1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta

112 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

- Phân tích, phân loại chi phí phát sinh theo biến phí và định phí, từ đó lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của các mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 - Phân tích, tính toán các chỉ tiê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

  

NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành Kế toán

Mã số ngành: 52340301

Tháng 8 - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH KẾ TOÁN

Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA

Tháng 8 - 2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Qua thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ và ba tháng thực tập tại công ty CPTP Sao Ta, em đã học tập và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu Thông qua việc kết hợp giữa lý thuyết đã được học và thực tế trong thời gian thực tập em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta

Để đạt được kết quả này vô cùng biết ơn và xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

- Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, ban lãnh đạo Khoa Kinh Tế & QTKD, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học

- Cô Th.s Đàm Thị Phong Ba đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, đóng góp ý kiến, sửa chữa tận tình những sơ sót để giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp

- Ban lãnh đạo công ty, cùng toàn thể nhân viên của các phòng ban đã tạo điều kiện cho em thực tập tại cơ quan Đặc biệc là các anh chị công tác tại phòng kế toán của công ty đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho

em được tìm hiểu các quy trình nghiệp vụ, thu thập số liệu

- Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô, cùng quý công ty dồi dào sức khỏe đạt nhiều thành công trong công việc

Chân thành cảm ơn và lễ phép kính chào

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2014

Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên)

Ngô Thị Phương Thảo

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết đề tài “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta” là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác

TP Cần thơ, ngày… tháng….năm 2014

Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên)

Ngô Thị Phương Thảo

Trang 5

NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 6

BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên người nhận xét: Học vị: Chuyên ngành:

Nhiệm vụ trong hội đồng: Cán bộ hướng dẫn

Cơ quan công tác:

Tên sinh viên: Ngô Thị Phương Thảo

2 Hình thức trình bày

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và kết quả đạt được

6 Các nhận xét khác

7 Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

các yêu cầu chỉnh sửa)

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2014

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 7

BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên người nhận xét: Học vị: Chuyên ngành:

Nhiệm vụ trong hội đồng: Cán bộ phản biện

Cơ quan công tác:

Tên sinh viên: Ngô Thị Phương Thảo

2 Hình thức trình bày

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và kết quả đạt được

6 Các nhận xét khác

7 Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

các yêu cầu chỉnh sửa)

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC i

DANH SÁCH BẢNG v

DANH SÁCH HÌNH vii

DANH SÁCH CÔNG THỨC viii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 1

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2

1.3.2 Phạm vi về thời gian 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi về không gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ C.V.P 3

2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ C.V.P 3

2.1.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí 3

2.1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 4

2.1.5 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí 11

2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P 11

2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn 17

2.1.8 Phân tích kết cấu mặt hàng 22

2.1.9 Phân tích báo cáo bộ phận 23

2.1.10 Hạn chế của mô hình phân tích C.V.P 24

2.1.11 Các giả định khi thực hiện phân tích C.V.P 24

Trang 9

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 25

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 26

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUANG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA 27

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 27

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 28

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 29

3.2.1 Giới thiệu bộ máy quản lý 29

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 29

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 30

3.3.1 Sơ đồ tổ chức 30

3.3.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán 31

3.3.3 Hình thức ghi sổ kế toán 32

3.3.4 Phương pháp kế toán 33

3.4 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 34

3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2011- 2013 34

3.5.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013 34

3.5.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 38

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 40

3.6.1 Thuận lợi 40

3.6.2 Khó khăn 41

3.6.3 Phương hướng phát triển 41

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA 42

4.1 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC DÒNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 42

Trang 10

4.1.1 Sản lượng 42

4.1.2 Doanh thu 43

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC SẢN PHẨM THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 46

4.2.1 Căn cứ ứng xử của chi phí 46

4.2.2 Chi phí khả biến 47

4.2.3 Chi phí bất biến 50

4.2.4 Tổng hợp chi phí 6 tháng năm 2014 53

4.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 54

4.3.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí 54

4.3.2 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí 56

4.3.3 Kết cấu chi phí 58

4.3.4 Đòn cân hoạt động 59

4.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 60

4.4.1 Sản lượng hòa vốn 61

4.4.2 Doanh thu hòa vốn 61

4.4.3 Thời gian hòa vốn 62

4.4.4 Tỷ lệ hòa vốn 62

4.4.5 Đồ thị hòa vốn 63

4.4.6 Doanh thu an toàn 66

4.5 PHÂN TÍCH KẾT CẤU HÀNG BÁN 67

4.5.1 Kết cấu hàng bán 67

4.5.2 Mối quan hệ giữa kết cấu hàng bán và điểm hòa vốn 67

4.6 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TRONG DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH SÁU THÁNG CUỐI NĂM 2014 69

4.6.1 Kế hoạch kinh doanh sáu tháng cuối năm 2014 69

4.6.2 Doanh thu dự kiến 70

4.6.3 Lợi nhuận dự kiến 71

Trang 11

4.6.4 Đòn cân hoạt động dự kiến 72

4.6.5 Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn 72

4.6.6 Thời gian hòa vốn dự kiến 73

CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY 74

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 74

5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẰM NÂNG CAO 74

5.2.1 Giải pháp về tăng doanh thu thực hiện 74

5.2.2 Giải pháp về giảm doanh thu hòa vốn 75

5.2.3 Giải pháp về chi phí 75

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

6.1 KẾT LUẬN 77

6.2 KIẾN NGHỊ 78

6.2.1 Đối với Nhà Nước 78

6.2.2 Đối với địa phương 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

MỤC LỤC PHỤ LỤC 80

Trang 12

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập dạng tổng quát 13

Bảng 3.1: Những sản phẩm chính của công ty năm 2012 34

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2011 - 2013 35

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm 2014 39

Bảng 4.1: Sản lượng tiêu thụ các dòng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012 đến năm 2014 42

Bảng 4.2: Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012 – 2014 44

Bảng 4.3: Căn cứ ứng xử của ba sản phẩm tôm IQF, tôm PTO, tôm CPD 46

Bảng 4.4: Tình hình thu mua nguyên liệu chính của các dòng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 48

Bảng 4.5: Chi phí nguyên vật liệu của các sản phẩm trong 6 tháng năm 201448 Bảng 4.6: Chi phí nhân công trực tiếp của các dòng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 49

Bảng 4.7: Biến phí sản xuất chung của các dòng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 50

Bảng 4.8: Biến phí bán hàng các sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2014 50

Bảng 4.9: Định phí sản xuất chung của các dòng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 51

Bảng 4.10: Định phí bán hàng các sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2014 52

Bảng 4.11: Định phí quản lý doanh nghiệp của các sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 53

Bảng 4.12: Tổng hợp chi phí phát sinh của các sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 54

Bảng 4.13: Doanh thu bán hàng của các sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 54

Bảng 4.14: Báo cáo thu nhập theo số dư phí của các dòng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 55

Bảng 4.15: Báo cáo thu nhập tổng hợp của các sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 56

Trang 13

Bảng 4.16: Số dư đảm phí từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2014 56

Bảng 4.17: Số dư đảm phí đơn vị từng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 57

Bảng 4.18: Mối quan hệ giữa số dư đảm phí đơn vị và lợi nhuận 57

Bảng 4.19: Cơ cấu chi phí từng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 59

Bảng 4.20: Độ lớn đòn cân hoạt động từng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 59

Bảng 4.21: Mối quan hệ giữa độ lớn đòn cân hoạt động và lợi nhuận từng sản phẩm 60

Bảng 4.22: Sản lượng hòa vốn từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2014 61

Bảng 4.23: Doanh thu hòa vốn từng sản phẩm sáu tháng đầu năm 2014 61

Bảng 4.24: Thời gian hòa vốn từng sản phẩm sáu tháng đầu Năm 2014 62

Bảng 4.25: Tỷ lệ hòa vốn từng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 62

Bảng 4.26: Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn từng sản phẩm trong sáu táng đầu năm 2014 66

Bảng 4.27: Kết cấu hàng bán từng sản phẩm sáu tháng đầu năm 2014 67

Bảng 4.28: Kết cấu hàng bán mới từng sản phẩm 68

Bảng 4.29: Mối quan hệ giữa kết cấu hàng bán và điểm hòa vốn từng sản phẩm 68

Bảng 4.30: Sản lượng hòa vốn khi thay đổi kết cấu hàng bán 68

Bảng 4.31: Sản lượng kế hoạch từng sản phẩm sáu tháng cuối năm 2014 69

Bảng 4.32: Doanh thu từng sản phẩm dự kiến sáu tháng cuối năm 2014 70

Bảng 4.33: Chênh lệch doanh thu thực tế sáu tháng đầu năm 2014 và kế hoạch sáu tháng cuối năm 2014 70

Bảng 4.34 Chênh lệch lợi nhuận thực tế sáu tháng đầu năm 2014 và lợi nhuận dự kiến sáu tháng cuối năm 2014 71

Bảng 4.35 Đòn cân hoạt động dự kiến sáu tháng cuối năm 2014 72

Bảng 4.36: Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn sáu tháng cuối năm 2014 73

Bảng 4.37: Thời gian hòa vốn dự kiến sáu tháng cuối năm 2014 73

Trang 14

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Đồ thị biểu diễn đường biến phí thực thụ 5

Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn đường biến phí cấp bậc 6

Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn đường định phí bắt buộc 7

Hình 2.4 Đồ thị biểu diễn đường định phí không bắt buộc 8

Hình 2.5 Đồ thị biểu diễn đường chi phí hỗn hợp 9

Hình 2.6 Đồ thị minh họa C.V.P tổng quát 20

Hình 2.7 Đồ thị minh họa C.V.P lợi nhuận 22

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 29

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 30

Hình 3.3 Trình tự ghi chép sổ sách theo hình thức chứng từ ghi sổ 33

Hình 3.4 Doanh thu và lợi nhuận của công ty từ năm 2011 đến 2013 38

Hình 4.1 Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012-2014 43

Hình 4.2 Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012-2014 45

Hình 4.3 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm tôm IQF 63

Hình 4.4 Đồ thị lợi nhuận của sản phẩm tôm IQF 63

Hình 4.5 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm tôm PTO 64

Hình 4.6 Đồ thị lợi nhuận của sản phẩm tôm PTO 64

Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm tôm CPD 65

Hình 4.8 Đồ thị lợi nhuận của sản phẩm tôm CPD 65

Trang 15

DANH SÁCH CÔNG THỨC

Trang

2.1 Biến phí đơn vị 10

2.2 Chi phí bất biến 10

2.3 Tổng chi phí 12

2.4 Lợi nhuận ròng 12

2.5 SDĐP toàn sản phẩm 12

2.6 SDĐP một sản phẩm 12

2.7 Tỷ lệ số dư đảm phí 13

2.8 Đòn bẩy hoạt động 14

2.9 Tốc độ tăng lợi nhuận 16

2.10 Tốc độ tăng doanh thu 16

2.11 Độ lớn của đòn bẩy hoạt động 16

2.12 Thời gian hòa vốn 17

2.13 Doanh thu bình quân 1 ngày 18

2.14 Tỷ lệ hòa vốn 18

2.15 Mức doanh thu an toàn 18

2.16 Tỷ lệ số dư an toàn 19

2.17 Sản lượng hòa vốn 19

2.18 Doanh thu hòa vốn 19

2.19 Số dư đảm phí bộ phận 20

2.20 Số dư bộ phận 23

2.21 Tỷ lệ số dư bộ phận 23

Trang 16

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp

CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 17

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đối với bất kỳ một công ty nào, việc cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác và thích hợp để đưa ra các quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết Để thực hiện được điều đó, bên cạnh việc sử dụng kế toán tài chính thì kế toán quản trị cũng góp phần rất lớn Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách chi tiết và tỷ mĩ theo yêu cầu quản lý mà còn có khả năng phát hiện những khả năng tiềm ẩn mà doanh nghiệp chưa khai thác hết

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn lo lắng là “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trải được chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận” Tất cả câu hỏi sẽ được trả lời khi sử dụng một kỹ thuật phân tích gọi

là phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) Phân tích C.V.P cung cấp cho người quản lý bức tranh tổng quát về sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố như giá bán, sản lượng tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, kết cấu chi phí đến lợi nhuận Từ đó giúp kế toán quản trị tham mưu cho nhà quản lý trong việc chọn lọc đưa ra những quyết định đúng đắn trong ngắn hạn và dài hạn Và phân tích C.V.P còn giúp nhà quản trị kiểm soát tốt khối lượng sản phẩm, chi phí cũng như giá bán là những yếu tố gây nên hiệu ứng thay đổi của lợi nhuận

Để thấy rõ hơn hiệu quả và tầm quan trọng của việc vận dụng mô hình phân tích giữa mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận vào hoạt động điều hành và quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty Tôi quyết định

chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận tại Công

Ty Cổ Phần Thực Thẩm Sao Ta” làm đề tài luận văn Thông qua đề tài này, tôi

có thể nắm vững hơn kiến thức lý thuyết về kế toán quản trị đã học và vận dụng những kiến thức đó vào điều kiện kinh doanh thực tế tại công ty để đươc góp phần cho những nhà quản lý tổ chức điều hành đưa ra quyết định kinh doanh trong tương lai và đề xuất những giải pháp giúp công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt hơn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các mặt hàng CTCP Thực Phẩm Sao Ta kinh doanh để thấy được sự ảnh hưởng của kết

Trang 18

cấu chi phí, kết cấu các mặt hàng, doanh thu tiêu thụ, giá bán đến lợi nhuận và các chỉ tiêu hòa vốn nhằm đề xuất các giải pháp giúp công ty kinh doanh hiệu quả hơn

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Tìm hiểu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của CTCP Thực Phẩm Sao Ta qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để nắm bắt được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giúp định hướng mục tiêu phát triển trong thời gian tới

- Phân tích, phân loại chi phí phát sinh theo biến phí và định phí, từ đó lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của các mặt hàng 6 tháng đầu năm

2014

- Phân tích, tính toán các chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu mặt hàng, kết cấu chi phí và các chỉ tiêu hòa vốn để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh các mặt hàng và sự tác động của các yếu tố đó đến lợi nhuận nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh cho 6 tháng cuối năm

- Số liệu thu thập tại phòng kế toán thuộc CTCP Thực Phẩm Sao Ta

trong giai đoạn năm 2011-2013 và phân tích chi phí, khối lượng, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi về không gian

Đề tài phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận được thực hiện tại công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại CTCP Thực Phẩm Sao Ta Cụ thể là nghiên cứu 3 mặt hàng chủ lực của công ty: tôm tươi IQF, tôm PTO (tôm duỗi), tôm CPD (tôm bao bột)

Trang 19

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ C.V.P

Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là phân tích, đánh giá mối quan hệ của các yếu tố: giá bán sản phẩm, sản lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết cấu chi phí và kết cấu hàng bán ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty như thế nào để lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất

Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các nhà quản trị đánh giá tổng quát được tình hình kinh doanh của công ty để đưa ra các quyết định như: lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng, nhằm sử dụng tốt nhất điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có

2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ C.V.P

Mục tiêu của phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm mục đích phân tích rủi ro

từ cơ cấu chi phí này Mô hình C.V.P có thể đo lường hiệu quả của các sự lựa chọn khác nhau như thay đổi biến phí, định phí, thay đổi sản lượng, tăng (giảm) giá bán, thay đổi phương thức hay chính sách sản xuất kinh doanh

Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải tìm hiểu một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích

2.1.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí

Chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố chi phí khả biến và bất biến, vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh dưới dạng số dư đảm phí và dạng báo cáo này được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định

Trang 20

Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:

So sánh khác nhau giữa báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (kế toán quản trị) và báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (kế toán tài chính):

Doanh thu xxxxx Doanh thu xxxxx

(-) chi phí khả biến xxxx (-) giá vốn hàng bán xxxx

Số dư đảm phí xxx Lãi gộp xxx

(-) chi phí bất biến xx (-) chi phí kinh doanh xx

Lợi nhuận x Lợi nhuận x Điểm khác nhau giữa hai báo cáo là báo cáo kế toán tài chính không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, rất ít hiểu biết về cách ứng xử của chi phí, hình thức chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận

2.1.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Chi phí sử dụng trong kĩ thuật phân tích C.V.P cần được phân loại theo căn cứ ứng xử, nghĩa là chi phí phải phân thành biến phí và định phí Việc phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử giúp doanh nghiệp có thể ra các quyết định nhanh trên cơ sở độ nhạy cảm khác nhau của thị trường

Kế toán quản trị phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử, tức là khi mức độ hoạt động thay đổi thì chi phí sẽ biến động như thế nào Khi phân loại chi phí theo cách ứng xử, chi phí gồm 3 loại: chi phí bất biến, chi phí khả biến và chi phí hỗn hợp

2.1.4.1 Biến phí (variable costs)

Theo thông tư 53/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, định nghĩa: “Chi phí khả biến (gọi tắt là biến phí)

là những chi phí sản xuất, kinh doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số, về tỷ lệ

Trang 21

với sự biến động về khối lượng sản phẩm, gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số khoản chi phí sản xuất chung, như: Chi phí nhân công, chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa máy, chi phí khả biến không thay đổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc”

Chi phí khả biến có hai loại là chi phí khả biến thực thụ và chi phí khả biến cấp bậc

a) Biến phí tỷ lệ (True variable costs)

Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ) là những khoản chi phí mà sự biến động của chúng thay đổi liên tục và tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng,… Biến phí thực thụ biểu diễn theo phương trình đường thẳng: Y = aX với:

Nguồn: Bài giảng kế toán quản trị 1, TS Phan Đức Dũng, 2009

Hình 2.1 Đồ thị biểu diễn đường biến phí thực thụ

Trang 22

b) Biến phí cấp bậc (Step variable costs)

Biến phí cấp bậc là những chi phí biến động không liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động Chi phí này sẽ không thay đổi trong một khoản thay đổi của căn cứ ứng xử, nhưng khi ra khỏi khoản này, chi phí chuyển sang một mức mới Hay nói cách khác, chi phí này cố định trong phạm

vi mức độ hoạt động và giữ cố định cho đến khi nhảy lên một mức độ hoạt động mới Vì thế, chiến lược của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng phó với biến phí cấp bậc là phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều này sẽ gây khó khăn khi nhu cầu sau đó lại giảm đi Ví dụ: Biến phí cấp bậc như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì, Biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình: Y = ai xi

Với: Y: Tổng biến phí (Y là một hằng số trong phạm vi i)

a: Biến phí của một đơn vị mức độ hoạt động trong phạm vi i

X: Mức độ hoạt động Căn cứ ứng xử

Với cách ứng xử chi phí này, để tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí cấp bậc, chúng ta cần phải:

- Lựa chọn cường độ hoạt động thích hợp

- Xây dựng hoàn thiện định mức biến phí ở từng cấp bậc tương ứng

Tổng biến phí

Y= aixi

Mức độ hoạt động

Nguồn: Bài giảng kế toán quản trị 1, TS Phan Đức Dũng, 2009

Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn đường biến phí cấp bậc

Trang 23

2.1.4.2 Định phí (Fixed costs)

Theo thông tư 53/2006 của bộ Tài chính về Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, định nghĩa: “Chi phí bất biến (còn gọi là định phí): là những chi phí mà tổng số không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định, lương nhân viên, cán bộ quản lý, Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc

Chi phí bất biến được phân loại thành chi phí bất biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc

a) Định phí bắt buộc (Committed fixed costs)

Định phí bắt buộc (chi phí bất biến bắt buộc) là những khoản chi phí cơ bản để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh Nó có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến bằng 0 cho dù mức độ hoạt động giảm hay sản xuất bị gián đoạn Nếu cắt giảm, tuy giải quyết được tình trạng khó khăn tức thời nhưng sẽ gặp khó khăn về lâu dài Định phí bắt buộc là những chi phí có liên quan đến khấu hao tài sản dài hạn như máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng,… và những chi phí liên quan đến lương của ban quản lý, lương văn phòng Định phí bắt buộc được thể hiện bằng đường thẳng: Y = b với b là hằng số

Do những đặc điểm trên, việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc phải bắt đầu từ lúc xây dựng, triển khai dự án Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu lâu dài Một khi đã quyết định, dự án

đã được thực hiện thì định phí hoạt động của doanh nghiệp bị ràng buộc bởi quyết định đó trong nhiều năm Độ lớn của định phí tương ứng với một phạm

Y = bi

Mức độ hoạt động

Nguồn: Bài giảng kế toán quản trị 1, TS Phan Đức Dũng, 2009

Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn đường định phí bắt buộc

Tổng định phí

Trang 24

vi thích hợp của mức độ hoạt động Khi mức độ hoạt động vượt quá phạm vi phù hợp, định phí bắt buộc thay đổi để phù hợp với mức hoạt động tăng lên Ngoài những hành vi trên của nhà quản trị đối với định phí bắt buộc, để tiết kiệm, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư và tránh bớt những rủi ro cần phải tận dụng và khai thác tối đa công suất của tài sản dài hạn, phát huy kiến thức

và mở rộng quy mô quản lý của các nhà quản trị cấp cao là điều cần phải thực hiện trong thời gian phát sinh định phí bắt buộc

b) Định phí không bắt buộc (Discretionary fixed costs)

Định phí không bắt buộc (chi phí bất biến không bắt buộc) là các khoản chi phí có thể được thay đổi nhanh chóng trong từng kỳ kế hoạch Chúng liên quan đến kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến chi phí hàng năm Chúng có bản chất ngắn hạn Trong trường hợp cần thiết, chi phí này có thể cắt giảm được Ví dụ: chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo và nghiên cứu Ranh giới giữa định phí tùy ý và định phí bắt buộc rất khó phân biệt vì nó còn tùy thuộc vào nhận thức của từng nhà quản trị Định phí không bắt buộc được biểu diễn bằng đường thẳng: Y = bi

Với b thay đổi theo mức độ hoạt động i

Tuy nhiên, chi phí này không được tùy tiện cắt giảm Nếu cắt giảm chúng, công ty có thể bị ảnh hưởng về lâu dài Ví dụ như cắt giảm chi phí quảng cáo sẽ gây ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty, tạo điều kiện cho đối thủ mở rộng thị phần

Tổng định phí

Mức độ hoạt động

Nguồn: Bài giảng kế toán quản trị 1, TS Phan Đức Dũng, 2009

Hình 2.4 Đồ thị biểu diễn đường định phí không bắt buộc

Y= bi

Trang 25

2.1.4.3 Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)

a) Khái niệm

Chi phí hỗn hợp là chi phí có sự ứng xử bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến Phần chi phí bất biến phản ánh chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ Phần chi phí khả biến phản ánh phần thực tế sử dụng hoặc phần sử dụng vượt quá định mức Ví dụ: Chi phí điện thoại bao gồm cả tiền thuê bao phải trả cố định hàng tháng và tiền còn lại tăng giảm tùy theo mức độ sử dụng nhiều hay ít

Đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp cũng là đường thẳng như chi phí khả biến nhưng nó không xuất phát tại gốc tọa độ vì khi không hoạt động doanh nghiệp vẫn phải chi phần cố định Đường biểu diễn có dạng Y = aX + b Với: Y: Chi phí hỗn hợp X: Số lượng căn cứ ứng xử a: Chi phí khả biến b: Phần chi phí bất biến

b) Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp

Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, doanh nghiệp cần tách biệt các yếu tố định phí và biến phí Có 3 phương pháp xác định mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động:

Tổng chi phí (Y)

y= b

y = ax + b

Mức độ hoạt động

Nguồn: Bài giảng kế toán quản trị 1, TS Phan Đức Dũng, 2009

Hình 2.5 Đồ thị biểu diễn đường chi phí hỗn hợp

Trang 26

* Phương pháp cực đại - cực tiểu (High – Low Method)

Phương pháp cực đại - cực tiểu còn được gọi là phương pháp chênh lệch, phương pháp này phân tích chi phí dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất Chệnh lệch chi phí của hai cực được chia cho mức độ gia tăng cường độ hoạt động để xác định mức biến phí Sau đó, loại trừ biến phí, chính là định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp

Phương trình chi phí tổng quát: Y= aX + b

* Phương pháp đồ thị phân tán (The Scattery Method)

Phương pháp đồ thị phân tích chi phí hỗn hợp thông qua việc quan sát và dùng đồ thị biểu diễn tất cả các điểm với chi phí và cường độ hoạt động tương ứng Sau đó, kẻ một đường thẳng sao cho nó đi qua nhiều điểm nhất, chúng thể hiện đặc trưng nhất về chi phí hỗn hợp ở các cường độ hoạt động khác nhau Đường thẳng này cắt trục tung (trục chi phí) ở một điểm thì đó là định phí

* Phương pháp bình phương bé nhất (The Least Squares Method)

Phương pháp bình phương bé nhất (Phương pháp phân tích hồi quy) tinh

vi hơn phương pháp cực đại - cực tiểu Thay vì kẻ một đường thẳng hồi quy qua các điểm bằng sự quan sát thông thường, phương pháp bình phương bé nhất thiết lập đường biểu diễn qua thuật toán thống kê

Phương trình dự toán chi phí tổng quát: Y = aX + b

Với n lần quan sát ta có hệ phương trình sau:

ΣXY = aΣX2 + bΣX (1)

ΣY = aΣX + n*b (2)

Mức biến động chi phí Mức biến động sản lượng

Chi phí của mức độ cao nhất hoặc thấp nhất

ax (SLHĐ cao nhất hoặc thấp nhất

-

Trang 27

Trong đó:

Y: Chi phí hỗn hợp

X: Số lượng đơn vị hoạt động

a: Biến phí đơn vị hoạt động

b: Tổng định phí, n: số lần thống kê chi phí

Từ cách phân loại trên, ta hiểu được cách ứng xử của từng khoản chi phí

là một trong những yêu cầu rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn khi quản trị chi phí vì có quá nhiều loại chi phí với các cách ứng xử khác nhau Cách phân loại chi phí giúp nhà quản trị có những định hướng đúng đắn trong việc đầu tư, sử dụng và quản lý chi phí, đảm bảo tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải tiết kiệm chi phí

2.1.5 Phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Mỗi loại chi phí có cách ứng xử khác nhau, do đó tiêu thức phân bổ cũng khác nhau Việc chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là vô cùng quan trọng vì giúp cho nhà quản trị đánh giá chính xác hơn Để xác định tiêu thức phân bổ hợp lý người ta thường căn cứ vào các tính chất, các đặc tính kinh tế nào đó có liên quan đến các sản phẩm sản xuất Vì vậy, việc lựa chọn căn cứ phân bổ cho các khoản biến phí và định phí thường được các doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc sau:

Biến phí: Phản ánh chi phí trực tiếp cung cấp dịch vụ và sẽ biến động về tổng số nên căn cứ phân bổ được dựa trên mức hoạt động kế hoạch hoặc mức

sử dụng kế hoạch đó cho từng mặt hàng, nhóm hàng Như vậy, biến phí được tính trực tiếp theo mức hoạt động hoặc mức sử dụng của từng mặt hàng, nhóm hàng, không qua phân bổ, vì việc xác định nó rất rõ ràng và dễ dàng cho từng dịch vụ cung cấp

Định phí: Là khoản chi phí được phân bổ dựa trên nhu cầu phục vụ bình quân lâu dài của từng bộ phận Khi đã xác định căn cứ phân bổ, căn cứ này sẽ được duy trì trong nhiều kỳ vì nó đã được tính toán hợp lý

2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P

2.1.6.1 Doanh thu

Doanh thu là dòng tài sản thu được (hiện tại hoặc trong tương lai) từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng Về cơ bản, doanh thu được xác định bằng tích số giữa giá bán và sản lượng tiêu thụ (là một căn cứ điều khiển

sự phát sinh của doanh thu)

Trang 28

Căn cứ điều khiển sự phát sinh của doanh thu: là một nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tạo ra Ví dụ về các căn cứ này bao gồm: số lượng sản phẩm bán ra, giá bán

2.1.6.2 Chi phí

Chi phí là một nguồn lực hy sinh hoặc mất đi để đạt được một mục đích

cụ thể Chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau Trong phân tích C.V.P, chi phí phân loại theo cách ứng xử, tức phân thành chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí)

2.1.6.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận hoạt động (operating profit): được tính bằng tổng doanh thu trừ cho tổng chi phí (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp) trong hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng (net profit): được tính bằng lợi nhuận hoạt động, cộng với các doanh thu tài chính, doanh thu khác trừ cho chi phí tài chính, chi phí khác

Để tập trung vào việc phân tích C.V.P của hoạt động kinh doanh chính của công ty, tôi giả định rằng các doanh thu tài chính, doanh thu khác và các chi phí tài chính và chi phí khác bằng 0 (không) Lợi nhuận ròng tính như sau: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động – Thuế thu nhập doanh nghiệp (2.4)

2.1.6.4 Số dư đảm phí

Số dư đảm phí (hiệu số gộp hay còn gọi là lãi đóng góp) là một chỉ tiêu biểu hiện sự chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí khả biến Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị Thông qua số

dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận SDĐP có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị SDĐP toàn bộ sản phẩm = Doanh thu - Biến phí toàn bộ sản phẩm (2.5) SDĐP một sản phẩm = Giá bán một SP - Biến phí một sản phẩm (2.6) Gọi x: sản lượng sản phẩm tiêu thụ

g: giá bán

a: chi phí khả biến đơn vị

b: tổng chi phí bất biến

Trang 29

Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập dạng tổng quát

Nguồn: Bài giảng kế toán quản trị 1, TS Phan Đức Dũng, 2009

Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:

- Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0 => lợi nhuận của doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến

- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm hòa vốn), ở đó SDĐP bằng chi phí bất biến => lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt mức hòa vốn

(g-a)xh = b

Xh = b/(g-a)

Sản lượng hòa vốn = CPBB/SDĐP đơn vị (2.7) Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x1 – b

Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x2 – b

Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng ∆x = x2 – x1

Lợi nhuận tăng 1 lượng ∆P = (g-a) (x2 – x1)

→ ∆P = (g-a) ∆x

* Kết luận:

Thông qua khái niệm về số dư đảm phí chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận Nếu sản lượng tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng sản lượng tăng thêm đó nhân với số dư đảm phí đơn vị

Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn

Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP là:

Trang 30

- Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở góc độ toàn bộ công ty nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn công ty

- Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi còn ngược lại Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP

2.1.6.5 Tỷ lệ số dư đảm phí

Tỷ lệ SDĐP là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm)

Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ SDĐP cho biết, cứ trong 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng SDĐP Như vậy, nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản phẩm nào có

tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo thêm nhiều SDĐP hơn và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn

Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:

Tại sản lượng x1 => Doanh thu: gx1 => Lợi nhuận: P1 = (g-a)x1-b Tại sản lượng x2 => Doanh thu: gx2 => Lợi nhuận: P2 = (g-a)x2-b Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: (x1 – x2)g

Thì lợi nhuận tăng 1 lượng: P = P2 – P1

Trang 31

thuận lợi hơn chỉ tiêu tổng SDĐP, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau

Sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP cho thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và khắc phục được những nhược điểm của SDĐP, cụ thể: Giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn bộ doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ

Giúp cho nhà quản trị biết được: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau, bộ phận nào có

tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều

Để hiểu rõ đặc điểm của những sản phẩm có tỷ lệ SDĐP lớn hay nhỏ, ta nghiên cứu khái niệm về cơ cấu chi phí

2.1.6.6 Cơ cấu chi phí

Kết cấu chi phí là tỷ trọng của chi phí khả biến và chi phí bất biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp Kết cấu chi phí biểu hiện kết quả của một quá trình đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, trình độ quản lý tại doanh nghiệp làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi Mỗi doanh nghiệp thường chỉ tồn tại một kết cấu chi phí thích hợp với quy mô, đặc điểm, yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ

Khi xem xét kết cấu chi phí và nguyên nhân tạo nên kết cấu chi phí ở các doanh nghiệp nhận thấy rằng:

Những doanh nghiệp có tỷ lệ biến phí cao thường gắn liền với nhiều chi phí nguyên vật liệu, lao động… và không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư Khi tỷ lệ biến phí trong tổng chi phí lớn thì lợi nhuận ít thay đổi khi doanh thu thay đổi, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng nhưng tăng chậm, khi doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ xuất hiện nhưng không đáng kể

Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao trong tổng chi phí thường là những doanh nghiệp sử dụng nhiều thiết bị sản xuất hiện đại và đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn Với kết cấu này, lợi nhuận rất nhạy cảm khi doanh thu thay đổi, khi doanh thu tăng thì doanh nghiệp sẽ đạt được mức lợi nhuận tăng nhanh nhưng khi doanh thu giảm thì sự thua lỗ cũng diễn ra nhanh hơn

2.1.6.7 Đòn bẩy kinh doanh (đòn bẩy hoạt động)

Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) là làm cách nào để đạt được tốc độ tăng cao về lợi nhuận với tốc độ tăng nhỏ hơn của doanh thu (tăng khối lượng sản

Trang 32

phẩm tiêu thụ) Hay nói cách khác ĐBKD chính là một công cụ chỉ ra cách thức sử dụng biến phí, định phí để tác động đến doanh thu nhằm thay đổi lợi nhuận

ĐBKD cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu (do sản lượng tiêu thụ tăng, giá bán không đổi) sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận Một cách khái quát là: ĐBKD là một khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu

Giả định có 2 công ty cùng doanh thu và lợi nhuận Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì công ty có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ĐBKD sẽ lớn hơn Công ty có

tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ SDĐP lớn hơn và ngược lại ĐBKD cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức công ty, ĐBKD sẽ lớn hơn ở các công ty có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các công ty có kết cấu ngược lại Điều này cũng có nghĩa là công ty có ĐBKD lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của công ty sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận

Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có:

- Tại sản lượng x1 => Doanh thu: gx1 => Lợi nhuận: P1 = (g-a)x1 – b

- Tại sản lượng x2 => Doanh thu: gx1 => Lợi nhuận: P2 = (g-a)x2 – b

Tốc độ tăng LN = x100% =

Tốc độ tăng lợi nhuận Tốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng)

Trang 33

Độ lớn của ĐBHĐ = =

Độ lớn của ĐBKD là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận Hay nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu, câu trả lời là 1% nhân với độ lớn của ĐBKD

Như vậy, tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được ĐBKD, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại

Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và độ lớn ĐBKD ngày càng giảm đi ĐBKD lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn

2.1.7 Phân tích điểm hòa vốn

Việc xác định sản lượng và doanh thu để công ty hòa vốn hoặc đạt được lợi nhuận mục tiêu là một thông tin rất hữu ích cho việc lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh Phân tích điểm hòa vốn đã giúp nhà quản trị thực hiện được vấn đề đó Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xác định được vùng lãi, vùng lỗ, xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, giúp xác định rõ vào lúc nào hay sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì hòa vốn Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao

2.1.7.1 Khái niệm điểm hòa vốn (Break – even point)

Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động (đo bằng sản lượng hoặc doanh thu) mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá được thị trường chấp nhận Điểm hòa vốn là điểm khởi đầu để quyết định quy mô sản xuất, tiêu thụ, quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh để đạt được mức lãi mong muốn phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện hành cũng như đầu tư mới hoặc đầu tư bổ sung

Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận nhằm cung cấp thông tin:

- Sản lượng, doanh thu để đạt sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí

- Phạm vi lãi - lỗ theo cơ cấu chi phí - sản lượng tiêu thụ - doanh thu

- Phạm vi an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn

Trang 34

2.1.7.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn

Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới các góc nhìn khác nhau: chất lượng của điểm hòa vốn Mỗi phương pháp đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro

- Thời gian hòa vốn

Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm

Trong đó:

Doanh thu bình quân 1 ngày =

Nhà quản trị phải quan tâm đến thời gian hòa vốn: Sẽ mất bao lâu để một cuộc đầu tư cụ thể thu hồi lại số vốn đã bỏ ra Từ đó đưa ra giải pháp quay vòng vốn nhanh để thời gian, chi phí đầu tư

- Tỷ lệ hòa vốn

Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi)

Tỷ lệ hòa vốn = x 100% (2.15)

Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn

- Doanh thu an toàn

Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối

(2.14)

360 ngày

-

Doanh thu (dự kiến) trong kỳ

Doanh thu bình quân 1 ngày

Trang 35

Mức doanh

thu an toàn = Mức doanh thu đạt được - thu hòa vốn Mức doanh (2.16) Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại Nhiệm vụ của người quản trị là duy trì một

số dư an toàn thích hợp

Số dư an toàn của các tổ chức là khác nhau do kết cấu chi phí của các tổ chức khác nhau Thông thường những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn do đó có số dư an toàn thấp hơn

Để đánh giá mức độ an toàn, ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn

Tỷ lệ số dư an toàn = x 100% (2.17)

2.1.7.3 Phương pháp xác định điểm hòa vốn

Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn

- Sản lượng hòa vốn

Để tính được khối lượng sản phẩm tại đó tổ chức kinh doanh không thu được lãi hay gánh chịu lỗ, doanh nghiệp hòa vốn khi doanh thu bằng tổng chi phí

Trang 36

- Doanh thu hòa vốn

Doanh thu hòa vốn là doanh thu có mức tiêu thụ hòa vốn Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán

Doanh thu hòa vốn = (2.19)

2.1.7.4 Đồ thị điểm hòa vốn

Mối quan hệ C.V.P được biểu diễn theo 2 hình thức đồ thị: Đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận

a Đồ thị điểm hòa vốn:

Đồ thị tổng quát: Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường:

- Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng)

- Trục tung Oy: phản ánh số tiền hay chi phí

- Đường doanh thu: ydt = gx (1)

Đường tổng chi phí: ytp = ax + b (2)

Nguồn: Bài giảng kế toán quản trị 1,Th.S Lê Phước Hương, 2011

Hình 2.6 Đồ thị minh họa C.V.P tổng quát

Trang 37

Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn:

Xác định đúng đắn sự ảnh hưởng của các yếu tố này thì doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu

- Tổng định phí: có thể thay đổi không phải do đầu tư thêm thiết bị, máy móc, phương tiện kinh doanh mà do các nguyên nhân khác như thay đổi tỷ lệ

và phương pháp tính khấu hao, thay đổi đơn giá thuê phương tiện kinh doanh, chi phí quản lý nhân viên Tổng định phí có quan hệ cùng chiều với sản lượng hòa vốn, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu tổng định phí tăng thì để hòa vốn doanh nghiệp cần phải sản xuất và tiêu thụ một sản lượng lớn hơn và ngược lại

- Giá bán: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá bán có quan hệ ngược chiều với sản lượng hòa vốn Nếu giá bán tăng thì doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một sản lượng ít hơn là đã hòa vốn và ngược lại Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện đơn giá bán thay đổi là một vấn

đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể

dự báo mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó Nếu muốn có lãi khi bán với giá bán đã xác định thì khối lượng bán phải lớn hơn khối lượng bán ở điểm hòa vốn, nếu không sẽ bị lỗ

- Biến phí: biến phí đơn vị có thể thay đổi do yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì do đơn giá tiền lương, đơn giá nguyên vật liệu thay đổi… Nếu biến phí có xu hướng tăng thì doanh nghiệp phải tăng thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ mới hòa vốn và ngược lại

- Kết cấu hàng bán: kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng doanh thu

của từng mặt hàng trên tổng doanh thu của doanh nghiệp Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau sẽ cho tỷ lệ số dư đảm phí khác nhau Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác nhau mà tỷ trọng của các mặt hàng đó biến động giữa các kỳ phân tích thì điểm bán hòa vốn cũng sẽ thay đổi Cho nên nếu biết kết hợp hợp lý giữa các mặt hàng đem bán sẽ mang lại lợi nhuận tối

đa, ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận Cụ thể như sau:

Khi gia tăng những mặt hàng có kết cấu hàng bán lớn thì:

Doanh thu hòa vốn giảm

Tỷ lệ doanh thu an toàn tăng

Lợi nhuận tăng

Khi giảm mặt hàng có kết cấu hàng bán lớn thì:

Doanh thu hòa vốn tăng

Trang 38

Tỷ lệ doanh thu an toàn giảm

Lợi nhuận giảm

- Công suất hoạt động: ngoài việc xác định sản lượng sản xuất và tiêu thụ

để đạt được mức lãi mong muốn, các nhà quản lý còn muốn biết được cần phải huy động bao nhiêu công suất của doanh nghiệp để hòa vốn, phần công suất còn lại là cơ sở tạo ra lợi nhuận Nói cách khác, sau khi đạt sản lượng hòa vốn, khoảng cách an toàn về công suất còn lại là bao nhiêu Phần công suất an toàn

để tạo ra lợi nhuận bằng tổng công suất thiết kế trừ công suất cần thiết để đạt sản lượng hòa vốn Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở mức năng lực sản xuất tối đa thì chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm thấp nhất, do định phí phân bổ cho từng đơn vị thấp nhất, nên ở mức này doanh nghiệp thu được lợi cao nhất nếu các yếu tố khác không đổi

b Đồ thị lợi nhuận

Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt được mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng

Nguồn: Bài giảng kế toán quản trị 1,Th.S Lê Phước Hương, 2011

Hình 2.7 Đồ thị minh họa C.V.P lợi nhuận

2.1.8 Phân tích kết cấu mặt hàng

2.1.8.1 Khái niệm kết cấu mặt hàng

Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng giữa doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu

0

Trang 39

2.1.8.2 Nội dung phân tích kết cấu mặt hàng

Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau Nếu tăng tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, giảm tỷ trọng của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng lên Vì vậy doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp giảm đi và từ đó độ an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại

2.1.9 Phân tích báo cáo bộ phận

Bộ phận có thể là sản phẩm, dòng sản phẩm, thị trường, cửa hàng, phân xưởng Tùy theo đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà xác định bộ phận khác nhau

Báo cáo bộ phận là báo cáo nội bộ, thực sự cần thiết cho những doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động trải ra nhiều khu vực Báo cáo nội

bộ là một bảng báo cáo phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của bộ phận trong tổng thể nhằm có sự so sánh đánh giá giữa các bộ phận Phân tích báo cáo bộ phận có thể đánh giá được mức sinh lời dài hạn của từng bộ phận và phát hiện ra những bộ phận yếu kém để có cách giải quyết thích hợp Báo cáo này tương tự báo cáo thu nhập theo SDĐP, ngoài ra có phân định phí ra chi tiết hơn gồm:

+ Định phí trực tiếp phát sinh liên quan đến một bộ phận, số tiền phát sinh sẽ chuyển thẳng vào bộ phận này Khi bộ phận này không tồn tại thì định phí trực tiếp biến mất hoàn toàn

+ Định phí chung (định phí gián tiếp) phát sinh cho tổng thể và sẽ chuyển cho các bộ phận thông qua quá trình phân bổ Chi phí này không thể loại bỏ khi ngưng hoạt động một hay vài bộ phận Không nên phân bổ định phí chung này cho các bộ phận vì đây là những chi phí gián tiếp rất khó để tìm

ra tiêu thức phân bổ hợp lý Nếu phân bổ trên cơ sở tùy tiện sẽ làm sai lệch kết quả kinh doanh ở từng bộ phận, làm cho kết quả kinh doanh ở từng bộ phận là hình thức, không có ý nghĩa để đánh giá kết quả cuối cùng Do vậy tốt hơn là không nên phân bổ chi phí chung này

Phân biệt chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp sẽ giúp tính toán số dư bộ phận chính xác

Số dư đảm phí bộ phận = Doanh thu bộ phận - Biến phí (2.20)

Số dư bộ phận = Số dư đảm phí - Định phí trực tiếp (2.21)

Trang 40

Khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận tương tự nhau thì bộ phận nào có số

dư bộ phận lớn hơn là đóng góp vào lợi nhuận chung tốt hơn Tuy nhiên dùng

số dư bộ phận để đánh giá các bộ phận có quy mô khác nhau thì chưa hợp lý nên ta xem xét chỉ tiêu tỷ lệ số dư bộ phận

Khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận thì người quản lý sẽ tập trung phát huy bộ phận có số dư bộ phận lớn nhất trong dài hạn, còn trong ngắn hạn thì

để đưa ra quyết định kinh doanh thì dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí Đồng thời người quản lý nên tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận

có tỷ lệ số dư bộ phận thấp

2.1.10 Hạn chế của mô hình phân tích C.V.P

Phân tích mối quan hệ C.V.P giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể về chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong hoạt động công ty Việc vận dụng mối quan

hệ này vào trong thực tế thường gặp nhiều khó khăn đôi khi không phù hợp với thực tế

Một số giả thuyết giới hạn phải được thực hiện khi sử dụng các số liệu để phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận:

- Một là chỉ số giá cả không thay đổi Đơn giá bán của sản phẩm hoặc

dịch vụ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi

- Hai là mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi Tuy nhiên, trong thực tế điều này thường không xảy ra vì khi mức độ hoạt động thay đổi

sẽ làm thay đổi về đặc điểm kết cấu chi phí, lợi nhuận

- Ba là sản phẩm sản xuất ra hoặc mua vào phải được tiêu thụ hết trong

kỳ Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ

Số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ

- Bốn là công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân được giả định không thay đổi trong suốt thời kỳ Điều này rất khó tồn tại vì công suất máy móc thiết bị, năng suất lao động phải thay đổi do tuổi thọ của máy móc, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ người lao động thay đổi gắn liền với sự phát triển xã hội

- Năm là giá trị đồng tiền sử dụng không thay đổi hay nói cách khác là nền kinh tế không xảy ra lạm phát

2.1.11 Các giả định khi thực hiện phân tích C.V.P

- Biến phí và định phí được tính toán chính xác

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Xuân Dũng, 2007. Giáo trình Kế toán quản trị, Thành phố Hà Nội: Học viện công nghệ bưu chính viễn thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán quản trị
2. Đoàn Xuân Tiên, 2005. Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp,Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
3. Lê Phước Hương, 2011. Giáo trình kế toán quản trị (phần 1). Thành phố Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán quản trị (phần 1)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
4. Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán quản trị, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
5. Trần Quốc Dũng, 2011, Giáo trình Tổ chức và thực hiện công tác kếtoán. Thành phố Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Quốc Dũng, 2011, "Giáo trình Tổ chức và thực hiện công tác kếtoán
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
6. Thông tư 53/2006 TT – BTC của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w