Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 57)

Với tình hình hiện nay, ngành thủy sản là ngành đang được Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển. Các hoạt động của ngành thủy sản nằm trong danh mục A những ngành được hưởng ưu đãi đầu tư cho nên công ty cũng không ngừng tìm kiếm và mở rộng thêm các thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm nên tạo được nền móng năng lực cạnh tranh vững mạnh.

Xu hướng tiêu dùng của người dân hiện tại và trong tương lai đang và sẽ tăng tỷ lệ thủy hải sản trong cơ cấu thực phẩm do thực phẩm thủy sản có dinh dưỡng cao, an toàn, nên công ty đã tiến hành phối hợp các ngành chức năng tổ chức kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào nghiêm ngặt gay gắt để đảm bảo uy tính cũng như chất lượng trên tất cả các thị trường người tiêu dùng.

Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ: quá trình hội nhập AFTA giảm thuế nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào các nước ASEAN, cơ hội vào TPP của Việt Nam trong năm rất cao, giảm được khó khăn khi phải tham gia các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

--42--

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA 4.1 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC DÒNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

CTCP Thực Phẩm Sao Ta là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ tôm như tôm NOBASHI, tẩm bột chiên và tươi, IQF, CPD, CPTO, xuyên que, Raw PD. Trong đó doanh thu các sản phẩm từ tôm IQF, tôm PTO, tôm CPD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty, từ 70%-80%. Đó là lý do khi tiến hành phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, tôi chọn ba sản phẩm này để tiến hành phân tích, qua đó có thể thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Trước khi đi vào phân tích mô hình C.V.P thì chúng ta cần phải đánh giá xem tình hình hoạt động kinh doanh của các sản phẩm trên như thế nào. Cụ thể việc phân tích hai chỉ tiêu sản lượng và doanh thu sẽ giúp chúng ta thấy được điều đó.

4.1.1 Sản lượng

Sản lượng tiêu thụ của ba sản phẩm tôm IQF, tôm PTO, tôm CPD qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Sản lượng tiêu thụ các dòng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012 đến năm 2014

Nguồn: Trích báo cáo bán hàng 6 tháng đầu năm 2012-2014 phòng kế toán tài vụ Công ty

Qua bảng 4.1 cho thấy, sản lượng của sản phẩm vẫn tăng đều so với cùng kỳ các năm. Nhìn chung 6 tháng đầu năm qua các năm sản lượng vẫn tăng đều không có nhiều biến động mạnh. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2014 sản lượng tăng rất cao so với 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2012, điển hình như sản lượng của sản phẩm tôm CPD 6 tháng đầu năm 2014 đạt 4.913.669 kg là cao

Chỉ tiêu

Sản lượng tiêu thụ (kg) Chênh lệch năm 2013/2012

Chênh lệch năm 2014/2013 Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị (kg) Tỉ lệ (%) Giá trị (kg) Tỉ lệ (%) Tôm IQF 627.195 649.593 1.003.677 22.398 3,57 354.084 54,51 Tôm PTO 929.741 956.883 1.508.867 27.142 2,92 551.984 57,69 Tôm CPD 607.438 651.051 1.592.420 43.613 7,18 941.369 144,59 Tôm hấp 343.788 326.720 423.650 (17.068) (4,96) 96.930 29,67 Khác 335.089 373.587 385.055 38.498 11,49 11.468 3,07 Tổng 2.843.251 2.957.834 4.913.669 114.583 4,03 1.955.835 66,12

--43--

nhất so với 6 tháng đầu năm của hai năm còn lại. Sự tăng cao đó la do nhờ vào giá bán thấp hơn so với giá bán 6 tháng đầu năm 2012, 2013 do nguồn nguyên liệu không còn khan hiếm nên giá tôm nguyên liệu sản xuất cũng giảm. Điều này phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường là khi giá giảm thì lượng cung được đẩy lên cao. Và ngược lại giá tăng, thì lượng cung cũng giảm

Để có cái nhìn trực quan hơn, ta quan sát đồ thị biểu diễn sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014.

Nguồn: CTCP Thực Phẩm Sao Ta, 2014

Hình 4.1 Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012-2014

4.1.2 Doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích C.V.P, chỉ tiêu doanh thu chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố sản lượng và đơn giá bán.

Bảng 4.2 bên dưới sẽ cho ta biết các số liệu doanh thu qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014.

--44--

Bảng 4.2: Doanh thu tiêu thụ các dòng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012 – 2014

Nguồn:Trích báo cáo bán hàng 6 tháng đầu năm 2012-2014 của phòng kế toán tài vụ Công ty

Chỉ tiêu

Doanh thu tiêu thụ Chênh lệch năm 2013/2012

Chênh lệch năm 2014/2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị (trđ) Tỉ lệ

(%) Giá trị (trđ) Tỉ lệ (%) Tôm IQF 202.000,13 215.123,67 320.459,01 13.123,54 6,50 105.335,34 48,97 Tôm PTO 207.320,08 220.189,32 330.284,11 12.869,24 6,21 110.094,79 50,00 Tôm CPD 120.402,17 130.210,25 305.136,77 9.808,08 8,14 174.926,52 134,34 Tôm hấp 79.090,18 83.612,08 170.515,21 4.521,90 5,72 86.903,13 103,94 Khác 98.289,88 100.022.13 129.995,31 1.732.25 1,76 29.973,18 29,97 Tổng 707.102.44 749.157,45 1.256.390.41 42.055,01 5,95 507.232,96 67,71

--45--

Nhờ vào tính ổn định về chất lượng nên tôm IQF, PTO, CPD là những sản phẩm chính đóng góp đáng kể trong doanh số của công ty. Đây là những sản phẩm chủ lực nhằm xuất sang các thị trường truyền thống của công ty như Mỹ, Nhật với số lượng đặt hàng tăng. Tuy nhiên, sản lượng tăng theo hướng tăng dần các sản phẩm có kích cỡ nhỏ và giá trị tương đối thấp (PTO,CPD) so với dòng sản phẩm chính có giá trị cao (IQF) do sự dịch chuyển hướng tiêu dùng của khách hàng bởi sự ảnh hưởng từ kinh tế. Sáu tháng đầu năm 2014, do nhu cầu xuất khẩu biến động mạnh nên sản lượng cũng như giá trị các sản phẩm xuất khẩu tăng.

Qua phân tích hai chỉ tiêu sản lượng và doanh thu các dòng sản phẩm của công ty, có thể thấy được tình hình kinh doanh của công ty qua ba năm. Hoạt động kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng nhiều bởi những biến động của nghành hàng, mà chủ yếu là nguyên vật liệu vì vậy công ty cần có những chiến lược kinh doanh hữu hiệu nhằm tạo được cho mình thế chủ động để đảm bảo sản lượng sản xuất, lợi nhuận trong thời gian tới.

Chúng ta chưa thể đưa ra những kết luận chủ yếu nào về các sản phẩm khi chỉ qua hai chỉ tiêu sản lượng và doanh thu. Việc áp dụng mô hình phân tích C.V.P sẽ cho ta cái nhìn toàn diện hơn, có chuẩn mực hơn thông qua kết cấu chi phí, điểm hòa vốn, thời gian hòa vốn, kết cấu bán hàng. Từ đó đưa ra những kết luận về hiệu quả kinh doanh của ba sản phẩm trong hiện tại và định hướng phát triển cho từng sản phẩm để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Để có cái nhìn trực quan hơn, ta quan sát đồ thị biểu diễn doanh thu tiêu thụ của các sản phẩm 6 tháng đầu năm 2012-2014.

Nguồn: CTCP Thực Phẩm Sao Ta, 2014

--46--

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC SẢN PHẨM THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.2.1 Căn cứ ứng xử của chi phí

Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận thì việc đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của các chi phí.

Lê Phước Hương (2011, trang 40) phát biểu: Căn cứ ứng xử là đặc điểm của một hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó. Vì vậy, giữa căn cứ ứng xử và chi phí có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Các loại chi phí khác nhau chủ yếu là do căn cứ ứng xử khác nhau. Việc xác định căn cứ ứng xử của từng loại chi phí chính xác giúp cho việc tách toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty thành biến phí và định phí được tiến hành thuận lợi hơn.

Thông thường chi phí thường gắn liền với khối lượng hoàn thành như khối lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy sử dụng… gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh, đó chính là căn cứ ứng xử của chi phí. Khi phân tích chi phí theo cách ứng xử, thì việc xác định phạm vi phù hợp là rất quan trọng, phạm vi phù hợp trình bày mức độ hoạt động mà trong đó sự ứng xử của các loại chi phí là hoàn toàn tuyến tính, khi vượt qua khỏi phạm vi phù hợp thì cần đánh giá lại chi phí.

Ta có thể căn cứ vào số giờ lao đông trực tiếp để xác định chi phí nhân công trực tiếp cho nên chi phí nhân công trực tiếp sẽ tăng theo khi tăng ca sản xuất. Còn biến động tăng giảm của số lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ ảnh hưởng đến phát sinh của chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung.

Trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào số sản phẩm tiêu thụ được. Từ đó, tổng hợp việc lựa chọn căn cứ ứng xử cho các loại chi phí phát sinh tại công ty của ba dòng sản phẩm chính là tôm IQF, tôm PTO, tôm CPD bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.3: Căn cứ ứng xử của ba sản phẩm tôm IQF, tôm PTO, tôm CPD

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Chi phí Cách ứng xử của chi phí Chi phí nguyên vật liệu Số sản phẩm sản xuất ra Chi phí nhân công Số sản phẩm sản xuất ra Chi phí sản xuất chung Sản lượng sản phẩm tiêu thụ Chi phí bán hàng Sản lượng sản phẩm tiêu thụ Chi phí quản lý doanh nghiệp Sản lượng sản phẩm tiêu thụ

--47--

Dựa trên quan điểm về cách ứng xử chi phí ta chia chi phí ra thành chi phí khả biến và chi phí bất biến.

Biếnphícủa công ty bao gồm: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng.

Định phí của công ty gồm: Định phí sản xuất chung, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp.

Và tại công ty có nhiều khoản chi phí được xem là chi phí hỗn hợp. Trong điều kiện bình thường thì các chi phí này tương đối ổn định nằm trong một định mức cho phép với đơn giá cố định nên được xem là định phí, nhưng trong trường hợp có nhiều đơn đặt hàng thì sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn chi phí tăng lên vượt khỏi định mức quy định và phải trả thêm một khoản chi phí cho số vượt mức đó, đây chính là khoản biến phí. Để tách biến phí và định phí từ chi phí hỗn hợp thì ta có nhiều cách nhưng để chính xác hơn trong đề tài này sử dụng phương pháp bình phương bé nhất. (Xem ở phần phục lục 4)

4.2.2 Chi phí khả biến

Chi phí khả biến của công ty bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT), biến phí sản xuất chung (BP SXC) và biến phí bán hàng (BP BH).

Và tại công ty các khoản chi phí khả biến được phân bổ theo số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng sản phẩm (Xem ở phần phụ lục 5).

4.2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.

Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm được chia thành hai nhóm là nguyên liệu nguyên con và nguyên liệu đã qua sơ chế. Nguyên liệu nguyên con được thu hoạch từ các vuông tôm, sau khi tiến hành ngâm nước đá được đưa thẳng đến xí nghiệp sản xuất. Nguyên liệu đã qua sơ chế thường được thu mua ở các vựa tôm, ở đây tôm đã được rửa sạch, lặt bỏ đầu.

Nguyên liệu qua sơ chế có giá thành cao hơn, lại dễ bị nhiễm tạp chất, vì vậy công ty chỉ thu mua nguyên liệu này trong trường hợp phải thu mua ở xa và đang trong tình trạng thiếu nguyên liệu. Thông thường công ty cho xe đến tận vuông tôm để thu mua, vừa có nguồn nguyên liệu sạch, vừa không phải qua trung gian thương mại để tiết kiệm chi phí.

Tình hình thu mua nguyên liệu cho từng dòng sản phẩm được phản ánh qua bảng 4.4 bên dưới.

--48--

Bảng 4.4: Tình hình thu mua nguyên liệu chính của các dòng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014

Nguồn: Trích số liệu phòng kế toán tài vụ Công ty CPTP Sao Ta

Công ty ưu tiên thu mua nguyên liệu nguyên con nên nhìn vào bảng 4.4, ta thấy nguyên liệu nguyên con ở ba sản phẩm đều chiếm ưu thế (trên 86%). Cụ thể tôm IQF là sản phẩm có tỷ trọng tôm nguyên liệu nguyên con nhiều nhất 89,72%, vì đây là sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, chính vì vậy độ tươi nguyên là điều kiện cần thiết. Hai sản phẩm còn lại có nguồn nguyên liệu nguyên con chiếm tỷ trọng cao không kém, như sản phẩm tôm PTO đạt 89,19% và cuối cùng là sản phẩm tôm CPD với 87,15%.

Bảng 4.5: Chi phí nguyên vật liệu của các sản phẩm trong 6 tháng năm 2014

Nguồn: Trích số liệu phòng kế toán tài vụ Công ty CPTP Sao Ta

Nhìn vào bảng 4.5, ta thấy CP NVL của sản phẩm tôm PTO là cao nhất với 278.693,78 triệu đồng, sản phẩm tôm IQF có CP NVL thấp hơn 278.396,23 triệu đồng và CP NVL thấp nhất ở sản phẩm tôm CPD.

4.2.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp của từng sản phẩm bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản trích theo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính vào chi phí theo quy định và được tập hợp ở tại phân xưởng sản xuất để sản xuất ra từng sản phẩm đó.

Mỗi xí nghiệp được phân thành nhiều tổ, mỗi tổ phụ trách mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất, có định mức riêng cho từng tổ để làm căn cứ tính

Chỉ tiêu

Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD

Giá trị (trđ) Tỉ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỉ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỉ lệ (%) Nguyên con 230.557,65 89,72 234.222,81 89,19 208.800,73 87,15 Đã sơ chế 26.412.03 10,28 28.375,89 10,81 30.779,15 12,85 Tổng 256.969,68 100,00 262.598,70 100,00 239.579,88 100,00

Chỉ tiêu ĐVT Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD Nguyên vật liệu chính trđ 256.969,68 262.598,70 239.579,88 Vật liệu phụ trđ 21.426,55 16.095,08 15.173.02 Tổng CP NVL TT trđ 278.396,23 278.693,78 254.752,90 Lượng sản xuất kg 1.003.677 1.508.867 1.592.420 Đơn vị đ/kg 277.376 184.704 159.978

--49--

lương. Lương sẽ tăng dần theo số lượng sản phẩm sản xuất ra nên CP NCTT được xem là chi phí khả biến.

Bảng 4.6: Chi phí nhân công trực tiếp của các dòng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014

Nguồn: Trích số liệu phòng kế toán tài vụ Công ty CPTP Sao Ta

Bảng 4.6 thể hiện cho thấy CP NCTT của sản phẩm tôm IQF là cao nhất với 13.051,21 triệu đồng, do số lượng sản xuất của tôm IQF nhiều; và CP NCTT thấp nhất là ở sản phẩm tôm CPD 12.021,99 triệu đồng. Tuy nhiên sự chênh lệch về giá trị chi phí của hai sản phẩm không tương ứng với sự chênh lệch về số lượng sản phẩm, vì hai sản phẩm dù nguyên liệu chính đều từ tôm nguyên liệu nhưng mỗi loại được chế biến từ nguyên liệu tôm được phân theo cỡ lớn/con, khác nhau. Trong đó mặc dù tổng CP NCTT của tôm IQF 16.052,99 triệu đồng nhưng lượng sản xuất chỉ là 1.003.677 kg, ngược lại tổng CP NVL của tôm CPD là 14.787.05 triệu đồng nhưng lượng sản xuất là 1.592.420 kg lại cao hơn lượng sản xuất của tôm IQF.

Nhìn chung nói về chế biến thủy sản, những sản phẩm được chế biến từ tôm đều là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, kèm theo với một quy trình sản xuất phức tạp, phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.

4.2.2.3 Biến phí sản xuất chung

Biến phí sản xuất chung gồm các chi phí phát sinh như chi phí điện, nhiên liệu, các chi phí phục vụ cho sản xuất, vận chuyển, bốc vác,… BP SXC

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 57)