Phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác tiềm năng của doanh nghiệp, là cơ sở đề ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN LƯ THỦY TIÊN
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NHÀN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN LƯ THỦY TIÊN MSSV: LT11256
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NHÀN
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Được sự giới của Trường Đại Học Cần Thơ cùng sự chấp nhận của Doanh
nghiệp tư nhân Thanh Nhàn Sau hơn 2 tháng thực tập tại Doanh nghiệp, cùng
với những kiến thức đã học tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Phân tích mối liên hệ giữa Chi phí – Khối lượng – tại Doanh nghiệp tư nhân
Thanh Nhàn” Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và cơ quan thực tập Và nhất là sự
hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của Cô Hồ Hữu Phương Chi trong suốt thời gian
tôi thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh, cùng toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong hai năm học vừa qua
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Hồ Hữu Phương Chi, người đã hướng dẫn và
đóng góp giúp tôi hoàn thành đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô (Chú), Anh (Chị) ở phòng kế toán của
Doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhàn đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp số liệu
trong quá trình tôi thực tập tại Doanh nghiệp
Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực
tiễn nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong
được sự góp ý của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và ngày càng
thành công trong công tác giảng dạy Kính chúc Doanh nghiệp tư nhân Thanh
Nhàn phát triển hơn nữa trong tương lai
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lư Thủy Tiên
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lƣ Thủy Tiên
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi họ tên)
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi họ tên)
Trang 8MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi về không gian 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận 4
2.1.2 Mục tiêu phân tích mô hình C – V – P 4
2.1.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí 5
2.1.4 Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử của chi phí 6
2.1.5 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí 10
2.1.6 Những khái niệm ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận 10
2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn 14
2.1.8 Hạn chế mô hình C – V – P 28
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 20
2.2.2 Phương pháp phân tích 20
Trang 9CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN THANH NHÀN 21
3.1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NHÀN 21
3.1.1 Sơ lược về Doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhàn 21
3.1.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghệp 21
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 22
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 22
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp 23
3.2.3 Chính sách kế toán 23
3.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 24
3.3.1 Chỉ tiêu doanh thu 26
3.3.2 Chỉ tiêu chi phí 26
3.3.3 Chỉ tiêu lợi nhuận 26
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI 27
3.4.1 Thuận lợi 27
3.4.2 Khó khăn 27
3.4.3 Phương hướng phát triển 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NHÀN 28
4.1 PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CĂN CỨ ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ 28
4.1.1 Căn cứ ứng xử của chi phí 28
4.1.2 Chi phí nguyên vật liệu 29
4.1.3 Chi phí nhân công trực tiếp 29
4.1.4 Chi phí sản xuất chung 30
4.1.5 Chi phí bán hàng 32
4.1.6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 32
4.1.7 Tổng hợp chi phí 33
Trang 104.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI
NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NHÀN 34
4.2.1 Số dư đảm phí 34
4.2.2 Đòn bẩy kinh doanh 36
4.2.3 Phân tích điểm hòa vốn 37
4.2.4 Đồ thị hòa vốn 39
4.2.5 Doanh thu hòa vốn và sản lượng tiêu thụ năm 2012 41
4.3 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MÔ HÌNH C – V – P TRONG LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH 41
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NHÀN 43
5.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA 3 LOẠI SẢN PHẨM QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 43
5.2 ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO DOANH NGHIỆP 43
5.2.1 Tăng và giảm chi phí 44
5.2.2 Đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, xây dựng thêm nhà xưởng 44
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
6.1 KẾT LUẬN 45
6.2 KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 11DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí 6
Bảng 2.2 Báo cáo thu nhập dạng tổng quát 13
Bảng 2.3 Mối liên hệ chi phí, doanh thu, lợi nhuận 18
Bảng 3.1 Báo cáo KQ HĐKD năm 2010, 2011, 2012 30
Bảng 4.1 Căn cứ ứng xử của 3 dòng sản phẩm 35
Bảng 4.2 Chi phí nguyên vật liệu năm 2012 35
Bảng 4.3 Chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 36
Bảng 4.4 Tổng hợp BP và ĐP SXC năm 2012 37
Bảng 4.5 Chi phí SXC năm 2012 38
Bảng 4.6 Tổng hợp BP và ĐP bán hàng năm 2012 38
Bảng 4.7 Định phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 39
Bảng 4.8 Tổng hợp BP và ĐP năm 2012 39
Bảng 4.9 Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí năm 2012 41
Bảng 4.10 Báo cáo KQKD theo từng dòng sản phẩm 42
Bảng 4.11 Tỷ lệ số dƣ đảm phí của từng dòng sản phẩm 42
Bảng 4.12 Đòn bẩy kinh doanh của 3 SP năm 2012 43
Bảng 4.13 Sản lƣợng hòa vốn của 3 SP năm 2012 44
Bảng 4.14 Doanh thu hòa vốn của 3 SP năm 2012 45
Bảng 4.15 Tỷ lệ hòa vốn của 3 SP năm 2012 45
Bảng 4.16 Doanh thu và sản lƣợng tiêu thụ năm 2012 48
Trang 12DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đồ thị biến phí 8
Hình 2.2 Đồ thị định phí 10
Hình 2.3 Đồ thị chi phí hỗn hợp năm 2012 12
Hình 2.4 Đồ thị độ lớn đòn bẩy kinh doanh 17
Hình 2.5 Đồ thị chi phí, khối lƣợng, lợi nhuận 20
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp 26
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán doanh nghiệp 27
Hình 3.3 Quy trình hạch toán hình thức nhật ký chung 28
Hình 4.1 Đồ thị hòa vốn của 3 sản phẩm 46
Trang 13DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN DỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, điều mà các doanh nghiệp luôn quan
tâm lo lắng là “ Làm sao để sản xuất ra được nhiều sản phẩm, chi phí bỏ ra thấp
mà có thể mang lại lợi nhuận cao?” Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thu về
lợi nhuận cao, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó
Các doanh nghiệp đang hoạt động trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế thị trường
và chịu sự tác động của nền kinh tế toàn cầu, quan trọng hơn hết Việt Nam đang
là thành viên chính thức trong Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và mới đây
nhất là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì bất kỳ một quyết
định sai lầm nào cũng sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt Do đó việc ra quyết
định một cách đúng đắng là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các
nhà quản trị sẽ tổ chức phối hợp, ra quyết định và kiểm tra mọi hoạt động của
doanh nghiệp, nhằm mục tiêu chỉ đạo hướng dẫn doanh nghiệp để đạt lợi nhuận
cao nhất bằng cách phân tích đánh giá và đề ra những dự án chiến lược trong
tương lai Phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một
công cụ kế hoạch hóa và quản lý hữu dụng Qua việc phân tích này các nhà quản
trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và
đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang
và sẽ làm giảm lợi nhuận ra sao Ngoài ra việc phân tích trên những số liệu mang
tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và
hoạch định kế hoạch trong tương lai Khối lượng sản phẩm tiêu thụ là yếu tố đầu
tiên tạo nên sự thay đổi của chi phí và gây nên hiệu ứng thay đổi của lợi nhuận
Phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng
trong việc khai thác tiềm năng của doanh nghiệp, là cơ sở đề ra các quyết định
như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng…Vì vậy
tác giả chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi
nhuận tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhàn” nhằm phân tích hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả hơn
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận của từng loại
sản phẩm thức ăn gia súc tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhàn Qua đó
đề xuất một số giải pháp giúp Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn
Trang 151.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhàn
Phân tích các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhận phát sinh tại Doanh
nghiệp
Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận về các
mặt hàng của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhàn
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho Doanh nghiệp tư
nhân Thanh Nhàn
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhàn Địa chỉ: Tổ 2,
ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 12/8/2013 đến 18/11/2013
Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến năm 2012
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích các yếu tố chi phí, khối lượng và sự thay đổi của 2
yếu tố này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của Doanh nghiệp như thế nào
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Qua tìm hiểu về các đề tài “ Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng –
lợi nhuận” bài viết có tham khảo một số tài liệu đã có kết quả nghiên cứu như
sau:
Trần Thị Hải (2004) nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối
lượng – Lợi nhuận Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang”, LVTN đại học, Đại
học An Giang Đề tài phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của
các xí nghiệp và nhà máy Châu Đốc qua phân tích điểm hòa vốn và lợi nhuận
mục tiêu, tác giả đã làm rõ mối tương quan giữa chi phí, khối lượng, và lợi
nhuận, từ đó tìm ra các biện pháp như: có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu
sản xuất, kiểm tra số lượng cũng như chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho, cải
tiến bảo quản, bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề, nghiên cứu dự báo
thị trường để có được chiến lược marketing hiệu quả Đây là những giải pháp
hữu ích được tác giả đề xuất nhằm cải thiện tình hình kinh doanh kém hiệu quả
hiện tại và phát triển lâu dài trong tương lai của doanh nghiệp
Trang 16Nguyễn Thị Kim Thoa (2011) nghiên cứu “ Phân tích mối quan hệ giữa
Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận tại Công ty TNHH HTV Hải Sản 404”
LVTN đại học, Đại học Cần Thơ Đề tài sử dụng phương pháp thống kê và tổng
hợp các khoản chi phí, khối lượng và doanh thu tiêu thụ Sau đó sử dụng phương
pháp so sánh để thấy được sự biến động của khối lượng chi phí, lợi nhuận tại
Công ty Kết quả thu được là thấy rõ sự biến động trong mối quan hệ khối lượng
– chi phí – lợi nhuận để tập trung vào sản xuất kinh doanh những mặt hàng mang
lại lợi nhuận cao và ổn định
Ưu điểm của đề tài trên là xác định được các chỉ tiêu để phân tích
mối quan hệ khối lượng - lợi nhuận, khối lượng - chi phí, chi phí – lợi nhuận Từ
kết quả phân tích tác giả đưa ra những ứng dụng giúp Công ty lựa chọn những
phương án kinh doanh hiệu quả trong tương lai
Nhược điểm là số liệu chưa thực sự xác thực, các con số tính toán
chưa thể hiện được sự chính xác và ý nghĩa trong phân tích mối quan hệ Khối
lượng – Chi phí – Lợi nhuận
Từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Nhàn Trên cơ sở
thực tập tại Doanh nghiệp này nên tác giả chọn đề tài phân tích mối liên hệ giữa
Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận để nghiên cứu
Trang 17“Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận (Cost – Volume
– Profit) là xem xét mối liên hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi
phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu chi phí xem xét sự ảnh hưởng của các
nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp”
Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận là phương pháp
đo lường hiệu quả làm việc của các phòng ban trong Doanh nghiệp, có ý nghĩa
quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời
nó đưa ra cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Doanh nghiệp và hướng
dẫn các nhà quản trị trong việc lựa chọn đề ra quyết định như: lựa chọn dây
chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những
điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có,…
2.1.2 Mục tiêu phân tích mô hình C – V – P
Mục đích của phân tích mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận
chính là phân tích kết cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ
kết cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, Doanh
nghiệp đưa ra kết cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất Đồng thời
mô hình C – V – P có thể đo lường hiệu quả các sự lựa chọn khác nhau như thay
đổi biến phí, định phí, thay đổi sản lượng, tăng (giảm) giá bán, thay đổi phương
thức hay chính sách hoạt động Mô hình C – V – P rất hữu ích trong việc giải
quyết các vấn đề về giá bán và doanh thu khi Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại
sản phẩm, hoặc muốn thêm hay loại đi một dòng sản phẩm, hoặc để quyết định
xem có nên chấp nhận đơn đặt hàng nữa hay không
“Để thực hiện phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận càn
thiết để nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp
thành biến phí, định phí để hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí đồng
thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.”
2.1.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố biến phí và
định phí, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí để lập ra một báo
Trang 18cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ
một kế hoạch nội bộ và là một công cụ để ra quyết định
Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí có dạng:
Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí
So sánh báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí (Kế toán quản trị) và
Báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài chính):
Kế toán quản trị Kế toán tài chính
Chi phí bất biến xx Chi phí kinh doanh xx
Điểm khác nhau giữa hai báo cáo là: Trong báo cáo của Kế toán tài chính thì
không xác định đƣợc điểm hòa vốn và không thể phân tích mối liên hệ chi phí,
doanh thu và lợi nhuận vì hình thức báo cáo của Kế toán tài chính nhằm mục
đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tƣợng bên ngoài,do đó
chúng ta biết rất ít về cách ứng xử của chi phí Ngƣợc lại báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh theo số dƣ đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị
nên ta có thể hiểu sâu thêm đƣợc về phân tích hòa vốn cũng nhƣ giải quyết mối
quan hệ chi phí, khối lƣợng, lợi nhuận
2.1.4 Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử của chi phí
Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động
điều tiết chi phí của nhà quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị phân loại chi phí
Trang 19theo cách ứng xử của chi phí, nghĩa là khi mức độ hoạt động biến động thì chi
phí sẽ biến động như thế nào? Khi mức độ hoạt động kinh doanh thay đổi, các
nhà quản trị cần phải thấy trước chi phí sẽ biến động như thế nào? Biến động bao
nhiêu và loại nào biến động để tương ứng với biến động của mức hoạt động?
2.1.4.1 Biến phí
Biến phí là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với
mức độ hoạt động, mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số
lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành; tỷ lệ thuận chỉ trong một phạm vi
hoạt động Ngược lại, nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động (một sản phẩm,
một giờ máy…) biến phí là một hằng số Biến phí xuất hiện khi doanh nghiệp
hoạt động, mức độ hoạt động lớn hơn không và sẽ bằng không khi doanh nghiệp
ngưng hoạt động Như vậy, thông thường khi mức độ hoạt động của doanh
nghiệp tăng lên thì chi phí cũng chính là biến phí
Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng…
Những chi phí này khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp tăng giảm thì tổng số
sẽ tăng giảm theo, nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động là sản phẩm,
giờ công… thì chúng là một hằng số
Biến phí tồn tại theo từng mức độ hoạt động và thể hiện dưới những hình
thức cơ bản sau:
a) Biến phí thực thụ
Biến phí thực thụ là biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt
động Đường biểu diễn là đường thẳng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
Trang 20phí lao động trực tiếp, giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán
hàng… biến phí thực thụ biểu diễn bằng phương trình đường thẳng:
Y = aX
Với Y là tổng biến phí, a là biến phí trên một đơn vị hoạt động, X là mức độ
hoạt động
Với cách ứng xử này, điều quan tâm và để kiểm soát tốt hơn biến phí thực
thụ, chúng ta không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên
từng đơn vị mức độ hoạt động (định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau
Hoạch định, xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí thực thụ sẽ là tiền đề tiết
kiệm kiểm soát biến phí thực thụ tốt hơn
b) Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc lả những biến phí không biến động liên tục so với sự biến
động liên tục của mức độ hoạt động như chi phí thợ bảo trì máy móc Chi phí này
sẽ không thay đổi trong một khoản thay đổi của căn cứ ứng xử, nhưng khi ra khỏi
khoản này, chi phí chuyển sang một mức mới Đường biểu diễn có hình bậc
thang Vì thế, chiến lược của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng phó với
biến phí cấp bậc là nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh
khuynh hướng huy động quá nhiều so vơi nhu cầu, vì điều đó sẽ khó khăn khi
nhu cầu sau đó lại giảm đi Chi phí cấp bậc một phần giống như biến phí, một
phần giống như định phí, nó cố định trong phạm vi khối lượng, sau đó nhảy lên
một mức độ mới và giữ cố định cho đến khi nhảy tiếp Bề rộng của phạm vi khối
lượng mà trong đó chi phí giữ cố định thuộc vào từng loại chi phí nhưng phải
nằm trong phạm vi phù hợp Về phương diện toán học, biến phí cấp bậc được thể
hiện theo phương trình sau:
Y = a i x i
Với a là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i
Để tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí cấp bậc, chúng ta cần phải lựa chọn
cường độ hoạt động thích hợp, xây dựng hoàn thiện định mức biến phí ở từng
cấp bậc tương ứng để thấy rõ ảnh hưởng của nó
2.1.4.2 Định phí
Định phí là những mục chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động,
nhưng nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động thì định phí biến
đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động
hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí, khi doanh nghiệp gia tăng cường độ
hoạt động thì định phí trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần
Trang 21Định phí thường bao gồm các khoản chi phí như: chi phí thuê kho, chi phí
khấu hao tài sản cố định, lương nhân viên, cán bộ quản lý…
Về phương diện toán học, định phí được biểu thị bằng phương trình sau:
Định phí bắt buộc là khoản chi phí không thể thay đổi được một cách nhanh
chóng vì chúng liên quan đến khấu hao tài sản dài hạn, chi phí sử dụng tài sản dài
hạn và chi phí liên quan đến lương của các nhà quản trị gắn liền với cấu trúc
quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
Hai đặc điểm cơ bản của định phí bắt buộc là:
- Tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhà quản trị không thể cắt giảm định phí bắt buộc trong thời gian ngắn
- Về phương diện toán học, định phí bắt buộc được biểu hiện bằng đường
thẳng Y = b, với b là hằng số
Do những đặc điểm trên, việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc phải
bắt đầu từ lúc xây dựng, triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh
nghiệp phải hướng đến mục tiêu lâu dài Một khi đã quyết định, dự án đã được
thực hiện thì định phí hoạt động của doanh nghiệp bị ràng buộc bởi quyết định đó
trong nhiều năm Mức độ của định phí tương ứng với một phạm vi thích hợp của
mức độ hoạt động Khi mức độ hoạt đọng vượt quá phạm vi phù hợp, định phí
bắt buộc thay đổi để phù hợp với mức hoạt động tăng lên
Trang 22Ngoài những hành vi trên của nhà quản trị đối với định phí bắt buộc, để tiết
kiệm và tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư tránh bớt những rủi ro cần phải tận
dụng và khai thác tối đa công suất của tài sản dài hạn, phát huy kiến thức, khả
năng, mở rộng quy mô quản lý của các nhà quản trị cấp cao là điều cần phải thực
hiện trong thời gian phát sinh định phí bắt buộc
b) Định phí không bắt buộc
Định phí không bắt buộc còn được xem như định phí quản trị, là các khoản
chi phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng hành động quản trị, liên quan đến kế
hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp hàng năm Trong
trường hợp cần thiết, chúng ta có thể cắt bỏ định phí không bắt buộc
Về mặt toán học, định phí không bắt buộc được biểu diễn bằng đường
thẳng:
Y = b i
Với b thay đổi theo bậc i
2.1.4.3 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm các yếu tố biến phí và định phí
pha trộn lẫn nhau Ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc
điển của định phí, ở một mức độ hoạt động khác chúng lại thể hiện đặc điểm của
biến phí Ví dụ: chi phí thuê máy là chi phí hỗn hợp và có thể được biểu hiện
Y = b Yếu tố bất biến
Mức độ hoạt động
Hình 2.3 Đồ thị chi phí hỗn hợp
Trang 232.1.5 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí
- Biến phí: Phản ánh chi phí trực tiếp khi bán sản phẩm và sẽ biến động
theo sản lượng bán ra nên căn cứ phân bổ được dựa trên mức tiêu thụ kế hoạch
của từng mặt hàng Như vậy, biến phí được tính không qua phân bổ, vì việc xác
định chi phí rất rõ ràng và chính xác cho từng sản phẩm
- Định phí: là khoản chi phí dựa trên chi phí hoạt động và công tác phí
được phân bổ cho từng sản phẩm Căn cứ phân bổ sẽ dược duy trì trong nhiều kỳ
vì nó đã được tính toán hợp lý
2.1.6 Những khái niệm ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa Chi phí –
Khối lượng – Lợi nhuận
2.1.6.1 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí
a) Số dư đảm phí
Số dư đảm phí hay còn gọi là lãi đóng góp là một chỉ tiêu biểu hiện
chênh lệch giữa doanh thu với biến phí sản xuất kinh doanh Số dư đảm phí trước
hết được dùng để bù đắp định phí và phần còn lại sau khi bù đắp chính là lợi
nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
Nếu đặt: x: Sản lượng tiêu thụ
g: Đơn giá bán a: Biến phí đơn vị sản phẩm b: Định phí phân bổ cho từng sản phẩm
Số dư đảm phí từng đơn vị sản phẩm: (g-a)
Số dư đảm phí của một loại sản phẩm: (g-a)*x
Số dư đảm phí của tất cả các sản phẩm: (g i a i)*x i
Khi sản lượng tiêu thụ vượt quá sản lượng hòa vốn thì mức gia tăng lợi
nhuận cũng chính là mức gia tăng số dư đảm phí của những sản phẩm vượt sản
lượng hòa vốn
Phương pháp tính toán số dư đảm phí như sau:
Trang 24Bảng 2.2 Báo cáo thu nhập dạng tổng quát
b (g - a)*x - b
G
a
g - a
Từ báo cáo thu nhập dạng tổng quát trên ta xem xét các trường hợp sau:
- Khi không bán được hàng: x = 0; p = -b, nghĩa là khi doanh nghiệp không
bán được hàng thì doanh nghiệp bị lỗ bằng khoản định phí
- Khi số lượng hàng bán ra x n mà ở đó số dư đảm phí bằng định phí thì lợi
nhuận doanh nghiệp bằng 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn:
(g – a)*x n= b
a g
b
x n
Khi số lượng hàng bán ra x1 > x n thì lợi nhuận p1 = (g – a)x1 -b
Khi số lượng hàng bán ra x2 > x n > x1 thì lợi nhuận p2 = (g –a)x2 - b
Như vậy, khi tăng một lượng hàng bán ra là: x x2 x1 thì lợi nhuận tăng
một lượng là: p p2 p1 g a * x2 x1
Từ đó ta thấy rằng: Thông qua số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa
số lượng hàng bán ra với lợi nhuận Đó là nếu số lượng hàng bán tăng lên một
lượng thì lợi nhuận tăng thêm một lượng bằng sản lượng tăng thêm nhân (x) với
số dư đảm phí
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là không giúp cho nhà
quản trị có cái nhìn tổng quát trong toàn bộ doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng Vì số lượng mặt hàng không thể tập hợp ở toàn
doanh nghiệp Làm cho nhà quản trị dễ nhằm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì
tưởng rằng tăng doanh thu của những mặt hàng có số dư đảm phí lớn thì lợi
nhuận tăng lên nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại
Biến phí
Số dư đảm phí đơn vị
Trang 25Để khắc phục nhược điểm trên, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư
đảm phí
b) Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí (tỷ lệ hiệu số gộp) là một chỉ tiêu biểu hiện mối tương
đối (tỷ lệ %) giữa hiệu số gộp trên doanh thu Tỷ lệ hiệu số gộp của từng sản
phẩm cũng như toàn bộ sản phẩm luôn bằng nhau
Tỷ lệ SDĐP có thể biểu thị bằng: Tổng số tiền, đơn vị sản phẩm, và tỷ lệ
trên doanh thu
Tỷ lệ SDĐP có thể giúp ước tính nhanh EBIT (lợi nhuận trước lãi vay và
thuế) theo doanh thu
g
a g gx
x a g
a g x x a g
Từ đó ta thấy: khái niệm tỷ lệ hiệu số gộp rút ra mối liên hệ giữa doanh thu
và lợi nhuận là nếu doanh thu tăng lên một lượng thì lợi nhuận tăng lên một
lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ SDĐP Nói cách khác, là nếu tăng
lên cùng một lượng doanh thu của tất cả các mặt hàng ở các bộ phận hoặc các
lĩnh vực kinh doanh thì ở loại mặt hàng nào, tỷ lệ kinh doanh nào có tỷ lệ hiệu số
gộp lớn hơn thì lợi nhuận sẽ tăng cao hơn
2.1.6.2 Kết cấu chi phí
a) Khái niệm
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu đo lường nối quan hệ tỷ trọng của từng loại
chi phí (biến phí, định phí) trong tổng chi phí Là tỷ lệ tương đối của biến phí và
Trang 26định phí trên tổng số chi phí và được xem là tỷ trọng trong tổng chi phí của
doanh nghiệp hoặc của một dự án
Phân tích kết cấu chi phí là nội dung quan trọng của hoạt động kinh
doanh Cơ cấu chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt đông
(khối lượng kinh doanh) thay đổi
b) Những nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu chi phí
Quá trình sản xuất được chuyển từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất
cơ khí và tiến đến nền sản xuất tự động hóa ngày càng cao Chính sự tiến bộ này,
đã tạo nên một áp lực rất lớn cho các nhà quản trị trong việc lựa chọn cơ cấu chi
phí Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ cấu chi phí còn tùy thuộc vào từng quốc gia,
lãnh thổ, địa phương kinh doanh và năng lực kinh tế, vốn của doanh nghiệp mà
điều chỉnh cơ cấu chi phí thích hợp Điểm cần chú ý, là sự điều chỉnh này chỉ
mang tính chất tình thế trong ngắn hạn, không nên kéo dài ví nó gây suy giảm
năng suất, mất năng lực cạnh tranh, cản trở sự đổi mới tiến bộ kỹ thuật, cản trở
đổi mới quản lý doanh nghiệp
Nhìn chung, kết cấu chi phí trong doanh nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi
các nhân tố sau:
Xu hướng dài hạn của doanh nghiệp trong tương lai
Biên độ dao đọng doanh thu trong những thời kỳ khác nhau
Tính chất của nhà quản lý, nhận thức của họ về rủi ro
2.1.6.3 Đòn bẩy kinh doanh
Cách gọi khác là đòn bẩy hoạt động, đòn cân định phí Đòn bẩy kinh
doanh là một chỉ tiêu chỉ rõ cách sử dụng, bố trí kết cấu chi phí trong mối quan
hệ với lợi nhuận Đòn bẩy kinh doanh là tiêu thức dùng đo lường tốc độ tăng
(giảm) của EBIT theo doanh thu
Đòn bẩy kinh doanh cho biết quy mô sử dụng biến phí, ĐBKD sẽ cao nếu
Doanh nghiệp sử dụng nhiều biến phí và ngược lại Khi ĐBKD cao thì lợi nhuận
sẽ rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của doanh số
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở một doanh nghiệp tại một mức độ chi phí,
khối lượng tiêu thụ và doanh thu nhất định được đo bằng:
Độ lớn đòn bẩy
kinh doanh
= Doanh thu – Biến phí – Định phí
Doanh thu – Biến phí
=
Số dư đảm phí Lợi nhuận trước thuế
Trang 27Đòn bẩy kinh doanh dùng đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận – sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), trước sự thay đổi của sản lượng hoạt
động Mức độ nhạy cảm phụ thuộc vào kết cấu chi phí – tức tỷ lệ định (hay biến
phí) của doanh nghiệp
Khi vượt qua khỏi điểm hòa vốn, nếu doanh thu tăng dần lên thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ giảm dần
Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định doanh thu tối thiểu, hoặc mức thu nhập nhất định đủ bù đắp chi phí của quá
trình đó Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối
lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra, tức
đạt mức hòa vốn
2.1.7.1 Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá được
thị trường chấp nhận Hoặc nói một cách khác là tại điểm mà tổng số dư đảm phí
bằng tổng định phí
Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình:
Y= aX + b
Doanh thu hòa vốn
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh
Doanh thu
Trang 28Bảng 2.3 Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu (DT)
Biến phí (ĐP) Định phí (ĐP) Lãi thuần (LT)
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
SDĐP = ĐP + LT Doanh thu (DT) = BP + ĐP + LT Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù
đắp tổng chi phí, nghĩa là lãi thuần = 0 Nói cách khác tại điểm hòa vốn số dư
đảm phí = tổng định phí
Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối
quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận nhằm cung cấp thông tin:
Sản lượng, doanh thu để doanh nghiệp đạt sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí
Phạm vi lời - lỗ doanh nghiệp theo từng chi phí – sản lượng – tiêu thụ - doanh thu
Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn
2.1.7.2 Phương pháp xác định sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa
vốn
Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh trong môi trường cạnh tranh Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn
cứ của các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn
phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản chi phí kinh
doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn
a) Phương pháp 1: Tiếp cận theo phương trình
Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận = 0, nên:
Doanh thu = Biến phí + Định phí
Trang 29
Nếu gọi a là biến phí đơn vị, b là định phí, x là sản lượng, g là giá bán, a%
là tỷ lệ biến phí, h là hiệu số gộp đơn vị, h% tỷ lệ hiệu số gộp
Doanh thu = Biến phí + Định phí
Y = aX + b
b) Phương pháp 2: Tiếp cận theo hiệu số gộp một sản phẩm
Sản lượng hòa vốn:
Doanh thu hòa vốn:
c) Đồ thị hòa vốn và phương trình lợi nhuận
Đồ thị hòa vốn được minh họa như sau:
Sản lượng hòa vốn = Định phí
Số dư đảm phí đơn vị =
b (g-a)
Doanh thu hòa