Mối quan hệ giữa kết cấu hàng bán và điểm hòa vốn

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 83)

Kết cấu hàng bán cũng là một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng đến điểm hòa vốn. Để chứng minh có mối quan hệ giữa kết cấu hàng bán và điểm hòa vốn, ta giả định công ty có quyết định gia tăng sản xuất đối với sản phẩm tôm CPD và cắt giảm sản xuất đối với tôm PTO. Sản phẩm tôm PTO cắt giảm 100.000 kg còn lại 1.421.328 kg, sản lượng mới của sản phẩm tôm CPD là 1.692.420 kg (Đây là sản lượng được tính toán nhằm đảm bảo không làm thay đổi tổng doanh thu của ba dòng sản phẩm). Với giá bán không thay đổi, kết cấu hàng bán mới của ba sản phẩm tôm IQF, tôm PTO và tôm CPD được thể hiện như sau:

--68--

Bảng 4.28: Kết cấu hàng bán mới từng sản phẩm

Chỉ tiêu ĐVT Tôm IQF Tôm PTO TômCPD Tổng Doanh thu trđ 320.459,01 311.121,59 324.298,18 955.878,78 Kết cấu % 33,53 32,54 33,93 100,00

Nguồn: Tác giả tính toán

Với kết cấu hàng bán mới, thấy tỷ trọng của tôm CPD từ 31,92% tăng 33,93%; sản phẩm tôm PTO giảm từ 34,55% lên 32,55%. Sự thay đổi này sẽ không làm thay đổi tổng doanh thu của ba sản phẩm nhưng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí khả biến và SDĐP. Bảng báo cáo thu nhập mới bên dưới sẽ cho ta thấy những thay đổi trong thực tế với giả định khi có sự thay đổi của kết cấu hàng bán.

Bảng 4.29: Mối quan hệ giữa kết cấu hàng bán và điểm hòa vốn từng sản phẩm

Chỉ tiêu Thực tế Đã thay đổi kết cấu hàng bán Tổng (trđ) Đơn vị (đ/kg) Tổng (trđ) Đơn vị (đ/kg) Doanh thu 955.878,78 232.859 955.878,78 232.155 Biến phí 887.589,47 216.223 887.564,84 215.563 SDĐP 68.289,31 16.636 68.313,94 16.591 Định phí 48.630,00 - 46.630,00 - Lợi nhuận 19.659,31 - 21.683,94 -

Nguồn: Tác giả tính toán

Nhìn vào bảng 4.29 ta thấy SDĐP đơn vị có sự thay đổi sau khi thay đổi kết cấu hàng bán, để đánh giá hiệu quả của sự thay đổi này, ta tính sản lượng hòa vốn của công ty.

Bảng 4.30: Sản lượng hòa vốn khi thay đổi kết cấu hàng bán

Chỉ tiêu ĐVT Thực tế Đã thay đổi kết cấu hàng bán Định phí trđ 48.630,00 48.630,00 SDĐP đơn vị trđ 16.636 16.591 Sản lượng hòa vốn kg 2.923.179 2.931.107

Nguồn: Số liệu phòng kế toán tài vụ

Khi thay đổi kết cấu hàng bán tăng sản lượng sản phẩm tôm CPD và giảm sản lượng sản phẩm tôm PTO mà không làm thay đổi tổng doanh thu nhưng thực tế sau khi thay đổi sản lượng hòa vốn của toàn công ty đã tăng từ 2.923.585 kg lên 2.931.107 kg. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do tăng tỷ trọng của sản phẩm tôm CPD từ 31,92% lên 33,93%.

Kết luận: Không thể đánh giá một kết cấu hàng bán là tốt hay xấu một cách tuyệt đối nếu chỉ nhìn vào tỷ trọng doanh thu, và không có kết cấu hàng

--69--

bán nào là tối ưu cho mọi thời kỳ. Nếu có ý định tăng giảm sản lượng của một mặt hàng nào đó trong nhóm hàng cũng không thể chỉ dựa vào tỷ lệ SDĐP mà phải tùy vào loại hình kinh doanh, điều kiện khách quan và chủ quan của nền kinh tế mà công ty thiết lập một kết cấu hàng bán hợp lý, tiết kiệm chi phí và thu hồi vốn nhanh.

4.6 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TRONG DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH SÁU THÁNG NHUẬN TRONG DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH SÁU THÁNG CUỐI NĂM 2014

Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một trong những trách nhiệm quan trọng của nhà quản trị, nó là một công cụ cho người quản trị nhận thức được những thay đổi nào là tốt, những thay đổi nào là không tốt, không phải lúc nào tìm mọi cách tăng tiêu thụ cũng tốt và chưa chắc tăng chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận. Chính vì vậy, nhà quản trị phải xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều khía cạnh, quan hệ khác nhau, dự báo kết quả hoạt động để tìm ra một phương án kinh doanh tối ưu.

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 83)