quản trị có cái nhìn toàn diện và chính xác về hiệu q uả sử dụng chi phí, hiệu quả kinh doanh và đề ra cách hướng tiết kiệm, tối đa hóa lợi nhuận.
4.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN NHUẬN
4.3.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Doanh thu tiêu thụ và giá bán bình quân trong sáu tháng đầu năm 2014 của từng sản phẩm tôm IQF, tôm PTO, tôm CPD được trình bày cụ thể bằng bảng tổng hợp sau:
Bảng 4.13: Doanh thu bán hàng của các sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu ĐVT Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD Doanh thu trđ 320.459,01 330.283,44 305.136,33 Sản lượng kg 1.003.677 1.508.867 1.592.420 Đơn giá đ/kg 319.285 218.895 191.618
Nguồn: Báo cáo bán hàng 6 tháng đầu năm 2014 của phòng kế toán tài vụ Công ty
Từ doanh thu tiêu thụ của từng sản phẩm, kết hợp với chi phí khả biến và chi phí bất biến ta lập bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí.
Chỉ tiêu ĐVT Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD
Biến phí CP NVLTT trđ 278.396,23 278.693,78 254.752,90 CP NCTT trđ 16.052,99 15.002,42 14.787,05 BP SXC trđ 4.978,74 7.484,73 7.869,20 BP BH trđ 2.340,25 3.518,18 3.713,00 Tổng biến phí trđ 301.768,21 304.699,11 281.122,15 Đơn vị đ/sp 300.663 201.939 176.538 Định phí ĐP SXC trđ 6.138,05 9.227,55 9.738,54 ĐP BH trđ 3.043,15 4.574,88 4.828,20 ĐP QLDN trđ 2.709,00 4.072,55 4.298,08 Tổng định phí trđ 11.890,20 17.874,98 18.864,82 Tổng chi phí trđ 313.658,41 322.574,09 299.986,97
--55--
Bảng 4.14: Báo cáo thu nhập theo số dư phí của các dòng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014.
Chỉ tiêu
Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD
Tổng (trđ) Đơn vị (đ/kg) % Tổng (trđ) Đơn vị (đ/kg) % Tổng (trđ) Đơn vị (đ/kg) % Doanh thu 320.459,01 319.285 100,00 330.283,44 218.895 100,00 305.136,33 191.618 100,00 CPKB Tổng 301.768,21 300.663 94,17 304.699,11 201.939 92,25 281.122,15 176.537 92,14 CP NVL TT 278.396,23 277.376 86,87 278.693,78 184.704 84,38 254.752,90 159.998 83,50 CP NC TT 16.052,99 15.994 5,01 15.002,42 9.421 4,30 14.787,05 9.286 4,85 PX SXC 4.978,74 4.960 1,55 7.484,73 4.960 2,27 7.869,20 4.942 2,58 BPBH 2.340,25 2.332 0,73 3.518,18 2.332 1,07 3.713,00 2.332 1,22 SDĐP 18.690,80 18.622 5,83 25.584,33 16.956 7,75 24.014,18 15.080 7,86 CPBB Tổng 11.890,20 x x 17.874,98 x x 18.864,82 x x ĐP SXC 6.138,05 x x 9.227,55 x x 9.738,54 x x ĐP BH 3.043,15 x x 4.574,88 x x 4.828,20 x x ĐP QQLDN 2.709,00 x x 4.072,55 x x 4.298,08 x x Lợi nhuận 6.800,60 x x 7.709,35 x x 5.149,36 x x Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.12; 4.13
--56--
Bảng 4.14 cho thấy, sản phẩm mang lại lợi nhuận nhiều nhất chính là tôm PTO 7.709,35 triệu đồng, mặc dù có sản lượng tiêu thụ ít hơn sản phẩm tôm PTO, nhưng do giá cả đầu vào, đầu ra của tôm CDP có sự chênh lệch khá rõ kết hợp với CPBB thấp nên lợi nhuận đã tăng lên đáng kể. Sản phẩm CPD với CPBB cao nhất nên mang lại lợi nhuận thấp nhất (5.149,36 triệuđồng).
Từ bảng chi tiết về thu nhập dạng số dư đảm phí ta có bảng tổng hợp báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau:
Bảng 4.15: Báo cáo thu nhập tổng hợp của các sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD Tổng Số tiền % Doanh thu 320.459,01 330.283,44 305.136,33 955.878,78 100,00 CPKB 301.768,21 304.699,11 281.122,15 887.589,47 92,86 SDĐP 18.690,80 25.584,33 24.014,18 68.289,31 7,14 CPBB 11.890,20 17.874,98 18.864,82 - - Lợi nhuận 6.800,60 7.709,35 5.149,36 - - Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14 4.3.2 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí a. Số dư đảm phí
Bảng 4.16: Số dư đảm phí từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu Tổng SDĐP (trđ) SDĐP đơn vị (đ/kg) Tỷ lệ (%) Tôm IQF 18.690,80 18.622 5,83 Tôm PTO 25.584,33 16.956 7,75 Tôm CPD 24.014,18 15.080 7,87
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.15
Bảng 4.16 cho biết SDĐP của tôm PTO là cao nhất với 25.584,33 triệu đồng, SDĐP của tôm IQF là 18.690,80 triệu đồng, tôm CPD là 24.014,18 triệu đồng. Như phần lý thuyết đã trình bày, SDĐP là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến, SDĐP đơn vị chính là giá bán từng dòng sản phẩm trừ đi chi phí khả biến đơn vị, SDĐP trước hết là dùng để bù đắp chi phí bất biến sau đó phần dư ra là lợi nhuận. Nếu bán thêm 1 kg tôm CPD, ta sẽ thu được thêm 15.080 đồng dùng để bù đắp định phí và lợi nhuận, và đối với sản phẩm tôm IQF là 18.622 đồng, tôm PTO là 16.956 đồng. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ chỉ cho ta thấy số tiền có được khi bán thêm số lượng 1kg ở từng sản phẩm được bù đắp cho định phí và lợi nhuận như thế nào.
--57--
Bảng 4.17: Số dư đảm phí đơn vị từng sản phẩm trong sáu tháng đầu
năm 2014 Đvt: đồng/kg
Chỉ tiêu SDĐP đơn vị Định phí đơn vị Lợi nhuận đơn vị Tôm IQF 18.622 11.847 6.776 Tôm PTO 16.956 11.847 5.109 Tôm CPD 15.080 11.862 3.234
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.16
Tuy nhiên, không phải lúc nào SDĐP đơn vị cũng phải bù đắp định phí, khi sản lượng sản phẩm đã vượt qua sản lượng hòa vốn thì một kg sản phẩm bán thêm ta thu được lợi nhuận chính là SDĐP đơn vị của sản phẩm đó. Mối quan hệ giữa khối lượng và lợi nhuận thể hiện ở SDĐP đơn vị, nếu sản lượng tăng một lượng, thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng sản lượng tăng thêm nhân cho SDĐP đơn vị khi đã vượt qua điểm hòa vốn.
Mối quan hệ giữa SDĐP đơn vị và lợi nhuận được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.18: Mối quan hệ giữa số dư đảm phí đơn vị và lợi nhuận
Đvt: đồng
Chỉ tiêu Lợi nhuận tăng thêm
Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD SDĐP 18.622 16.956 15.080 Sản lượng vượt điểm hòa vốn
1 kg 18.622 16.956 15.080 10 kg 186.220 169.560 150.800 100 kg 1.862.200 1.695.600 1.508.000 1000 kg 18.622.000 16.956.000 15.080.000 10.000 kg 186.220.000 169.560.000 150.800.000
Nguồn: Tác giả tính toán
Qua bảng trên, ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận. Điển hình như sản phẩm tôm IQF, khi sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn 10kg thì lợi nhuận của tôm IQF chỉ tăng thêm 186.220 đồng, nhưng khi sản lượng vượt qua 10.000kg thì lợi nhuận tăng thêm là 186.220.000 đồng. Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng xa thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Sau sản phẩm tôm IQF là tôm PTO, rồi đến tôm CPD, khi sản lượng tăng thêm 10.000kg thì lợi nhuận tăng thêm lần lượt của hai sản phẩm này 169.560.000 đồng và 150.800.00 đồng, thấp hơn nhiều so với tôm IQF.
Tóm lại, khi sản lượng tiêu thụ của một sản phẩm nào đó vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều thì sản phẩm nào có SDĐP đơn vị càng lớn sẽ mang lại lợi
--58--
nhuận tăng thêm càng cao, công ty nên đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tôm IQF lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp các yếu tố như giá bán, chi phí khả biến không thay đổi… nên chỉ tiêu SDĐP đơn vị chỉ mang tính tham khảo vì nó không thể cho nhà quản trị cái nhìn tổng quát khi doanh nghiệp kinh doanh đa mặt hàng, bởi vì sản lượng của từng mặt hàng không thể tổng hợp ở toàn công ty. Vì thế đôi khi làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP đơn vị lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục những nhược điểm của SDĐP đơn vị, người quản lý nên kết hợp với khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí.
b. Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ SDĐP là phần tỷ lệ SDĐP trên doanh thu, dựa vào tỷ lệ SDĐP, ta có thể biết được trong 1 đồng tăng thêm của doanh thu thì có bao nhiêu phần trăm thuộc về SDĐP và khi vượt qua điểm hòa vốn rồi thì phần trăm tăng thêm của doanh thu chính là phần trăm tăng thêm của tỷ lệ SDĐP.
Ta có tỷ lệ SDĐP của sản phẩm tôm IQF là 5,83%, của sản phẩm tôm PTO là 7,75% và của tôm CPD là 7,87%. Tỷ lệ SDĐP này cho ta biết mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của từng sản phẩm. Tỷ lệ SDĐP của sản phẩm tôm IQF cho biết nếu doanh thu tăng 100 đồng thì có 5,83 đồng là SDĐP (gồm định phí và lợi nhuận), khi vượt qua điểm hòa vốn, khi doanh thu tăng 100 đồng, lợi nhuận sẽ tăng thêm 5,83 đồng. Tương tự như vậy đối với sản phẩm tôm PTO và tôm CPD.
Sau quá trình phân tích hai chỉ tiêu SDĐP đơn vị và tỷ lệ SDĐP giúp ta thấy mối quan hệ giữa sản lượng, doanh thu và lợi nhuận; tiềm năng của từng sản phẩm. Vì thế, mọi quyết định gia tăng sản lượng hay bất kỳ quyết định kinh doanh nào khác thì cần xem xét toàn diện các yếu tố có liên quan từ sản xuất đến thị trường, kênh phân phối… để mang lại hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh SDĐP và tỷ lệ SDĐP thì kết cấu chi phí cũng là một chỉ tiêu không kém phần quan trọng trong phân tích mô hình C.V.P.
4.3.3 Kết cấu chi phí
Việc phân tích kết cấu chi phí giúp ta thấy được mối quan hệ giữa chi phí khả biến và chi phí bất biến từng sản phẩm, bên cạnh đó cho ta biết với kết cấu chi phí của sản phẩm nào giúp ta đạt được lợi nhuận nhanh nhất. Từ chi phí phát sinh của các sản phẩm tôm IQF, tôm PTO và tôm CPD, ta có tỷ lệ từng loại CPKB, CPBB trong tổng chi phí của sáu tháng đầu năm 2014 như sau:
--59--
Bảng 4.19: Cơ cấu chi phí từng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD Giá trị % Giá trị % Giá trị % CPKB 301.768,21 96,21 304.699,11 94,46 281.122,15 93,71 CPBB 11.890,20 3,79 17.874,98 5,54 18.864,82 6,29 Tổng 313.658,41 100,00 322.574,09 100,00 299.986,97 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14
Nhìn vào bảng 4.19, ta thấy rằng CPKB của cả ba sản phẩm đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, tất cả đều trên 93%. Tỷ lệ CPBB trong tổng kết cấu chi phí cao nhất là sản phẩm tôm CPD 6,29%, tiếp đến là tôm PTO 5,54% và cuối cùng là tôm CPD 3,79%.
Tóm lại kết cấu chi phí là nội dung quan trọng để phân tích hoạt động kinh doanh của công ty, vì kết cấu chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.
4.3.4 Đòn cân hoạt động
Để đo lường mức độ sử dụng định phí trong doanh nghiệp và cũng để tính toán biến động của lợi nhuận khi có biến động của doanh thu, ta đi vào tính toán đòn cân hoạt động (ĐCHĐ) của từng sản phẩm tôm IQF, tôm PTO và tôm CPD.
Đòn cân hoạt động càng lớn thì khi doanh thu tăng, tốc độ tăng lợi nhuận sẽ càng nhiều.
Bảng 4.20: Độ lớn đòn cân hoạt động từng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu ĐVT Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD 1. Doanh thu trđ 320.459,01 330.283,44 305.136,33 2. CPKB trđ 301.768,21 304.699,11 281.122,15 3. SDĐP trđ 18.690,80 25.584,33 24.014,18 4. Lợi nhuận trđ 6.800,60 7.709,35 5.149,36 5. ĐCHĐ lần 2,75 3,32 4,66
Nguồn: Tác giả tính toán
Đòn cân hoạt động cho biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu % khi doanh thu tăng (giảm) 1%. Nhìn vào bảng 4.20, ta thấy rằng khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận của sản phẩm tôm CPD thay đổi nhiều nhất 4,66%, rồi đến tôm PTO 3,32%, thấp nhất là tôm IQF 2,75%. Như vậy, với ĐCHĐ
--60--
lớn nhất, tôm CPD là sản phẩm có tốc độ tăng lợi nhuận nhanh nhất, còn tôm IQF là sản phẩm ít có sự biến động về lợi nhuận khi doanh thu thay đổi.
Bảng dưới đây sẽ giúp ta thấy mối quan hệ giữa ĐCHĐ và lợi nhuận của các sản phẩm khi giả định có sự thay đổi của doanh thu.
Bảng 4.21: Mối quan hệ giữa độ lớn đòn cân hoạt động và lợi nhuận từng sản phẩm
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Lợi nhuận tăng thêm
Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD
Độ lớn ĐBKD lần 2,75 3,32 4,66 Doanh thu tăng % 10,00
Lợi nhuận tăng % 27,5 33,2 46,6
trđ 1.869,08 2.558,43 2.401,42
Nguồn: Tác giả tính toán
Bảng 4.21 chứng minh cho ta thấy ý nghĩa của ĐCHĐ, khi doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận của sản phẩm tôm PTO tăng lên 33,2% với cùng mức độ hoạt động, sản phẩm tôm IQF là có tỷ lệ lợi nhuận tăng thêm là 27,5% và cao nhất là tôm CPD có phần trăm tăng lợi nhuận khi doanh thu tăng 46,6%. ĐCHĐ là sự biểu hiện mức sử dụng định phí trong tổng chi phí nên sản phẩm tôm CPD có tỷ trọng định phí cao nhất trong tổng chi phí so với hai sản phẩm trên nên có ĐCHĐ cao nhất làm tỷ lệ tăng lợi nhuận cao nhất khi doanh thu tăng. Vì ĐCHĐ cao nhất nên chỉ cần doanh thu giảm đi một lượng nhỏ cũng có thể làm cho lợi nhuận giảm đi một lượng đáng kể, vì vậy khi có chiến lược mở rộng sản xuất đối với sản phẩm tôm CPD thì cần có sự xem xét, tìm hiểu thị trường kết hợp với các yếu tố nội lực của công ty.
4.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
Bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định doanh thu tối thiểu hoặc mức thu nhập nhất định đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động đó. Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định được mức doanh thu, khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt để vừa đủ bù đắp hết chi phí bỏ ra và đạt mức hòa vốn.
--61--
4.4.1 Sản lượng hòa vốn
Bảng 4.22: Sản lượng hòa vốn từng sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2014
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.13; 4.14
Qua tính toán chỉ tiêu ĐCHĐ ta biết được rằng tốc độ tăng lợi nhuận của sản phẩm tôm IQF là nhỏ nhất nhưng bù lại tôm IQF chỉ cần sản xuất 63,62% so với sản lượng tiêu thụ là đã có thể đạt được sản lượng hòa vốn, trong khi đó đối với sản phẩm tôm PTO là 69,87% và cao nhất là sản phẩm tôm CPD với 78,56%. Điều này cho ta biết rằng tôm IQF là sản phẩm thu được lợi nhuận nhanh, nghĩa là có lợi nhuận trước hai sản phẩm tôm CPD và tôm PTO.
Do quy mô các sản phẩm mà sản lượng hòa vốn của các sản phẩm có sự khác nhau. Tại sản lượng hòa vốn công ty sẽ không lãi cũng không lỗ và khi vượt qua mức hòa vốn thì công ty sẽ nhanh chóng thu được lợi nhuận bằng chính SDĐP của sản phẩm đó.
4.4.2 Doanh thu hòa vốn
Từ sản lượng hòa vốn ta dễ dàng tính toán được doanh thu hòa vốn, bằng cách lấy sản lượng hòa vốn nhân với giá bán, kết quả tính toán doanh thu hòa vốn được thể hiện ở bảng 4.23 bên dưới.
Bảng 4.23: Doanh thu hòa vốn từng sản phẩm sáu tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu ĐVT Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD 1. Sản lượng hòa vốn kg 638.502 1.054.198 1.250.983 2. Giá bán đ/kg 319.285 218.895 191.618 3. Doanh thu hòa vốn trđ 203.864,11 230.758,67 239.710,86
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.13; 4.22
Tại mức doanh thu hòa vốn, công ty không có lợi nhuận hay nói cách khác là công ty bắt đầu thu được lãi. Giống như sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn phụ thuộc vào quy mô hoạt động của từng sản phẩm.
Chỉ tiêu ĐVT Tôm IQF Tôm PTO Tôm CPD 1. Sản lượng tiêu thụ kg 1.003.677 1.508.867 1.592.420 2. Tổng CPBB trđ 11.890,20 17.874,98 18.864,82 3. SDĐP đơn vị đ/kg 18.622 16.956 15.080 4. Sản Lượng hòa vốn kg 638.502 1.054.198 1.250.983 5. Tỷ lệ hòa vốn % 63,62 69,87 78,56
--62--
4.4.3 Thời gian hòa vốn
Tại mức doanh thu hòa vốn ta có thể tính được thời gian hòa vốn của từng sản phẩm trong sáu tháng đầu năm 2014.
Thời gian hòa vốn càng ngắn thì công ty càng nhanh chóng bù đắp các chi phí phát sinh và có lợi nhuận.
Với doanh thu thực hiện là doanh thu trong sáu tháng đầu năm 2014, từ đó ta tính toán thời gian hòa vốn của từng sản phẩm.
Bảng 4.24: Thời gian hòa vốn từng sản phẩm sáu tháng đầu năm 2014
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.13; 4.23
Nhìn tổng thể kết quả ở bảng 4.24, ta thấy rằng thời gian hòa vốn của các