Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 27)

2.1.6.1 Doanh thu

Doanh thu là dòng tài sản thu được (hiện tại hoặc trong tương lai) từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Về cơ bản, doanh thu được xác định bằng tích số giữa giá bán và sản lượng tiêu thụ (là một căn cứ điều khiển sự phát sinh của doanh thu).

--12--

Căn cứ điều khiển sự phát sinh của doanh thu: là một nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tạo ra. Ví dụ về các căn cứ này bao gồm: số lượng sản phẩm bán ra, giá bán.

2.1.6.2 Chi phí

Chi phí là một nguồn lực hy sinh hoặc mất đi để đạt được một mục đích cụ thể. Chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong phân tích C.V.P, chi phí phân loại theo cách ứng xử, tức phân thành chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí).

Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi (2.3)

2.1.6.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận hoạt động (operating profit): được tính bằng tổng doanh thu trừ cho tổng chi phí (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp) trong hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng (net profit): được tính bằng lợi nhuận hoạt động, cộng với các doanh thu tài chính, doanh thu khác trừ cho chi phí tài chính, chi phí khác.

Để tập trung vào việc phân tích C.V.P của hoạt động kinh doanh chính của công ty, tôi giả định rằng các doanh thu tài chính, doanh thu khác và các chi phí tài chính và chi phí khác bằng 0 (không). Lợi nhuận ròng tính như sau: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động – Thuế thu nhập doanh nghiệp (2.4)

2.1.6.4 Số dư đảm phí

Số dư đảm phí (hiệu số gộp hay còn gọi là lãi đóng góp) là một chỉ tiêu biểu hiện sự chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí khả biến. Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị. Thông qua số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị.

SDĐP toàn bộ sản phẩm = Doanh thu - Biến phí toàn bộ sản phẩm (2.5) SDĐP một sản phẩm = Giá bán một SP - Biến phí một sản phẩm (2.6) Gọi x: sản lượng sản phẩm tiêu thụ.

g: giá bán.

a: chi phí khả biến đơn vị. b: tổng chi phí bất biến.

--13--

Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập dạng tổng quát

Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 SP

Doanh thu gx g

Chi phí khả biến ax a

Số dư đảm phí (g-a)x g - a

Chi phí bất biến b

Lợi nhuận (g-a).x - b

Nguồn: Bài giảng kế toán quản trị 1, TS. Phan Đức Dũng, 2009

Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:

- Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0 => lợi nhuận của doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.

- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm hòa vốn), ở đó SDĐP bằng chi phí bất biến => lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt mức hòa vốn.

(g-a)xh = b Xh = b/(g-a)

Sản lượng hòa vốn = CPBB/SDĐP đơn vị (2.7) Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x1 – b

Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x2 – b

Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng ∆x = x2 – x1 Lợi nhuận tăng 1 lượng ∆P = (g-a) (x2 – x1) → ∆P = (g-a) ∆x

* Kết luận:

Thông qua khái niệm về số dư đảm phí chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Nếu sản lượng tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng sản lượng tăng thêm đó nhân với số dư đảm phí đơn vị.

Chú ý:Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn. Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP là:

--14--

- Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở góc độ toàn bộ công ty nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn công ty.

- Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi còn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP.

2.1.6.5 Tỷ lệ số dư đảm phí

Tỷ lệ SDĐP là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm).

Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ SDĐP cho biết, cứ trong 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng SDĐP. Như vậy, nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo thêm nhiều SDĐP hơn và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn.

Tỷ lệ số dư đảm phí = (g-a)/g*100% (2.8)

Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có: Tại sản lượng x1 => Doanh thu: gx1 => Lợi nhuận: P1 = (g-a)x1-b Tại sản lượng x2 => Doanh thu: gx2 => Lợi nhuận: P2 = (g-a)x2-b Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: (x1 – x2)g

Thì lợi nhuận tăng 1 lượng: P = P2 – P1 P = (g-a)(x2- x1)

P = [(g-a)*(x2 – x1)*g]/g

* Kết luận:

Thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP, ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là:

Khi doanh thu tăng lên 1 lượng thì lợi nhuận cũng tăng 1 lượng bằng lượng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ SDĐP.

Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp,… thì những xí nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tỷ lệ SDĐP để nghiên cứu và xác định lãi thuần

--15--

thuận lợi hơn chỉ tiêu tổng SDĐP, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau.

Sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP cho thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và khắc phục được những nhược điểm của SDĐP, cụ thể:

Giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn bộ doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ.

Giúp cho nhà quản trị biết được: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau, bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều.

Để hiểu rõ đặc điểm của những sản phẩm có tỷ lệ SDĐP lớn hay nhỏ, ta nghiên cứu khái niệm về cơ cấu chi phí.

2.1.6.6 Cơ cấu chi phí

Kết cấu chi phí là tỷ trọng của chi phí khả biến và chi phí bất biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Kết cấu chi phí biểu hiện kết quả của một quá trình đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, trình độ quản lý tại doanh nghiệp làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi. Mỗi doanh nghiệp thường chỉ tồn tại một kết cấu chi phí thích hợp với quy mô, đặc điểm, yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.

Khi xem xét kết cấu chi phí và nguyên nhân tạo nên kết cấu chi phí ở các doanh nghiệp nhận thấy rằng:

Những doanh nghiệp có tỷ lệ biến phí cao thường gắn liền với nhiều chi phí nguyên vật liệu, lao động… và không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. Khi tỷ lệ biến phí trong tổng chi phí lớn thì lợi nhuận ít thay đổi khi doanh thu thay đổi, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng nhưng tăng chậm, khi doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ xuất hiện nhưng không đáng kể.

Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao trong tổng chi phí thường là những doanh nghiệp sử dụng nhiều thiết bị sản xuất hiện đại và đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Với kết cấu này, lợi nhuận rất nhạy cảm khi doanh thu thay đổi, khi doanh thu tăng thì doanh nghiệp sẽ đạt được mức lợi nhuận tăng nhanh nhưng khi doanh thu giảm thì sự thua lỗ cũng diễn ra nhanh hơn.

2.1.6.7 Đòn bẩy kinh doanh (đòn bẩy hoạt động)

Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) là làm cách nào để đạt được tốc độ tăng cao về lợi nhuận với tốc độ tăng nhỏ hơn của doanh thu (tăng khối lượng sản

--16--

phẩm tiêu thụ). Hay nói cách khác ĐBKD chính là một công cụ chỉ ra cách thức sử dụng biến phí, định phí để tác động đến doanh thu nhằm thay đổi lợi nhuận.

ĐBKD cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu (do sản lượng tiêu thụ tăng, giá bán không đổi) sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: ĐBKD là một khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.

ĐBKD = > 1 (2.9)

Giả định có 2 công ty cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì công ty có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ĐBKD sẽ lớn hơn. Công ty có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ SDĐP lớn hơn và ngược lại. ĐBKD cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức công ty, ĐBKD sẽ lớn hơn ở các công ty có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các công ty có kết cấu ngược lại.

Điều này cũng có nghĩa là công ty có ĐBKD lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của công ty sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận.

Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có:

- Tại sản lượng x1 => Doanh thu: gx1 => Lợi nhuận: P1 = (g-a)x1 – b

- Tại sản lượng x2 => Doanh thu: gx1 => Lợi nhuận: P2 = (g-a)x2 – b

Tốc độ tăng LN = x100% =

Tốc độ tăng doanh thu = x 100% (2.11) Độ lớn ĐBKD = : =

Vậy ta có công thức tính độ lớn của đòn bẩy hoạt động. (g – a) x (x1 – b) (g – a) x (x2 – x1) g.x1 g.x2 - g.x1 (g – a) x (x1 – b) (g – a).x1 (2.10) Tốc độ tăng lợi nhuận

Tốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng)

(g – a) x (x1 – b) (g – a) x (x2 – x1) P2 – P1 P1 gx1 gx2 – gx1

--17--

Độ lớn của ĐBHĐ = =

Độ lớn của ĐBKD là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu, câu trả lời là 1% nhân với độ lớn của ĐBKD.

Như vậy, tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được ĐBKD, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại.

Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và độ lớn ĐBKD ngày càng giảm đi. ĐBKD lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn.

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)