TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾTOÁN

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 46)

3.3.1 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

Nguồn: Phòng kế toán CTCP Thực phẩm Sao Ta

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Chức năng của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo về mọi mặt, giúp lãnh đạo trong việc quản lý, điều hành, tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán toàn công ty, nắm bắt các thông tin tài chính và hạch toán kinh tế của công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về mọi hoạt động trong công tác kế toán tài chính.

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán NVL, CCDC Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thành phẩm Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Thủ Quỹ

--31--

- Kế toán tổng hợp: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tổng hợp số liệu của đơn vị kế toán cấp dưới và từ các của hàng cung cấp để lập thành báo cáo tài chính cung cấp cho kế toán trưởng và giám đốc công ty duyệt.

- Kế toán vốn bằng tiền: cập nhật chứng từ thu, chi tiền mặt và phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay đồng thời quản lý các sổ chi tiết sổ cái tiền mặt. Lập phiếu thu, chi tiền mặt.

- Kế toán công nợ: mở sổ sách theo dõi, quản lý và hạch toán tình hình thanh toán các khoản công nợ phải thu, phải trả. Báo cáo lại tình hình phải thu của khách hàng để xác định kết quả kinh doanh.

- Kế toán ngân hàng: theo dõi các khoản vay, các tài khoản tiền gửi của công ty, đối chiếu sổ sách với ngân hàng.

- Kế toán thành phẩm: kiểm soát nhập xuất tồn kho, phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chế biến về mặt số lượng, chất lượng.

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: tính lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương theo quy định.

- Kế toán NVL, CCDC: theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ cả về số lượng, chất lượng, giá trị, tính toán và phân bổ giá trị của vật liệu, CCDC sử dụng vào chi phí sản xuất; thường xuyên đối chiếu số lượng trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho; lập các báo cáo kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ.

- Kế toán tài sản cố định: tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng; tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị định kỳ hàng tháng.

- Thủ quỹ: bảo quản và thu chi tiền mặt cho các chứng từ hợp lệ. Hằng ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ quỹ tiền mặt, kiểm kê số lượng tồn quỹ và đối chiếu với số lượng của kế toán thu, chi. Lập báo cáo kết quả tăng giảm lượng tiền trong kỳ cho kế toán trưởng.

3.3.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

3.3.2.1 Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm; Kỳ kế toán bán niên 6 tháng đầu năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 30/6 hàng năm.

--32--

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Công ty hiện áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Toàn bộ công tác kế toán đã được tin học hóa. Hiện tại công ty đang sử dụng phần mềm kế toán ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ.

3.3.3 Hình thức ghi sổ kế toán

Theo quy định của Bộ Tài Chính về hình thức chứng từ ghi sổ như sau: (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.

(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau; và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.

--33--

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ, cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Hình 3.3 Trình tự ghi chép sổ sách theo hình thức chứng từ ghi sổ

3.3.4 Phương pháp kế toán

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: đối với thành phẩm áp dụng phương pháp kê khai định kỳ; đối với vật tư, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính giá xuất kho: theo giá bình quân gia quyền

- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.

Chứng từ kế toán

CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ CÁI

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký CTGS Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

--34--

3.4 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Các mảng hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm:

-Nuôi trồng, chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản; mua bán lương thực, thực phẩm nông sản sơ chế.

-Nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ trong ngành chế biến; kinh doanh bất động sản; dịch vụ khách sạn, ăn uống.

Trong đó, hoạt động kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này chiếm tới 98% doanh thu của công ty.

Bảng 3.1: Những sản phẩm chính của công ty năm 2012

Stt Nhóm sản phẩm Tỷ trọng (%) 1 Tôm IQF 37,02 2 Tôm PTO 27,13 3 Tôm CPD 14,90 4 Tôm hấp 12,44 5 Khác 8,51 Nguồn: FIMEX VN, 2012

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 46)