Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 42)

Số liệu được phân tích theo các phương pháp sau:

-Phương pháp so sánh: số liệu thu thập được. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá, phân tích khái quát tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

-Phương pháp mô tả: sử dụng biểu bảng, đồ thị thể hiện các chỉ tiêu cần nghiên cứu.

-Phương pháp thu thập, tổng hợp: từ các số liệu 6 tháng đầu năm 2014 có liên quan để phân tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

-Trên cơ sở tổng hợp những tác nhân ảnh hưởng đến chi phí của công ty, sử dụng phương pháp suy luận để đề ra các giải pháp, những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và mang lại lợi nhuận tốt hơn cho công ty.

--27--

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUANG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tiền thân của CTCP Thực Phẩm Sao Ta là công ty 100% vốn của ban tài chính quản trị Tỉnh Ủy Sóc Trăng với vốn cố định khoảng 19 tỷ và vốn lưu động khoảng 2 tỷ đồng, đi vào hoạt động từ ngày 03/02/1996, với hoạt động kinh doanh chính là chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Ngay từ năm hoạt động thứ 2 cho đến nay, công ty nằm trong tốp 5 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất Việt Nam. Ngay năm thứ 2, công ty cũng đã thu hồi đủ vốn và lợi nhuận tiếp tục tăng, được bổ sung vào vốn kinh doanh.

Đầu năm 2003, công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ ban đầu là 104 tỷ đồng, trong đó sở hữu nhà nước chiếm 77%, công nhân viên và cổ đông bên ngoài chiếm 23%.

Tháng 11/2003, chủ sở hữu quyết định rút vốn điều lệ xuống còn 60 tỷ và cơ cấu sở hữu thay đổi: nhà nước còn 60%, công nhân viên và cổ đông bên ngoài tăng lên 40%.

Tháng 04/2005, chủ sở hữu quyết định giảm tỷ lệ sở hữu từ 60% xuống 49%. Số 11% tương đương 6,6 tỷ đồng được bán đấu giá vào ngày 09/08/2005 tại văn phòng sở tài chính vật giá tỉnh Sóc Trăng.

Tính đến thời điểm năm 2005, công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 09 năm liên tục, gắn liền với hiệu quả kinh doanh rất cao. FIMEX VN là doanh nghiệp nhiều năm liền dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2004 và đứng trong 05 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước từ năm 1997 đến năm 2005. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã được tặng thưởng các danh hiệu như cao quý:

+ Cờ thi đua của Chính phủ trong 08 năm liền, từ năm 1997 -2004. + Huân chương lao động hạng 2 năm 1998.

+ Danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000.

+ Cúp Phù Đổng năm 2005 của bộ công nghiệp khen thưởng là 1 trong 10 doanh nghiệp sử dụng lao động tiêu biểu trong cả nước.

+ Huân chương lao động hạng I năm 2005.

--28--

CTCP Thực Phẩm Sao Ta được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp đã được quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.

Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành của công ty là điều lệ tổ chức và hoạt động (sửa đổi lần thứ 3) được đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 13/01/2006, được sửa đổi theo mẫu điều lệ công ty niêm yết và có hiệu lực từ ngày 18/08/2006.

Tháng 5/2009, cổ phiếu công ty chính thức niêm yết bổ sung 100.000 cổ phiếu, nâng tổng số 8.000.000 cổ phiếu được niêm yết tại HOUSE, đáp ứng dử điều kiện vốn điều lệ 80 tỷ đồng và tiếp tục niêm yết tại HOUSE theo quy định của luật chứng khoán. Trong năm 2009, Công ty tiếp tục mua 497.630 cổ phiếu quỹ để bình ổn giá cổ phiếu, nâng số lượng cổ phiếu quỹ hiện tại của Công ty là 800.000 cổ phiếu, đạt 10% vốn điều lệ.

Ngày 18/01/2013, căn cứ vào các văn bản, công văn, nghị quyết và biên bản họp hội đồng quản trị số 01/HĐQT.13 công ty phát hành thêm 5.000.000 cổ phiếu, nâng tổng cổ phiếu của công ty lên 130.000.000 cổ phiếu và nâng vốn điều lệ của công ty lên 130 tỷ đồng.

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA. Tên tiếng Anh: SAO TA FOODS JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: FIMEX VN.

Biểu tượng (logo) công ty:

Vốn điều lệ: 130.000.000.000 đồng.

Lĩnh vực hoạt động: Chế biến và xuất khẩu. Mã chứng khoán: FMC.

Trụ sở chính: Km 2132, Quốc lộ 1A, Phường 2, Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.

Các chi nhánh trực thuộc:

- Xí nghiệp thủy sản Sao Ta: số 89 Quốc lộ 1A, Phường 2, Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.

- Xí nghiệp thủy sản An Nam: số 95 Quốc lộ 1A, Phường 2, Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.

--29--

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 3.2.1 Giới thiệu bộ máy quản lý 3.2.1 Giới thiệu bộ máy quản lý

Nguồn: Phòng Nội vụ Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định, định hướng phát triển ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hằng năm của công ty.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty gồm 05 thành viên: 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và 03 thành viên có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền.

- Ban kiểm soát: ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 05 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm.

- Ban Tổng Giám Đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm 05 thành viên và 1 kế toán trưởng. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành công ty.

Đại Hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban Tổng Giám đốc

Ban Kiểm soát

Xưởng Cơ Điện Phòng Kinh doanh Phòng Tài Chính Phòng quản lý chất lượng Xưởng Chế Biến Phòng Nội Vụ Nhà máy thực phẩm An San

--30--

- Các phòng ban chức năng và bộ phận trực thuộc: các phòng ban chức năng hỗ trợ cho Ban giám đốc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty được vận hành tốt. Công ty gồm có các phòng ban chức năng và bộ phận trực thuộc như sau:

+ Phòng Nội vụ. + Phòng Kinh doanh. + Phòng Tài chính.

+ Phòng Quản lý chất lượng. + Xưởng chế biến.

+ Xưởng Cơ điện.

+ Nhà máy thực phẩm An San.

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.3.1 Sơ đồ tổ chức 3.3.1 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

Nguồn: Phòng kế toán CTCP Thực phẩm Sao Ta

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Chức năng của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo về mọi mặt, giúp lãnh đạo trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán toàn công ty, nắm bắt các thông tin tài chính và hạch toán kinh tế của công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về mọi hoạt động trong công tác kế toán tài chính.

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán NVL, CCDC Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thành phẩm Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Thủ Quỹ

--31--

- Kế toán tổng hợp: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp số liệu của đơn vị kế toán cấp dưới và từ các của hàng cung cấp để lập thành báo cáo tài chính cung cấp cho kế toán trưởng và giám đốc công ty duyệt.

- Kế toán vốn bằng tiền: cập nhật chứng từ thu, chi tiền mặt và phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay đồng thời quản lý các sổ chi tiết sổ cái tiền mặt. Lập phiếu thu, chi tiền mặt.

- Kế toán công nợ: mở sổ sách theo dõi, quản lý và hạch toán tình hình thanh toán các khoản công nợ phải thu, phải trả. Báo cáo lại tình hình phải thu của khách hàng để xác định kết quả kinh doanh.

- Kế toán ngân hàng: theo dõi các khoản vay, các tài khoản tiền gửi của công ty, đối chiếu sổ sách với ngân hàng.

- Kế toán thành phẩm: kiểm soát nhập xuất tồn kho, phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chế biến về mặt số lượng, chất lượng.

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: tính lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương theo quy định.

- Kế toán NVL, CCDC: theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ cả về số lượng, chất lượng, giá trị, tính toán và phân bổ giá trị của vật liệu, CCDC sử dụng vào chi phí sản xuất; thường xuyên đối chiếu số lượng trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho; lập các báo cáo kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ.

- Kế toán tài sản cố định: tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng; tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị định kỳ hàng tháng.

- Thủ quỹ: bảo quản và thu chi tiền mặt cho các chứng từ hợp lệ. Hằng ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ quỹ tiền mặt, kiểm kê số lượng tồn quỹ và đối chiếu với số lượng của kế toán thu, chi. Lập báo cáo kết quả tăng giảm lượng tiền trong kỳ cho kế toán trưởng.

3.3.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

3.3.2.1 Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm; Kỳ kế toán bán niên 6 tháng đầu năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 30/6 hàng năm.

--32--

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Công ty hiện áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Toàn bộ công tác kế toán đã được tin học hóa. Hiện tại công ty đang sử dụng phần mềm kế toán ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ.

3.3.3 Hình thức ghi sổ kế toán

Theo quy định của Bộ Tài Chính về hình thức chứng từ ghi sổ như sau: (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.

(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau; và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.

--33--

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ, cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Hình 3.3 Trình tự ghi chép sổ sách theo hình thức chứng từ ghi sổ

3.3.4 Phương pháp kế toán

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: đối với thành phẩm áp dụng phương pháp kê khai định kỳ; đối với vật tư, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính giá xuất kho: theo giá bình quân gia quyền

- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.

Chứng từ kế toán

CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ CÁI

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký CTGS Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

--34--

3.4 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Các mảng hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm:

-Nuôi trồng, chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản; mua bán lương thực, thực phẩm nông sản sơ chế.

-Nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ trong ngành chế biến; kinh doanh bất động sản; dịch vụ khách sạn, ăn uống.

Trong đó, hoạt động kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này chiếm tới 98% doanh thu của công ty.

Bảng 3.1: Những sản phẩm chính của công ty năm 2012

Stt Nhóm sản phẩm Tỷ trọng (%) 1 Tôm IQF 37,02 2 Tôm PTO 27,13 3 Tôm CPD 14,90 4 Tôm hấp 12,44 5 Khác 8,51 Nguồn: FIMEX VN, 2012

3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2011- 2013 CÔNG TY NĂM 2011- 2013

3.5.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013

Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta có quá trình hoạt động gần 20 năm trong ngành kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu đã tạo nên một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình trong kinh doanh cùng với hệ thống dịch vụ hoàn hảo, cung cấp ra thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao và với giá cả hợp lý, công ty ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta sẽ đi vào phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm 2011 – 2013. Qua đó còn giúp chúng ta thấy rõ được biến động trong sản xuất và tiêu thụ, tìm hiểu nguyên nhân biến động sẽ giúp nhà quản trị có thể dự báo được những ảnh hưởng để có kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.

--35--

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ba năm 2011- 2013 của phòng kế toán tài vụ Công ty

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 1.Doanh thu bán hàng 1.918.220 1.548.866 2.187.409 (369.354) (19,26) 638.543 41,23 2. Các khoản giảm trừ 19.044 12.792 3.016 (6.252) (32,83) (9.776) (76,42) 3. Doanh thu thuần 1.899.176 1.536.074 2.184.393 (363.102) (19,12) 648.319 42,21 4. Giá vốn hàng bán 1.782.395 1.435.105 2.050.790 (347.290) (19,48) 615.685 42,90

5. Lợi nhuận gộp 116.781 100.969 133.603 (15.812) (13,54) 32.634 32,32

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 42)