PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần sadico cần thơ (Trang 28)

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp: đề tài sử dụng số liệu và một số thông tin sơ cấp bằng

phương pháp quan sát, ghi chép và trao đổi trực tiếp với kế toán trưởng và các nhân viên kế toán tại phòng kế toán của công ty. Các chứng từ kế toán được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán của công ty.

- Số liệu thứ cấp: số liệu đề tài dùng để phân tích là số liệu thứ cấp thông

qua phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch của Công ty như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu, bảng kê,…

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.3.2.1 Phương pháp kế toán

Theo Phan Đức Dũng (2008, Nguyên lý kế toán, trang 48-51) “để thực

hiện chức năng của mình, kế toán đã sử dụng một hệ thống bao gồm nhiều phương pháp: phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép, phương pháp kiểm kê tài sản, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp – cân đối.

- Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp thu thập thông tin và

kiểm tra sự phát sinh, hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã xảy ra và thực sự hoàn thành, kế toán phải sử dụng chứng từ để thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nhập xuất kho vật liệu, thu chi tiền mặt, thanh toán tiền hàng, thanh toán nợ khách hàng, thu tiền khách hàng, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết,… làm cơ sở cho việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, làm căn cứ ghi sổ kế toán để đảm bảo số liệu kế toán cung cấp trung thực và đáng tin cậy, nghĩa là không có sai sót trọng yếu.

- Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép: là phương pháp so sánh

thông tin và kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mối tương quan tác động qua lại giữa các đối tượng này. Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép sẽ giúp cho kế toán dễ dàng phân loại thông tin trên chứng từ kế toán và phản ánh một cách có hệ thống vào hệ thống sổ sách kế toán được mở dưới hình thức các tài khoản kế toán để theo dõi cho từng đối tượng kế toán.

- Phương pháp kiểm kê tài sản: là phương pháp nhằm tiến hành kiểm tra

thực tế thông qua việc cân đong, đo đếm, kiểm nhận đối chiếu nhằm xác định số lượng và giá trị có thật của tài sản tại đơn vị. Kiểm kê là công tác thường

những trường hợp đột xuất cần thiết phải kiểm kê như khi doanh nghiệp chia tách, sáp nhập, cổ phần hóa, hay khi thay đổi chủ sở hữu,…

- Phương pháp tính giá: là phương pháp kế toán để biểu hiện các đối

tượng kế toán dưới hình thái giá trị. Tính giá các đối tượng kế toán tức là dùng thước đo giá trị để đo lường và đánh giá tài sản như nguyên vật liệu, tài sản cố định, hàng hóa, thành phẩm,… Hình thức biểu hiện bên ngoài của phương pháp tính giá là các sổ sách kế toán, bảng phân bổ chi phí khấu hao, bảng tổng hợp vật tư xuất dùng, bảng tính giá thành sản phẩm,…

- Phương pháp tổng hợp – cân đối: là phương pháp đánh giá khái quát

tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kì nhất định. Kế toán áp dụng phương pháp này để sang lọc, lựa chọn, liên kết những thông tin riêng lẻ từ sổ sách kế toán theo các quan hệ cân đối của các đối tượng kế toán để hình thành nên những thông tin tổng quát nhất về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

3.1.1 Khái quát sơ lược về công ty

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ.

- Tên giao dịch đối ngoại: SADICO CANTHO JOINT STOCK CORPORATION.

- Tên viết tắt: SADICO Cần Thơ.

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần. - Vốn điều lệ: 64.999.970.000 đồng.

- Chủ sở hữu:

+ Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) – 51% vốn góp.

+ 49% vốn góp còn lại do các cổ đông khác đóng góp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trụ sở: Số 366E, Cách mạng tháng tám, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.

- Điện thoại: (0710) 3821885 - 3815108 - 3884919. Fax: (0710) 3821141.

- Email: sadicocantho@hcm.vnn.vn.Website:www.SADICO.com.vn. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000320 ngày 27/6/2007.

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

SADICO CẦN THƠ, tiền thân là Cty Sản Xuất - Kinh Doanh VLXD Cần Thơ thành lập ngày 18/04/1988, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP Cần Thơ (bao gồm NM xi măng Phước Thới - nay là Cty CP xi măng Cần Thơ)

- 1991 thành lập đơn vị thành viên: Nhà máy sản xuất bao bì PP. - 1997 thành lập đơn vị thành viên: Nhà máy sản xuất bao bì PP 2.

- 1999 thành lập đơn vị thành viên: Công ty liên doanh Hà tiên 2 - Cần Thơ -nay là công ty cổ phần xi măng Tây Đô.

- Năm 2000-2001 công ty nhận Bằng Khen Lao Động Hạng 2 & Cờ Thi Đua của Thủ Tướng Chính Phủ về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD thời kỳ đổi mới.

- Năm 2002 công ty nhận Huân chương Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới - Chủ tịch nước phong tặng.

- Ngày 28/9/2006: SADICO được tổ chức quốc tế QMS công nhận hợp chuẩn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

- Ngày 29/12/2006: Quyết định số 2895/QĐ.UBT của Ủy Ban Nhân Dân TP Cần Thơ về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Sản xuất - Kinh doanh vật liệu xây dựng thành phố Cần Thơ thành Công ty Cổ phần.

- Ngày 01/07/2007: SADICO chính thức hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần với tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ.

- Ngày 22/12/2009 lên sàn giao dịch Hà nội với Mã chứng khoán SDG ,vốn điều lệ 50 tỷ đồng.

- Ngày 28/ 9/2010 SADICO Cần Thơ nâng vốn điều lệ lên 65 tỷ đồng. - Năm 2010 được thủ tướng chính phủ khen tặng”Gỉai thưởng chất lượng quốc gia năm 2010”.

- Năm 2010 với sản phẩm mới bao xi măng”thân thiện môi trường”của công ty được viện sở hữu trí tuệ VN trao tặng “TOP 100 SẢN PHẨM VÀNG THỜI HỘI NHẬP”.

- 10/2011 được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam kết hợp tạp chí Thương hiệu Việt trao cúp vàng top ten Thương hiệu Việt-ứng dụng khoa học công nghệ năm 2011.

- 5/12/2011 được hội đồng Viện Doanh Nghiệp Việt Nam trao giải Thương hiệu uy tín 2011.

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính

- Sản xuất xi măng, các sản phẩm từ xi măng và vỏ bao đựng xi măng, kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác. Đầu tư kinh doanh bất động sản.

- Hoạt động kinh tế đối ngoại qua hình thức đầu tư tài chính, liên doanh, liên kết với các Công ty khác.

3.2.2 Sản phẩm, dịch vụ

- Kinh doanh các loại vỏ bao xi măng như bao PP một lớp, PP hai lớp, bao PK, KPK, KP, bao gạo, ….

- Kinh doanh cuộn PP các loại.

- Cho thuê nhà xưởng sản xuất.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

3.3.2.1 Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần SADICO Cần Thơ. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư. Bầu, miễn - bãi nhiệm thành viên Hội đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

P.TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH P.ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.KẾ HOẠCH KINH DOANH P.KỸ THUẬT KCS P.VẬT PHÂN XƯỞNG ĐIỆN PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức (Nguồn: www.sadico.com.vn)

3.3.2.2 Hội đồng quản trị

Cơ cấu tổ chức hiện nay đứng đầu là Hội đồng quản trị định ra phương hướng hoạt động của Công ty bằng các nghị quyết Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ủy ban Nhân dân, sở Tài chính Thành phố, các cổ đông góp vốn về việc sử dụng nguồn vốn vào mục đích kinh doanh bảo đảm tạo được hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty, quy hoạch đào tạo lao động, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.

3.3.2.3 Ban kiểm soát

Ban Kiểm Soát giám sát việc thực hiện của Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của Công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội Đồng Quản Trị.

3.3.2.4 Ban Giám đốc

Ban Giám đốc sẽ thực thi các nghị quyết của Hội đồng quản trị bằng cách điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo phương hướng hoạt động đã được Hội đồng quản trị quyết định.

Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương phù hợp với các quy định nhà nước.

Quyết định phương thức kinh doanh, khung giá hoặc giá mua, giá bán hàng hóa và phù hợp với những quy định của nhà nước về thị trường. Kiểm tra các đơn vị trực thuộc việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phương thức kinh doanh, tài sản, hàng hóa tiền vốn của Công ty. Là chủ tài khoản ngân hàng, là người duy nhất ký các phiếu chi tài chính trong Công ty.

3.3.2.5 Phòng Tổ chức hành chánh

Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc điều hành, quản lý lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và quản lý hành chính.

Làm tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân lao động.

3.3.2.6 Phòng Đầu tư tài chính

Thực hiện xây dựng và lập định hướng kế hoạch hoạt động và hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết theo định hướng của Công ty.

3.3.2.7 Phòng Kế toán tài chính

Mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn Công ty, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản, nguồn vốn.

Định kỳ hàng quý và khi kết thúc năm tài chính Kế Toán Trưởng phải tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có, xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân để xử lý trách nhiệm, đồng thời làm căn cứ lập báo cáo tài chính của Công ty.

3.3.2.8 Phòng Kế hoạch kinh doanh

Là bộ phận tham mưu chủ đạo cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị về công tác kinh doanh trong đơn vị, từ đầu năm phải xây dựng kế hoạch mua vào – bán ra và tồn kho cho hợp lý để đảm bảo hàng hóa kinh doanh và phục vụ theo chức năng kinh doanh của Công ty. Khai thác các nguồn hàng và tạo ra những kênh phân phối hợp lý để tiêu thụ hàng hóa đã khai thác.

3.3.2.9 Phòng KCS – Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, thỏa mãn những cam kết về chất lượng sản phẩm đã ký kết với khách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về bộ máy và thực hiện nội dung công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty theo chỉ thị của Ban Giám đốc.

3.3.2.10 Phòng vật tư

Làm nhiệm vụ tổ chức thu mua, vận chuyển vật tư cho các Phân xưởng sản xuất, Phân xưởng cơ điện, Phòng KCS, …

3.3.2.11 Phân xưởng sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, theo dõi và vận hành dây chuyền công nghệ, kiểm tra bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về chất lượng, mẫu mã, quy cách sản phẩm. Tham mưu và báo cáo kịp thời những hư hỏng của dây chuyền công nghệ để các ban có chức trách đưa ra hướng khắc phục.

3.3.2.12 Phân xưởng cơ điện

Quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất của Công ty.

Tổ chức kiểm tra định kỳ để bảo trì, sửa chữa hoặc đề xuất mua sắm trang thiết bị phục sản xuất. Thực hiện việc điều phối máy móc giữa các xí nghiệp hoặc giữa các bộ phận khi có chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Mỗi công ty hay doanh nghiệp đều có bộ máy kế toán làm việc khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế. Phòng kế toán tại công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ đã áp dụng mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công việc hạch toán trong công ty từ hạch toán ban đầu, xử lý thông tin, lên sổ tổng hợp – chi tiết, đến lập báo cáo đều tiến hành tập trung tại phòng kế toán.

+ Quyền hạn và trách nhiệm:

Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.

Kế toán công nợ: Phản ánh tình hình tăng giảm các tài khoản công nợ phải thu, phải trả theo từng chi tiết đơn vị và cá nhân. Sử dụng sổ chi tiết để phản ánh, lập kế hoạch đôn đốc và thu hồi các khoản nợ đến hạn thanh toán.

Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình tăng giảm các khoản tiền vay, tiền gửi, lập các ủy nhiệm chi thanh toán các khoản tiền liên quan đến công ty.

KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán kho Kế toán thuế Thủ quỹ

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ

Kế toán thuế: Kiểm tra đối chiếu các hóa đơn GTGT, trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh, lập báo cáo tổng hợp thuế, theo dõi tình hình nộp, tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của công ty.

Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho cả về mặt số lượng và mặt giá trị vào các sổ sách. Lập các chứng từ nhập xuất kho, lập các báo cáo, kiểm soát việc nhập xuất và tồn kho.

Thủ quỷ: Thực hiện kiểm tra theo dõi các phiếu thu, phiếu chi nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty, bảo quản tiền tồn quỹ và thực hiện thu chi các khoản liên quan đến hoạt động của công ty.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

3.4.2.1 Chế độ kế toán tại công ty

Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp theo hình thức kế toán tập trung. Công việc kế toán của công ty được tập trung giải quyết toàn bộ ở phòng kế toán của công ty. Hàng ngày tập hợp số liệu ở các kho và phân xưởng sản xuất sau đó chuyển lên phòng kế toán.

 Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành

Một phần của tài liệu đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần sadico cần thơ (Trang 28)