Doanh thu an toàn càng lớn thể hiện tính an toàn của mặt hàng kinh doanh càng cao. Nhưng các mặt hàng có quy mô không giống nhau, để đạt
được hiệu quả phân tích, chúng ta sử dụng thêm tỷ lệ doanh thu an toàn. Bảng 4.26: Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn từng sản phẩm
trong sáu táng đầu năm 2014
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.13; 4.22
Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn càng lớn càng thể hiện tính an toàn của hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao, hay nói cách khác tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Dựa vào kết quả của bảng 4.26, ta thấy rằng tôm IQF là sản phẩm có số dư an toàn lớn nhất với 36,38% (116.594,90 triệu đồng), tôm CPD là sản phẩm có số dư an toàn nhỏ nhất 21,44 % (65.425,47 triệu đồng), nên trong những điều kiện khó khăn của sản xuất kinh doanh, dòng sản phẩm tôm IQF chịu rủi ro ít hơn tôm CPD.
Yếu tố quyết định độ lớn của số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn chính là cơ cấu chi phí - tỷ lệ định phí. Sản phẩm tôm CPD có tỷ lệ định phí cao nhất nên nó là sản phẩm có tốc độ tăng lợi nhuận nhanh nhưng mức độ an toàn thấp. Ngược lại tôm IQF có tốc độ tăng lợi nhuận ít hơn tôm CPD nhưng mức độ an toàn cao.
Như vậy, tôm IQF là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty và đặc biệt sở hữu tính an toàn cao, nên cần có các chiến lược để gia tăng tiêu thụ đối với sản phẩm này. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định tập trung vào một dòng sản phẩm nào đó thì ban quản trị công ty phải căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại của mình để đưa ra các quyết định mang lại hiệu quả cao nhất.
Chỉ tiêu ĐVT Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD Doanh thu tiêu thụ trđ 320.459,01 330.283,44 305.136,33 Doanh thu hòa vốn trđ 203.864,11 230.758,67 239.710,86 Doanh thu an toàn trđ 116.594,90 99.524,77 65.425,47 Tỷ lệ doanh thu an toàn % 36,38 30,13 21,44
--67--