phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex

79 473 2
phân tích mối quan hệ chi phí  khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng  stapimex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN THỊ THÙY NINH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Mã ngành: D340301 Lớp: KT1120L2 Tháng 12 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN THỊ THÙY NINH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Mã ngành: D340301 Lớp: KT1120L2 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐÀM THỊ PHONG BA Tháng 12 năm 2013 II LỜI CẢM TẠ Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, xã hội không ngừng phát triển, con người Việt Nam không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành những con người hữu ích cho xã hội, xuất sắc trong công việc. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, con người phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, nắm bắt cơ hội vươn đến thành công. Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của tất cả quý thầy cô, trau dồi cho em nhiều kinh nghiệm quý báu và những kiến thức bổ ích. Đó là cơ sở, là nền tảng cho con đường sự nghiệp của em sau này. Nhân đây, em xin gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng tất cả quý thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất. Và em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đàm Thị Phong Ba đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những ý kiến quý báu và trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của Trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ, thư viện khoa Kinh tế - quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tư liệu để em hoàn thành tốt luận văn của mình. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX đã tạo điều kiện cho em thực tập và tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này trong suốt quá trình thực tập. Giúp em học tập được những kinh nghiệm quý báu, em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 2 tháng 12 năm 2013. Người thực hiện Phan Thị Thùy Ninh I TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 2 tháng 12 năm 2013 Người thực hiện Phan Thị Thùy Ninh II NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Thủ trưởng đơn vị III NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ và tên người nhận xét: .............................................................................. Học vị: ........................................................................................................... Chuyên ngành: ............................................................................................... Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn. Cơ quan công tác: ........................................................................................... Họ và tên sinh viên: ........................................................................................ Mã số sinh viên: ............................................................................................. Lớp: ............................................................................................................... Tên đề tài: ...................................................................................................... Cơ sở đào tạo: ................................................................................................ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo .................................................................................................................... .................................................................................................................... 2. Hình thức trình bày .................................................................................................................... .................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp bách của đề tài .................................................................................................................... .................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn .................................................................................................................... .................................................................................................................... 5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu) ..................................................................................................................... IV ..................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, ...) ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Người nhận xét V NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ VI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu từ viết tắt Chữ viết tắt CVP Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận SDĐP Số dư đảm phí TL SDĐP Tỷ lệ số dư đảm phí PTGĐ Phó tổng giám đốc BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CPBB Chi phí bất biến CPKB Chi phí khả biến NVL Nguyên vật liệu CP NVL Chi phí nguyên vật liệu CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC Chi phí sản xuất chung GTGT Giá trị gia tăng CCDV Cung cấp dịch vụ TNDN Thu nhập doanh nghiệp Đvt Đơn vị tính TP Thành phố ĐBKD Đòn bẩy kinh doanh Đvsp Đơn vị sản phẩm TÀI LIỆU THAM KHẢO VII 1. Lê Phước Hương, 2010. Giáo trình Kế toán quản trị - Phần 1. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Trường ĐH Cần Thơ. 2. Phạm Văn Dược, Đào Tất Thắng, 2002, Bài tập Kế toán quản trị. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. 3. Huỳnh Lợi, Hiệu Đính, Võ Văn Nhị, 2007. Kế toán quản trị. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Đàm Thị Phong Ba, 2010. Giáo trình kế toán chi phí. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 5. Nguyễn Thị Thúy An, 2012. Giáo trình kế toán quản trị - Phần 1. Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Một số trang Wedsite tham khảo 1.http://www.hafic.com.vn/attachments/article/222/6%20CTCP%20Thuy%20 san%20Soc%20Trang.pdf. 2.http://www.doko.vn/luan-van/phan-tich-moi-quan-he-chi-phi-khoi-luongloi-nhuan-tai-nha-may-gach-ngoi-tunnel-long-xuyen-151925. 3.http://stapimex.com.vn/picture/filestore/i35_1.pdf. 4.http://download2.tailieu.vn//aec1a4189f9ae44a0639169313a43e8f/5220a560 /source/2012/20121210/toanlonely1990/cdtn_phan_tich_cvp_mssv_09241701 _tailieuvn_5944.pdf. VIII CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nền kinh tế nước ta đang vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước và chịu sự tác động của các quy luật như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,… Trong đó, quy luật cạnh tranh có tác động chi phối. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải luôn phấn đấu để có thể tồn tại và phát triển. “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả không? Doanh thu có trang trải được chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận” – Tất cả đều là những vần đề mà doanh nghiệp luôn băn khoăn, lo lắng. Bất cứ doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động kinh doanh đều muốn thu được lợi nhuận, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó. Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh kịch liệt, bất kỳ một quyết định sai lầm nào cũng đều dẫn đến hậu quả không lường hoặc phá sản. Do đó việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết, nhằm mục tiêu chỉ đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích đánh giá và đề ra những dự án chiến lược trong tương lai. Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, thông tin kịp thời, chính xác và thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức. Kế toán quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị đưa ra những thông tin thích hợp cho quản trị, đưa ra những quyết định kinh doanh nhanh, chuẩn xác và có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ của mọi tổ chức. Khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu hay điều chỉnh về sản xuất của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn. Tuy nhiên, không có nghĩa là mục tiêu duy nhất là luôn luôn hạ thấp chi phí. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật phân tích mà kế toán quản trị dùng để giải quyết những vấn đề nêu trên. Kỹ thuật này không những có ý nghĩa quan trọng trong khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, cơ sở cho việc ra các quyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh về sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, mà còn mang tính dự báo thông qua những số liệu phân tích nhằm phục vụ cho nhà quản trị trong việc điều hành hiện tại và hoạch định cho tương lai. Đó là lý do mà em quyết định chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) tại 1 công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX”. Thông qua đề tài này, em có thể nghiên cứu các lý thuyết được học, áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều hành, sản xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí trong sản xuất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để xác định nguyên nhân, nhận định xu hướng và sự ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nắm được phương pháp phân tích điểm hòa vốn và ứng dụng phân tích điểm hòa vốn để xác định được vùng lời, lỗ. Từ đó, định hướng những chiến lược kinh doanh hợp lý cho 6 tháng đầu năm 2014. - Ứng dụng việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013, đưa ra giải pháp tiết kiệm chi phí và đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian Luận văn được thực hiện tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX, thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. 1.3.2. Phạm vi thời gian Luận văn được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu được thu thập trong 3 năm (2010, 2011, 2012) và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu, phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến để làm căn cứ phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) tại công ty. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng. 2 Dựa vào mối quan hệ đó đưa ra dự báo về tình hình tiêu thụ của công ty và có những biện pháp giúp công ty khắc phục những yếu kém trong hoạt động kinh doanh. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Qua tìm hiểu các đề tài có liên quan đến “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận” đề tài có tham khảo một số tài liệu đã có kết quả nghiên cứu cụ thể sau: - Trần Nguyễn Minh Toàn (2012). Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn tin học Á Đông VINA. Khoa kế toán - kiểm toán, Đại học công nghiệp, TP Hồ Chí Minh. Bài viết phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty, đồng thời dự báo tình hình tiêu thụ của công ty trong tương lai. Bài viết sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, so sánh. - Trần Tất Thuần (2012). Phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng - lợi nhuận tại Công ty cổ phần quảng cáo Đồng Nai. Khoa kế toán, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. Bài viết vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong các tình huống ra quyết định vào điều kiện thực tế của công ty. Đưa ra những biện pháp nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng năng lực của máy móc thiết bị để tăng lợi nhuận của công ty. Khai thác những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong bộ máy quản lý của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh đối chiếu. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả hay bài viết nào nghiên cứu cụ thể đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng - STAPIMEX năm 2013”. Vì vậy, dựa trên cơ sở lược khảo các tài liệu có liên quan và số liệu thực tế tại công ty em tiến hành thực hiện đề tài này. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu chi phí, xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của công ty. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một nhân tố chủ yếu trong nhiều quyết định, gồm chọn các dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi và sử dụng các điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi mà doanh nghiệp hiện có… Việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ tốt nhất của người quản lý để khai thác khả năng tiềm tàng trong công ty. 2.1.2. Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Mục đích phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động công ty đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Mô hình C – V – P rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về giá bán và doanh thu khi công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc muốn thêm hay loại đi một dòng sản phẩm, hoặc để quyết định xem có nên chấp nhận đơn đặt hàng nữa hay không. Tuy nhiên để phân tích được mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần phải phân loại toàn bộ chi phí của công ty thành chi phí khả biến, chi phí bất biến và phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải biết và nắm vững những khái niệm cơ bản trong cách phân tích. 2.1.3. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Để các nhà quản trị sử dụng cho việc ra quyết định trong nội bộ của một doanh nghiệp thì mẫu báo cáo có thể làm đơn giản hóa quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhà quản trị, đó là báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, nhà quản trị sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí để lập ra một báo cáo kết quả 4 kinh doanh gọi là báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định. Việc lập các báo cáo mà chú trọng đến cách ứng xử của chi phí sẽ làm đơn giản hóa quá trình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau: Doanh thu: Chi phí khả biến: Số dư đảm phí: xxxxxxxxx xxxxxxx xxxxx Chi phí bất biến: xxxx Lợi nhuận: xxx 2.1.4. Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) 2.1.4.1. Số dư đảm phí (SDĐP) Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí khả biến (2.1) Nếu gọi x: Sản lượng tiêu thụ. g: Giá bán. a: Chi phí khả biến đơn vị. b: Chi phí bất biến. Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập dạng tổng quát TT Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 đơn vị sản phẩm 1 Doanh thu bán hàng x*g G 2 Chi phí khả biến a*x a 3 Số dư đảm phí (g-a)*x g-a 4 Chi phí bất biến b 5 Lợi nhuận (P) (g-a)*x-b Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị - Phần 1 5 Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xem xét như sau: - Khi không bán được hàng hóa x = 0: P= - b, nghĩa là khi công ty không bán được hàng hóa thì công ty bị lỗ bằng với khoản chi phí bất biến. - Khi số lượng hàng hóa bán được xn mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến thì lợi nhuận của công ty là P = 0 nghĩa là công ty đạt điểm hòa vốn. (g - a)xn = b  xn = b ga Vậy (2.2) CPBB Sản lượng hòa vốn = SDĐP đơn vị - Khi số lượng hàng hóa bán ra x2 > x1> xn thì lợi nhuận P = (g - a)x2 – b Như vậy, khi sản lượng tăng 1 lượng là Δx = x2 - x1 thì lợi nhuận tăng một lượng là ΔP = P2 - P1= (g - a)*(x2 – x1) ΔP = (g - a) Δx Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí chúng ta thấy được mối quan hệ giữa sự biến động về lượng với sự biến động về lợi nhuận, đó là: Nếu sản lượng tăng một lượng thì lợi nhuận tăng thêm một lượng bằng sản lượng tăng thêm nhân với số dư đảm phí đơn vị. Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi công ty vượt qua điểm hòa vốn. Tuy nhiên việc sử dụng khái niệm số dư đảm phí có nhược điểm sau: - Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở góc độ toàn bộ công ty nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn công ty. - Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi còn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. 6 2.1.4.2. Tỷ lệ số dư đảm phí (tỷ lệ SDĐP) Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm). Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết cứ một đồng doanh thu, doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng số dư đảm phí. Như vậy, nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo thêm nhiều số dư đảm phí hơn và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn. Tỷ lệ số dư đảm phí = g a *100% g (2.3) Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có: Tại sản lượng x1 -> Doanh thu: gx1 -> Lợi nhuận: P1 = (g - a)x1- b Tại sản lượng x2 -> Doanh thu: gx2 -> Lợi nhuận: P2= (g - a)x2 b Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: (x1 - x2)g Thì lợi nhuận tăng thêm 1 lượng: ΔP = P2 – P1 ΔP = (g - a)(x2 - x1) ΔP = (2.4) ga [(x2 - x1)g] g Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP, ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là: khi doanh thu tăng lên 1 lượng thì lợi nhuận cũng tăng 1 lượng bằng lượng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí . Hệ quả: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những công ty, … thì những công ty nào, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. 2.1.4.3. Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến, chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Phân tích kết cấu chi phí là một nội dung quan trọng trong công ty ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Công ty thường hoạt động theo hai dạng kết cấu sau: 7 - Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ kết quả là tỷ lệ số dư đảm phí lớn. Nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm nhiều hơn. Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn những doanh nghiệp này có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của doanh thu sẽ rất mạnh. Ngược lại nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm nhanh, hoặc sản phẩm không tiêu thụ được. - Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, thì chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn, do đó tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm ít hơn. Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ những doanh nghiệp này có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn. Mỗi công ty sẽ xác lập một kết cấu chi phí riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình. Không có một mô hình kết cấu chi phí chuẩn nào để các công ty áp dụng. Tuy vậy, khi dự định xác lập một kết cấu chi phí, phải xem xét những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của công ty, tình hình biến động doanh số hằng năm, quan điểm của nhà quản trị đối với rủi ro, … 2.1.4.4. Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh là làm cách nào để đạt được tốc độ tăng cao về lợi nhuận với tốc độ tăng nhỏ hơn của doanh thu (tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ). Hay nói cách khác đòn bẩy kinh doanh chính là một công cụ chỉ ra cách thức sử dụng biến phí, định phí để tác động đến doanh thu nhằm thay đổi lợi nhuận. Đòn bẩy kinh doanh cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu (do sản lượng tiêu thụ tăng, giá bán không đổi) sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: Đòn bẩy kinh doanh là một khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Tốc độ tăng của lợi nhuận ĐBKD = >1 (2.5) Tốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán) Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí 8 khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn và ngược lại. Do vậy, đòn bẩy kinh doanh cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn hơn ở các công ty có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các công ty có kết cấu ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận. Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có: - Tại sản lượng x1 -> Doanh thu: gx1 -> Lợi nhuận: P1 = (g - a)x1 – b - Tại sản lượng x2 -> Doanh thu: gx1 -> Lợi nhuận: P2 = (g - a)x2 – b -> Tốc độ tăng lợi nhuận = P2 – P1 P1 x 100% = gx2 – gx1 -> Tốc độ tăng doanh thu = gx1 -> Độ lớn của ĐBKD = (g-a)(x2- x1)  (g-a)x1- b (g -a)(x2- x1) (g-a)x1- b x 100 % gx2 – gx1 = gx1 (g-a)x1 (g-a)x1- b Vậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBKD: Tổng SDĐP Độ lớn của ĐBKD = Tổng SDĐP = Lợi nhuận Tổng SDĐP – Định phí (2.6) Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu, câu trả lời là 1% nhân với độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Như vậy, tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được đòn bẩy kinh doanh, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và độ lớn đòn bẩy kinh doanh ngày càng giảm đi. Đòn bẩy kinh doanh lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn. 9 Chứng minh: (g-a)x ĐBKD = (g-a)x –b +b = b =1+ (g-a)x -b (g-a)x –b (g-a)x -b Hay: (2.7) CPBB ĐBKD = 1+ Lợi nhuận Do đó, khi sản lượng tiêu thụ càng tăng sẽ góp phần làm cho mẫu số tức phần lợi nhuận càng tăng, do đó chi phí bất biến/lợi nhuận sẽ giảm suy ra đòn bẩy kinh doanh càng giảm. 2.1.5. Phân tích điểm hòa vốn Việc xác định sản lượng và doanh thu để doanh nghiệp hòa vốn hoặc đạt được lợi nhuận mục tiêu là một thông tin rất hữu ích cho việc lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh. Phân tích điểm hòa vốn đã giúp nhà quản trị thực hiện được vấn đề đó. Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xác định được vùng lãi, vùng lỗ, xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, giúp xác định rõ vào lúc nào hay sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. 2.1.5.1. Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu cân bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh tương xứng. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu cân bằng với biến phí và định phí sản xuất kinh doanh. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn. Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận nhằm cung cấp thông tin: - Sản lượng, doanh thu để đạt sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí. - Phạm vi lãi - lỗ theo cơ cấu chi phí - sản lượng tiêu thụ - doanh thu. - Phạm vi an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. 2.1.5.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn * Thời gian hòa vốn Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm. 10 Doanh thu (dự kiến) hòa vốn Thời gian hòa vốn = (2.8) Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó: Doanh thu (dự kiến) trong kỳ (2.9) Doanh thu bình quân 1 ngày = 360 ngày Nhà quản trị phải quan tâm đến thời gian hòa vốn: sẽ mất bao lâu để một cuộc đầu tư cụ thể thu hồi lại số vốn đã bỏ ra. Từ đó đưa ra giải pháp quay vòng vốn nhanh về thời gian, chi phí đầu tư. * Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi). Sản lượng hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn = x 100% (2.10) Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn . * Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được với doanh thu hòa vốn. Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn (2.11) Mức doanh thu an toàn Tỷ lệ số dư an toàn = x 100% Mức doanh thu đạt được Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Nhiệm vụ của người quản trị là duy trì một số dư an toàn thích hợp. 11 2.1.5.3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn. * Sản lượng hòa vốn Để tính được khối lượng sản phẩm tại đó tổ chức kinh doanh không thu được lãi hay gánh chịu lỗ, doanh nghiệp hòa vốn khi doanh thu bằng tổng chi phí. Ta có: gx = ax + b b x= (2.12) g-a Định phí Sản lượng hòa vốn = SDĐP đơn vị * Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là doanh thu có mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán. Ta có: Doanh thu hòa vốn: b gx g-a Định phí b = (g – a)/g Định phí = Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ SDĐP 2.1.5.4. Đồ thị điểm hòa vốn * Đồ thị điểm hòa vốn Đồ thị tổng quát: Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường: - Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng). - Trục tung Oy: phản ánh số tiền hay chi phí. - Đường doanh thu: ydt = gx (1). - Đường tổng chi phí: ytp = ax + b (2). - Đường định phí: yđp = b. - Minh họa đồ thị C - V - P tổng quát. 12 Tỷ lệ SDĐP (2.13) ydt = gx y Điểm hòa vốn ytp = ax + b yhv b yđp = b O xh (sản lượng hòa vốn) x Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị - phần 1 Hình 2.1 Minh họa C - V - P tổng quát * Đồ thị lợi nhuận Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt được mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng. Đường lợi nhuận y Lợi nhuận đạt được trong kỳ Điểm hòa vốn 0 Đường doanh thu y = gx -b x (sản lượng) Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị- phần 1. Hình 2.2 Minh họa C - V - P lợi nhuận 2.1.6. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ CVP giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể về chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong hoạt động công ty. Việc vận dụng mối quan 13 hệ này vào trong thực tế thường gặp nhiều khó khăn đôi khi không phù hợp với thực tế. - Chỉ số giá cả không thay đổi. Đơn giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. - Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi. Tuy nhiên, trong thực tế điều này thường không xảy ra vì khi mức độ hoạt động thay đổi sẽ làm thay đổi về đặc điểm kết cấu chi phí, lợi nhuận. - Sản phẩm sản xuất ra hoặc mua vào phải được tiêu thụ hết trong kỳ. Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ. Số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ. - Công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân được giả định không thay đổi trong suốt thời kỳ. Điều này rất khó tồn tại vì công suất máy móc thiết bị, năng suất lao động phải thay đổi do tuổi thọ của máy móc, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ người lao động thay đổi gắn liền với sự phát triển xã hội. - Giá trị của đồng tiền không thay đổi qua thời gian tức là nền kinh tế không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Điều này chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn, vì nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào tiền tệ trong nước mà còn phụ thuộc vào tỷ giá tiền tệ của nước ngoài. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu * Dữ liệu thứ cấp: được thu thập theo 2 nguồn Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: là những số liệu đã qua xử lý như báo cáo bán hàng, phiếu tính giá thành, sổ chi tiết phát sinh hàng tháng, … những số liệu được thu thập từ phòng kế toán - tài vụ, phòng hành chính và các phòng ban khác. Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: tham khảo sách báo, trang wedsite và tài liệu có liên quan đến đề tài. * Dữ liệu sơ cấp: Thông qua việc gặp trực tiếp nhà quản lý doanh nghiệp, hoặc quản lý các phòng ban có liên quan. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo các phương pháp sau: 14 - Phương pháp diễn dịch: số liệu được thu thập có thể đưa ra nhận định, đánh giá và phân tích về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) và xem xét ảnh hưởng của mối quan hệ này đến doanh nghiệp. - Phương pháp mô tả: sử dụng biểu bảng, đồ thị thể hiện các chỉ tiêu cần nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: từ kết quả phân tích đưa ra nhận xét chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. - Phương pháp so sánh tương đối, so sánh số tuyệt đối: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 2 phương pháp so sánh. + Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ: so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với kỳ trước. ΔY = Y1 – Y0 (2.14) Trong đó: Y0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc) Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích ΔY: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế + Phương pháp so sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ cơ sở của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu. Y1 - Y0 ΔY = * 100% (2.15) Y0 Trong đó: Y0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc). Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích. ΔY: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. 15 - Phương pháp cân đối được sử dụng nhằm xem xét tính cân đối giữa các khoản mục tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, tính cân đối giữa các chỉ tiêu tài chính qua các năm của công ty. - Phương pháp tỷ lệ được dùng để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của công ty qua các năm trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của công ty với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của công ty. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. 16 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY, CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG * Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng. Được thành lập vào năm 1978, công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng STAPIMEX hoạt động dưới hình thức là nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản và luôn là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm sú. Sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và ổn định. Từ năm 2003, công ty đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi. Với thành tựu đạt được như vậy, STAPIMEX đã đi tiên phong trong việc quản lý được nguồn nguyên liệu tươi sạch và an toàn. Từ đầu năm 2006. Công ty hoạt động theo hình thức cổ phần và lấy tên đầy đủ “Công ty Cổ phần thủy sản Sóc Trăng”, có tư cách pháp nhân độc lập theo pháp luật. Tên Công ty bằng tiếng Anh: SOC TRANG SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY. Tên giao dịch (hoặc viết tắt): STAPIMEX. Văn phòng đại diện của công ty tọa lạc tại 220 Quốc lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Điện thoại: (079) - 3822.164. Fax: (079) - 3821.801. Wepsite: http://stapimex.com.vn. Tổng Giám đốc: ông Trần Văn Phẩm. Tổng số cán bộ, công nhân viên: 2.846 người, trong đó thời vụ 1.501 người. Tổng công suất chế biến thành phẩm/ngày: 70 tấn. Mức thuế chống bán phá giá sang thị trường Mỹ: 4,57%. Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001: 2000, BRC, HACCP. 17 Mặt hàng sản xuất chính: Nobashi, CPTO, RPTO, Tôm tẩm bột, Sushi. Các xí nghiệp trực thuộc Công ty: - Xí nghiệp đông lạnh Tân Long – 220 Quốc lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. - Xí nghiệp đông lạnh Phát Đạt – 220 Quốc lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. - Xí nghiệp đông lạnh An Phú – Khu công nghiệp An Hiệp, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. * Các tiêu chuẩn chất lượng Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng. Chú trọng nâng cao nhận thức của công nhân về an toàn thực phẩm cũng như nâng cao tay nghề chế biến thông qua mở các lớp tập huấn hàng năm. Tuyên truyền cho các hộ nông dân cũng như đại lý thu mua nguyên liệu không sử dụng các chất kháng sinh cũng như hóa chất bị cấm trong quá trình nuôi và bảo quản nguyên liệu. Các chương trình quản lý chất lượng đang áp dụng tại hai nhà máy vào sản xuất HACCP, ISO 9001: 2000, BRC để đảm bảo chất lượng theo quy định khắt khe của từng thị trường cũng như từng khách hàng. Công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩm chế biến thủy sản. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu cho tất cả các sản phẩm chế biến tại các nhà máy của Công ty: - Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư (mã số: SA) truy xuất đến ao nuôi. - Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư (mã số: SC) truy xuất đến tận ao nuôi. - Mua từ đại lý thu mua (mã số: SB) truy xuất đến vùng nuôi. Kiểm soát vi sinh và kháng sinh: - Đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ nông dân lấy mẫu kiểm kháng sinh trước khi thu hoạch 7 ngày. Đối với nguyên liệu mua từ đại lý cung cấp lấy mẫu kiểm kháng sinh tại nhà máy. - Ngoài lấy mẫu kiểm kháng sinh, mỗi lô nguyên liệu vào nhà máy được kiểm cảm quan (mùi tạp chất), vi sinh. Thành phẩm được lấy mẫu kiểm kháng sinh, vi sinh và cảm quan theo từng ngày sản xuất. Tất cả kết quả kiểm được lưu vào hồ sơ HACCP. 18 - Đối với đại lý thu mua, hàng tháng công ty sẽ tiến hành kiểm soát điều kiện tại cơ sở thu mua. Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kháng sinh kiểm tại nhà máy Chỉ tiêu kiểm STT Mức phát hiện Phương pháp kiểm tra 1 Chloramphenicol 0,1 ppb ELISA 2 Nitrofuran (AOZ, AMOZ) 0,1 ppb ELISA 3 Tetracyline 6,0 ppb ELISA 4 Florouquinolones group (Danofloxacine, Cipprofloxacine, Enrofloxacine) 10,0 ppb ELISA Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty STAPIMEX năm 2013 Giải thích: ELISA (Enzyme- Linked ImmumnoSorbent Assay) là kỹ thuật sinh hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu xét nghiệm, được sử dụng trong các quy trình kiểm tra an toàn chất lượng các sản phẩm sinh học. ppb: là đơn vị đo mật độ tương đối thấp. 1ppb = 1/1000.000.000 = 10-7%. 3.2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 3.2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty - Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, kinh doanh một số mặt hàng nông súc sản; - Nhập khẩu nguyên nhiên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; - Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh các mặt hàng phục vụ nuôi trồng thủy sản, bán buôn hóa chất, men vi sinh, chế phẩm sinh học, thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản; - Dệt may công nghiệp, vận tải hàng hóa đường bộ, kinh doanh nhà hàng, khách sạn và các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Sản phẩm chính: Thủy sản đông lạnh xuất khẩu. 3.2.2. Sản phẩm của công ty STAPIMEX chủ yếu là chế biến và xuất khẩu tôm sú với các sản phẩm đa dạng như tôm NOBASHI, tẩm bột chiên và tươi, sushi, Raw PTO, CPTO, HLSO, RING shrimp, HLSO, xuyên que, Raw PD, … Tất cả đều được đóng 19 gói dưới dạng block, IQF, hút chân không hoặc hình thức đóng gói bán lẻ theo yêu cầu của khách hàng. Tẩm bột NOBASHI Xuyên que Tẩm bột tươi Tôm hấp Sushi Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty STAPIMEX năm 2013 Hình 3.1 Một số sản phẩm tiêu biểu của Công ty Để hoàn thành 1 sản phẩm công ty STAPIMEX sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất xưởng. Hàng thủy sản có đặc tính là không để lâu được nên muốn bảo quản tốt thì phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm. Thành phẩm sau khi xuất xưởng của công ty là tôm đông lạnh các loại, có thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng. Nhiệt độ bảo quản là: âm 18 độ. 20 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.1. Mạng lưới tổ chức của công ty Bộ máy quản lý của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX được tổ chức gọn nhẹ và có hiệu quả phù hợp với trình độ, năng lực, kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ quản lý. Hiện nay, bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng và được tóm tắt theo sơ đồ sau Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng đầu tư P. vi sinh Phòng kỹ thuật Phó tổng giám đốc Xí nghiệp KCS Phòng kinh doanh P. Tổ chức hành chính Tổ tiếp nhận Tổ sơ chế Tổ phân cỡ Tổ xếp khuôn Tổ cấp đông Tổ bao gói Tổ xuất hàng Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần STAPIMEX năm 2013 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty Stapimex. 21 P. Kế toán – tài vụ 3.3.2. Chức năng của các phòng ban trong công ty * Ban tổng giám đốc: là những người đại diện cho công nhân quản lý công ty theo luật doanh nghiệp, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch và phù hợp với pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện tại, Ban tổng giám đốc của công ty gồm 3 người: - Tổng giám đốc: phụ trách chung mọi hoạt động của công ty. - 2 Phó tổng giám đốc (PTGĐ): được phân công nhiệm vụ như sau + Một PTGĐ phụ trách sản xuất, kinh doanh: chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh. + Một PTGĐ phụ trách đầu tư, thu mua: chịu trách nhiệm về công tác đầu tư và thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi, tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động đầu tư và thu mua. * Phòng đầu tư: Chức năng của phòng đầu tư là khảo sát mô hình nuôi và đầu tư cho các hộ nuôi thủy sản, bao tiêu sản phẩm, mua thức ăn, hóa chất. * Phòng Kỹ thuật: Phòng Kỹ thuật có chức năng: quản lý tất cả các quy trình sản xuất; kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 của toàn công ty, theo dõi các công đoạn chế biến theo tiêu chuẩn HACCP, SSOP…. Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật còn thực hiện việc kiểm nghiệm vi sinh cho các lô hàng xuất khẩu. * Phòng Kinh doanh: Phòng kinh doanh thực hiện chức năng: trao đổi thông tin, tiếp xúc và làm việc với khách hàng trong và ngoài nước; ký kết hợp đồng mua bán, lập chứng từ mua bán nội ngoại thương; tham dự các kỳ Hội chợ mà công ty tham gia nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn chịu trách nhiệm lập các biểu kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện việc mua nguyên liệu để đáp ứng cho nhu cầu chế biến của xưởng đông lạnh. * Phòng Kế toán: Phòng kế toán chịu trách nghiệm quản lý tài chính của công ty: phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày theo đúng quy định của Nhà nước, thống kê các khoản chi phí, có kế hoạch chi trả hợp lý để đảm bảo cung cấp kịp thời các khoản chi tiêu hàng ngày, kiểm tra chứng từ kế toán và các chứng từ có liên quan đến thanh toán, tín dụng, hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, phòng kế toán còn có trách nhiệm tham mưu, báo cáo định kỳ cho tổng giám đốc về lãi, lỗ và hiệu quả kinh doanh, đề xuất các quyết định tài chính để lựa chọn một phương án tối ưu cho công ty về huy động và sử dụng 22 vốn… Ngoài ra, bộ phận kế toán còn đảm nhiệm việc lập và báo cáo các biểu kế toán cho các cơ quan ban ngành theo đúng quy định của pháp luật. * Phòng Tổ chức – Hành chính: có 2 chức năng chính - Chức năng hành chính quản trị: tiếp nhận, phát hành công văn; hướng dẫn khách đến làm việc tại công ty; thực hiện việc đưa đón khách hàng, lãnh đạo công ty cũng như vận chuyển hàng hóa… và xây dựng cơ bản. - Chức năng tổ chức nhân sự: tính toán chi trả tiền lương cho người lao động theo đúng quy định. Giải quyết các chế độ chính sách, BHXH, BHYT cho người lao động; tuyển và đào tạo lao động cung cấp cho các bộ phận trong công ty, đồng thời phối hợp với xưởng đông lạnh tổ chức điều động nhân sự hợp lý theo dây chuyền chế biến. * Xí nghiệp đông lạnh Tân Long và xí nghiệp đông lạnh An Phú: Nhiệm vụ của hai xí nghiệp đông lạnh Tân Long và An Phú là sản xuất chế biến các mặt hàng đông lạnh theo đúng quy trình của khách hàng đưa ra và kế hoạch sản xuất của công ty. 3.3.3. Cơ cấu nhân sự của công ty Hiện nay, tổng số công nhân viên của công ty STAPIMEX tính đến tháng 6 năm 2013 là 4.347 người. Trong đó, bộ phận quản lý là 181 người, gồm: Ban Tổng Giám đốc: 3 người. Phòng tổ chức: 16 người. Phòng kinh doanh: 65 người. Phòng kế toán: 17 người . Phòng kỹ thuật: 49 người. Quản lý khác: 31 người. Hàng năm, công ty đã tạo ra việc làm ổn định cho khoảng hơn 3.000 lao động tại địa phương. Nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất, nhất là vào cao điểm sản xuất, công ty luôn có chính sách huy động và tạo điều kiện tốt để người lao động an tâm làm việc như: mở các đợt tập huấn cho cán bộ, cải tiến công tác lương, thưởng,… và tiêu chuẩn thi đua theo hướng động viên tính trung thực, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của người lao động. Chính vì thế mà số lao động của công ty ngày càng tăng, đặc biệt là lao động dài hạn. Lao động có trình độ đại học và trên đại học là 67 người, trung cấp: 54 người, còn lại đều đã qua đào tạo nghề. 23 3.4. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Sản phẩm của công ty là thủy sản đông lạnh các loại. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chính. Để hoàn thành 1 sản phẩm công ty STAPIMEX sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất xưởng. 3.4.1. Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Năm 2010 Công ty đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận, đạt 25,83 tỷ đồng. Doanh thu tăng trên 19% so với năm 2009. Đến cuối năm 2010, tình hình tài chính của công ty ổn định, nguồn vốn lưu động luôn đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong năm Công ty đã đầu tư xây dựng xí nghiệp đông lạnh An Phú 2 với tổng vốn đầu tư 29,2 tỷ đồng, đưa vào hoạt động tháng 06/2010, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Bảng 3.2 Bảng tình hình thực hiện so với kế hoạch năm 2010 - 2012 Chỉ tiêu Sản lượng sản xuất Kim ngạch xuất khẩu Lợi nhuận Cổ tức Thu nhập bình quân Đơn vị tính Tấn Triệu USD Tỷ đồng % Triệu đồng/người/ tháng Năm Kế hoạch 8.500 70,0 25,0 20,0 3,0 Thực hiện 9.365 77,1 25,8 20,0 3,0 110,2 110,1 103,3 100,0 100,8 Kế hoạch 9.200 80,0 25,0 20,0 3,0 Thực hiện 11.583 99,3 25,6 20,0 3,6 125,9 124,1 102,3 100,0 120,0 Kế hoạch 10.000 85,0 27,0 20,0 3,8 Thực hiện 10.251 105,5 15,5 15,0 3,8 102,5 124,1 57,4 75,0 98,6 2010 Thực hiện / kế hoạch(%) Năm 2011 Thực hiện / kế hoạch(%) Năm 2012 Thực hiện / kế hoạch(%) Nguồn: Phòng Kế toán – tài vụ Công ty Cổ phần Stapimex 24 Trong năm 2011, công ty đã khá tích cực trong công tác tiếp thị, củng cố khách hàng cũ, tăng cường khai thác khách hàng và thị trường mới, góp phần đưa sản lượng tiêu thụ năm 2011 lên 11.583 tấn tăng 12,45% và kim ngạch xuất khẩu đạt 99,30 triệu USD tăng 28,86 % so với 2010. Năm 2012, công ty đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, sản lượng. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ đạt 15,49 tỷ đồng. Doanh thu tăng trên 4% so với 2011. Lợi nhuận không đạt so với kế hoạch là do năm 2012 tình hình nuôi tôm gặp khó khăn, dịch bệnh nhiều, sản lượng nguyên liệu ít, làm cho giá nguyên liệu tăng cao vào cuối năm, trong khi giá bán không thể tăng tương ứng. 3.4.2. Phân tích biến động qua các năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 STAPIMEX với tư cách là một trong những đơn vị xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam luôn không ngừng phấn đấu để đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỉ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng, tích cực tìm kiếm khách hàng mới… nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Qua bảng 3.5 trang 26 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng cho thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong 3 năm gần đây. Cụ thể năm 2011 đạt 2.088.538 triệu đồng, tăng 32,41 %, so với năm 2010 thì đây là con số khá ấn tượng. Sang năm 2012, doanh thu bán hàng của công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao nhờ thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng cụ thể đạt 2.234.856 triệu đồng tăng 7,01 %. Thường thì doanh thu tăng cao sẽ kéo theo việc tăng lợi nhuận. Tuy nhiên năm 2011 và 2012, do thị trường nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động lớn về giá cả mà giá bán thì không thể tăng tương ứng, vì vậy mà lợi nhuận không thể tăng lên tương ứng với doanh thu tăng thêm. Điều đáng quan tâm nhiều hơn là tình trạng hàng hóa bị trả lại tăng rất nhiều, điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín sản phẩm và thị trường của công ty về lâu dài. Hoạt động tài chính của công ty tăng đều qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước nhất là năm 2011, tỷ lệ tăng lên hơn 63% nguyên nhân là do năm 2011 lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng tăng khá cao làm cho lãi từ tiền gửi và cho vay tăng đáng kể góp phần làm tăng thêm lợi nhuận của công ty. Năm 2012, mặc dù lợi nhuận từ đầu tư nuôi tôm của công ty là 3.124 triệu đồng tăng rất cao so với năm 2011 chỉ đạt khoảng 548 triệu đồng nhưng do lãi tiền gửi, tiền cho vay và lãi từ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giảm nhiều so với năm 2011 nên doanh thu tài chính của công ty giảm mạnh, tỷ lệ giảm 68,12%. 25 Bảng 3.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2010-2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 4. giá vốn hàng bán 5. lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu Mã số Chênh lệch 2011/2010 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ Giá trị Chênh lệch 2012/2011 Tỷ Giá trị lệ(%) 1.577.331 2.088.538 2.234.856 511.207 32,41 146.318 7,01 13.360 35.114 39.610 21.754 162,83 4.496 12,80 1.563.971 2.053.394 2.195.246 489.423 31,29 141.852 6,91 1.479.602 1.949.020 2.070.114 469.418 31,73 121.094 6,21 84.369 104.374 125.132 20.005 23,71 20.758 19,89 34.725 56.944 18.153 22.218 63,98 -38.791 -68,12 14.007 64.163 47.206 74.306 29.485 84.015 33.199 10.143 237,03 15,81 -17.720 9.709 -37,54 13,07 15.813 14.312 14.935 -1,501 -9,49 623 4,35 25.111 25.493 14.849 382 1,52 -10.645 -41,76 8167 96 280 198 917 277 -536 103 -65,70 107,18 637 78 227,50 39,41 721 82 641 -639 -88,65 559 683,58 25.832 25.575 15.489 -257 -0,99 -10.086 -39,44 1.116 623 550 -493 -44,19 -73 -11,69 24.716 24.952 14.939 236 0,96 -10.013 -40,13 3,30 3,34 2,00 0,03 0,97 -1,34 -40,14 26 Bên cạnh đó thì do ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái trong và ngoài nước nên chi phí tài chính của công ty trong năm 2011 tăng rất cao trên 237% tương ứng tăng lên 47.205 triệu đồng. Chi phí tài chính năm 2012 của công ty giảm còn 29.485 triệu đồng là do công ty đã trả một phần nợ vay ngắn và dài hạn cho ngân hàng. Thu nhập khác của năm 2012 tăng 227,50% là do công ty thu từ vi phạm hợp đồng là chính, chi phí khác trong năm này cũng tăng gần gấp đôi là do công ty bị phạt do vi phạm hành chính, chi phí này là không đáng có công ty cần khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng lâu dài đến lợi nhuận của công ty. Năm 2011 và 2012 là hai năm tăng trưởng mạnh về doanh thu của công ty nhưng chi phí nguyên liệu đầu vào khá cao dẫn đến giá vốn hàng bán tăng mạnh nên làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty không những không tăng mà còn giảm khá nhiều mặc dù công ty vẫn còn được hưởng khá nhiều ưu đãi từ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Ảnh hưởng từ hoạt động tài chính cũng là chỉ tiêu đáng quan tâm vì những chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, đồng thời ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm gây ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu và thu hút vốn của công ty. Qua số liệu trong bảng 3.6 trang 28 cho thấy doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 14,10% tương ứng 122.917 triệu đồng. Tuy doanh thu năm 2013 tăng không quá cao so với cùng kỳ năm trước nhưng cũng cho thấy sự khởi sắc mới, thị trường xuất khẩu được mở rộng hơn sang nhiều nước, quy mô sản xuất ngày càng tăng, diện tích mặt nước nuôi tôm sú tăng lên cũng góp phần làm tăng doanh thu cho công ty trong thời gian này. Sáu tháng đầu năm 2013 do có một lô hàng xuất khẩu sai quy cách nên công ty đề nghị giảm giá cho khách hàng, tuy vậy nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm trước giảm 30,03% tương ứng giảm gần 4.639 triệu đồng. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng nhưng cần phải khắc phục tình trạng sai quy cách hoặc chất lượng sản phẩm để giảm bớt đi các khoản giảm trừ tăng doanh thu cho công ty. Mặc dù sáu tháng đầu năm thường là thời điểm chưa vào vụ tôm chính vụ nhưng với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 8.141 triệu đồng tăng 40,59% so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được đẩy mạnh. Bên cạnh doanh thu bán hàng tăng thì doanh thu tài chính và chi phí tài chính của công ty 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước, doanh thu tài chính 8.897 triệu đồng tăng 25,08%, chi phí tài chính 12.516 triệu đồng tăng 8,84%. Tuy nhiên, với mức tăng như vậy là điều có lợi cho hoạt động tài chính của công ty vì doanh thu vẫn tăng cao hơn mức tăng của chi phí. 27 Bảng 3.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 871.593,71 994.510,77 122.917,06 14,10 15.447,89 10.809,24 -4.638,65 -30,03 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 856.145,82 983.701,53 127.555,71 14,90 4. giá vốn hàng bán 807.344,45 931.551,28 124.206,84 15,38 48.801,38 52.150,25 3.348,87 6,86 7.079,47 8.897,19 1.817,72 25,68 7. Chi phí tài chính 11.499,29 12.515,61 1.016,33 8,84 8. Chi phí bán hàng 32.766,03 33.790,91 1.024,88 3,13 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.824,60 6.599,65 775,04 13,31 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5.790,92 8.141,27 2.350,34 40,59 11. Thu nhập khác 357,79 511,81 154,02 43,05 12. Chi phí khác 107,85 491,59 383,76 355,87 13. Lợi nhuận khác 249,94 20,21 -229,73 -91,91 6.040,87 8.161,48 2.120,61 35,10 214,49 326,46 111,97 52,20 5,826,38 7.835,02 2.008,64 34,47 Mã số Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 5. lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 6. Doanh thu hoạt động tài chính 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (Nguồn: Phòng Kế toán – tài vụ Công ty CP Stapimex ) 28 Giá trị Tỷ lệ Với mức tăng doanh thu và lợi nhuận tương ứng như vậy thì tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển tốt hơn 6 tháng đầu năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2012 mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận mang lại lại không tương ứng bởi đây cũng là năm khó khăn về thị trường nguyên liệu. trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng 52,20 % tương ứng gần 112 triệu đồng nguyên nhân là do thời gian này lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên 8.161 triệu đồng tăng 35,10 % so với cùng kỳ năm trước. 3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.5.1. Thuận lợi - Thủy sản luôn là mặt hàng chiến lược về xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó chính phủ đã có những chính sách ưu tiên phát triển ngành thủy sản, mở rộng quan hệ kinh tế vối nhiều quốc gia, đây là những điều kiện đưa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vươn lên nhanh chóng và phát triển không ngừng. - Công ty nằm trong vùng nguyên liệu nên rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu. Công ty có thị trường ổn định và có quy trình quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn về sản xuất chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. - Từ năm 2003, công ty đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi. Với kết quả đó, Stapimex đã tiên phong trong việc quản lý nguồn nguyên liệu tươi sạch và an toàn. Do đó, sản phẩm của STAPIMEX được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao nhờ sự ổn định về chất lượng tốt, an toàn. Sản phẩm của công ty đã có mặt hơn 20 quốc gia trên thế giới. - Công ty không ngừng cải tiến trong hoạt động sản xuất nhằm nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm, luôn được khách hàng đánh giá cao. 3.5.2. Khó khăn Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty cũng còn những tồn tại khó khăn sau: - Công ty phải đối mặt với rào cản thương mại khắt khe, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường xuất khẩu rất khó tính nhất là thị trường Mỹ và Nhật, để đạt được yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí và thời gian đầu tư. 29 - Nguồn nguyên liệu của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào những hộ nông dân vì hầu hết những hộ nông dân nuôi theo mùa vụ nên công ty không hoạt động hết năng suất xuyên suốt được. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận có rất nhiều doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản nên việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu là khó tránh khỏi. - Tình trạng tôm bơm tạp chất vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi. - Chính sách thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, lãi suất tăng cao, hạn mức cho vay giảm, gây ảnh hưởng đến thu mua nguyên liệu nhất là vào mùa vụ tôm. 3.5.3. Định hướng phát triển của công ty năm 2013 - Huy động và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh, đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu, nâng cao đời sống của người lao động trong công ty, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Tiếp tục phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên cơ sở tập trung đầu tư nhằm khai thác hết năng lực toàn công ty, đồng thời tiếp tục cải tiến mạnh mẽ công tác quản lý, điều hành nhằm giữ vững vị trí công ty là một trong năm doanh nghiệp có số xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam và tạo điều kiện phát triển trong những năm tới. - Tiếp tục xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy An Phú 2 phục vụ chế biến và cấp đông cho vụ chính. Tiếp tục đầu tư và nâng cấp nhà xưởng thiết bị nhằm đáp ứng kịp thời cho chế biến xuất khẩu. - Đầu tư vùng nuôi với 700 ha mặt nước tạo ra sản lượng từ 3.000 tấn trở lên. Mở rộng và nâng cao tỉ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng tại hai xí nghiệp chế biến tôm. Tăng cường đầu tư nuôi tôm theo đúng quy trình nuôi và nâng cao hơn nữa thương hiệu ngành tôm Sóc Trăng với các chứng nhận tiêu chuẩn: Aqua GAP, ASC, ACC, GlobalGAP… - Xây dựng trụ cột tam giác: Giá cả hợp lý, chất lượng ổn định và cung cấp thường xuyên, giao hàng đúng hạn. - Niêm yết cổ phiếu công ty tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh để huy động vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu cụ thể mà công ty đưa ra và phấn đấu đạt được năm 2013: + Sản lượng sản xuất: 10.800 tấn. + Giá trị xuất khẩu: 87 triệu USD. 30 + Lợi nhuận: 15 - 20 tỷ đồng. + Trả cổ tức: 20%. 31 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX 4.1. PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC VỀ KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY STAPIMEX chủ yếu là chế biến và xuất khẩu tôm sú với các sản phẩm đa dạng như tôm NOBASHI, tẩm bột chiên và tươi, sushi, Raw PTO, CPTO, HLSO, RING shrimp, HLSO, xuyên que, Raw PD… Tất cả đều được đóng gói dưới dạng block, IQF, hút chân không hoặc hình thức đóng gói bán lẻ theo yêu cầu của khách hàng. Mô tả sản phẩm: HOSO (Head Shell On): Tôm sú nguyên con đông lạnh. HLSO (Headless Shell On): Tôm sú vặt đầu đông lạnh. PDTO (Raw Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân đông lạnh. CPDTO (Cooked Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân luộc đông lạnh. NBS (Nobashi): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi kéo dãn đông lạnh. SUSHI: Tôm Sushi đông lạnh. CPD (Cooked Peeled Deveined): Tôm sú thịt luộc đông lạnh. EBIFRY: Tôm sú tẩm bột chưa chiên đông lạnh. TEMPURA: Tôm sú tẩm bột chiên đông lạnh (da chiên ăn được). Nhìn chung, sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm tôm của công ty tăng dần qua các năm: từ việc xuất 9.365 tấn sản phẩm các loại và thu về 77,1 triệu USD vào năm 2010, đến 2012 các con số này đã tăng lên đáng kể lần lượt là 10.251 tấn và 105,5 triệu USD. Tempura và Ebfiry: Tempura theo tiếng Nhật có nghĩa là kéo dãn ra hai đầu. Đây là sản phẩm được tạo ra với nguyên liệu là tôm Nobashi được tẩm bột sau đó đem chiên, gồm 2 loại: chiên sơ và chiên chín ăn liền. Còn Ebifry là sản phẩm được tạo ra với nguyên liệu là tôm Nobashi tẩm bột Panko với 2 màu: vàng và trắng (chưa chiên). Đây là 2 sản phẩm được ưa chuộng nhất ở 32 thị trường Nhật và các siêu thị dành cho người Nhật ở Mỹ. Tuy cùng loại sản phẩm nhưng yêu cầu mỗi thị trường khác nhau: thị trường Mỹ đòi hỏi độ giòn cao còn thị trường Nhật ưa chuộng bột dai. Nhưng nhìn chung sản lượng và giá trị các sản phẩm xuất khẩu của công ty tăng cũng nhờ vào sự đóng góp đáng kể của hai loại sản phẩm giá trị gia tăng mới này của công ty. Với việc chiếm 18,16% về sản lượng và 18,21% về doanh thu giá trị tổng sản lượng của công ty 6 tháng đầu năm 2013. Tempura và Ebfiry đã góp phần rất lớn bù đắp cho lượng sụt giảm của các sản phẩm khác trước tình tình thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng hiện nay. Bảng 4.1 Sản lượng các sản phẩm tôm của công ty Stapimex từ năm 2010 đến 2012 Đvt: Tấn. Năm Sản phẩm 2010 HLSO 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá Tỷ lệ Tỷ lệ Giá trị trị (%) (%) 189 123,2 -350 65,1 815 1.004 654 RPD 1.015 1.135 938 120 111,8 -197 82,6 Nobashi 1.968 2.402 2.130 434 122,1 -272 88,7 PDTO 2.175 2.350 2.272 175 108,0 -78 96,7 154 115 123 -39 74,9 8 107,0 2.500 2.436 2.249 -64 97,5 -187 92,3 Tempura& Ecyfry 300 1.858 1.657 1.558 620,0 -201 89,2 Sản phẩm khác 439 283 229 -156 64,4 -54 80,9 9.365 11.583 10.251 2.218 123,7 -1.332 88,5 Sushi CPTO Tổng Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ 2010, 2011, 2012 Giải thích: HOSO (Head Shell On): Tôm sú nguyên con đông lạnh. HLSO (Headless Shell On): Tôm sú vặt đầu đông lạnh. PDTO (Raw Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân đông lạnh. SUSHI: Tôm Sushi đông lạnh. CPDTO (Cooked Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân luộc đông lạnh. NBS (Nobashi): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi kéo dãn đông lạnh. CPD (Cooked Peeled Deveined): Tôm sú thịt luộc đông lạnh. EBIFRY: Tôm sú tẩm bột chưa chiên đông lạnh. TEMPURA: Tôm sú tẩm bột chiên đông lạnh (da chiên ăn được). 33 Bảng 4.2 Doanh thu các sản phẩm tôm của công ty Stapimex từ năm 2010 đến 2012 Đvt: Triệu đồng 2010 2011 HLSO 136.065 159.343 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tỷ lệ Tỷ lệ 2012 Giá trị Giá trị (%) (%) 150.715 23.278 117,1 -8.628 94,6 RPD 169.534 177.413 175.979 7.879 104,6 -1.435 99,2 Nobashi 328.590 427.927 375.277 99.337 130,2 -52.650 87,7 PDTO 363.310 437.578 497.058 74.268 120,4 59.480 113,6 Sushi 25.649 21.971 22.024 -3.678 85,7 53 100,2 CPTO 417.424 455.032 495.331 37.608 Tempura & 50.047 331.007 392.119 280.960 Ebyfry Sản phẩm 73.350 43.121 50.742 -30.229 khác Tổng 1.563.971 2.053.394 2.159.246 489.423 109,0 40.299 108,9 661,4 61.112 118,5 58,8 7.621 117,7 131,3 105.852 105,2 Sản phẩm Năm Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ 2010, 2011, 2012. Giải thích: HOSO (Head Shell On): Tôm sú nguyên con đông lạnh. HLSO (Headless Shell On): Tôm sú vặt đầu đông lạnh. PDTO (Raw Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân đông lạnh. SUSHI: Tôm Sushi đông lạnh. CPDTO (Cooked Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân luộc đông lạnh. NBS (Nobashi): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi kéo dãn đông lạnh. CPD (Cooked Peeled Deveined): Tôm sú thịt luộc đông lạnh. EBIFRY: Tôm sú tẩm bột chưa chiên đông lạnh. TEMPURA: Tôm sú tẩm bột chiên đông lạnh (da chiên ăn được). Qua hai bảng sản lượng và doanh thu trong 3 năm của công ty cho thấy, so với năm 2010 thì sản lượng và doanh thu vẫn tăng đều qua các năm, tuy nhiên năm 2011 vẩn là năm tăng vượt trội về sản lượng nhưng mang lại doanh thu cao nhất lại là năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012, mặc dù tình hình thu mua nguyên liệu gặp không ít khó khăn nhưng tại thời điểm đó thì giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước tăng khá cao, nhờ vậy mà công ty bù đắp được phần doanh thu do sản lượng thấp hơn. Sản lượng sản phẩm HLSO sang năm 2012 tuy giảm mạnh nhưng doanh thu mà nó mang lại thì khá cao so với các năm trước. Năm 2010 sản phẩm mới Tempura & Ebyfry chiếm tỷ lệ rất thấp do mới được đầu tư chế biến nhưng sang năm 2011, 2012 thì sản phẩm mới này cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai vì chúng được ưa chuộng mạnh tại hai thị trường chủ lực là Mỹ và Nhật Bản. Doanh 34 thu mà chúng mang lại là còn số đáng chú ý sắp vượt mức doanh thu so với hai sản phẩm chủ lực trước đây. Bảng 4.3 Sản lượng các sản phẩm tôm của công ty Stapimex từ 6 tháng đầu năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: Tấn. Sáu tháng đầu năm Sản phẩm 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ HLSO 402 255,1 303 -147 63,5 48 118,7 RPD 454 365,8 389 -88 80,6 24 106,5 Nobashi 961 831 909 -130 86,5 78 109,4 PDTO 940 886 1.105 -54 94,3 218 124,7 Sushi 46 48 57 2 104,3 10 119,8 CPTO 974 877 1.053 -97 90,0 176 120,0 Tempura& Ecyfry 743 646 870 -97 87,0 224 134,6 Sản phẩm khác 113,2 89,3 104 -24 78,9 15 116,4 Tổng 4.633 3.998 4.790 -635 86,3 792 119,8 Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 Giải thích: HOSO (Head Shell On): Tôm sú nguyên con đông lạnh. HLSO (Headless Shell On): Tôm sú vặt đầu đông lạnh. PDTO (Raw Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân đông lạnh. SUSHI: Tôm Sushi đông lạnh. CPDTO (Cooked Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân luộc đông lạnh. NBS (Nobashi): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi kéo dãn đông lạnh. CPD (Cooked Peeled Deveined): Tôm sú thịt luộc đông lạnh. EBIFRY: Tôm sú tẩm bột chưa chiên đông lạnh. TEMPURA: Tôm sú tẩm bột chiên đông lạnh (da chiên ăn được). Qua bảng 4.3 và 4.4 cho thấy, sản lượng và doanh thu của sản phẩm vẫn tăng đều so với cùng kỳ các năm, sản phẩm mới Tempura & Ebyfry vẫn tăng mạnh. Nhìn chung 6 tháng đầu năm qua các năm sản lượng và doanh thu vẫn tăng đều không có nhiều biến động mạnh. Nhưng do đầu năm 2012 giá xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nên so với 6 tháng đầu năm 2011 thì sản lượng giảm 86,3% nhưng mức doanh thu lại tăng ở mức 108,5%. Sáu tháng đầu năm 2013, cả doanh thu và sản lượng tăng đều so với 2012. Cụ thể sản lượng đạt 4.790 tấn, doanh thu đạt 983.702 triệu đồng. 35 Bảng 4.4 Doanh thu các sản phẩm tôm của công ty Stapimex từ 6 tháng đầu năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: Triệu đồng. Sáu tháng đầu năm Sản phẩm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2013 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 2011 2012 HLSO 62.345 60.837 64.629 RPD 69.415 71.035 76.335 Nobashi 167.432 151.483 173.820 PDTO 171.208 200.641 8.596 CPTO -1.508 97,6 3.792 106,2 1.620 102,3 5.300 107,5 90,5 22.337 114,7 228.317 29.433 117,2 27.676 113,8 8.890 12.296 294 103,4 3.406 138,3 178.037 199.944 226.448 21.907 112,3 26.505 113,3 Tempura& Ecyfry 129.510 158.282 179.132 28.771 122,2 20.851 113,2 Sản phẩm khác 16.872 20.482 22.724 3.611 121,4 2.241 110,9 803.415 871.594 983.702 68.179 108,5 112.108 112,9 Sushi Tổng -15.949 Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 Giải thích: HOSO (Head Shell On): Tôm sú nguyên con đông lạnh. HLSO (Headless Shell On): Tôm sú vặt đầu đông lạnh. PDTO (Raw Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân đông lạnh. SUSHI: Tôm Sushi đông lạnh. CPDTO (Cooked Peeled Deveined Tail On): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi rút gân luộc đông lạnh. NBS (Nobashi): Tôm sú bóc vỏ chừa đuôi kéo dãn đông lạnh. CPD (Cooked Peeled Deveined): Tôm sú thịt luộc đông lạnh. EBIFRY: Tôm sú tẩm bột chưa chiên đông lạnh. TEMPURA: Tôm sú tẩm bột chiên đông lạnh (da chiên ăn được). Nhờ vào tính ổn định về chất lượng nên Nobashi, PDTO và CPTO là những sản phẩm chính đóng góp đáng kể trong doanh số của công ty. Đây là những sản phẩm chủ lực nhằm xuất sang các thị trường truyền thống của công ty như Mỹ, Nhật, Canada và EU với số lượng đặt hàng tăng. Tuy nhiên, sản lượng tăng theo hướng tăng dần các sản phẩm có kích cỡ nhỏ và giá trị tương đối thấp (HLSP, RPD) so với dòng sản phẩm chính có giá trị cao (CPTO) do sự dịch chuyển hướng tiêu dùng của khách hàng bởi sự ảnh hưởng từ kinh tế. Sáu tháng đầu năm 2013, do nhu cầu xuất khẩu không có biến động mạnh nên sản lượng cũng như giá trị các sản phẩm xuất khẩu tăng không đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung các sản phẩm xuất khẩu của công ty trong thời gian qua vẫn còn khá đơn điệu về mẫu mã và kích thước tôm, chủ yếu tập trung vào tôm đầu sú cỡ lớn và tôm thịt rút gân với phân khúc nhà hàng, khách sạn, siêu thị, phân khúc tiêu dùng hộ gia đình vẫn còn chưa được chú ý và thị tường trong nước vẫn còn bỏ ngõ. 36 4.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY Để thấy được quá trình phát sinh chi phí ta có sơ đồ sau Nguyên liệu đầu vào Kiểm tạp chất, vi sinh Chế biến (luộc, tẩm bột) Tiếp nhận nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu Máy cấp đông Sơ chế Ép bọc, đóng gói g Phân cỡ Kho lạnh Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty STAPIMEX năm 2013 Hình 4.1 Sơ đồ sơ lược quy trình sản xuất 4.2.1. Chi phí khả biến Từ nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ nguyên con hay sơ chế. Công ty có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau dựa trên công nghệ, kỹ thuật chế biến khác nhau. Ở đây, chỉ phân tích theo 3 nhóm sản phẩm chính dựa trên nguồn nguyên liệu đầu vào như sau: - Nhóm sản phẩm từ tôm sú nguyên con: HOSO (tươi nguyên con), HLSO (sú vỏ), RPTO (bỏ đầu, sẻ lưng) CPTO, RPD, CPD, Nobashi (cắt duỗi),… - Nhóm sản phẩm từ tôm thẻ nguyên con. - Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng chủ yếu được chế biến từ tôm nguyên liệu đã sơ chế: EZP (hấp), Xiên que, Tẩm bột, … 4.2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu Do loại hình hoạt động chính của công ty là chế biến xuất khẩu thủy sản, chủ yếu là tôm, sử dụng nguyên liệu chính tôm sú và tôm thẻ trực tiếp trong quá trình sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu được xem là chi phí khả biến. 37 Bảng 4.5 Tình hình thu mua nguyên vật liệu của 3 nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Tổng CPNVL Lượng sản xuất Đơn vị Đơn vị tính Triệu đồng Tấn Triệu đồng/tấn Nhóm sản Nhóm sản phẩm phẩm tôm sú tôm thẻ 539.137 11.130 Nhóm sản phẩm GTGT 114.696 3.900 95 795 138,2 117,2 144,3 Nguồn: Tính toán của tác giả Giải thích: CPNVL: Chi phí nguyên vật liệu. GTGT: Giá trị gia tăng. Nhóm sản phẩm tôm sú có CPNVL là cao nhất, chiếm tỷ lệ gần 80% và lượng sản xuất lớn nhất thế nhưng chi phí đơn vị lại thấp hơn chi phí đơn vị của nhóm sản phẩm GTGT – mặt hàng chiếm tỷ trọng chi phí NVL 18,16% đứng sau nhóm tôm sú. Điều này được giải thích do nguyên liệu chủ yếu của mặt hàng GTGT là nguồn tôm đã sơ chế có giá mua năm 2011 và 2012 tương đối cao so với 2 nhóm sản phẩm còn lại. Qua đó cho thấy, chi phí bỏ ra của từng nhóm sản phẩm, mặc dù số lượng ít nhưng chi phí đơn vị phải bỏ ra cho nhóm sản phẩm GTGT là lớn nhất dẫn đến giá bán của các sản phẩm này cao mang lại doanh thu không nhỏ cho công ty. Đó là lý do tại sao nhóm sản phẩm GTGT đang được công ty lên kế hoạch đầu tư, phát triển thành một trong những nhóm mặt hàng có giá trị tiêu thụ cao nhất trong những năm tới. 4.2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương,… tính vào chi phí theo quy định. Tiêu thức phân bổ CP NCTT dựa vào CP NVL trực tiếp, với cách phân bổ này thì CP NCTT của một nhóm sản phẩm lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào CP NVL của nhóm sản phẩm đó. CP NCTT trong quá trình sản xuất được tập hợp tại các yếu tố sản xuất ra các nhóm sản phẩm và được tập hợp theo 3 nhóm sản phẩm chính. Bảng 4.6 Biến phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Tổng chi phí nhân công trực tiếp Lượng sản xuất Đơn vị Đơn vị tính Nhóm sản phẩm tôm sú Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng Triệu đồng 75.138 1.156 16.685 Tấn Triệu đồng/tấn 3.900 95 795 19,3 12,2 21,0 Nguồn: Tính toán của tác giả 38 Qua bảng trên, ta thấy CP NCTT và CPNVL có sự tỷ lệ với nhau, và đây cũng là một khoản mục chi phí khả biến trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty hay CP NCTT được tính trực tiếp vào sản phẩm sản xuất ra. Nhóm sản phẩm tôm sú có tổng CP NCTT lớn nhất nhưng chi phí NCTT đơn vị cao vẫn thuộc về nhóm sản phẩm GTGT, thấp nhất là nhóm sản phẩm tôm thẻ. Với tổng chi phí NCTT cũng như CP NCTT dơn vị thấp như vậy, về cơ bản thì nhóm sản phẩm tôm thẻ sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất trong 3 nhóm sản phẩm hay không? 4.2.1.3. Biến phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung phát sinh trong công ty cũng được tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng nhóm sản phẩm. Chi phí sản xuất chung tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tỷ lệ sản phẩm làm ra nếu dòng sản phẩm nào làm ra nhiều thì sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất đơn vị, ngoài ra biến phí sản xuất chung còn phụ thuộc vào giá cả nhiên liệu, điện, nước,… Bảng 4.7 Chi tiết biến phí sản xuất chung đơn vị 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Nhóm sản phẩm Nhóm sản Nhóm sản phẩm tôm sú phẩm tôm thẻ giá trị gia tăng Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Chi phí dịch vụ mua ngoài 73.825 Chi phí khác bằng tiền 20.822 Tổng 94.647 18,9 1.381 14,5 17.809 22,4 390 4,1 5.023 6,3 24,3 1.771 18,6 22.832 28,7 5,4 Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ Công ty CP Stapimex Bảng trên cho thấy dòng sản phẩm tôm sú có tổng CP SXC lớn nhất tuong đương 94.647 triệu đồng nhưng CP SXC đơn vị chỉ bằng 24,3 triệu đồng còn dòng sản phẩm GTGT tuy tổng chi phí chỉ 22.832 triệu đồng nhưng chí phí đơn vị lại rất cao 28,7 triệu đồng cao hơn so với chi phí đơn vị của nhóm sản phẩm tôm sú, điều này cho thấy chi phí đơn vị cao như vậy nên mặt hàng GTGT là loại mặt hàng có giá thành khá cao so với 2 dòng sản phẩm còn lại. 4.2.1.4. Biến phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 Chi phí bán hàng phát sinh trong công ty bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, bảo hành, chi phí khấu hao thiết bị đông lạnh, phương tiện vận tải, cửa hàng và chi phí khác bằng tiền. Trong đó chi phí nhân 39 viên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong công ty. Do đó những khoản biến động đều do các khoản mục này là chính. Bảng 4.8 Biến phí bán hàng đơn vị 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Tổng chi phí bán hàng Lượng sản xuất Đơn vị Đơn vị tính Triệu đồng Tấn Triệu đồng/tấn Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng 19.058 476 4.288 3.900 95 795 4,9 5,0 5,4 Nhóm sản phẩm tôm sú Nguồn: Tính toán của tác giả Biến phí bán hàng có quan hệ tỷ lệ thuận với doanh thu, biến phí bán hàng càng cao thì doanh thu bán hàng càng lớn. 4.2.2. Chi phí bất biến Chi phí bất biến là những chi phí mang tính chất cố định dù mức độ hoạt động của công ty có thay đổi, do vậy dù hoạt động ít hay nhiều thì công ty vẫn phải gánh mức chi phí này. Định phí sản xuất chung bao gồm lương quản lý phân xưởng, chi phí mua thiết bị sửa chữa, chi phí khấu hao, chi phí thuê kho. Bảng 4.9 Định phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Tổng chi phí bán hàng Lượng sản xuất Đơn vị tính Nhóm sản phẩm tôm sú Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm GTGT Triệu đồng 7.975 199 1.794 Tấn 3.900 95 795 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 4.10 Định phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Nhóm sản phẩm tôm sú Tổng Nhóm sản phẩm tôm thẻ Tổng Nhóm sản phẩm GTGT Tổng Chi phí khấu hao Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí khác bằng tiền 15.281 1.777 4.686 18.336 2.132 5.623 4.584 533 1.406 Tổng 38.201 4.442 11.715 Nguồn: Tính toán của tác giả 40 Bảng 4.11 Định phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng chi phí quản lý Triệu đồng Lượng sản xuất Nhóm sản phẩm tôm sú 5.280 Nhóm sản phẩm tôm thẻ 132 Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng 1.188 3.900 95 795 tấn Nguồn: Tính toán của tác giả 4.2.3. Tổng hợp chi phí qua các năm Qua bảng 4.12 ta có thể biết được giá thành của từng nhóm sản phẩm của công ty, có thể nhìn thấy từng khoản mục chi phí cấu thành giá thành của từng sản phẩm, từ đó có thể giúp nhà quản trị đưa ra các biện pháp hạ giá thành của từng khâu. Sau khi phân tích các khoản chi phí phát sinh trong công ty thành chi phí khả biến và chi phí bất biến ta có bảng tổng hợp sau: Bảng 4.12 Tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Loại chi phí Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Tổng biến phí Nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm tôm sú tôm thẻ GTGT Đơn vị Đơn vị Đơn vị (triệu (triệu (triệu Tổng Tổng Tổng đồng/tấn) đồng/tấn) đồng/tấn) BIẾN PHÍ 539.137 138,2 11.130 117,2 114.696 144,3 75.138 19,3 1.156 12,2 16.685 21,0 94.647 24,3 1.771 18,6 22.832 28,7 19.058 4,9 5,0 4.288 5,4 153,0 158.501 199,4 727.980 476 186,7 14.533 ĐỊNH PHÍ Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Chi phí quản lý Tổng định phí 38.201 4.442 11.715 7.975 199 1.794 5.280 132 1.188 51.456 4.773 14.697 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ bảng 4.5 đến 4.11 41 4.3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ 4.3.1. Số dư đảm phí Tỷ trọng doanh thu thuần của các nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 của các nhóm sản phẩm chênh lệch rất lớn. Nhóm sản phẩm tôm sú chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 nhóm sản phẩm chiếm 80%, thấp nhất là nhóm sản phẩm tôm thẻ chiếm 2% tổng doanh thu thuần, còn lại là nhóm sản phẩm GTGT chiếm 18%. 18% Nhóm sản phẩm tôm sú 80% 2% Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.2 Tỷ trọng doanh thu của các nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.13 Doanh thu theo nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tỷ trọng doanh thu Doanh thu theo nhóm sản phẩm Lượng sản xuất Đơn vị Nhóm sản phẩm tôm sú Đơn vị tính Triệu đồng Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm GTGT 983.702 % Triệu đồng Tấn Triệu đồng/tấn 80 2 18 786.962 19.674 177.066 3.900 95 795 201,8 207,1 222,7 Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 Trong kế toán quản trị khi nói đến phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là nói đến khái niệm số dư đảm phí (SDĐP). SDĐP được hiểu là phần còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ đi biến phí. Nó được dùng để bù đắp định phí và phần còn lại sẽ tạo ra lợi nhuận cho công ty. Như vậy, có thể xem SDĐP là một chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh của công ty. 42 Bảng 4.14 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của từng nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Doanh Thu CPKB Nhóm sản phẩm tôm sú Đơn Tỷ lệ Tổng vị (%) Nhóm sản phẩm tôm thẻ Đơn Tỷ lệ Tổng vị (%) Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng Đơn Tỷ lệ Tổng vị (%) 786.962 201,8 100,0 19.674 207,1 100,0 177.066 222,7 100,0 727.980 186,7 92,5 14.533 153,0 73,9 158.501 199,4 89,5 7,5 5.141 54,1 26,1 18.565 23,4 10,5 SDĐP 58.981 CPBB 51.456 Lợi nhuận 7.525 15,1 4.773 1,9 367 14.697 3,9 3.868 4,9 Nguồn: Tính toán của tác giả Giái thích: CPKB: Chi phí khả biến. SDĐP: Số dư đảm phí. CPBB: Chi phí bất biến. Nhìn qua bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của từng nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 của công ty Stapimex có thể chỉ ra được nhóm sản phẩm chủ lực tôm sú là nhóm có tổng lợi nhuận cao nhất chiếm 80% tổng doanh thu các mặt hàng mặc dù tỷ lệ số dư đảm phí là thấp nhất so với 2 nhóm còn lại. Nhóm sản phẩm tôm thẻ là nhóm có SDĐP đơn vị cao nhất nhưng không phải nhóm mang lại lợi nhuận cao nhất. Tổng số dư đảm phí cho biết SDĐP được tương ứng với tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ và SDĐP đơn vị cho biết SDĐP thu được từ việc tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm. Qua đó cho thấy các sản phẩm khác nhau, có quy mô khác nhau thì SDĐP khác nhau. Đvt: % 54,1 % 50.00 45.00 40.00 35.00 30.00 25.00 20.00 23,4 % 15,1 % 15.00 10.00 5.00 0.00 Nhóm sản phẩm tôm sú Nhóm sản phẩm tôm thẻ Nhóm sản phẩm gá trị gia tăng Hình 4.3 Đồ thị số dư đảm phí đơn vị của từng nhóm sản phẩm 43 Theo lý thuyết, SDĐP đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và CPKB, SDĐP được dùng để bù đắp định phí, phần còn lại sẽ là lợi nhuận. Như vậy, cứ 1 tấn tôm sú bán ra thì có 15,1 triệu đồng bù đắp định phí và còn lại là lợi nhuận. Sản phẩm tôm thẻ và Tôm GTGT cũng vậy lần lượt là 54,1 triệu đồng và 23,4 triệu đồng. Khi sản phẩm đã đạt điểm hòa vốn thì mỗi tấn sản phẩm bán thêm thì SDĐP chính là lợi nhuận của sản phẩm đó. Với cách tính như vậy, ta có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng cách lấy SDĐP đơn vị nhân với lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn. Có thể nói SDĐP tỷ lệ thuận với lợi nhuận, do đó sản phẩm nào có SDĐP càng lớn thì khi vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Điều này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trong việc quyết định sẽ xuất bán thành phẩm của sản phẩm nào với số lượng lớn để đạt lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào SDĐP thì chưa cung cấp cái nhìn tổng quát khi kinh doanh nhiều loại sản phẩm như Stapimex. 4.3.2. Tỷ lệ số dư đảm phí Bảng 4.15 Tỷ lệ Số dư đảm phí của từng nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Doanh Thu Nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm tôm sú tôm thẻ GTGT Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tổng Tổng Tổng (%) (%) (%) 786.962 100,0 19.674 100,0 177.066 100,0 CPKB 727.980 92,5 14.533 73,9 158.501 89,5 SDĐP 58.981 7,5 5.141 26,1 18.565 10,5 CPBB 51.456 Lợi nhuận 7.525 4.773 14,6 367 14.697 7,7 3.868 Nguồn: Tính toán của tác giả Tỷ lệ SDĐP cho biết, cứ một đồng doanh thu, công ty có được bao nhiêu đồng SDĐP. Cụ thể, sản phẩm tôm sú cứ 100 đồng doanh thu thì có 7,5 đồng định phí và lợi nhuận. Và khi vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận của nhóm hàng tôm sú là 7,5 đồng. 44 Từ số liệu của bảng ta có thể tóm lược qua sơ đồ sau Đvt: % 25.00 26,1% 20.00 15.00 10.00 10,5% 7,5% 5.00 0.00 Tôm sú Tôm thẻ Tôm GTGT Nhóm sản phẩm Hình 4.4 Đồ thị tỷ lệ số dư đảm phí theo nhóm sản phẩm Qua đồ thị cho thấy có sự thay đổi khá rõ giữa các nhóm mặt hàng. Nếu xét về SDĐP thì nhóm hàng tôm thẻ có tổng SDĐP cao nhất, tôm sú là sản phẩm đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Nhưng xét về tỷ lệ SDĐP thì tỷ lệ SDĐP cao nhất lại là nhóm hàng tôm thẻ (26,1%) mới là nhóm hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Qua đó cho thấy, để đưa ra quyết định tăng doanh thu cho nhóm sản phẩm nào thì phải căn cứ vào cả hai yếu tố SDĐP và tỷ lệ SDĐP. Nếu tăng doanh thu cả 2 nhóm sản phẩm này cùng lượng như nhau thì đem lại lợi nhuận cao nhất sẽ là nhóm sản phẩm tôm thẻ. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ SDĐP của nhóm sản phẩm tôm thẻ cao nhất chủ yếu là do CPKB, chi phí này cao hay thấp sẽ quyết định đến tỷ lệ SDĐP và qua mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận ta có thể tính nhanh lợi nhuận của các mặt hàng bằng cách lấy doanh thu tăng thêm nhân với tỷ lệ SDĐP. Thông qua việc sử dụng khái niệm SDĐP, công ty có thể chú trọng đến các nhân tố sản xuất những mặt hàng có SDĐP cao để bù đắp CPBB và tạo ra lợi nhuận, tận dụng hết năng lực có giới hạn để đạt tổng lợi nhuận cao nhất. 4.3.3. Đòn bẩy kinh doanh Ở mức doanh thu đạt được độ lớn của đòn bẩy kinh doanh của các nhóm sản phẩm như sau: 45 Bảng 4.16 Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh theo từng nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Nhóm sản phẩm tôm sú 58.981 Chỉ tiêu Tổng SDĐP EBIT (Lợi nhuận) DOL (Độ lớn đòn bẩy kinh doanh) Nhóm sản Nhóm sản phẩm phẩm tôm thẻ giá trị gia tăng 5.141 18.565 7.525 367 3.868 7,8 14,0 4,8 Nguồn: Tính toán của tác giả Đòn bẩy kinh doanh cho biết quy mô sử dụng chi phí bất biến của công ty. Đòn bẩy kinh doanh của nhóm sản phẩm tôm sú là 7,8. Con số này có ý nghĩa là khi doanh thu sản phẩm tôm sú thay đổi a% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bằng a%*7,8. Tương tự như vậy đối với nhóm sản phẩm tôm thẻ là 14,0 và nhóm giá trị gia tăng là 4,8. Bảng 4.17 Tỷ lệ lợi nhuận thay đổi khi tăng (giảm) doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 % Nhóm sản phẩm tôm sú 10 Nhóm sản phẩm tôm thẻ 10 Nhóm sản phẩm GTGT 10 % 7,8 14,0 4,8 % 78,4 140,0 48,0 Triệu đồng 5.898 514 1.856 Chỉ tiêu Đơn vị tính Doanh thu tăng Độ lớn đòn bẩy kinh doanh Lợi nhuận tăng thêm Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.15 và 4.16 Đvt: % 150% 140,0 % 100% Nhóm sản phẩm 78,4 % 50% 48,0 % 0% Tôm sú Tôm thẻ Tôm giá trị gia tăng Hình 4.5 Đồ thị tỷ lệ lợi nhuận thay đổi khi tăng (giảm) doanh thu 46 Qua kết quả trên cho thấy độ lớn của đòn bẩy kinh doanh của các dòng sản phẩm khá cao và cao nhất là dòng sản phẩm tôm thẻ, đây cũng là nhóm sản phẩm có mức tăng lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên không phải độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng lớn thì càng có lợi. Với độ lớn đòn bẩy kinh doanh khá lớn nên biến động về lợi nhuận của cả 3 dòng sản phẩm là rất lớn khi % doanh thu thay đổi. Bên cạnh dựa vào độ lớn của đòn bẩy kinh doanh để làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh, nhà quản trị cần phải biết lựa chọn một kết cấu mặt hàng phù hợp để lợi nhuận ngày càng tăng lên cùng với doanh thu. 4.4. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 4.4.1. Xác định điểm hòa vốn 4.4.1.1. Sản lượng hòa vốn Ta có sản lượng hòa vốn của từng nhóm sản phẩm như sau: - Nhóm sản phẩm tôm sú: 51.456 = 3.402 (tấn). 15,1 - Nhóm sản phẩm tôm thẻ: 4.773 54,1 = 88 (tấn). 14.697 = 629 (tấn). 23,4 Sản lượng hòa vốn của các nhóm sản phẩm rất khác nhau, chênh lệch rất nhiều, nguyên nhân là do dòng sản phẩm nào có chi phí càng lớn thì sản lượng hòa vốn sẽ càng nhiều để có thể bù đắp chi phí đã bỏ ra. Tại mức sản lượng hòa vốn công ty sẽ không có lợi nhuận và cũng sẽ không bị lỗ. Nếu muốn có được lợi nhuận công ty phải tiêu thụ vượt qua sản lượng hòa vốn của mình và cứ 1 sản phẩm bán thêm công ty sẽ thu được lợi nhuận bằng chính số dư đảm phí của sản phẩm đó. - Nhóm sản phẩm GTGT: Tuy tốc độ tăng của lợi nhuận là thấp nhất nhưng bù lại nhóm sản phẩm tôm giá trị gia tăng chỉ cần sản xuất bằng 79,2% sản lượng tiêu thụ thì sẽ đạt sản lượng hòa vốn. Trong khi đối với nhóm sản phẩm tôm sú thì cần đến 87,2%, tôm thẻ cần đến 92,9% sản lượng tiêu thụ mới đạt điểm hòa vốn. Điều này cho thấy tuy nhóm sản phẩm tôm giá trị gia tăng có tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn 2 nhóm sản phẩm còn lại nhưng nó lại thu được lợi nhuận nhanh hơn 2 nhóm sản phẩm còn lại. 47 12.8% 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0 87.2% Nhóm sản phẩm tôm sú 7.1% 20.8% 92.9% 79.2% Đvt: % Sản lượng vượt mức Sản lượng hòa vốn Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng Nhóm sản phẩm tôm thẻ Hình 4.6 Đồ thị mức độ hòa vốn các nhóm sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2013 4.4.1.2. Doanh thu hòa vốn Để tính doanh thu hòa vốn ta lấy sản lượng hòa vốn nhân với giá bán (giả định giá bán là không đổi), doanh thu hòa vốn của các nhóm sản phẩm: Bảng 4.18 Doanh thu hòa vốn của 3 nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Sản lượng hòa vốn Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng Nhóm sản phẩm Tôm sú Nhóm sản phẩm Tôm thẻ Tấn 3.402 88 629 Giá bán Triệu đồng 201,8 207,1 222,7 Doanh thu hòa vốn Triệu đồng 686.558 18.269 140.176 Nguồn: Tính toán của tác giả Cũng giống như sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của các nhóm sản phẩm đều khác nhau và nó phụ thuộc chủ yếu vào quy mô hoạt động của các yếu tố sản xuất. 4.4.1.3. Thời gian hòa vốn Ta có thời gian hòa vốn của các nhóm sản phẩm như sau - Nhóm sản phẩm tôm sú: 686 .558 * 360 = 314,07 ≈ 314 (ngày) 786 .962 - Nhóm sản phẩm tôm thẻ: 18.269 * 360 = 334,29 ≈ 334 (ngày) 19.674 48 140.176 * 360 = 284,99 ≈ 285 (ngày) 177.066 - Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng Kết quả trên cho thấy, thời gian hòa vốn của tôm giá trị gia tăng là ngắn nhất (285 ngày) nhưng thời gian hòa vốn của nhóm tôm thẻ thì dài nhất (334 ngày). Điều này cũng có thể nói rằng kinh doanh mặt hàng tôm giá trị gia tăng thì thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh hơn các nhóm sản phẩm khác. 4.4.1.4. Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn có thể được hiểu là thước đo của sự rủi ro. Trong khi sản lượng hòa vốn càng ít càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn. Bảng 4.19 Tỷ lệ hòa vốn của 3 nhóm sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Sản lượng hòa vốn Sản lượng tiêu thụ thực tế Tỷ lệ hòa vốn Đơn vị tính Nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm Tôm sú Tôm thẻ giá trị gia tăng Tấn 3.402 88 629 Tấn 3.900 95 795 % 87,2 92,9 79,2 Nguồn: Tính toán của tác giả Qua bảng trên cho thấy nhóm mặt hàng tôm giá trị gia tăng có tỷ lệ hòa vốn thấp nhất trong 3 nhóm sản phẩm (79,2%), điều đó chứng tỏ sản lượng hòa vốn của nhóm sản phẩm này thấp dẫn đến sản lượng tiêu thụ tạo ra lợi nhuận sẽ cao hơn. Trong khi đó, nhóm sản phẩm Tôm thẻ và Tôm sú lần lượt là 2 nhóm mặt hàng có tỷ lệ hòa vốn cao nhất (92,9% và 87,2%). Điều này có nghĩa là trong 100% sản lượng tiêu thụ thì tôm thẻ có 92,9% là sản lượng hòa vốn, đó là một lượng tiêu thụ rất bất lợi. Bù lại mặt hàng tôm thẻ có tỷ lệ số dư đảm phí khá cao trong 3 nhóm sản phẩm nên khi vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận sẽ tăng trưởng tương đối nhanh. 49 4.4.2. Đồ thị hòa vốn, đồ thị lợi nhuận * Nhóm sản phẩm tôm sú y= 201,8x Doanh thu y (triệu đồng) Điểm hòa vốn Lời 686.558 Y= 727.980x+51.456 53.456 Lỗ y =51.456 3.402 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14, 4.18 Sản lượng (tấn) x Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của nhóm sản phẩm tôm sú Lợi nhuận (triệu đồng) y Lợi nhuận: y = 15,1x – 51.456 7.525 0 Doanh thu 786.962 Điểm hòa vốn y=201,8x -51.456 3.402 3.900 S ản lượng (tấn) Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14, 4.18 Hình 4.8 Đồ thị lợi nhuận nhóm sản phẩm tôm sú Đồ thị cho thấy điểm hòa vốn của mặt hàng Tôm sú tại mức sản lượng hòa vốn 3.402 tấn với mức doanh thu đạt được 686.558 triệu đồng. Và khi lượng tiêu thụ bằng 0, mặt hàng tôm sú sẽ lỗ 51.456 triệu đồng (lỗ bằng tổng định phí). Khi vượt qua điểm hòa vốn mặt hàng này bắt đầu có lợi nhuận mà 50 phần lợi nhuận này chính bằng số dư đảm phí. Lợi nhuận tỷ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ. * Nhóm sản phẩm tôm thẻ Lợi nhuận (đồng) y Lợi nhuận: y = 54,1x – 4.773 Điểm hòa vốn 367 Doanh thu 19.674 0 y=207,1x - 4.773 88 Sản lượng (tấn) 95 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14, 4.18 Hình 4.9 Đồ thị lợi nhuận nhóm sản phẩm tôm thẻ Doanh thu (triệu đồng) y= 207,1x y Lời Điểm hòa vốn 18.269 4.773 Y= 14.533x+4.773 y =4.773 Lỗ Sản lượng (tấn) x 88 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14, 4.18 Hình 4.10 Đồ thị hòa vốn của nhóm sản phẩm tôm thẻ Với mức hòa vốn là 88 tấn thì tôm thẻ phải thu về 18.269 triệu đồng doanh thu mới đạt mới đạt hòa vốn và cũng tương tự như mặt hàng tôm sú, khi sản lượng tiêu thụ bằng 0 thì mặt hàng tôm thẻ sẽ lỗ 4.773 triệu đồng. Còn khi vượt qua sản lượng hòa vốn thì lợi nhuận mà mặt hàng mang lại bằng chính số dư đảm phí của mặt hàng đó. 51 * Nhóm sản phẩm tôm GTGT Doanh thu (triệu đồng) y= 222,7x y Điểm hòa vốn Lời Y= 158.501x +14.697 140.176 14.697 Lỗ y =14.697 Sản lượng (tấn) 629 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14, 4.18 Hình 4.11 Đồ thị hòa vốn của nhóm sản phẩm tôm GTGT Lợi nhuận (triệu đồng) Lợi nhuận: y = 23,4x – 14.697 y 3.868 Doanh thu 177.066 Điểm hòa vốn 0 y=209,37x -14.697 629 795 Sản lượng (tấn) Nguồn: Tổng hợp từ bảng 4.14, 4.18 Hình 4.12 Đồ thị lợi nhuận nhóm sản phẩm tôm GTGT Do tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng này là nhỏ nhất trong 3 nhóm sản phẩm nên khi có sự sụt giảm về doanh thu thì đây là nhóm sản phẩm bị lỗ tương đối ít. 4.4.3. Doanh thu an toàn * Doanh thu an toàn của các nhóm sản phẩm như sau: 52 x - Nhóm sản phẩm Tôm sú: 786.962 – 686.558 = 100.404 (triệu đồng). - Nhóm sản phẩm Tôm thẻ: 19.674 – 18.269 = 1.405 (triệu đồng). - Nhóm sản phẩm GTGT: 177.066 – 140.176 = 36.890 (triệu đồng). Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị cũng càng lớn thể hiện tính an toàn càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh. * Tỷ lệ số dư an toàn của các nhóm sản phẩm như sau: 100.404 - Nhóm sản phẩm Tôm sú: x 100% = 12,8% 786.962 - Nhóm sản phẩm Tôm thẻ: 1.405 19.674 x 100% = 7,1% 36.890 x 100% = 20,8% 177.066 Các nhóm sản phẩm có tỷ lệ doanh thu an toàn khác nhau. Trong đó, sản phẩm tôm thẻ có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhất (7,1%), do đó mức độ rủi ro của nhóm sản phẩm này sẽ cao hơn sản phẩm tôm sú và tôm thẻ. Nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả, hoặc thị trường có biến động khiến doanh thu giảm thì sản phẩm nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ lỗ nhiều hơn các sản phẩm khác. - Nhóm sản phẩm Tôm GTGT: 4.5. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN 4.5.1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận * Phương án 1: Chi phí bất biến thay đổi, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi Với tình hình sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm công ty vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng khách hàng hiện có của công ty, để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho công ty, công ty quyết định đầu tư thêm chi phí quảng cáo lên 6.000 triệu đồng trong 6 tháng cuối năm 2013 thì sản lượng tiêu thụ dự kiến của công ty tăng thêm 10%. Công ty có nên tăng chi phí quảng cáo như dự kiến hay không? 53 Bảng 4.20 Dự kiến báo cáo thu nhập tăng thêm của 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: Triệu đồng. Nhóm sản phẩm tôm sú 390 Nhóm sản phẩm tôm thẻ 10 Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng 80 Doanh Thu tăng thêm 78.696 1.967 17.707 Chi phí khả biến tăng thêm 72.798 1.453 15.850 Số dư đảm phí 5.898 514 1.856 Chi phí bất biến 4.800 120 1.080 Lợi nhuận tăng thêm 1.098 394 776 Lợi nhuận 8.623 761 4.644 Chỉ tiêu Sản lượng tăng thêm Nguồn: Tính toán của tác giả Dựa vào kết quả trên cho thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm lợi nhuận của nhóm sản phẩm tôm sú tăng lên 1.098 triệu đồng, lợi nhuận của nhóm sản phẩm tôm thẻ tăng 394 triệu đồng, nhóm sản phẩm tôm giá trị gia tăng tăng lên 776 triệu đồng. * Phương án 2: Chi phí khả biến thay đổi, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi. Năm 2013 do thị trường nguyên liệu gặp nhiều khó khăn nên công ty dự tính chi phí nguyên vật liệu sẽ tăng 8%, chi phí nhân công tăng 10% và giá bán tăng 7%. Bảng 4.21 Dự kiến báo cáo lợi nhuận tăng thêm 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh Thu mới Nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm tôm sú tôm thẻ Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Nhóm sản phẩm GTGT Tổng Đơn vị 834.179 213,9 20.854 219,5 187.690 236,1 47.218 12,1 1.180 12,4 10.624 13,4 778.625 199,6 15.539 163,6 169.346 213,0 CPKB tăng thêm 50.645 13,0 1.006 10,6 10.844 13,6 SDĐP mới 55.554 14,2 5.315 55,9 18.345 23,1 SSDDP tăng thêm -3.427 -0,9 174 1,8 -220 -0,3 CPBB 51.456 Doanh thu tăng thêm CPKB mới Lợi nhuận tăng thêm Lợi nhuận mới 4.773 14.697 4.098 1,1 542 5,7 3.648 4,6 11.623 3,0 909 9,6 7.516 9,5 Nguồn: Tính toán của tác giả 54 Nếu thực hiện chính sách thay đổi như bảng 4.21 thì lợi nhuận của 2 nhóm sản phẩm tôm sú và tôm giá trị gia tăng tăng lên rất nhiều. Cụ thể, nhóm sản phẩm tôm sú đạt 11.623 triệu đồng tăng 4.098 triệu đồng, nhóm sản phẩm tôm thẻ tăng gần gấp đôi so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 909 triệu đồng tăng 542 triệu đồng, nhóm sản phẩm giá trị gia tăng đạt 7.516 triệu đồng tăng 3.648 triệu đồng. * Phương án 3: Chi phí bất biến, chi phí khả biến thay đổi và khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt cũng như nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Công ty đã đưa ra giải pháp tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, công ty cần có đội ngũ công nhân tay nghề cao cụ thể là công ty chuyển trả lương theo thời gian sang trả theo hoa hồng bán sản phẩm 5,5% doanh số bán thay vì chi 5.000 triệu đồng tiền lương nhân viên bán hàng như trước đây. Dự kiến theo phương án này lượng tiêu thụ sẽ tăng 6% vì lợi ích của công ty gắn liền với lợi ích của nhân viên, kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bảng 4.22 Dự kiến báo cáo lợi nhuận tăng thêm 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng. Chỉ tiêu Nhóm sản phẩm tôm sú Tổng Đơn vị Doanh Thu mới 834.179 Doanh thu tăng thêm 47.218 CPKB mới 773.860 CPKB tăng thêm 45.880 SDĐP mới 60.319 SSDDP tăng thêm 1.338 CPBB mới 47.385 Lợi nhuận tăng thêm 5.409 Lợi nhuận mới 12.934 213,9 12,1 198,4 11,8 15,5 0,3 1,4 3,3 Nhóm sản phẩm tôm thẻ Tổng Đơn vị 20.854 1.180 15.680 1.147 5.174 33 4.674 133 500 219,5 12,4 165,1 12,1 54,5 0,4 1,4 5,3 Nhóm sản phẩm GTGT Tổng Đơn vị 187.690 10.624 168.824 10.323 18.866 301 13.867 1.131 4.999 236,1 13,4 212,4 13,0 23,7 0,4 1,4 6,3 Nguồn: Tính toán của tác giả Giải thích: CPKB: Chi phí khả biến. SDĐP: Số dư đảm phí. CPBB: Chi phí bất biến Qua kết quả trên cho thấy, với phương án này thì cả 3 nhóm sản phẩm mức lợi nhuận tăng lên rất cao. Đặc biệt là nhóm sản phẩm tôm sú lợi nhuận tăng lên 12.934 triệu đồng tăng hơn 6 tháng đầu năm 2013 tăng 5.409 triệu đồng. Tuy nhóm sản phẩm tôm thẻ tăng lợi nhuận ít hơn 2 phương án trên nhưng 2 nhóm sản phẩm còn lại tăng khá cao, đây cũng là phương án tương đối bền vững. 55 4.5.2. Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán Trong những ví dụ trên, chúng ta xét trong điều kiện giá bán không đổi thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn. Bây giờ thì ngược lại, nếu giá bán thay đổi thì khối lượng sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ như thế nào? Giá cả thị trường ngày càng tăng, do đó việc tăng giá bán của các sản phẩm là điều không thể tránh khỏi. Ta sẽ xét trường hợp của mặt hàng Tôm sú. Hiện tại, lượng tiêu thụ của mặt hàng này là 4.790 tấn với giá bán là 202,0 triệu đồng, lượng hòa vốn lúc này là 3.402 tấn. Giả sử giá bán dao động từ 201,0 triệu đồng đến 203,0 triệu đồng thì nhóm sản phẩm tôm sú phải tiêu thụ là bao nhiêu sẽ đủ hòa vốn. Bảng 4.23 Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán của nhóm Tôm sú 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng. Định phí Giá bán hòa vốn 1 đvsp Chi phí Doanh Thu Lượng tiêu thụ khả biến hòa vốn hòa vốn Định phí Biến phí Tổng 51.456 732.364 690.692 3.423 13,1 187,0 203,0 51.456 727.980 686.558 3.402 13,0 187,0 202,0 51.456 725.148 683.887 3.389 12,9 187,0 201,0 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng trên cho thấy nhóm sản phẩm Tôm sú có thể bán với giá từ 201,0 triệu đồng/tấn – 203,0 triệu đồng/ tấn với lượng tiêu thụ tương ứng 3.389 – 3.423 tấn mà vẫn bảo hòa vốn. Đồng thời, qua bảng cho thấy khi sản lượng tăng thì biến phí đơn vị không đổi nhưng định phí đơn vị cho mỗi tấn sẽ giảm làm cho tổng chi phí đơn vị thay đổi. Tóm lại, qua việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận của 3 nhóm sản phẩm chính của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex, ta thấy rằng đối với các sản phẩm không đồng nhất về giá bán, nhà quản trị không thể căn cứ vào SDĐP để quyết định tăng doanh thu sản phẩm mà còn phải căn cứ vào tỷ lệ SDĐP của các sản phẩm đó. Hay nói cách khác, tỷ lệ SDĐP và đòn bẩy kinh doanh và sản lượng hòa vốn của các sản phẩm có quy mô khác nhau thì ngoài chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của cơ cấu chi phí còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá bán của chính sản phẩm đó. Việc tăng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, dự báo của nhà quản trị đối với sản phẩm đó ở hiện tại hoặc tương lai. 56 4.6. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH Với các chỉ tiêu cụ thể đưa ra và phấn đấu đạt được trong năm 2014 + Sản lượng sản xuất: 11.000 tấn. + Giá trị xuất khẩu: 88 triệu USD. Lợi nhuận: 15 -> 20 tỷ đồng. Các phương án kinh doanh đưa ra trong chương 4 đều là những phương án thực tiễn, có tính ứng dụng cao đối với công ty và đều mang lại lợi nhuận tăng thêm cho công ty. Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên việc phân tích chi tiết từng sản phẩm và lựa chọn phương án kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối. Thông qua việc phân tích này có thể giúp công ty tìm ra giải pháp tăng sản lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận. Xét về 3 phương án đã phân tích trước đó có những nhận xét sau: - Phương án 1: Chi phí bất biến thay đổi, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi. Với phương án này mang lại lợi nhuận cao nhất là nhóm sản phẩm tôm sú, mức tăng lợi nhuận 1.098 triệu đồng. Nhóm sản phẩm thẻ cũng tăng khá cao, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, tăng 394 triệu đồng. Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng có tăng nhưng không nhiều do chi phí tăng cao hơn mức tăng lợi nhuận. Bảng 4.24 Dự kiến báo cáo thu nhập tăng thêm của 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng. Chỉ tiêu Sản lượng tăng thêm Doanh Thu tăng thêm Chi phí khả biến tăng thêm Số dư đảm phí Chi phí bất biến Lợi nhuận tăng thêm Lợi nhuận Nhóm sản phẩm tôm sú 390 78.696 72.798 5.898 4.800 1.098 Nhóm sản phẩm tôm thẻ 10 1.967 1.453 514 120 394 Nhóm sản phẩm giá trị gia tăng 80 17.707 15.850 1.856 1.080 776 8.623 761 4.644 Nguồn: Tính toán của tác giả - Phương án 2: Chi phí khả biến thay đổi, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi. Dự đoán tình hình nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc tăng giá sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu sẽ tăng 8%, chi phí nhân công tăng 10% và giá bán tăng 7%. 57 Bảng 4.25 Dự kiến báo cáo lợi nhuận tăng thêm 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh Thu mới Nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm tôm sú tôm thẻ Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Nhóm sản phẩm GTGT Tổng Đơn vị 834.179 213,9 20.854 219,5 187.690 236,1 47.218 12,1 1.180 12,4 10.624 13,4 778.625 199,6 15.539 163,6 169.346 213,0 CPKB tăng thêm 50.645 13,0 1.006 10,6 10.844 13,6 SDĐP mới 55.554 14,2 5.315 55,9 18.345 23,1 SSDDP tăng thêm -3.427 -0,9 174 1,8 -220 -0,3 CPBB 51.456 Doanh thu tăng thêm CPKB mới Lợi nhuận tăng thêm Lợi nhuận mới 4.773 14.697 4.098 1,1 542 5,7 3.648 4,6 11.623 3,0 909 9,6 7.516 9,5 Nguồn: Tính toán của tác giả Giải thích: CPKB: Chi phí khả biến. SDĐP: Số dư đảm phí. CPBB: Chi phí bất biến. Với phương án này, lợi nhuận mang lại được xem như là cao nhất trong 3 phương án. Lợi nhuận của nhóm sản phẩm tôm sú cho thấy được đây vẫn luôn là nhóm hàng chủ lực mang lại lợi nhuận tối ưu cho công ty, mức tăng tương ứng 4.098 triệu đồng. Tăng vượt trội so với phương án thứ nhất. Tuy nhiên, nhà quản trị khi bán nên chú ý rằng, việc tăng giá bán có ảnh hưởng về lâu dài đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy mức lợi nhuận của nhóm sản phẩm tôm thẻ là chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng cũng cần phải cân nhắc mức độ ảnh hưởng về lâu dài đối với hoạt động của công ty. - Phương án 3: Chi phí bất biến, chi phí khả biến thay đổi và khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi. Công ty sẽ không trả lương theo thời gian như trước đây mà sẽ thực hiện trả 5,5% doanh thu thực hiện cho nhân viên bán hàng hưởng. Dự kiến theo phương án này lượng tiêu thụ sẽ tăng 6% vì lợi ích của công ty gắn liền với lợi ích của nhân viên từ đó thúc đẩy tinh thần làm việc hăng hái của nhân viên trong thời gian tới. Với phương án này lợi nhuận mang lại là khá cao trong 3 phương án, có thể xem là tối ưu nhất mặc dù về mức tăng lợi nhuận của nhóm sản phẩm tôm thẻ có hơi thấp hơn phương án thứ 2 nhưng vẫn ớ mức có thể chấp nhận được. Lợi nhuận mang lại tăng khá cao, đứng đầu vẫn là nhóm sản phẩm tôm sú do chiếm tỷ trọng tiêu thụ cao. Vì đây vẫn luôn là mặt hàng chủ lực của công ty. 58 Với phương án này, tính ổn định về giá cả được giữ vững thêm vào đó là nâng cao và kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Bảng 4.26 Dự kiến báo cáo lợi nhuận tăng thêm 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng. Chỉ tiêu Nhóm sản phẩm tôm sú Tổng Đơn vị Doanh Thu mới 834.179 Doanh thu tăng thêm 47.218 CPKB mới 773.860 CPKB tăng thêm 45.880 SDĐP mới 60.319 SSDDP tăng thêm 1.338 CPBB mới 47.385 Lợi nhuận tăng thêm 5.409 Lợi nhuận mới 12.934 213,9 12,1 198,4 11,8 15,5 0,3 1,4 3,3 Nhóm sản phẩm tôm thẻ Tổng Đơn vị 20.854 1.180 15.680 1.147 5.174 33 4.674 133 500 219,5 12,4 165,1 12,1 54,5 0,4 1,4 5,3 Nhóm sản phẩm GTGT Tổng Đơn vị 187.690 10.624 168.824 10.323 18.866 301 13.867 1.131 4.999 236,1 13,4 212,4 13,0 23,7 0,4 1,4 6,3 Nguồn: Tính toán của tác giả Giải thích: CPKB: Chi phí khả biến. SDĐP: Số dư đảm phí. CPBB: Chi phí bất biến. Với chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra thì phương án này là phương án khả thi có thể thực hiện được, giúp công ty có thể hoàn thành được chỉ tiêu mong đợi. Vì lợi ích của doanh nghiệp gắn liền với lợi ích của họ. Hiện nay, vấn đề cạnh tranh giá cả trên thị trường rất gay gắt, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý thì sức cạnh tranh mới cao. Để thực hiện tốt phương án này cần huấn luyện kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng cho nhân viên kinh doanh, không ngừng củng cố và tiềm kiếm thị trường tiêu thụ nhằm tăng sản lượng tiêu thụ trong tương lai. 59 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 5.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Năm 2013 thị trường xuất khẩu ngày càng khả quan hơn, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì các công ty kinh doanh ngành hàng này nói chung, Công ty cổ phần thủy sản Sóc trăng nơi riêng ngày càng đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, Công ty đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy tiêu thụ, vì vậy tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm của Công ty gặp nhiều thuận lợi. Nhìn chung các nhóm mặt hàng của công ty đều tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ, tuy nhiên lợi nhuận lại chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu đạt được. Bên cạnh đó công ty vẫn còn những tồn tại sau: - Doanh thu của công ty tăng nhiều nhưng lợi nhuận thuần lại không tăng tương ứng do giá nguyên liệu tăng cao đẩy giá vốn hàng bán tăng theo nhưng không thể tăng giá bán tương ứng. - Thị trường nguyên liệu trên địa bàn tỉnh ngày càng sụt giảm, giá tôm nguyên liệu ngày càng tăng, cạnh tranh nguồn nguyên liệu ngày càng gay gắt. Nguyên liệu phụ thuộc chủ yếu vào người nuôi trồng thủy sản, khi người nông dân gặp khó khăn thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. + Từ nhiều năm nay, vùng nuôi tôm nguyên liệu các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... vẫn trung thành với nuôi quảng canh “ăn ít no dai” nên sản lượng không tăng. Mặt khác, mô hình nuôi tôm công nghiệp ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau vấp phải dịch bệnh, tôm chết, rủi ro cao nên người dân quay lại nuôi tôm quảng canh truyền thống. + Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), thời gian gần đây, tình trạng thương lái thu mua tôm nguyên liệu để đưa sang Trung Quốc đã đến mức báo động và đang gây rối thị trường tôm nguyên liệu trong nước. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong khi tôm hiện là sản phẩm “cứu cánh” cho xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trên thực tế từ vài năm qua đã xuất hiện tình trạng thương lái mua tôm sú và tôm chân trắng cỡ lớn với giá cao tại hầu hết các tỉnh có nuôi tôm. Tuy nhiên, khoảng gần một tháng trở lại đây, tình hình này diễn biến phức tạp hơn nhiều. Theo thống kê sơ bộ, mỗi ngày có khoảng 300 tấn tôm tươi nguyên liệu được xuất khẩu chính ngạch sang Trung 60 Quốc qua các cửa khẩu. Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết, mặc dù, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư “bài bản” cho cơ sở sản xuất chế biến, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, từng bước xây dựng hình ảnh về chất lượng tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế nhưng các doanh nghiệp lại đang phải “đau đầu” với việc cạnh tranh thu mua tôm nguyên liệu ngay chính tại vùng nuôi tôm trong nước. + Không thể cạnh tranh trong thu mua tôm nguyên liệu với thương lái đã khiến nhiều doanh nghiệp “mắc kẹt” với những hợp đồng đã ký với nhà nhập khẩu vì trước đây doanh nghiệp có thể thu mua 100 tấn tôm nguyên liệu mỗi tháng, nay chỉ còn thu mua được khoảng 20 tấn. - Tình trạng nguyên liệu bẩn, nhiễm tạp chất ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức trên thị trường ngày càng khó tính, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. Mặt khác, nhu cầu tôm giống tăng cao và đồng loạt khiến cho cung không đáp ứng cầu, con giống khan hiếm, thị trường con giống khó kiểm soát, chất lượng không đảm bảo. Để có tôm giống phục vụ nhu cầu thả nuôi, người nuôi tôm phải chấp nhận mua tôm giống trôi nổi, không qua kiểm dịch, kiểm tra chất lượng khiến dịch bệnh tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều nông dân ham lợi nhuận trước mắt nên sẵn sàng nuôi tôm trái vụ bất chấp chỉ thị ngắt vụ, lịch thời vụ của Nhà nước. Họ cũng không tuân thủ khuyến cáo kỹ thuật của ngành nông nghiệp là chỉ nên thả nuôi một vụ tôm sú và hai vụ tôm thẻ mỗi năm, điều này đã làm cho môi trường ngày càng xấu đi, mầm bệnh ngày càng nhiều dẫn đến rủi ro trong nuôi tôm ngày càng cao. - Tình trạng hàng hóa xuất khẩu bị trả lại vẫn còn, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty vì khi hàng hóa đã xuất khẩu khi trả lại hàng về đến trong nước thì đã hết hạn sử dụng không thể xuất bán được nữa, nhiều khi còn bị tiêu hủy sản phẩm ngay trên nước xuất khẩu, coi như thiệt hại toàn bộ nhóm sản phẩm đó. Đồng thời ảnh hưởng nhiều đến uy tín sản phẩm xuất khẩu của công ty về lâu dài. Qua phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – lợi nhuận của 3 nhóm sản phẩm chính của Công ty cho thấy: + Nhóm hàng Tôm sú đạt sản lượng tiêu thụ cao nhất 3.900 tấn và tạo ra tổng lợi nhuận cao nhất nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lại không phải là nhanh nhất. Hơn nữa, vì chi phí được phân bổ theo sản lượng nên nhóm sản phẩm này phải gánh chịu phần chi phí quá lớn. Vì thế, dù mang về lợi nhuận lớn nhất nhưng do chi phí cao mà giá thành đơn vị sản phẩm lại thấp hơn 2 61 nhóm sản phẩm còn lại. Đây cũng là nhóm sản phẩm có tỷ lệ SDĐP thấp nhất làm cho tỷ lệ lợi nhuận thu được ở mặt hàng này chưa tương xứng với doanh số tiêu thụ. + Nhóm hàng tôm thẻ là mặt hàng tuy có tổng lợi nhuận nhỏ. Tuy đây là nhóm sản phẩm có tỷ lệ SDĐP cao nhất trong 3 nhóm sản phẩm nhưng đây không phải là nhóm sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất, nguyên nhân là do sản lượng hòa vốn quá cao, thời gian hòa vốn cũng nhiều hơn nhóm tôm sú và nhóm tôm GTGT. Sản lượng bán ra của nhóm sản phẩm này cũng không nhiều nên cho dù có tốc độ tăng lợi nhuận là lớn nhất nhưng tổng doanh thu và lợi nhuận mang lại không cao bằng nhóm sản phẩm tôm sú và tôm GTGT. + Nhóm hàng Tôm GTGT là nhóm sản phẩm mới, hơn nữa mặt hàng này cần nhiều phụ liệu và gia công chế biến, cũng như quy trình bảo quản khó khăn nên chi phí của nhóm sản phẩm cho mặt hàng này khá cao mà lượng tiêu thụ cũng tương đối, nhưng ở cùng mức tăng sản lượng sau hòa vốn thì đây là mặt hàng có tốc độ tăng lợi nhuận lớn nhất trong 3 nhóm mặt hàng, nói cách khác đây là nhóm sản phẩm rất nhạy cảm cới sự biến động tăng (giảm) của doanh thu đây cũng là nhóm sản phẩm có tỷ lệ hòa vốn thấp nhất 79,2%, cho thấy điều kiện kinh doanh như hiện nay thì đây lại là mặt hàng có tính an toàn khá cao và có khả năng rủi ro thấp nhất trong quá trình kinh doanh. Đây cũng là nhóm sản phẩm tiềm năng mà công ty đang đẩy mạnh thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, nhóm này có tỷ lệ SDĐP tương đối thấp 10,5%, nếu không cải thiện tình hình kinh doanh thì trong dài hạn nhóm sản phẩm này sẽ làm chậm lại đà tăng lợi nhuận của công ty. Để dòng sản phẩm Tôm GTGT là mặt hàng đem lại nguồn lợi nhuận tốt trong tương lai, thì Công ty nên có chính sách đẩy mạnh mức độ tiêu thụ của nhóm mặt hàng này. Bên cạnh đó, xét về lâu dài sản phẩm Tôm thẻ có tỷ lệ SDĐP cao nhất trong 3 nhóm hàng thì đây là mặt hàng nên được tiếp tục duy trì và cải tiến phương thức sản xuất kinh doanh hiện tại để đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà nó mang lại cho Công ty là cao nhất. 5.2. GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 5.2.1. Tăng doanh thu Qua phân tích cho thấy, doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng, tuy nhiên năm 2012 doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại thấp hơn năm 2011, doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 có tăng so với cùng kỳ năm 2012 nhưng vẫn thấp so với tình hình chung hiện nay, vì thế việc tìm 62 ra giải pháp phát triển kinh doanh là một trong những việc làm cần thiết. Vấn đề đặt ra là nên tăng giá bán hay tăng sản lượng tiêu thụ. Tăng giá có vẻ là biện pháp rất dễ thực hiện và nhanh chóng vì nó phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh hiện nay việc tăng giá bán có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của Công ty. Do đó, tại thời điểm nhất định tăng giá chưa phải là biện pháp tốt. Tăng sản lượng tiêu thụ lên mức cao hơn, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, hội nghị khách hàng,… để tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Trước hết, phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, luôn nâng cao chất lượng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thường xuyên kiểm soát vi sinh tại các khâu chế biến, trước khi đóng gói xuất hàng, hàng xuất khẩu bị trả lại phải chấp nhận thiệt hại và loại bỏ tất cả những sản phẩm đó. Không tái sử dụng bao bì, bột, gia vị, nguyên liệu đã qua sử dụng hoặc không đạt chuẩn, không bôi xóa hạn sử dụng của hàng bị trả lại gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và ảnh hưởng lâu dài đến uy tín của công ty. Công ty cần chú trọng tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm thị trường mới, tham gia các chương trình triển lãm, hội thảo, hội chợ quốc tế, duy trì thị trường truyền thống để phân phối sản phẩm mới – Tôm GTGT. Bên cạnh đó, quan tâm nhiều hơn đến nhóm thị trường trong nước vì đây cũng là thị trường khá dễ tính và nhiều tiềm năng. 5.1.2. Giảm chi phí Để tiết kiệm chi phí cần chú trọng đến phần chi phí khả biến trong giá vốn hàng bán, nhìn chung chi phí khả biến của công ty luôn biến động. Sau đây là một số giải pháp nhằm làm giảm chi phí khả biến: - Nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽ, đa dạng hóa mạng lưới thu mua qua nhiều nguồn khác nhau, tăng cường mở rộng diện tích mặt nước ao nuôi để tránh bị động khi thiếu nguyên liệu. Để tránh chi phí hao hụt khi thu mua nguyên vật liệu công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng, chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho. Ngoài ra, công ty cần chủ động xác định mức tồn kho thật hợp lý. Dự đoán tình hình thị trường của nguyên vật liệu nhất là các loại có mức biến động cao. Khi công ty dự toán được tình hình thị trường giá những loại này sẽ tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chi phí, lợi nhuận. Trường hợp không dự toán được công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ để giảm ảnh hưởng của giá giảm vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu để mua được với giá rẻ hơn. 63 + Khâu bảo quản: Ngoài ra để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao cần cải tiến công tác bảo quản, vừa giảm hư hỏng kém phẩm chất, vừa giảm chi phí chế biến. Đối với nguyên liệu đòi hỏi độ tươi sống cao nên phải bảo quản sao cho phù hợp để nguyên liệu đạt chất lượng và bảo quản phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn tươi sống của nguyên liệu nhất, tận dụng tối đa công suất của các xưởng cấp đông. Đồng thời, Công ty tốt nhất nên thu mua theo hình thức bao tiêu sản phẩm, bộ phận thu mua của Công ty cần linh động trong việc vận chuyển nhanh chóng nguyên liệu mua về đến phân xưởng chế biến ngay như vậy vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản và hạn chế tối đa sự hư hỏng của nguyên liệu. + Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân như là chỗ làm việc rộng, mát mẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn cho công nhân tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thường xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích thước, khối lượng.… của sản phẩm chế biến. Mặt khác, Công ty khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên liệu, tổ chức thi đua giữa các phân xưởng. - Chi phí nhân công: Trên địa bàn tỉnh có nguồn lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh đều là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo lại không chuyên. Do đó họ thường xuyên thay đổi công việc, nơi làm việc với nhiều lý do khác nhau; mặt khác một số công nhân lại có tính chất lao động theo mùa vụ nên gây ra nhiều khó khăn cho các nhà máy tuyển dụng. Để khắc phục nhược điểm đó chúng ta cần: + Thường xuyên tổ chức thi tay nghề, cấp chứng nhận tay nghề cho lao động, tạo điều kiện cho lao động chưa phải là công nhân chính thức của công ty để họ được hưởng chính sách theo quy định, khi đó họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty. + Đào tạo tại chỗ tay nghề cho công nhân mới đồng thời đào tạo thêm tay nghề cho công nhân cũ bằng việc đưa công nhân đi học các lớp đào tạo ngắn hạn. Có chính sách ưu tiên cho công nhân có kinh nghiệm, có tay nghề nhằm khuyến khích họ làm việc lâu dài với công ty. + Mua sắm, đầu tư, đổi mới máy móc trong phân xưởng để có thể thay thế một phần nhân công lao động tay chân, nâng cao năng suất lao động. + Nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động, nghiên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề. Bên cạnh đó, công ty nên áp dụng chế độ khen thưởng cho tập thể, cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 64 - Chi phí sản xuất chung: Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được vì vậy muốn giảm chi phí này thì công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Bên cạnh đó các khoản mục chi phí khác cũng có thể tiết kiệm một cách dễ dàng, đó là các khoản chi phí về điện trong phân xưởng sản xuất, cần tạo cho công nhân có thói quen sử dụng điện sao cho hợp lý, tiết kiệm nhưng không làm ảnh hưởng đến sản xuất. Nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất thì giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống một cách đáng kể, từ đó tạo nên một lợi thế cạnh tranh về giá cả trên thị trường mà trên thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh về giá cả hết sức gay gắt. Do đó doanh nghiệp nào tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ tạo một chỗ đứng vững chắc trên thương trường. - Chi phí bán hàng: Kết hợp giảm thiểu giá thành với giảm các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho mục tiêu tăng lợi nhuận của Công ty. Năm nay, thuế đánh trên bao ni-lon tăng làm cho chi phí bao bì tăng đáng kể. Vì thế cắt giảm khoản chi phí này là không đơn giản. Hạn chế việc đóng sai quy cách sản phẩm, cẩn thận trong quá trình đóng hút chân không, đóng số bao bì, đóng dây để giảm việc hủy bọc hay bao bì bị hư. Xây dựng đội ngũ bán hàng và hệ thống phân phối hiện đại, bảo vệ thị phần tại thị trường truyền thống, gia tăng các thị trường tiềm năng. Tận dụng tối đa các khả năng phương tiện vận tải, lên kế hoạch vận chuyển hợp lý giảm thiểu tối đa làm bể thùng, tiết kiệm tối đa nguyên liệu có thể. 65 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một việc làm hết sức cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy được mối quan hệ của 3 nhân tố chính, quyết định sự thành công của mỗi công ty. Từ khối lượng bán ra với chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận đạt được. Và để có thể ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề tiên quyết đầu tiên là phải kiểm soát chi phí. Muốn được như vậy thì mỗi công ty phải biết được cơ cấu chi phí của mình, biết được ưu nhược điểm để từ đó có những biện pháp thích hợp với tình hình hoạt động. Mặt khác, phân tích mô hình C.V.P giúp nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các kế hoạch, quyết định, lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp như ra quyết định cần phải gia công bao nhiêu sản phẩm để công ty hòa vốn, cần phải gia công bao nhiêu sản phẩm để công ty đạt lợi nhuận mong muốn; doanh thu, chi phí, lợi nhuận ảnh hưởng như thế nào nếu sản lượng, giá bán thay đổi; những nỗ lực cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, sản lượng, lợi nhuận,… tất cả những quyết định trên đều rất cần sự trợ giúp đắc lực của việc phân tích C.V.P nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, hạn chế những rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Qua việc tiềm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty trong 3 năm qua thì năm 2012 mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn hiện nay của nền kinh tế thị trường và suy thoái kinh tế nhưng công ty đã và đang giữ vững vị trí top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2013, ảnh hưởng của chi phí, giá cả tăng cao, siết chặt tín dụng và thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, công ty vẫn giải quyết được việc làm cho trên 3.000 lao động trên địa bàn, tạo việc làm ổn định và chế độ lương thưởng hợp lý cho người lao động. Bên cạnh đó, vấn đề dịch bệnh của gia súc gia cầm ngày càng tăng, trong khi nhiều mặt hàng xuất khẩu suy giảm thì xuất khẩu tôm sú tiếp tục tăng trưởng mạnh từ đầu năm đến nay. Hai ngành công nghiệp sản xuất và chế biến tôm lớn nhất thế giới là Thái lan và Trung Quốc đang nằm trong trung tâm bùng nổ dịch đã tạo cơ hội cho Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam. Đồng thời nhờ giá xuất khẩu tăng cao hơn từ 2 – 4 USD/kg tùy từng thị trường nên giá xuất khẩu tôm của Việt Nam hầu hết các tháng từ đầu năm đến nay đều tăng trưởng đến hai con số, từ 19% – 66% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì vậy, sản 66 lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ngày càng được tăng cao. Trong đó, sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Stapimex cũng chiếm một phần không nhỏ. Tóm lại, công ty Stapimex đang hoạt động ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị trường với sự cạnh tranh gay go và quyết liệt. Chính vì vậy, công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đẻ có thể tồn tại và phát triển mạnh trong điều kiện kinh tế như hiện nay. 6.2. KIẾN NGHỊ Trong xuất khẩu thủy sản Nhà nước đóng vai trò chủ chốt, là nhân tố quyết định để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và lành mạnh. Sự can thiệp kịp thời của Nhà nước là động lực hỗ trợ cho các nhà kinh doanh xuất khẩu thủy sản hiện nay. - Nhà nước cần xây dựng những khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng có môi trường kinh doanh thuận lợi. - Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế, xúc tiến thương mại, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới nâng cao năng lực sản xuất. - Thường xuyên tổ chức giao lưu, triển lãm, hội chợ sản phẩm thủy sản Quốc tế để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm. - Nghiên cứu quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng thủy sản để đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho doanh nghiệp. Điều tiết, bình ổn giá cả thị trường nguyên vật liệu góp phần làm giảm thiểu chi phí. - Hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức sản xuất, có chính sách hỗ trợ nông dân trong việc nuôi trồng đánh bắt thủy sản vừa đảm bảo đầu ra ổn định vừa cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến. Áp dụng các biện pháp khuyến khích và tạo mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và nông - ngư dân. - Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, thì vai trò của các công ty cũng đóng vai trò không nhỏ: Tăng cường thu mua nguyên liệu, chú ý vấn đề chất lượng nguyên liệu, tăng cường đầu tư vùng nguyên liệu đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng từ khâu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty nên chú trọng nhiều vào công tác quản lý, hệ thống kế toán quản trị. Từ đó, có thể cung cấp thông tin kịp thời chính xác, lập kế hoạch, dự toán ngắn và dài hạn. Quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành, 67 nắm bắt kịp thời những thông tin, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, uy tín, chất lượng, an toàn. 68 69 [...]... CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu chi phí, xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của công ty Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một nhân tố chủ yếu... cứu Nghiên cứu, phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến để làm căn cứ phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) tại công ty Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng 2 Dựa vào mối quan hệ đó đưa ra dự báo về tình hình tiêu thụ của công ty và có những biện pháp giúp công ty khắc phục những... điều hành, sản xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí trong sản xuất 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để... sản xuất, định giá sản phẩm, chi n lược khuyến mãi và sử dụng các điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi mà doanh nghiệp hiện có… Việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ tốt nhất của người quản lý để khai thác khả năng tiềm tàng trong công ty 2.1.2 Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Mục đích phân tích mối quan hệ chi phí – khối. .. quá trình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau: Doanh thu: Chi phí khả biến: Số dư đảm phí: xxxxxxxxx xxxxxxx xxxxx Chi phí bất biến: xxxx Lợi nhuận: xxx 2.1.4 Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) 2.1.4.1 Số dư đảm phí (SDĐP) Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả... ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nắm được phương pháp phân tích điểm hòa vốn và ứng dụng phân tích điểm hòa vốn để xác định được vùng lời, lỗ Từ đó, định hướng những chi n lược kinh doanh hợp lý cho 6 tháng đầu năm 2014 - Ứng dụng việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013,... liên quan đến Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận đề tài có tham khảo một số tài liệu đã có kết quả nghiên cứu cụ thể sau: - Trần Nguyễn Minh Toàn (2012) Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn tin học Á Đông VINA Khoa kế toán - kiểm toán, Đại học công nghiệp, TP Hồ Chí Minh Bài viết phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi. .. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY, CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG * Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng Được thành lập vào năm 1978, công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng STAPIMEX hoạt động dưới hình thức là nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản và luôn là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng... nhuận 2.1.6 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ CVP giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể về chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong hoạt động công ty Việc vận dụng mối quan 13 hệ này vào trong thực tế thường gặp nhiều khó khăn đôi khi không phù hợp với thực tế - Chỉ số giá cả không thay đổi Đơn giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ không thay... các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh đối chi u Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả hay bài viết nào nghiên cứu cụ thể đề tài Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng - STAPIMEX năm 2013” Vì vậy, dựa trên cơ sở lược khảo các tài liệu có liên quan và số liệu thực tế tại công ty em tiến hành thực hiện đề tài này ... niệm mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận xem xét mối quan hệ nội nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất... phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) Mục đích phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận phân tích cấu chi phí hay nói cách khác nhằm phân tích rủi ro từ cấu chi. .. mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) công ty Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng Dựa vào mối quan hệ đưa

Ngày đăng: 09/10/2015, 13:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan