0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ (Trang 31 -31 )

3.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính

- Sản xuất xi măng, các sản phẩm từ xi măng và vỏ bao đựng xi măng, kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác. Đầu tư kinh doanh bất động sản.

- Hoạt động kinh tế đối ngoại qua hình thức đầu tư tài chính, liên doanh, liên kết với các Công ty khác.

3.2.2 Sản phẩm, dịch vụ

- Kinh doanh các loại vỏ bao xi măng như bao PP một lớp, PP hai lớp, bao PK, KPK, KP, bao gạo, ….

- Kinh doanh cuộn PP các loại.

- Cho thuê nhà xưởng sản xuất.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

3.3.2.1 Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần SADICO Cần Thơ. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư. Bầu, miễn - bãi nhiệm thành viên Hội đồng

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

P.TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH P.ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.KẾ HOẠCH KINH DOANH P.KỸ THUẬT KCS P.VẬT PHÂN XƯỞNG ĐIỆN PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức (Nguồn: www.sadico.com.vn)

3.3.2.2 Hội đồng quản trị

Cơ cấu tổ chức hiện nay đứng đầu là Hội đồng quản trị định ra phương hướng hoạt động của Công ty bằng các nghị quyết Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ủy ban Nhân dân, sở Tài chính Thành phố, các cổ đông góp vốn về việc sử dụng nguồn vốn vào mục đích kinh doanh bảo đảm tạo được hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty, quy hoạch đào tạo lao động, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.

3.3.2.3 Ban kiểm soát

Ban Kiểm Soát giám sát việc thực hiện của Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của Công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội Đồng Quản Trị.

3.3.2.4 Ban Giám đốc

Ban Giám đốc sẽ thực thi các nghị quyết của Hội đồng quản trị bằng cách điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo phương hướng hoạt động đã được Hội đồng quản trị quyết định.

Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương phù hợp với các quy định nhà nước.

Quyết định phương thức kinh doanh, khung giá hoặc giá mua, giá bán hàng hóa và phù hợp với những quy định của nhà nước về thị trường. Kiểm tra các đơn vị trực thuộc việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phương thức kinh doanh, tài sản, hàng hóa tiền vốn của Công ty. Là chủ tài khoản ngân hàng, là người duy nhất ký các phiếu chi tài chính trong Công ty.

3.3.2.5 Phòng Tổ chức hành chánh

Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc điều hành, quản lý lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và quản lý hành chính.

Làm tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân lao động.

3.3.2.6 Phòng Đầu tư tài chính

Thực hiện xây dựng và lập định hướng kế hoạch hoạt động và hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết theo định hướng của Công ty.

3.3.2.7 Phòng Kế toán tài chính

Mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn Công ty, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản, nguồn vốn.

Định kỳ hàng quý và khi kết thúc năm tài chính Kế Toán Trưởng phải tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có, xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân để xử lý trách nhiệm, đồng thời làm căn cứ lập báo cáo tài chính của Công ty.

3.3.2.8 Phòng Kế hoạch kinh doanh

Là bộ phận tham mưu chủ đạo cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị về công tác kinh doanh trong đơn vị, từ đầu năm phải xây dựng kế hoạch mua vào – bán ra và tồn kho cho hợp lý để đảm bảo hàng hóa kinh doanh và phục vụ theo chức năng kinh doanh của Công ty. Khai thác các nguồn hàng và tạo ra những kênh phân phối hợp lý để tiêu thụ hàng hóa đã khai thác.

3.3.2.9 Phòng KCS – Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, thỏa mãn những cam kết về chất lượng sản phẩm đã ký kết với khách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về bộ máy và thực hiện nội dung công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty theo chỉ thị của Ban Giám đốc.

3.3.2.10 Phòng vật tư

Làm nhiệm vụ tổ chức thu mua, vận chuyển vật tư cho các Phân xưởng sản xuất, Phân xưởng cơ điện, Phòng KCS, …

3.3.2.11 Phân xưởng sản xuất

Là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, theo dõi và vận hành dây chuyền công nghệ, kiểm tra bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về chất lượng, mẫu mã, quy cách sản phẩm. Tham mưu và báo cáo kịp thời những hư hỏng của dây chuyền công nghệ để các ban có chức trách đưa ra hướng khắc phục.

3.3.2.12 Phân xưởng cơ điện

Quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất của Công ty.

Tổ chức kiểm tra định kỳ để bảo trì, sửa chữa hoặc đề xuất mua sắm trang thiết bị phục sản xuất. Thực hiện việc điều phối máy móc giữa các xí nghiệp hoặc giữa các bộ phận khi có chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức

Mỗi công ty hay doanh nghiệp đều có bộ máy kế toán làm việc khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế. Phòng kế toán tại công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ đã áp dụng mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công việc hạch toán trong công ty từ hạch toán ban đầu, xử lý thông tin, lên sổ tổng hợp – chi tiết, đến lập báo cáo đều tiến hành tập trung tại phòng kế toán.

+ Quyền hạn và trách nhiệm:

Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.

Kế toán công nợ: Phản ánh tình hình tăng giảm các tài khoản công nợ phải thu, phải trả theo từng chi tiết đơn vị và cá nhân. Sử dụng sổ chi tiết để phản ánh, lập kế hoạch đôn đốc và thu hồi các khoản nợ đến hạn thanh toán.

Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình tăng giảm các khoản tiền vay, tiền gửi, lập các ủy nhiệm chi thanh toán các khoản tiền liên quan đến công ty.

KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán kho Kế toán thuế Thủ quỹ

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ

Kế toán thuế: Kiểm tra đối chiếu các hóa đơn GTGT, trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh, lập báo cáo tổng hợp thuế, theo dõi tình hình nộp, tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của công ty.

Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho cả về mặt số lượng và mặt giá trị vào các sổ sách. Lập các chứng từ nhập xuất kho, lập các báo cáo, kiểm soát việc nhập xuất và tồn kho.

Thủ quỷ: Thực hiện kiểm tra theo dõi các phiếu thu, phiếu chi nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty, bảo quản tiền tồn quỹ và thực hiện thu chi các khoản liên quan đến hoạt động của công ty.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

3.4.2.1 Chế độ kế toán tại công ty

Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp theo hình thức kế toán tập trung. Công việc kế toán của công ty được tập trung giải quyết toàn bộ ở phòng kế toán của công ty. Hàng ngày tập hợp số liệu ở các kho và phân xưởng sản xuất sau đó chuyển lên phòng kế toán.

 Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài Chính.

 Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).  Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ thuế.

3.4.2.2 Hình thức kế toán tại công ty

Ghi chú:

Ghi hàng ngày.

Ghi cuối tháng. Quan hệ đối chiếu.

Trình tự ghi sổ như sau:

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung để ghi sổ Cái. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ Cái và lấy số liệu của sổ Cái ghi vào bảng cân đối số phát sinh các tài khoản tổng hợp.

Sổ Nhật ký

đặt biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

BÁO CÁO TÀI

CHÍNH

Bảng cân đối

số phát sinh

Chứng từ gốc

SỔ CÁI

Bảng tổng

hợp chi tiết

Số, thẻ kế

toán chi tiết

Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán theo hình thức nhật ký chung.

- Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu, bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các bảng kế toán khác.

Quan hệ đối chiếu kiểm tra dùng để kiểm tra Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng Cân đối tài khoản phải bằng với Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng Tổng hợp chi tiết.

3.4.3 Phương pháp kế toán

Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là một trong hai bộ phận trong khoản mục hàng tồn kho. Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo giá gốc và được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Theo Trần Quốc Dũng (2011, Bài giảng kế toán tài chính 1, trang 25)

“phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh một cách thường xuyên , liên tục, có hệ thống tình hình nhâp, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.” Giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ngay ở bất cứ thời điểm nào trong kì kế toán.

3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

SADICO Cần Thơ là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong nước sản xuất bao bì xi măng PP để thay thế hàng nhập khẩu. SADICO đã từng bước vươn lên trong sản xuất và đã được cổ phần hóa theo phương án tái cơ cấu do Công ty mua bán nợ và tài sản tồn động của doanh nghiệp (DATC) thực hiện. Từ đó công ty đã có những chuyển biến và thay đổi bất ngờ không những phát triển ổn định đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty mà còn thanh toán được nợ, tạo nhiều công ăn việc làm với thu nhập ngày càng cao cho người lao động tăng nguồn thu cho ngân sách góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến đáng kể vượt bậc so với các năm trước đó. Cụ thể, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2013 sản lượng sản xuất đạt 56.293.324 sản phẩm, bằng 117,28% kế hoạch năm; sản lượng tiêu thụ đạt 56.062.971 sản phẩm, bằng 116,80% kế hoạch năm; tổng doanh thu 285 tỷ đồng, bằng 132,93% kế hoạch năm; tổng lợi nhuận sau thuế đạt 18,8 tỷ đồng, bằng 121,54% kế hoạch năm.

Với sự lãnh đạo sang suốt năng động và quyết đoán của ban lãnh đạo Công ty đã từng bước phát triển, đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm của công ty làm ra luôn đảm bảo chất lượng

và giá cả hợp lý. Thị trường tiêu thụ của công ty rất ổn định tạo được lòng tin đối với khách hàng.

- Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 có sự biến động tương đối lớn. Từ bảng 3.1 trang 31 ta có thể thấy rõ tình hình biến động cụ thể như sau:

Ta thấy rằng tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2011 là 279.942 triệu đồng, sang năm 2012 tăng 13.319 triệu đồng tăng 4,76% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì tổng doanh thu đạt 285.793 triệu đồng giảm 7.450 triệu đồng giảm tương đương 2.54% so với năm 2012. Do sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ giảm hơn so với năm 2012 nên tổng doanh thu 2013 giảm hơn so với năm 2012.

Giá vốn hàng bán năm 2011 là 249.124 triệu đồng, sang năm 2012 giá vốn hàng bán là 261.073 triệu đồng tăng 11.949 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 4,8% so với năm 2011. Sang năm 2013 giá vốn hàng bán là 259.690 triệu đồng giảm 1.383 triệu đồng tương ứng 0,53% so với năm 2012. Việc giá vốn hàng bán tăng giảm là do giá nguyên vật liệu có nhiều biến động. Ta thấy việc kiểm soát chi phí mua hàng hóa đầu vào của Công ty là chưa tốt, nhưng tình hình giá nguyên vật liệu trên thị trường biến động nên việc giá vốn của Công ty tăng giảm là điều khó tránh khỏi trong điều kiện nền kinh tế có nhiều chuyển biến như hiện nay.

Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty bao gồm các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, các khoản thu nhập từ cổ tức và đầu tư cổ phiếu của Công ty. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 11.600 triệu đồng giảm 3.458 triệu đồng tương ứng 22,96% so với năm 2011. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 giảm 3.585 triệu đồng tương ứng 30,91% so với năm 2012.

Chi phí tài chính giảm đều qua các năm cụ thể năm 2011 chi phí tài chính là 11.514 triệu đồng, qua năm 2012 giảm 4.058 triệu đồng tương ứng 35,24%. Năm 2013 chi phí tài là 3.743 triệu đồng giảm 3,713 triệu đồng tương ứng 49,8% so với năm 2012.

Chi phí bán hàng năm 2012 là 2.898 triệu đồng tăng 148 triệu đồng tức tăng 5,38% so với năm 2011, năm 2013 tăng 195 triệu đồng tương đương 6,73% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là do chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, đẩy mạnh việc quảng cáo,…

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 5.033 triệu đồng, tức tăng 57,65% so với năm 2011, năm 2013 giảm 1.874 triệu đồng tương ứng 13,62%

so với năm 2012. Công ty đã sắp xếp lại bô phận nhân sự, tiết kiệm được một phần chi phí mua văn phòng phẩm,…

Chi phí khác có xu hướng tăng qua các năm, năm 2012 là 2.116 triệu đồng tăng 1.073 triệu đồng tương đương 102,88% so với năm 2011. Năm 2013 chi phí khác tăng rất cao cụ thể năm 2013 tăng 9.250 triệu đồng tương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SADICO CẦN THƠ (Trang 31 -31 )

×