4.3.1.1 Đánh giá chung về tình hình tồn kho NVL giai đoạn (2011- 2013) và 6 tháng đầu năm 2014
a) Đánh giá tình hình tồn kho giai đoạn (2011 – 2013)
Nguyên vật liệu là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và sản lượng tiêu thụ của Công ty, vì thế nguyên vật liệu được xem xét đánh giá sử dụng và quản lý rất chặc chẽ. Công tác quản lý tồn kho NVL rất được chú trọng. Qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013 khối lượng vật liệu có sự biến động tương đối lớn.
Qua bảng 4.2 trang 56 ta thấy năm 2012 tổng số lượng tồn kho là 1.169.644 Kg tăng hơn so với năm 2011. Qua năm 2013 tổng số lượng tồn kho nguyên vật liệu giảm còn 1.467.967,3 Kg. Nhưng nhìn chung tình hình NVL tồn kho của công ty vẫn còn ở mức cao so với các năm trước.
Do tình hình giá nguyên vật liệu có sự biến động; giá một số loại nguyên vật liệu chính như hạt tạo sợi giấy Kraft năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 nên Công ty có chính sách thu mua dự trữ nguyên vật liệu để tiết kiệm một phần chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Nhưng năm 2013 giá NVL chính tăng mạnh so với năm 2012. Giá của một số loại nguyên vật liệu chính như hạt tạo sợi hạt tráng màng giấy Kraft giảm so với năm trước đó, vì vậy để thắt chặc và kiểm soát chi phí nên Công ty có sự điều chỉnh trong khâu thu mua và dự trữ NVL nên số lượng NVL chính tồn kho năm 2013 giảm hơn so với năm 2012.
Sự biến động của NVL tồn kho cũng ảnh hưởng một phần do sự tăng giảm của NVL phụ. Cụ thể, năm 2012 số lượng tồn kho là 526.791,6 Kg tăng mạnh hơn so với năm 2011. Sang năm 2013 NVL phụ giảm còn 440.532,1 Kg. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu có sự tăng giảm liên tục. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty có sự biến động nên cũng ảnh hưởng phần nào đến chính sách thu mua dự trữ và sử dụng.
b) Đánh giá tình hình tồn kho giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng không có nhiều biến động.
Nhìn chung khối lượng NVL 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 có sự biến động. Vào 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy số lượng NVL là 1.373.572kg tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2013.
Từ bảng 4.4 trang 57 ta thấy NVL chính 6 tháng đầu năm 2014 là 987.928kg tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên vật liệu phụ cũng có xu hướng tăng mạnh hơn so với năm 2013 cụ thể vào 6 tháng đầu năm 2014 tăng 385.644kg. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu có nhiều biến động nên Công ty có kế hoạch thu mua và dự trữ NVL để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
4.3.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình quản lý tồn kho NVL giai đoạn (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014
a) Theo sản lượng tiêu thụ
Do sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty mỗi năm đều khác nhau, qua bảng 4.1 ta thấy năm 2011 là 57.112.311 bao qua năm 2012 là 59.403.117 bao tăng hơn so với năm 2011. Tuy nhiên năm 2013 sản lượng tiêu thụ lại giảm hơn những năm trước đó chỉ đạt 56.062.972 bao. Bảng 4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm 2011-2013
Đơn vị tính: bao Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Sản lượng tiêu thụ 57.112.311 59.403.117 56.062.971 Tổng cộng 57.112.311 59.403.117 56.062.971 (Nguồn: Phòng Kế Toán)
Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và đạt được mức tăng trưởng như những năm trước đó Công ty luôn có chính sách sử dụng hợp lý NVL, bên cạnh đó công tác dự trữ NVL luôn được chú trọng.
Qua bảng 4.2 trang 56 ta thấy năm 2012 số lượng NVL chính tồn kho là 1.169.644kg tăng 106.930kg tương đương với 10,06%, số lượng NVL phụ là 526.791,6kg tăng 302.400kg tương đương với 134,76% so với năm 2011. Do giá một số loại nguyên vật liệu chính như một số loại hạt tạo sợi, hạt tráng màng và một số loại giấy Kraft năm 2012 giảm so với năm 2011, và giá của một số loại NVL phụ cũng như NVL chính có sự biến động tăng giảm nên đòi hỏi Công ty phải tính toán và có chính sách thu mua dự trữ hợp lý. Thêm vào đó tình hình sản xuất của Công ty tăng hơn so với năm trước, sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ bao ximăng của Công ty tăng vượt mức kế hoạch đề
ra trước đó và vượt mức tiêu thụ thực tế của năm 2011. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng nên đòi hỏi số lượng NVL trong kho phải đảm bảo kịp thời trong quá trình sản xuất nên số lượng NVL tồn kho năm 2012 tăng hơn so với năm trước.
Năm 2013 là một năm đầy khó khăn đối với Công ty từ tháng 10/2013 Holcim & Vicem chính thức sử dụng 100% bao dán đáy vuông, thị phần của SADICO đột ngột bị thu hẹp do sự thay đổi về về kiểu dáng làm cho sản lượng tiêu thụ giảm 40%. Vì vậy NVL tồn kho giảm hơn so với năm 2012. Năm 2013 tổng số lượng NVL tồn kho giảm hơn so với năm 2012 cụ thể năm 2013 NVL chính tồn kho là 1.027.435,2kg giảm 142.208,8kg tức là giảm 12,16%, số lượng tồn kho của NVL phụ cũng giảm hơn so với năm trước 86.259,5kg tương đương 16,37%. Sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ bao ximăng giảm hơn so với những năm trước đó nên Công ty có chính sách thu mua và dự trữ giảm hơn so với năm 2012 nên dẫn đến tình hình NVL tồn kho giảm.
Tuy nhiên năm 2013 tình hình giá của NVL trên thị trường có nhiều biến động, giá của một số loại NVL chính như các loại hạt hạt tạo sợi tăng hơn 3000đ/Kg, và một số loại NVL phụ như chỉ cotton giảm gần 500đ/Kg,…đều đó cho thấy giá NVL trên thị trường có nhiều biến động biến động tăng giảm. Đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu thụ sản phẩm và củng cố thị phần trên thị trường công ty vẫn duy trì số lượng tồn kho của NVL một cách hợp lý để sử dụng có hiệu quả và đạt mục đích tốt nhất.
Bảng 4.2 Số lượng tồn kho NVL của Công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Kg Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Nguyên vật liệu chính 1.062.714,0 1.169.644,0 1.027.435,2 106.930 10,06 (142.208,8) (12,16)
Nguyên vậy liệu phụ 224.391,6 526.791,6 440.532,1 302.400 134,76 (86.259,5) (16,37)
Tổng cộng 1.287.105,6 1.696.435,6 1.467.967,3 409.330 31,80 (228.468,3) (13,47)
Bảng 4.3 Tình hình thiêu thụ sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: bao
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014
Sản lượng tiêu thụ 27.530.484 26.824.557
Tổng cộng 27.530.484 26.824.557
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Bảng 4.3 đã thể hiện tình hình biến động của sản lượng tiêu thụ bao bì ximăng của Công ty qua giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, vào năm 2013 sản lượng 6 tháng đầu năm đạt 27.530.484 bao. Qua năm 2014 sản lượng này đã thay đổi và chỉ đạt được 26.824.557 bao giảm hơn so với 6 tháng đầu năm trước. Để đáp ứng được tình hình sản xuất cũng như dự báo việc sử dụng hợp lý NVL Công ty đã có chính sách thu mua và dự trữ thích hợp như sau:
Tình hình NVL tồn kho trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng có nhiều biến động nên Ban Giám đốc Công ty quyết định có chính sách thu mua NVL và dự trữ NVL hợp lý.
Bảng 4.4 Số lượng tồn kho NVL của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: kg Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Nguyên vật liệu chính 943.015.6 987.928 44.912.4 4.76 Nguyên vật liệu phụ 259.237.1 385.644 126.406.9 48.76 Tổng cộng 1.202.252.7 1.373.572 171.319.3 14.25 (Nguồn: Phòng Kế Toán)
Qua bảng 4.4 ta thấy tình hình tồn kho của 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với năm 2013. Cụ thể NVL chính tồn kho trong 6 tháng đầu năm 2013 là 943.015,6kg sang năm 2014 là 987.928kg cao hơn 44.912,4kg tương đương 4,76% so với 6 tháng đầu năm 2013. Tình hình NVL phụ cũng có chuyển biến 6 tháng đầu năm 2014 số lượng tồn kho cũng tăng hơn so với năm trước tăng 126.406,9kg tức là tăng 48,76%.
Điều này cho thấy rằng dự báo năm 2014 sẽ là năm đầy khởi sắc đối với Công ty, theo kế hoạch đã đề ra thì sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ
vững các thị phần cũ tranh giành các thị trường mới và tranh thủ tăng trưởng các thị trường tiềm năng. Vì vậy để đáp ứng sự cung cầu của thị trường nên Công ty đã có những chính sách thu mua dự trữ NVL làm cho khối lượng tồn kho của 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhiều hơn so với năm 6 tháng đầu năm 2013.
b) Theo giá trị nguyên vật liệu
Nhìn chung năm 2013 do khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm qua làm cho nền kinh tế gặp nhiều bất ổn. Ngành bao bì xi măng nói riêng cũng gặp không ít khó khăn. Có nhiếu doanh nghiệp giải thể hoặc hoạt động cầm chừng do giá ngyên liệu hạt nhựa tăng lên rất nhanh, trong vòng 1 năm giá tăng lên 10% (tương đương 3 triệu đồng/tấn). Bên cạnh đó sự ra đời của 2 nhà máy bao bì hiện đại ADSTAR đã làm thay đổi lớn thị phần của các nhà máy bao bì còn lại.
Bảng 4.5 cung cấp cho chúng ta thấy tình hình biến động giá bình quân của NVL chính và NVL phụ qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Nhìn chung giá NVL chính và NVL phụ đều có sự thay đổi qua các năm. Điều đó cho thấy Công ty nên có chính sách dự trữ thích hợp để tránh việc tăng và giảm giá sẽ ảnh hưởng phần nào đến việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng bao bì của Công ty.
Bảng 4.5 Giá bình quân của nguyên vật liệu qua 3 năm 2011-2013
Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Nguyên vật liệu chính 22.118,92 20.241,67 17.131,97 Nguyên vật liệu phụ 12.421,29 8.661,58 27.263,58 Tổng cộng 20.428,26 16.645,72 20.172,43 (Nguồn: Phòng Kế Toán)
Bảng 4.6 trang 60 đã chỉ ra rằng tổng giá trị tồn kho của NVL qua 3 năm đều có xu hướng tăng mặc dù tổng khối lượng tồn kho qua 3 năm (2011-2013) có biến động, tổng khối lượng tăng lên vào năm 2012 nhưng lại giảm đi vào năm 2013. Năm 2012 tổng giá trị tồn kho của NVL là 28.238,39 triệu đồng tăng 1.945.07 triệu đồng tương đương 7.4% so với tổng giá trị tồn kho của năm 2011. Sang năm 2013 tổng giá trị tồn kho NVL là 29.612,47 triệu đồng tăng 1.374,08 triệu đồng tức là tăng 4.87% so với năm 2012.
Từ năm 2011 đến năm 2012 giá trị tồn kho của NVL chính không có nhiều biến động năm 2012 tăng 169,3 triệu đồng so với năm 2011. Nhưng
năm 2013 giá trị tồn kho của NVL chính lại đột ngột giảm hơn so với năm trước đó. Vào năm 2013 giá trị tồn kho của NVL chính là 17.601,99 triệu đồng giảm 6.073,56 triệu đồng tương đương 25.65%. Ta thấy giá bình quân của NVL nhìn chung đều giảm qua các năm tuy nhiên một số loại hạt nhựa nhập khẩu lại tăng giá đột biến từ năm 2013. Năm 2013 Công ty dự báo giá một số loại nguyên vật liệu chính như hạt nhựa tăng lên 10% nên nhiệm vụ hàng đầu là kiểm soát chi phí giảm giá trị tồn kho và cả về số lượng của NVL chính này để chờ giá dao động sẽ có chính sách thu mua phù hợp.
Khác với NVL chính giá trị tồn kho của NVL phụ lại tăng qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2011 giá trị NVL phụ là 2.787,23 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 1.775,61 triệu đồng tương đương 63,70%. Qua năm 2013 giá trị NVL phụ tăng đột biến cụ thể giá trị NVL phụ là 12.010,48 triệu đồng tăng 7.447,68 triệu đồng tương đương 163,22% so với năm 2012. Nguyên nhân là do giá một số loại phụ gia, mực in vào năm 2012 giảm hơn so với năm trước nắm bắt thời cơ giá nguyên vật liệu phụ biến động nên công ty có chính sách thu mua dự trữ để giảm bớt chi phí sản xuất. Tuy nhiên dự báo trước tình hình một số loại NVL phụ sẽ tăng giá đáng kể vào năm 2013 nên Ban Giám Đốc Công ty đã có chính sách thu mua dự trữ thích hợp điều đó đã làm cho giá trị NVL phụ của Công ty năm 2013 tăng lên đáng kể.
Bên cạnh việc giá của các loại NVL chính và NVL phụ tăng giảm ta còn phải kể đến giá trị tồn kho NVL phụ thuộc một phần vào việc lựa chọn nhà cung cấp và chất lượng của NVL. Cụ thể Công ty đã lựa chọn nhà cung cấp có uy tính cung cấp các loại NVL với chất lượng cao mà giá lại thấp hơn các nhà cung cấp khác trong cùng ngành. Thêm vào đó giá thành sản xuất của các loại bao ngày càng là gánh nặng và khó khăn thêm đối với Công ty trong khi giá bán 3 năm qua từ tháng 10/2011 đến nay SADICO vẫn giữ nguyên không thay đổi và cũng như không có cơ hội được tăng giá. Việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín đảm bảo chất lượng NVL với giá cả hợp lý sẽ giúp khắc phục được một phần những khó khăn.
=> Việc lựa chọn, quản lý và kiểm soát giá trị tồn kho của NVL như trên đã tiết kiệm được một phần chi phí sản xuất và giúp phần nào khắc phục những khó khăn trước mắt đối với Công ty.
Bảng 4.6 Giá trị tồn kho NVL của Công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Nguyên vật liệu chính 23.506,09 23.675,55 17.601,99 169,46 0,72 (6.073,56) (25,65)
Nguyên vậy liệu phụ 2.787,23 4.562,84 12.010,48 1.775,61 63,70 7.447,64 163,22
Tổng cộng 26.293,32 28.238,39 29.612,47 1.945,07 7,40 1.374,08 4,87
Từ bảng số liệu 4.7 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 giá bình quân của nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ đều biến động. Giá bình quân nguyên vật liệu chính vào 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên giá NVL phụ lại có xu hướng tăng so với năm trước, điều này đã ảnh hưởng đến giá trị tồn kho của NVL.
Bảng 4.7 Giá bình quân của nguyên vật liệu giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014
Nguyên vật liệu chính 27.562,42 22.310,11
Nguyên vật liệu phụ 16.056,32 16.894,56
Tổng cộng 25.081,40 20.796,92
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Tình hình tồn kho của NVL 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cũng có nhiều biến động. Tổng giá trị tồn kho của NVL 6 tháng đầu năm 2013 là 30.154,18 triệu đồng, sang năm 2014 giá trị tồn kho của NVL 6 tháng đầu năm 2014 giảm 1.598,11 triệu đồng tương đương 5.3%.
Bảng 4.8 Giá trị tồn kho NVL của Công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ (%) Nguyên vật liệu chính 25.991,79 22.040,79 (3.951,00) (15.20) Nguyên vật liệu phụ 4.162,39 6.515,29 2.352,89 56.53 Tổng cộng 30.154,18 28.556,07 (1.598,11) (5.30) (Nguồn: Phòng Kế Toán)
Qua bảng 4.8 cho ta thấy giá trị tồn kho của NVL chính 6 tháng đầu năm 2014 có sự giảm sút hơn so với 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 là 22.040,79 triệu đồng giảm 3.951 triệu đồng tương đương 15,2% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do giá một số loại NVL chính vào 6 tháng đầu năm 2014 giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 và Công ty đã dự báo năm 2014 nguyên vật liệu hạt nhựa có mứa giá cao hơn năm trước. Ngoài ra , từ
2015 là 2%, năm 2016 là 3%. Vì vậy để tiết kiệm chi phí trong quá trình sản