 Nguyên vật liệu thu hồi x 6211 Xuất NL cho PXSX1 x Sản xuất bao bì x 6211 Nguyên vật liệu chính x 1521 Sản xuất bao bì x 6211 Nguyên vật liệu phụ x 1522 111 Nợ Có 5.140.358.031 Phí mở L/C Cộng chuyển sang trang sau Số phát sinh 6.105.449 6.105.449 8.593.340 8.593.340 11.643.750 11.643.750 1.164.375 1.164.375 13.549.091 13.549.091 1.354.909 1.354.909 6.656.618.182 6.656.618.182 665.661.818 665.661.818 5.300.000 5.300.000 5.250.000 5.250.000 525.000 525.000 6.500.000 6.500.000 650.000 650.000 792.171.973 792.171.973 7.702.773.761 7.702.773.761 799.635.751 799.635.751 21.817.855.430 21.817.855.430 Ngày ghi sổ Chứng từ Số hiệu Đã STT ghi dòng sổ cái Diễn giải Ngày Số hiệu TK Cộng trang trước chuyển sang 28/02 P06/TC 28/02 Số phát sinh Nợ Có 21.817.855.430 21.817.855.430 Xuất NL cho PXSX3 x Sản xuất hạt tái chế x 6212 Nguyên vật liệu chính x 1521 Sản xuất hạt tái chế x 6212 Nguyên vật liệu phụ x 1522 Tổng cộng 171.561.747 171.561.747 85.465.891 85.465.891 22.074.883.068 22.074.883.068 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 112 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 36: BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN Tháng 02 năm 2014 Kho: KNL – Kho nguyên liệu Mã số GK006 GK009 GK015 GK014 GK004 TM004 TM006 TM002 TM001 TS011 TS008 TS004 TS007 CD001 CT001 DM003 Mặt hàng Nguyên vật liệu chính Giấy Kraft Giấy Kraft HQ 70g Giấy Kraft Nhật 1020mm Giấy Kraft Nhật 1170mm Giấy Kraft HQ 75g Giấy Kraft VN Hạt tráng màng Hạt tráng màng D795C Hạt tráng màng H25FBA Hạt tráng màng L270A Hạt tráng màng M9600 Hạt tạo sợi Hạt tạo sợi 1104K Hạt tạo sợi 500P Hạt tạo sợi 5032E Hạt tạo sợi TS01 Nguyên vật liệu phụ Chỉ cotton đỏ Chỉ cotton đỏ Chỉ cotton trắng Chỉ cotton trắng Dung môi Dung môi SP10 Đvt Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Số lượng 863.323 310.301 45.420 37.334 230 190.516 36.801 277.750 3.500 123.750 133.000 17.500 275.272 249.000 Đầu kỳ Giá trị 23.305.737.603 4.355.508.923 609.424.049 642.732.182 4.077.273 2.609.791.045 489.484.374 9.597.147.515 126.362.952 4.172.844.665 4.668.894.535 629.045.363 9.353.081.165 8.504.661.136 6.500 19.772 449.640 284 284 4.755 4.755 205.380.582 643.039.447 4.100.825.572 19.028.600 19.028.600 256.770.000 256.770.000 Nhập Số lượng 304.638 27.438 Giá trị 10.131.858.103 366.422.018 27.438 34.500 34.500 366.422.018 1.342.794.402 1.334.201.062 8.593.340 242.700 8.422.641.683 49.500 193.200 1.707.097.501 6.715.544.182 91.806 1.093.016.882 3.505 3.505 150 150 189.270.000 189.270.000 5.250.000 5.250.000 Kg 113 Xuất Số lượng 257.279 47.754 17.712 7.997 230 2.707 19.108 52.250 5.000 8.250 35.000 4.000 157.275 139.500 Giá trị 7.883.335.508 671.074.743 237.651.228 137.673.481 4.077.273 37.081.946 254.590.815 1.852.380.273 192.179.476 287.762.534 1.228.656.475 143.781.788 5.359.880.492 4.755.111.136 12.500 5.275 102.906 433.207.609 171.561.747 954.771.964 Tồn Số lượng 911.182 289.985 27.708 29.337 Giá trị 25.554.260.198 4.050.856.198 371.772.821 505.058.701 187.809 45.131 260.000 33.000 115.500 98.000 13.500 361.197 110.000 49.500 187.200 14.497 438.740 284 284 8.260 8.260 150 150 2.572.709.099 601.315.577 9.087.561.644 1.268.384.538 3.893.675.471 3.440.238.060 485.263.575 12.415.842.356 3.749.550.000 1.707.097.501 6.487.717.155 471.477.700 4.239.070.490 19.028.600 19.028.600 446.040.000 446.040.000 5.250.000 5.250.000 Mã số HD001 HM001 HM003 MD025 PGTM001 PGTMS001 TC004 TC007 TC006 TC001 TC008 TC002 TC003 TK001 Mặt hàng Hồ dán Hồ dán Hạt màu Hạt màu nâu Hạt màu xanh Mực in dầu Mực in Phụ gia tráng màng Phụ gia Phụ gia tạo sợi Phụ gia Taical Hạt tái chế Hạt tái chế hồng nhạt Hạt tái chế màu Hạt tái chế tạp Hạt tái chế trắng Hạt tái chế trắng D Hạt tái chế trắng S Hạt tái chế xanh nhạt Hạt tạo keo Hạt tạo keo Tổng cộng Đvt Đầu kỳ Số lượng Giá trị Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg 42.000 42.000 28.450 28.450 318.201 25.880 15.200 89.665 143.516 11.000 8.160 24.780 55.950 55.950 1.312.963 549.509.132 549.509.132 281.913.490 281.913.490 932.934.537 37.377.586 69.519.268 348.830.972 144.256.341 132.057.042 97.074.222 103.819.106 2.060.669.813 2.060.669.813 27.406.563.175 Nhập Số lượng 2.120 2.120 281 173 108 50 50 Giá trị 5.300.000 5.300.000 25.192.841 11.643.750 13.549.091 6.500.000 6.500.000 40.900 40.900 45.000 405.281.818 405.281.818 456.222.223 10.000 44.265.464 20.000 15.000 240.103.538 171.853.221 396.444 11.224.874.985 Xuất Số lượng Giá trị 281 173 108 Tồn Số lượng 2.120 2.120 Giá trị 5.300.000 5.300.000 50 50 29.000 29.000 28.725 28.725 318.201 23.880 12.200 86.665 138.516 31.000 17.160 8.780 51.950 51950 1.349.922 6.500.000 6.500.000 379.422.950 379.422.950 284.638.576 284.638.576 1.179.542.772 34.489.055 55.798.360 341.822.130 139.230.548 372.160.580 199.257.121 36.784.978 1.913.347.592 1.913.347.592 29.793.330.688 25.192.841 11.643.750 13.549.091 13.000 13.000 40.625 40.625 45.000 2.000 3.000 13.000 5.000 170.086.182 170.086.182 402.556.732 402.556.732 209.613.988 2.888.531 13.720.908 51.274.306 5.025.793 6.000 16.000 4.000 4.000 360.185 69.670.322 67.034.128 147.322.221 147.322.221 8.838.107.472 Ngày…., tháng 02 năm 2014 Người lập bảng (kí, họ tên) Kế toán trưởng (Kí, họ tên) 114 PHỤ LỤC 37: SỔ CÁI TK 1521 Mẫu số S03b-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CÁI Tháng 02 năm 2014 Tên tài khoản: NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Số hiệu tài khoản: 1521 Ngày Chứng từ tháng ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Nhật ký chung Diễn giải Trang STT sổ dòng Số hiệu TK Số dư đầu kỳ Số phát sinh Nợ Có 23.305.737.603 14/02 P21/NL 14/02 Giấy Kraft VN 331 366.422.018 18/02 P24/NL 18/02 Hạt tráng màng D795C 331 1.334.201.062 19/02 P27/NL 19/02 Hạt tạo sợi 500P 331 1.707.097.501 28/02 P33/NL 28/02 Hạt tạo sợi 5032E3 331 6.715.544.182 28/02 PHI/02 Hạt tráng màng H 331 8.593.340 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 4.755.111.136 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 433.207.609 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 1.228.656.475 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 192.179.476 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 278.762.534 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 143.781.788 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 237.651.228 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 37.081.946 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 254.590.815 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 137.673.481 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 4.077.273 28/02 P06/TC 28/02 Xuất NL cho PXSX3 621 171.561.747 28/02 Cộng số phát sinh 33.437.595.706 Số dư cuối kỳ 25.554.260.198 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 115 7.883.335.508 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 38: SỔ CÁI TK 1522 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CÁI Mẫu số S03b-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 Tháng 02 năm 2014 Tên tài khoản: NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Nhật ký chung Diễn giải Số hiệu Số hiệu tài khoản: 1522 Ngày, tháng Số hiệu TK Số phát sinh Nợ Trang STT sổ dòng Số dư đầu kỳ Có 4.100.825.572 05/02 P02/TS 05/02 Nhập hạt tái chế tháng 02 331 456.222.223 06/02 0001266 06/02 Xuất bán hạt tái chế 811 69.670.324 18/02 P25/NL 18/02 Nhập phụ gia Taical 331 261.600.000 22/02 P29/NL 22/02 Nhập chỉ cotton trắng 331 189.270.000 25/02 P30/NL 25/02 Nhập phụ gia Taical 331 143.681.818 28/02 P32/NL 28/02 Nhập hạt màu 331 25.192.841 28/02 P34/NL 28/02 Nhập hồ dán 331 5.300.000 28/02 P35/NL 28/02 Nhập dung môi, mực in 331 11.750.000 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 147.322.221 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 170.086.182 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 317.090.841 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 11.643.750 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 13.549.091 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 5.025.793 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 67.034.128 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 2.888.531 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 13.720.908 28/02 P04/NL 28/02 Xuất NL cho PXSX1 621 51.274.306 28/02 P06/TC 28/02 Xuất NL cho PXSX3 621 85.465.891 Cộng số phát sinh 5.193.842.454 Số dư cuối kỳ 4.239.070.490 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 116 954.771.964 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 39: PHIẾU XUẤT KHO 117 PHỤ LỤC 40: PHIẾU XUẤT KHO 118 PHỤ LỤC 41: PHIẾU NHẬP KHO VÀ HÓA ĐƠN GTGT 119 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 42: SỔ CHI TIẾT TK 153 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 153 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Tủ hồ sơ Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Dư đầu kỳ 8.100.000 LTCX01CCDC 01/02 Tủ hồ sơ 6423 6.700.000 LTCX02CCDC 01/02 Tủ hồ sơ 6423 1.400.000 Cộng tháng 1.400.000 8.100.000 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) Thành tiền …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 120 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ PHỤ LỤC 43: SỔ CHI TIẾT TK 153 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 153 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Kệ bình nước Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Số dư đầu kỳ LTCX02CCDC 01/02 Kệ bình nước Thành tiền 1 6423 Cộng tháng Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… 1 700.000 1 700.000 700.000 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 121 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 44: SỔ CHI TIẾT TK 153 Mẫu số S10-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 02 năm 2014 Tài khoản 153 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) – Ghế xoay Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Đơn vị tính: đồng Tồn Xuất Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số dư đầu kỳ LTC03CCDC 20/02 Ghế xoay 331 LTCX03CCDC 20/02 Xuất ghế xoay – P.Tổ Chức 6423 1 Cuối tháng 1 4.235.000 4.235.000 Sổ này có…..trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:…… Người ghi sổ (Kí và ghi họ tên) 1 1 4.235.000 1 4.235.000 4.235.000 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) 122 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 45: SỔ CÁI TK 153 Mẫu số S03b-DN Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ SỔ CÁI Tháng 02 năm 2014 Tên tài khoản: CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu tài khoản: 153 Nhật ký chung Số hiệu TK Số phát sinh Nợ Trang STT sổ dòng Số dư đầu kỳ Có 8.800.000 01/02 LTCX01CCDC 01/02 Xuất tủ hồ sơ 6423 6.700.000 01/02 LTCX02CCDC 01/02 Xuất tủ hồ sơ 6423 1.400.000 01/02 LTCX02CCDC 01/02 Xuất kệ bình nước 6423 700.000 20/02 LTC03CCDC Mua ghế xoay 331 20/02 LTCX03CCDC 20/02 Xuất ghế xoay-P.Tổ Chức 6423 20/02 Cộng số phát sinh 4.235.000 4.235.000 13.035.000 13.035.000 Số dư cuối kỳ Người ghi sổ Kế toán trưởng (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) 123 …, ngày….tháng 02 năm 2014 Giám đốc (Kí tên, đóng dấu) [...]... dụng cụ của công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực hiện và đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty; - Đánh giá tình hình quản lý tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty; và - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài thực hiện tại Công ty Cổ phần SADICO. .. giá công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ để hoàn thành luận văn tốt nghiệp 1.2 MUC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là thực hiện và đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán, quản lý nguyên vật liệu và công cụ. .. phòng kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán kho Kế toán thuế Thủ quỹ Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ (Nguồn: Phòng kế toán tại công ty) + Quyền hạn và trách nhiệm:  Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc... công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ Từ đó, giúp tôi biết cách phân tích và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Giúp tôi hiểu được tình hình sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty. .. chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần SADICO Cần Thơ 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp) 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Kế toán nguyên liệu, vật liệu 2.1.1.1 Khái niệm Theo Trần Quốc Dũng (2009, Nguyên lý kế toán, trang 127-128) định nghĩa Nguyên. .. thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả thu mua gạo cho xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ giai đoạn 2010-2012” Luận văn đi sâu phân tích công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình thu mua gạo giai đoạn 2010-2012 Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để tìm hiểu tình hình nhập xuất nguyên vật liệu và thu mua lúa gạo cho công ty Qua đó tác. .. tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu S10DN) - Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu S11-DN) - Thẻ kho ( Mẫu S12-DN) 2.1.2.3 Tài khoản sử dụng Để hạch toán công cụ, dụng cụ kế toán sử dụng là Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp Công cụ, ... cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lí và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu Kết cấu và nội dung của tài khoản Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ + Bên Nợ: Giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn; Trị giá công. .. thập số liệu - Số liệu sơ cấp: đề tài sử dụng số liệu và một số thông tin sơ cấp bằng phương pháp quan sát, ghi chép và trao đổi trực tiếp với kế toán trưởng và các nhân viên kế toán tại phòng kế toán của công ty Các chứng từ kế toán được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán của công ty - Số liệu thứ cấp: số liệu đề tài dùng để phân tích là số liệu thứ cấp thông qua phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch... Trị giá thực tế = Giá xuất nguyên + Chi phí + Chi phí vận nguyên vật liệu vật liệu đem chế gia công chuyển nhập kho biến 13 (2.3)  Đối với nguyên vật liệu nhận cấp phát: Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho = Giá do đơn vị cấp thông báo + Chi phí vận chuyển, bốc dở (2.4)  Nguyên liệu, vật liệu góp vốn liên doanh: Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá

Ngày đăng: 16/10/2015, 23:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan