Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
760,68 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN NGỌC TIỆP
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán
Mã số ngành: 52340301
Tháng 11-Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN NGỌC TIỆP
MSSV: B110300
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU
Tháng 11 -Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Được sự giới thiệu của khoa kinh kế - quản trị kinh doanh trường Đại học
Cần Thơ cùng với sự chấp nhận của công ty cổ phần đầu tư thúy sơn, sau hơn hai
tháng thực tập tại công ty, cùng với những kiến thức được học tại trường, tôi đã
hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài ” Phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư Thúy sơn”. Để hoàn thành đề tài này
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi cũng đã nhận được sự giúp đở tận tình từ phía
nhà trường và cơ quan thực tập, nhất là sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị
Hồng Liễu trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa kinh tế quản trị kinh doanh đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báo, trong suốt thời gian tôi học
tại trường, những kiến thức đó đã giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng kế toán của công ty cổ
phần đầu tư Thúy Sơn, đã hướng dẫn tận tình và cung cấp số liệu cho tôi trong
thời gian thực tập
Tuy vậy với những kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sau cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô và chúc công ty cổ
phần đầu tư Thúy Sơn hoạt động ngày càng hiệu quả.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Ngọc Tiệp
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm2013
Người thực hiện
Nguyễn Ngọc Tiệp
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày
iii
tháng
năm 2013
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
iv
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................................1
1.1 Đặc vấn đề nghiên cứu ..........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..............................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
13.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................................2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2
1.4 Lược khảo tài liệu ..................................................................................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................3
2.1 Cơ sở lý luận ..........................................................................................................3
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng – lợi nhuận ...................3
2.1.2 Phân loại chi phí theo ứng xử của chi phí...........................................................3
2.1.3 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong việc phân tích C.V.P ..........................7
2.1.4 Điểm hòa vốn ......................................................................................................9
2.15 Những hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ C-V -P .............................11
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................11
2.2.1Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................12
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THÚY
SƠN ...........................................................................................................................13
3.1 Lịch sử hình thành ...............................................................................................13
3.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................14
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý .......................................................................................14
3.2.2 Chức năng của các phòng ban ..........................................................................16
3.2.3 Tổ chức công tác kế toán ..................................................................................16
3.3 Chức năng nhiệm vụ ............................................................................................19
3.3.1 Chức năng .........................................................................................................19
v
3.3.2 Nhiệm vụ...........................................................................................................19
3.4 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh .....................................................19
3.4.1 Các mặt hàng chủ yếu của công ty ...................................................................19
3.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động qua các năm của công ty cổ phần đầu tư Thúy
Sơn ( từ năm 2010-2012) ...........................................................................................20
3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển ........................................................23
3.5.1 Thuận lợi ...........................................................................................................23
3.5.2 Khó khăn ...........................................................................................................24
3.5.3 Định hướng phát triển .......................................................................................24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................26
4.1. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty .......................................................26
4.1.1 Phân tích kết cấu mặt hàng ...............................................................................26
4.1.2 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty qua các năm (năm 2010 – 6
tháng 2013) ................................................................................................................26
4.2 Chi phí liên quan đến các mặt hàng của công ty .................................................29
4.2.1 căn cứ phân loại ................................................................................................29
4.2.2 Các loại chi phí .................................................................................................30
4.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của công ty ..............................................46
4.3.1 Số dư đảm phí ...................................................................................................43
4.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí .........................................................................................48
4.3.3 Cơ cấu chi phí ...................................................................................................50
4.4 CVP Trong phân tích rủi ro kinh doanh tại công ty ............................................51
4.4.1 Phân tích rủi ro kinh doanh thông qua đòn bẩy kinh doanh .............................51
4.4.2 Phân tích điểm hòa vốn .....................................................................................52
4.5 Phân tích CVP Trong việc ra quyết định và lựa chọn phương án kinh doanh ....55
4.6 Một số giải pháp thực hiện phương án ................................................................63
4.7 Đánh giá việc phân tích CVP tại công ty.............................................................65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................67
5.1 Kết luận ................................................................................................................67
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................68
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................69
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí .........................................................7
Bảng 3.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 6 tháng
năm 2013 ........................................................................................................................... 21
Bảng 3.2 Bảng kế hoạch chi phí cho năm 2013 .............................................................. 25
Bảng 4.1 Bảng kết cấu mặt hàng....................................................................................... 26
Bảng 4.2 Tình hình sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của công ty từ năm
2010 - 6 tháng năm 2013 ................................................................................................. 27
Bảng 4.3 Căn cứ ứng xử của chi phí ................................................................................ 29
Bảng 4.4 Bảng giá mua nguyên liệu gỗ ........................................................................... 30
Bảng 4.5 Bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu .............................................................. 30
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp biến phí nguyên vật liệu các mặt hàng ................................. 31
Bảng 4.7 Bảng tính chi phí tiền công theo từng mức lương .......................................... 33
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp biến phí nhân công trực tiếp các mặt hàng ........................... 33
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp định phí nhân công trực tiếp ...............................................34
Bảng 4.10 Chi phí nhiên liệu phục vụ cho phân xưởng ................................................. 35
Bảng 4.11 Chi phí vật dụng sử dụng cho phân xưởng ................................................... 36
Bảng 4.12 Bảng chi tiết biến phí sản xuất chung ............................................................ 36
Bảng 4.13 Bảng tổng hợp biến phí sản xuất chung ................................................... 37
Bảng 4.14 Bảng tổng hợp định phí sản xuất chung của toàn công ty.......................... 38
Bảng 4.15 Bảng chi tiết biến phí bán hàng ..................................................................... 40
Bảng 4.16 Bảng tổng hợp biến phí bán hàng ................................................................... 40
Bảng 4.17 Bảng tổng hợp định phí bán hàng .................................................................. 41
Bảng 4.18 Bảng tổng hợp định phí quản lý doanh nghiệp ............................................. 43
Bảng 4.19 Bảng tổng hợp biến phí của công ty ............................................................. 44
Bảng 4.20 Bảng tổng hợp biến phí đơn vị của công ty ................................................. 45
Bảng 4.21 Bảng tổng hợp định phí của công ty........................................................45
Bảng 4.22 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí
của các mặt hàng ........................................................................................................47
Bảng 4.23 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng ...................................................49
vii
Bảng 4.24 Bảng thể hiện cơ cấu chi phí ...................................................................50
Bảng 4.25 Sản lượng và doanh thu hòa vốn của các mặt hàng .................................52
Bảng 4.26 Tỷ lệ sản lượng hòa vốn ...........................................................................53
Bảng 4.27 Bảng thể hiện số dư an toàn của các mặt hàng.........................................55
Bảng 4.28 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 1 ............................56
Bảng 4.29 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 2 ..............................57
Bảng 4.30 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 3 ..............................58
Bảng 4.32 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 4 .............................59
Bảng 4.33 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 5 ............................61
Bảng 4.35 Bảng thể hiện lợi nhuận tăng thêm các phương án ..................................62
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đồ thị của biến phí tỷ lệ ................................................................................4
Hình 2.2 Đồ thị của biến phí cấp bậc..........................................................................4
Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn của định phí ........................................................................5
Hình 2.4 Đồ thị điểm hòa vốn ...................................................................................10
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn ....................15
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán .................................................................................17
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ ............................18
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn tình hình tiêu thụ các mặt hàng từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................28
Hình 4.2 Đồ thị thể hiện cơ cấu chi phí của công ty .................................................50
Hình 4.3 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng dăm gỗ tràm .................................................54
Hình 4.4 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng dăm gỗ bạch đàn .........................................54
Hình 4.5 Sơ đồ thể hiện lợi nhuận các phương án .....................................................58
ix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPKB:
Chi phí khả biến
CPBB:
Chi phí bất biến
SDĐP:
Số dư đảm phí
TSCĐ:
Tài sản cố định
DSB:
Doanh số bán
CCDC:
Công cụ dụng cụ
SL:
Sản lượng
LN:
CPNVL:
CPNCTT:
SXC:
QLDN:
BH:
Lợi nhuận
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công trực tiếp
Sản xuất chung
Quản lý doanh nghiệp
Bán hàng
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của lạm phát, cạnh tranh về giá cả giữa các doanh nghiệp, tìm đầu ra cho
hàng hóa và dịch vụ, làm cho các nhà quản trị không ngừng đưa ra những chiến
lược kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình và đánh
bại các đối thủ cùng ngành. Từ đó ta có thể thấy rằng vai trò của người quản trị
vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Nếu kế hoạch kinh doanh hiệu quả sẽ đem lại khoản lợi nhuận lớn cho doanh
nghiệp, ngược lại nếu nhà quản trị đưa ra những chiến lược kinh doanh hay nhận
định sai lầm sẽ dẫn đến thua lỗ hay có thể bị phá sản. Một trong những công cụ
giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn đó là phân tích mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận hay phân tích CVP, đây là việc xem xét các mối
quan hệ nội tại của các nhân tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất
biến đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Tóm lại phân tích CVP cung cấp cho người quản lý cái nhìm tổng
quát của doanh thu và chi phí trong ngắn hạn, phân tích CVP cong giúp họ nhận
ra các thay đổi trong chi phí lên lợi nhuận để sử dụng các nguồn lực hiệu quả
hơn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Phân tích mối quan
hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn” nhằm
đánh giá tình hình sản lượng, chi phí và lợi nhuận của công ty đồng thời đưa ra
những đề xuất về kết cấu chi phí phù hợp, ứng dụng CVP trong việc ra quyết
định và lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho công
ty.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí, khối lượng và lợi nhuận của công
ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn nhằm đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế rủi ro
trong kinh doanh, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí tại công ty, nhằm tập hợp chi
phí khả biến và bất biến
Phân tích những rủi ro trong kinh doanh của công ty thông qua việc phân
tích điểm hòa vốn và đòn bẫy kinh doanh
Phân tích ảnh hưởng của những thay đổi về chi phí – khối lượng đối với lợi
nhuận của công ty.
1
Đánh giá kết cấu chi phí và lợi nhuận hiện tại của công ty, đưa ra giải pháp
tối ưu nhằm hạn chế tối thiểu khả năng phát sinh lỗ và tối đa lợi nhuận
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1 Không gian
Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
1.3.2 Thời gian
Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, thời
gian thực hiện đề tài 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về chi phí phát sinh, doanh số thực hiện, lợi nhuận đạt được và
mối quan hệ của các nhân tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Huỳnh Thị Thúy Kiều, (2010) “Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng
- lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải Phan Thành” Luận
văn phân tích các yếu tố chi phí và ảnh hưởng của những kết cấu chi phí đến lợi
nhuận của doanh nghiệp, phân tích mối quan hệ của các yếu tố giá, khối lượng và
chi phí ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra
những giải pháp nhằm năng cao lợi nhuận.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận
Khái niệm:
Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận (CVP) là xem xét mối
quan hệ nội tại của các yếu tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất
biến và kết cấu mặt hang, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng đó đến lợi nhuận của
doanh nghiệp
Phân tích CVP là biện pháp hữu ích nhằm giúp cho các nhà quản trị trong
quá trình ra quyết định như định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi sử dụng
tốt điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có…
Mục đích:
Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói
cách khác chính là phân tích rủi ro từ kết cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo
về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra kết cấu chi phí phù hợp để đạt
được lợi nhuận cao nhất.
2.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Ứng xử của chi phí: Chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi mức độ
hoạt động
Mức độ hoạt động: Số sản phẩm, số giờ máy sản xuất…
2.1.2.1 Chi phí khả biến (biến phí)
Chi phí khả biến (CPKB) là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm
theo tỷ lệ với sự gia tăng, giảm về mức độ hoạt động. Tuy nhiên tính trên một
đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến là không đổi.Chi phí khả biến
chỉ phát sinh khi có hoạt động, khi không có hoạt động biến phí bằng 0 Chi phí
là biến phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp (trả
lương khoán theo sản phẩm), chi phí nhân viên bán hàng (trả lương khoán theo
doanh thu)…
Có hai loại biến phí:
a. Chi phí khả biến tỷ lệ
Biến phí tỷ lệ là chi phí thay đổi theo tỷ lệ thay đổi của mức độ hoạt động.
Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí hoa hồng (chia theo một tỷ lệ
trên doanh thu), chi phí vận chuyển hàng bán (trả theo trọng lượng)…
3
Số tiền
Y=ax
ax
0
sản phẩm ( mức hoạt động)
x
Hình 2.1: Đồ thị của biến phí tỷ lệ
b. Chi phí khả biến cấp bậc
Biến phí cấp bậc là chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều,
nói cách khác tổng của biến phí bậc thang cũng biến động theo quan hệ tỷ lệ
thuận với biến động của mức hoạt động, nhưng không theo tỷ lệ thuận trực tiếp.
Biến phí bậc thang gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bảo trì máy móc…
Ví dụ: Chi phí nhân viên bán hàng trả theo từng mức doanh thu ( doanh thu
dưới 400.000.000đ tiền lương 1.000.000đ, doanh thu từ 400.000.000 đến dưới
800.000.000 tiền lương 1.500.000
Số tiền
(chi phí)
Sản phẩm (mức hoạt động)
Hình 2.2: Đồ thị của biến phí cấp bậc
2.1.2.2 Chi phí bất biến (định phí)
Chi phí bất biến (CPBB) là những chi phí không thay đổi về tổng số khi
mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp nhất định. Ví dụ: Chi phí thuê
nhà hàng năm, chi phí nhân viên quản lý trả cố định (theo thời gian), chi phí bảo
hiểm…
Phạm vi phù hợp: phạm vi phù hợp là phạm vi ở đó các mối quan hệ của chi
phí với cách ứng xử của chúng được vững chắc
Phương trình biểu diễn định phí Y =A ( hằng số)
4
Với Y: Định phí
A: Giá trị của định phí, là một hằng số
Y
Y=A
A
X
Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn của định phí
Từ hình 2.3 ta thấy đường biểu diễn của định phí không có liên quan với
mức hoạt động, đó là đường thẳng song song với trục hoành, điều này có nghĩa
là một khi doanh nghiệp đã chi tiêu cho định phí, thì dù cho không có hoạt động
doanh nghiệp vẫn phải hạch toán khoản định phí đó, đồng thời dù mức độ hoạt
động như thế nào thì định phí vẫn không đổi.
Chi phí bất biến chia làm hai loại: Chi phí bất biến bắt buộc và chi phí bất
biến không bắt buộc.
a. Chi phí bất biến bắt buộc
Chi phí bất biến bắt buộc là những chi phí có bản chất lâu dài, không thể cắt
giảm đến không dù cho mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi sản xuất bị gián
đoạn
Ví dụ: Chi phí khấu hao nhà xưởng máy móc, chi phí bảo hiểm tài sản…
b.Chi phí bất biến không bắt buộc
Chi phí bất biến không bắt buộc là những chi phí có bản chất ngắn hạn,
trong những trường hợp cần thiết có thể cắt giảm
Ví dụ: Chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, chi phí thuê tư vấn quản lý…
Bảng tóm tắt ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức độ hoạt
động
Loại chi phí
Chi phí tính cho 1 sản phẩm
Chi phí tính cho tổng số
Biến phí
Cố định
Thay đổi
Định phí
Thay đổi
Cố định
2.1.2.3 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến
và khả biến
5
Phương trình tuyến tính: Y= aX + b
Trong đó:
a: Chi phí khả biến
b: Chi phí bất biến
X: Mức độ hoạt động
Y: Chi phí hỗn hợp
2.1.2.3 Phương pháp tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí
a. Phương pháp cực đại – cực tiểu
Theo phương pháp này ta cần xác định a (biến phí) và b (định phí)
Cách xác định a: Lấy chênh lệch về chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất so
với mức độ hoạt động thấp nhất, lấy kết quả biến động chi phí này đem chia cho
biến động về mức độ hoạt động cao nhất so với mức độ hoạt động thấp nhất.
a=
Ymax - Ymin
(2.1)
Xmax - Xmin
Trong đó:
Ymax : Chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất
Ymin: Chi phí ở mức độ hoạt động thấp nhất
Xmax: Mức độ hoạt động cao nhất
Xmin: Mức độ hoạt động thấp nhất
Tìm b: b = Y –aX
(2.2)
Ở mức độ cao nhất:
b = Ymax - aXmax
Ở mức độ thấp:
b = Ymin - aXmin
Sau khi tìm được a và b ta thế vào phương trình
Y = aX + b ( điều kiện: Xmin ≤ X ≤ Xmax)
b. Phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp đồ thị phân tán là phương pháp mà việc phân tích thông qua
việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ đã hoạt
động
6
c. Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp bình phương bé nhất nhằm xác định phương trình biến thiên
của chi phí dựa trên sự tính toán của phương trình tuyến tính trong phân tích
thống kê, sử dụng các số liệu chi tiết đã thu thập để đưa ra phương trình.
Ta có công thức sau:
∑XY = b∑X + a∑(X2)
∑Y = nb + a∑X
X: Mức độ hoạt động
Y: Chi phí hoạt động
n: Lần quan sát thực hiện thống kê
a, b: Hai thông số cần tìm
2.1.3 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong việc phân tích C -V - P
2.1.3.1 Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư
đảm phí dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp Chi phí bất
biến chính là lợi nhuận. Nếu số dư đảm phí không đủ bù đắp định phí thì doanh
nghiệp sẽ bị lỗ, doanh nghiệp có lãi khi số dư đảm phí lớn hơn định phí
Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí khả biến
(2.3)
Nếu gọi x là sản lượng, g là giá bán, a là chi phí khả biến đơn vị, b là chi
phí bất biến. Ta có bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau
Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Chỉ tiêu
Tính cho 1 sản phẩm
Tổng số
Doanh thu
g
gx
Chi phí khả biến
a
ax
g-a
(g-a)x
b
b
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
(g-a)x - b
Từ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí tổng quát ta có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp không hoạt động sản lượng x = 0, lợi
nhuận thì lợi nhuận P = -b, nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
Trường hợp 2: Tại sản lượng xh mà số dư đảm phí bằng chi phí bất biến, lợi
nhuận = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.
(g-a) xh = b => xh = (g-a)/b
7
Trường hợp 3:
Tại sản lượng x1> xh => lợi nhuận tại x1 là P1 = (g-a) * x1 - b
Tại sản lượng x2 > x1 > xh => lợi nhuận tại x2 là P2 = (g-a)*x2 - b
Như vậy, sản lượng tăng lên một lượng ∆P = P2 – P1 = (g-a)*(x2-x1)
Kết luận:
Nếu sản lượng tăng lên một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng
sản lượng tăng lên nhân với số dư đảm phí đơn vị trên giá bán. Bằng cách này ta
dễ dàng xác định lợi nhuận tăng thêm ở các mức độ hoạt động khác nhau mà
không cần phải thiết lập toàn bộ các báo cáo thu nhập, mà chỉ cần lấy số lượng
đơn vị sản phẩm bán trên điểm hòa vốn nhân với số dư đảm phí cho một đơn vị
sản phẩm
2.1.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí (SDĐP)
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ trọng của số dư đảm phí với doanh thu
Tỷ lệ SDĐP =
Tổng SDĐP
x 100%
(2.4)
Tổng doanh thu
Tỷ lệ số dư đảm phí thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, lợi
nhuận sẽ như thế nào nếu có sự biến động trong doanh thu. Các nhà quản lý có
xu hướng sử dụng tỷ lệ để dự tính lợi nhuận hơn là sử dụng số dư đảm phí vì sử
dụng tỷ lệ sẽ thuận tiện hơn trong việc so sánh giữa nhiều sản phẩm khác nhau
Nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1lượng bằng doanh thu tăng
lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Xét trong ngắn hạn thì bộ phận nào có tỷ lệ số
dư đảm phí cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn
2.1.3.3 Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu tương đối, phản ánh mối quan hệ tỷ lệ của
biến phí và định phí trong tổng chi phí kinh doanh
Biến phí có tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí cao, nếu doanh thu tăng, lợi
nhuận tăng nhanh hoặc ngược lại.
Biến phí có tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí thấp, nếu doanh thu tăng thì
lợi nhuận tăng chậm hoặc ngược lại.
Kết cấu chi phí phụ thuộc vào các yếu tố: Kế hoạch phát triển dài hạn, biến
động hàng năm của doanh thu, thái độ của người quản lý đối với rủi ro.
2.1.3.4 Đòn bẩy kinh doanh (đòn cân hoạt động)
Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định pí trong
tổ chức doanh nghiệp. Do vậy đòn bẩy kinh doanh sẽ mạnh ở các doanh nghiệp
8
có tỷ lệ định phí cao và đòn bẩy kinh doanh sẽ yếu ở các doanh nghiệp có tỷ lệ
định phí thấp. Điều này cũng có nghĩa nếu doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng rất nhanh khi doanh thu biến động do tác động
của đòn bẩy kinh doanh. Độ lớn cảu đòn bẩy kinh doanh được đo lường qua
công thức sau:
Tổng số dư đảm phí
(2.5)
Đòn bẩy kinh doanh =
Lợi nhuận ròng
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được tính ở một mức doanh thu nhất định.
Đòn bẩy kinh doanh cho biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu % Khi doanh số
bán tăng (giảm) 1%.
2.1.4 Điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc
là một điểm tổng số dư đảm phí đúng bằng chi phí bất biến ( định phí). Điểm hòa
vốn được xác định bằng sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn
Ý nghĩa: Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích
mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Quá trình phân tích điểm hòa vốn
cung cấp cái nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình điều hành doanh
nghiệp. Đó là việc xác định:
Sản lượng doanh thu ở mức độ nào để đạt được điểm hòa vốn
Phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu
thụ, doanh thu
Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong
muốn
Phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp cho các nhà quản trị xem xét quá trình kinh
doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng doanh thu sản lượng báo
nhiêu thì hòa vốn trong kỳ kinh doanh. Từ đó có những kế hoạch kinh doanh
hiệu quả hơn.
2.1.4.1 Cách tính điểm hòa vốn
Có hai cách tính điểm hòa vốn
Phương pháp phương trình kế toán:
Doanh thu = CPKB + CPBB + Lợi nhuận
(2.6)
Giá bán 1 sp x SL TT = (CPKB 1 sp x SLTT) + CPBB + LN
Tại điểm hòa vốn: Lợi nhuận = 0, thế giá bán, biến phí, định phí sẽ tính
được sản lượng tiêu thụ hòa vốn
Doanh thu hòa vốn = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ hòa vốn
9
Phương pháp số dư đảm phí:
-Sản lượng hòa vốn
∑ Chi phí bất biến
Sản lượng hòa vốn =
Số dư đảm phí đơn vị
(2.7)
- Doanh số bán hòa vốn (DSB)
DSBHòa vốn =
∑ Chi phí bất biến
(2.8)
Tỷ lệ số dư đảm phí
2.1.4.2 Thời gian hòa vốn
360 x doanh số hòa vốn
(2.9)
Thời gian hòa vốn =
Doanh số dự kiến
2.1.4.3 Đồ thị hòa vốn
Doanh thu
Điểm hòa vốn
Doanh thu
hòa vốn
Vùng lãi
Tổng chi phí
Tổng CPKB
Doanh thu
Tổng CPBB
Vùng lỗ
Sản lượng hòa vốn
Sản lượng
Hình 2.4: Đồ thị điểm hòa vốn
2.1.4.4 Số dư an toàn
Mức độ an toàn của doanh nghiệp có thể đo bằng doanh thu an toàn hoặc tỷ
lệ doanh thu an toàn
Số dư an toàn được tính bằng hiệu số giữa doanh số thực hiện hay doanh số
kế hoạch và doanh số hòa vốn.
10
Số dư an toàn = Doanh số thực hiện (Kế hoạch) – Doanh số hòa vốn
Tỷ lệ doanh thu an toàn =
Mức doanh thu an toàn
Doanh thu thực hiện
x 100%
(2.10)
Ý nghĩa: Số dư an toàn chỉ ra tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Nó
chỉ ra khả năng tránh xa phát sinh lỗ. Số dư an toàn cao khả năng phát sinh lỗ
thấp, số dư an toàn thấp khả năng phát sinh lỗ cao.
Để số dư an toàn cao thì phải tăng doanh số thực hiện, hay giảm doanh số
hòa vốn
-Tăng doanh số thực hiện: Tăng khối lượng bán ra, tăng giá bán. Trong đó
việc tăng giá bán là rất khó áp dụng trong thực tế.
-Giảm doanh số hòa vốn: bằng cách giảm tổng chi phí bất biến hay tăng tỷ
lệ số dư đảm phí
2.1.5 Những hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ C - V – P
Qua nghiên cứu mối quan hệ C.V.P chúng ta thấy rằng, việc đặt chi phí
trong mối quan hệ khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định kinh
doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số trường hợp giả định, mà những
điều kiện này rất ít xảy ra trong thực tế. những điều kiện giả định đó là:
Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và
thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên thực
tế cho thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả sản lượng lẫn chi phí.
Khi gia tăng sản lượng chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất
biến tăng theo dạng gộp chứ không phải tuyến tính như chúng ta giả định. Việc
tách chi phí hỗn hợp thành chi phí khả biến và bất biến một cách chính xác là rất
khó khăn, do đó việc tách chi phí này chỉ mang tính gần đúng
Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có
nghĩa là lượng sản xuất bằng lượng bán ra, điều này khó có thể thực hiện trong
thực tế
Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong
suốt phạm vi thích hợp.
Giá bán sản phẩm không thay đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh
nghiệp định mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán công ty gồm: Báo cáo tài chính,
sổ chi tiết các tài khoản liên quan, báo cáo doanh thu chi phí của từng nhóm mặt
hàng, kế hoạch kinh doanh từ phòng kinh doanh và phỏng vấn nhân viên kế toán
của công ty
11
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết, sổ cái để
tính toán chi phí khả biến và bất biến tại công ty.
Sử dụng phương pháp thống kê để thống kê số lượng doanh thu, số lượng
của các mặt hàng
Sử dụng các công thức của kế toán quản trị, kết hợp với việc vẽ các đồ thị
nhằm phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.
12
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÚY SƠN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Công ty chính thức thành lập và đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh
vào ngày 04 tháng 12 năm 2007, đăng ký thay đổi lần 7 ngày 06 tháng 8 năm
2012 theo quyết định của sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần thơ cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh số 1800685731.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THUÝ SƠN
Tên nước ngoài: THUY SON INVESTMENT JOINT –STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TS COMPANY
Địa điểm kinh doanh: Khu Vực Phú Thắng, Phường Tân Phú, Quận Cái Răng
TP Cần Thơ.
Văn phòng đại diện: 97 Mậu Thân, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,
TPCT
Mã địa chỉ kinh doanh: 1800685731
Điện thoại: 07102.223833 - 07103.734701 – 07102.484466
Fax: 07103.730206
Email: _thuysongroup.com.vn.
Công ty sở hữu 1,200 Hecta và liên kết 29,000 Hecta rừng trồng tại Tỉnh Cà
Mau, có hai nhà máy dăm gỗ, phòng nhân giống cấy mô thực vật, nhà máy viên
gỗ, vườn ươm. Thị trường chiến lược là Trung Quốc, Korea, Japan và Châu âu
Công ty có hệ thống đại lý thu mua gỗ là 120 trong khu vực bán kính 150
KM vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Số lượng nhân viên hiện tại của công ty là 130 người và có 240 nhân công
chuyên trồng rừng. Công ty đặt bên bờ Cái Da gần Cảng Cái Cui là một trong
những Cảng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long nên rất thuận tiện cho việc cập
bến của ghe, tàu góp phần thúc đẩy cho việc thu mua nguyên liệu và xuất khẩu
hàng hoá.
Ngoài ra Công ty còn có các dây chuyền máy móc, thiết bị được trang bị
một cách hiện đại, chỉ cần nhập khẩu lắp ráp đưa vào là có thể hoạt động ngay.
Mặt khác, công ty còn có đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình năng nổ trong
công việc, có trình độ tay nghề cao và có phong cách làm việc chuyên nghiệp
nên đã tạo ra những sản phẩm chất lượng được khách hàng trong và ngoài nước
tín nhiệm.
13
Công ty đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng của việc sản xuất gỗ
dăm ở Việt Nam. Công ty cũng đang mở rộng đầu tư để đảm bảo nguồn cung
ứng tốt nhất cho khách hàng trong và ngoài nước.
Nguồn nguyên liệu được thu mua thông qua trạm thu mua của công ty đặt
tại cảng cái cui, thu mua của các thương lái chở đến, chủ yếu là ở khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long, tình hình thu mua nguyên vật liệu trong những năm qua
điều rất ổn định, đảm bảo cung cấp tốt nguồn nguyên liệu làm bột giấy phục vụ
cho khách hàng.
3.2 CƠ CÁU TỔ CHỨC
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
14
Tổng Giám Đốc
Giám Đốc
Phòng
kế toán
Phòng
Kỹ thuật
Bộ phận
cơ giới
Phòng
thu mua
Bộ phận
cơ khí
Phòng
nhân sự
Phân xưởng
SX I
Phân xưởng
SX II
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
15
Phòng
kinh doanh
3.2.2 Chức năng của các phòng ban
- Ban Tổng Giám Đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất, điều hành
toàn bộ hoạt động của Công ty. Có trách nhiệm vạch ra hướng đi và đưa ra
những quyết định và phê duyệt các vấn đề liên quan đến tài chính, hành chánh,
nhân sự và toàn bộ các vấn đề khác của công ty.
- Ban Giám Đốc: Là người có quyền điều hành trực tiếp các hoạt động của
công ty
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tập hợp, thống kê các chứng từ kế toán phát
sinh tại công ty. Theo dõi các khoản chi phí phát sinh cho quá trình sản xuất và
tính giá thành sản phẩm, thực hiện việc ghi chép, nhập xuất, kiểm kê…Ngoài ra
bộ phận kế toán có trách nhiệm lập báo cáo tài chính của công ty. Theo dõi tình
hình hoạt động, tình hình tài chính của công ty để báo cáo, đề xuất lên cấp trên.
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề vận hành máy móc,
phương tiện vận tải. Đây là bộ phận đòi hỏi nhân viên phải có tay nghề, hiểu biết
và khắc phục được những sự cố xảy ra bất cứ lúc nào và phải luôn tìm tòi, học
hỏi để đưa ra những sáng kiến mới nhằm nâng cao hiệu quả các quy trình sản
xuất đồng thời có thể tiết kiệm được chi phí.
- Phòng thu mua: Là bộ phận trực tiếp nhận nguyên liệu, hàng hoá khách
hàng mang đến có trách nhiệm cân đo, kiểm tra trước khi nhận và mua nguyên
liệu . Đây là bộ phận liên hệ trực tiếp với khách hàng nhằm thu nguồn nguyên
liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, có trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan
đến nguyên liệu đầu vào.
- Phòng kinh doanh: Là bộ phận kiểm tra hàng hoá đầu ra, tìm đầu ra cho
sản phẩm, tìm ra hướng đi mới cho sản phẩm và doanh nghiệp. Ký kết các hợp
đồng xuất khẩu gỗ, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ thu hút khách hàng, đưa ra
những kế hoạch chiến lược cho công ty trong tương lai.
- Phòng nhân sự: Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người lao động, sắp xếp
giờ làm việc của công nhân, tiến hành thu nhận hồ sơ và chấm công cho người
lao động
3.2.3 Tổ chức công tác kế toán
3.2.3.1 Giới thiệu bộ máy tổ chức công tác kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán có nhiệm vụ theo dõi thực hiện toàn bộ công việc
theo mô hình kế toán tập trung. Theo mô hình này toàn bộ công việc kế toán
được tập trung tại phòng kế toán từ việc ghi chép vào sổ sách, xử lý chứng từ kế
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, đến việc ghi sổ tổng hợp và báo
cáo tài chính. Bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hạch toán chính xác,
kịp thời báo cáo lên cấp trên, thực hiện chế độ thanh toán với ngân sách Nhà
nước đảm bảo việc phân phối thu nhập hợp lý, cũng như tình hình sử dụng vốn,
chi phí sản xuất kinh doanh.
16
Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng ( VNĐ)
Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20
tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
Tuân thủ chuẩn mực kế toán: Kế toán Việt Nam
Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo đường thẳng
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc
3.2.3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỷ
Kế toán
thanh toán
Kế toán
ngân hàng
Kế toán
công nợ
Kế toán
tiền lương
Kế toán
giá thành
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán
3.2.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
- Kế toán trưởng: Giúp cho giám đốc tổ chức công tác kế toán thống kê,
thông tin kinh tế và hạch toán ở đơn vị theo cơ quan quản lý, kế toán trưởng có
nhiệm vụ điều hành, đôn đốc toàn bộ công việc trong phòng kế toán, quan hệ với
các ngân hàng, cơ quan thuế. Tổ chức ghi chép tính toán kịp thời đầy đủ, chính
xác trung thực toàn bộ tài sản và sự vận động của nó, phân tích kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình thanh toán trong doanh
nghiệp với Ngân Sách nhà Nước.
- Kế toán tổng hợp: Là trợ lý của kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp
các số liệu kế toán phần hành, lập báo cáo , quyết toán theo định kỳ về tình hình
sxkd của công ty để báo cáo kế toán trưởng. Ngoài ra được quyền ký thác vào
một số chứng từ khi kế toán trưởng vắng mặt.
17
- Kế toán công nợ: Phản ánh tình hình tăng giảm các tài khoản công nợ
phải thu, phải trả theo từng chi tiết đơn vị và cá nhân. Sử dụng sổ chi tiết để phản
ánh, lập kế hoạch đôn đốc và thu hồi các khoản nợ đến hạn thanh toán.
- Thủ quỷ: Thực hiện kiểm tra theo dõi các phiếu thu, phiếu chi nguồn vốn
hoạt động kinh doanh của công ty, bảo quản tiền tồn quỹ và thực hiện thu chi các
khoản liên quan đến hoạt động của công ty.
- Kế toán thanh toán: Thực hiện việc kiểm tra các chứng từ thanh toán và
kiểm tra tinh hợp lệ của hồ sơ thanh toán và tiến hành lập chứng từ thanh toán .
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình tăng giảm các khoản tiền vay,
tiền gửi, lập các ủy nhiệm chi thanh toán tiền
- Kế toán giá thành: Theo dõi tình hình tăng giảm của các khoản chi phí,
tiến hành tính giá thành và so sánh để báo cáo kế toán trưởng về tình hình chi phí
để kịp thời điều chỉnh chi phí hạ thấp giá thành.
- Kế toán tiền lương: Thực hiện việc theo dõi và chấm công tính lương và
các khoản phải trả cho ngưởi lao động.
3.2.3.4 Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
18
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ:
+ Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập
chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi dùng lập
chứng từ ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
+ Cuối tháng: phải khoá sổ ra tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát
sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào
sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.
+ Sau khi đối chiếu đúng khớp, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
+ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và số dư
của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài
khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
3.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
3.3.1 Chức năng
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Xuất khẩu nguyên liệu gỗ làm bột giấy như
bạch đàn, tràm. Trồng rừng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ.
Nhập khẩu thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất chế biến gỗ.
3.3.2 Nhiệm vụ
Công ty luôn kinh doanh và hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký, bên
cạnh đó cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động và tuân thủ pháp
luật Việt Nam trên mọi lĩnh vực, thực hiện đúng các hợp đồng trong nước và
ngoài nước đã ký kết với các đối tác và chế độ báo cáo thống kê kế toán theo quy
định của nhà nước.
3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.4.1 Các mặt hàng chủ yếu của công ty
Công ty có lợi thế về nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào và ổn định, chuổi
hoạt động của công ty là từ phòng thí nghiệm - tạo cây giống - trồng rừng - dăm
gỗ - viên gỗ và xuất khẩu. Trong đó thành phẩm chính của công ty là dăm gỗ
19
tràm và bạch đàn dùng để sản xuất nguyên liệu bột giấy và ván MDF. Các thành
phẩm này được tiêu thụ chủ yếu là thông qua xuất khẩu
3.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động qua các năm của công ty cổ phần đầu
tư Thúy Sơn (từ năm 2010-2013)
20
Bảng 3.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013
ĐVT: 1.000.000đồng
Chỉ tiêu/Năm
2010
2011
2012
6th2012 6th2013
2011- 2010
Số tiền
1. Doanh thu bán hàng
141.899 145.351 224.064 47.089 60.608
và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
169
3.369
5.836
0
445
doanh thu
3.Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp 141.730 141.982 218.228 47.089 60.164
dịch vụ
4.Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
6.Doanh thu hoạt
động tài chính
7. Chi phí hoạt động
tài chính
8.Chi phí quản lý kinh
doanh
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
3.452
%
2012- 2011
Số tiền
6th2013-6th2012
%
Số tiền
%
2,4
78.713
54,2
13.519
28,7
3.200 1.893,5
2.467
73,2
445
445,0
252
0,2
76.246
53,7
13.075
27,8
-1.101
-1,2
65.754
70,2
11.578
38,4
1.353
2,9
10.492
21,7
1.497
8,9
94.822
93.721 159.475 30.181 41.759
46.908
48.261
8.699
3.253
772
248
226
-5.446
-62,6
-2.481
-76,3
-22
-8,9
15.163
12.749
10.078
6.629
4.602
-2.414
-15,9
-2.671
-21,0
-2.027
-30,6
36.115
35.707
47.772 10.299 12.615
-408
-1,1
12.065
33,8
2.316
22,5
4.331
3.058
1.674
230
1.414
-1.273
-29,4
-1.384
-45,3
1.184
514,8
1.801
48
147
1.166
298
-1.753
-97,3
99
206,3
-868
-74,4
58.753 16.908 18.405
21
Chỉ tiêu/Năm
2010
2011
2012
6th2012 6th2013
2011- 2010
Số tiền
%
2012- 2011
Số tiền
%
6th2013-6th2012
Số tiền
%
11.Chi phí khác
2,797
70
509
153
35
-2,727
-97.5
439
627.1
-118
-77.1
12. Lợi nhuận khác
(996)
(22)
(362)
1.013
263
974
-97,8
-340 1.545,5
-750
-74,0
13. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
3.334
3.036
1.312
1.243
1.677
-298
-8,9
-1.724
-56,8
434
34,9
417
409
328
0
0
-8
-1,9
-81
-19,8
0
0
2.917
2.627
984
1.243
1.677
-290
-9,9
-1.643
-62,5
434
34,9
14. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
hiện hành
15. Tổng lợi nhuận
sau thuế
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng 2013)
22
Xét về doanh thu: Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu bán thành
phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ như xuất khẩu ủy thác, cho thuê kho hàng,
bến bãi... Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy rằng từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua
các năm, đặc biệt là năm 2012 doanh thu tăng mạnh, nếu như năm 2011 doanh
thu là 141.982 triệu đồng thì sang năm 2012 doanh thu là 218.228 triệu đồng,
tăng 76.245 triệu đồng tương đương 54,2%, đây là năm công ty đạt mức doanh
thu cao nhất trong giai đoạnh từ năm 2010-2012.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần) đây là nguồn
doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu do đó sự biến động của
nguồn doanh thu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của cả công ty. Ta thấy
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng từ năn 2010 đến 6 tháng
2013. Nguyên nhân thứ nhất là do công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang các
nước khác, thêm vào đó công ty cũng đầu tư thêm trung tâm cấy mô sinh học,
gồm Phòng cấy mô và vườn ươm cây giống với năng suất 10 triệu cây/năm. Đủ
để phục vụ cây giống cho Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nguyên nhân thứ 2 là do
trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay nhu cầu nhập khẩu của các nước như Trung
Quốc và các nước khác tăng mạnh, dẫn đến sản lượng xuất khẩu tăng. Nguyên
nhân thứ ba là công ty có nguồn nguyên liệu dồi dào từ diện tích trồng rừng, do
đó chủ động được nguồn nguyên liệu và công ty cũng đầu tư thêm trang thiết bị
hiện đại phục vụ cho sản xuất sản phẩm, dẫn đến sản lượng đầu ra ổn định và chất
lượng.
Trái ngược với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thì doanh thu
hoạt động tài chính liên tục giảm từ giai đoạn năm 2010 đến năm 2012, năm 2011
giảm 62,6% so với năm 2010, năm 2012 giảm 76,3%, 6 tháng năm 2013 giảm so
với 6 tháng 2012 là 8,9%. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty bao gồm
những khoản lãi do chênh lệch tỷ giá, lãi tiền gửi ngân hàng…
Xét từ năm 2010 đến năm 2012 thì lợi nhuận sau thuế của năm 2012 là thấp
nhất trong các năm. Nguyên nhân là do khoản chi phí khác của công ty trong năm
này tăng mạnh, chi phí khác của công ty bao gồm những khoản tiền do chênh lệch
về khối lượng hàng xuất khẩu khi được kiểm định lại tại nơi nhập khẩu, nếu khối
lượng này được bên nhập khẩu đánh giá lại thấp hơn khối lượng công ty đã ghi
nhận, thì số tiền này sẽ được đưa vào chi phí khác của công ty. Giá vốn hàng bán
cũng tăng so với năm 2011. doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm mạnh. Từ
đó làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.5.1 Thuận lợi
Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn có diện tích rừng với hơn 1.200ha tại rừng
Cà Mau, đồng thời liên kết với lâm trường U minh Hạ với 29.000ha rất thuận lợi
23
cho việc cung ứng ứng nguyên liệu đầu vào cho công ty. Ngoài ra công ty còn áp
dụng dây chuyền máy móc hiện đại vào sản xuất gỗ dăm giúp giải phóng sức lao
động và rút ngắn thời gian sản xuất.
Sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn đã xuất khẩu đi nhiều nước
như: Japan, China, Taiwan, EU...Thông qua Cảng Cái Cui, Thành phố Cần Thơ
và được các khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm về đầu ra ổn định của
công ty.
3.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng đang đối mặt với một số khó khăn
như: Ngành xuất khẩu gỗ dăm đang phải đối diện với nguy cơ rủi ro về nhu cầu
thị trường, giá cả, thiên tai... Thị trường của công ty chủ yếu là xuất khẩu sang
Trung Quốc, chưa liên kết được các ngành liên quan trong nước như ngành chế
biến đồ gỗ dân dụng, ngành ván ép, giấy và bột giấy. Bên cạnh đó tình trạng rớt
giá xuất khẩu trong thời gian qua cũng là một trong những khó khăn mà công ty
đang đối mặt
3.5.3 Định hướng phát triển
- Duy trì và phát triển sản xuất gỗ dăm, khách hàng truyền thống, tích cực
thu hút nhiều đối tác trong và ngoài nước, các nước ở khu vực châu âu.
- Lập kế hoạch nhanh chóng thu hồi công nợ
- Sữa chữa, tu bổ nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật cải tiến
hơn để phục vụ cho việc sản xuất có hiệu quả.
- Sắp tới công ty có hướng sẽ mở rộng thêm quy mô sản xuất, mở thêm
nhiều công ty con ở các nơi có giao thông thuận tiện và nguyên liệu dồi dào để
thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu và xuất khẩu gỗ dăm nhằm thu hút nhiều
đối tác và nâng cao doanh thu cho công ty.
- Mua dăm gỗ xuất khẩu trực tiếp của các nhà máy chế biến gỗ trong nước
- Năm 2013 công ty có kế hoạch sản xuất và kinh doanh như sau: Công ty
phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 220.000 tấn nguyên liệu tương đương 120.000 tấn
dăm, với kế hoạch đó công ty đã lập bảng chi phí sản xuất tiêu thụ cũng như lãi lỗ
như sau:
24
Bảng 3.2: Bảng kế hoạch chi phí cho năm 2013
Chỉ tiêu
ĐVT
Số
lượng
Đơn giá (đ)
Thành tiền (đ)
830.000 182.600.000.000
Nguyên liệu chính
tấn
220.000
Chi phí điện, nước
tấn
220.000
15.000
3.300.000.000
Chi phí tiền lương sản
xuất
tấn
220.000
33.000
15.260.000.000
Chi phí dầu nhớt
tấn
220.000
25.000
5.500.000.000
Chi phí sửa chữa thường
xuyên MMTB
tấn
220.000
15.000
3.300.000.000
Chi phí khấu hao
tháng
12
352.320.883
15.227.850.596
Chi phí thuê đất
tháng
12
99.053.000
1.188.636.000
Chi phí vận chuyển, bốc
xếp, san ủi nội địa
tấn
120.000
85.000
10.200.000.000
Chi phí vận chuyển quốc
tế 35 usd/ tấn
tấn
120.000
417.600
50.112.000.000
Chi phí lãi vay hiện tại
tháng
12 1.011.204.477
12.134.453.364
Chi phí lãi vay bổ sung
vốn sản xuất 2013
tháng
12 1.100.000.000
13.200.000.000
Chi phí quản lý
tháng
12
490.000.000
7.880.000.000
tấn
120.000
30.000
3.600.000.000
Năm
x
Chi phí giấy tờ và chi chí
khác
Tổng chi phí
x 323.502.939.960
( Nguồn: phòng kế toán)
Tiêu thụ :
Giá bán: 155 usd/ tấn x 20.834 = 3.229.270 đồng
Doanh thu dự kiến 120.000 tấn x 3.229.270 đ/ tấn = 387.512.400.000 đồng
Lợi nhuận gộp =387.512.400.000 - 323.502.939.960 = 64.009.460.040 đồng
Thuế thu nhập doanh nghiệp = 64.009.460.040 x 25% = 16.002.365.010 đồng
Lợi nhuận ròng = 64.009.460.040 - 16.002.365.010 = 48.007.095.030 đồng
25
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.1.1 Phân tích kết cấu mặt hàng của công ty
Phân tích kết cấu mặt hàng là cơ sở để xác định tỷ lệ số dư đảm phí, hiện tại
mặt hàng chủ yếu của công ty là dăm gỗ tràm và bạch đàn hai mặt hàng này được
xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Ta có bảng kết cấu mặt hàng của công ty như sau:
Bảng 4.1: Bảng kết cấu mặt hàng
Tên mặt hàng
Sản lượng
(kg)
Dăm gỗ tràm
13.057.200
3.156,2
41.211.134.640
52,55
Dăm gỗ bạch đàn
11.234.520
3.311,8
37.206.483.336
47,45
Tổng
24.291.720
x
78.417.617.976
100
Đơn giá (đ)
Doanh thu (đ)
Tỷ trọng
doanh thu
(%)
(Nguồn:Tổng hợp và tính toán của tác giả)
Nhìn chung kết cấu mặt hàng chênh lệch không lớn, tuy nhiên mặt hàng dăm
gỗ tràm vẫn là mặt hàng có mức tiêu thụ cao hơn dăm gỗ bạch đàn, cho thấy mặt
hàng này được ưa chuộng hơn trên thị trường dăm gỗ xuất khẩu. Thực tế đã cho
thấy sản lượng xuất khẩu qua các năm thì mặt hàng dăm gỗ tràm luôn cao hơn
dăm gỗ bạch đàn, chỉ riêng năm 2012 sản lượng xuất khẩu của dăm gỗ bạch đàn
tăng mạnh. Để thấy tình hình tăng giảm sản lượng và nguyên nhân ta xem xét ở
phần sau.
4.1.2 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty qua các năm (năm
2010 – tháng 6 năm 2013)
Như đã trình bày ở trên mặt hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là dăm gỗ
tràm và dăm gỗ bạch đàn, với lợi thế là nguồn nguyên liệu ổn định, trong những
năm gần đây công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác dẫn
đến sản lượng tiêu thụ tăng.
26
Bảng 4.2 Tình hình sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của công ty từ năm 2010 - 6 tháng năm 2013
Mặt hàng
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
6 tháng
2012
Năm 2011 –
năm 2010
6 tháng
2013
Số lượng
%
Năm 2012 –
năm 2011
Số lượng
%
ĐVT: tấn
6 tháng 2013 –
6 tháng 2012
Số lượng
%
Dăm gỗ tràm
14.250
15.800
16.195
9.309 13.057,2
1.550
10,9
395
2,5
3.748,2
40,3
Dăm gỗ bạch
đàn
8.635
15.556
32.121
11.048 11.234,5
6.921
80,2
16.565
106,5
186,5
1,7
22.885
31.356
48.316
21.157 24.291,7
8.471
37,0
16.960
54,1
3.134,7
14,8
Tổng
(Nguồn: Phòng kế toán công ty CP đầu tư Thuý Sơn )
27
Để nhìn rõ hơn sự tăng giảm sản lượng của các mặt hàng ta quan sát đồ thị sau:
35.000
32.121
30.000
25.000
20.000
15.000
Năm 2010
15.800 16.195
14.250
13.057
15.556
11.048
9.309
10.000
11.234
8.635
Năm 2011
Năm 2012
6 tháng 2012
6 tháng 2013
5.000
0
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn tình hình tiêu thụ các mặt hàng từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013
Nhìn vào đồ thị ta thấy sản lượng tiêu thụ của tràm và bạch đàn đều tăng
trong năm 2011 tăng so với năm 2010, mặt hàng tràm tăng (10,9%), bạch đàn
tăng (80,1). Đến năm 2012 sản lượng tiêu thụ của tràm tăng (2,5%) so với năm
2011, mặt hàng dăm gỗ bạch đàn lại tăng mạnh cụ thể là tăng (106%) nguyên
nhân làm sản lượng tiêu thụ của mặt hàng tràm và bạch đàn tăng trong năm 2012
là do công ty mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Đã dẫn đến sản lượng tiêu thụ của năm 2012 tăng nhanh, riêng mặt hàng dăm gỗ
bạch đàn tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu của các nước đối với loại mặt hàng
này tăng cao trong năm. Tính đến tháng 6 năm 2013 thì sản lượng tiêu thụ của
dăm gỗ tràm cũng tăng 40,3% sản lượng của 6 tháng năm 2012 và sản lượng tràm
tăng 1,7 % so với 6 tháng năm 2012. ta thấy rằng sản lượng tiêu thụ đang có
chiều hướng tăng qua các năm, dẫn đến doanh thu cũng tăng đáng kể
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty
-Yếu tố khách quan
Trong những năm qua tình hình xuất khẩu dăm gỗ tăng mạnh trong cả nước,
cụ thể năm 2011 xuất khẩu dăm gỗ cả nước đạt 5,4 triệu tấn đưa Việt Nam thành
nước xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu dăm gỗ bạch đàn Việt Nam đã tăng gấp hơn 10 lần trong một
thập kỷ vừa qua. Năm 2001, cả nước chỉ xuất khẩu 400.000 tấn dăm gỗ nhưng
28
đến năm 2011, đã tăng thêm 5 triệu tấn so với khởi điểm. Lượng xuất khẩu trong
năm 2011 cao hơn 36% so với năm 2010 và tăng gấp ba lần kể từ năm 2007.
Từ tình hình thuận lợi chung của ngành xuất khẩu dăm gỗ đã dẫn đến sản
lượng tiêu thụ của công ty cũng tăng nhẹ
-Yếu tố chủ quan
Công ty đang ngày càng mở rộng diện tích trồng rừng và đầu tư thêm trang
thiết bị hiện đại phục vụ trong sản xuất như công nghệ lột vỏ tự động, giúp giải
phóng sức lao động thủ công, từ đó rút ngắn thời gian sản xuất và sản lượng
thành phẩm cũng tăng đáng kể, thêm vào đó do mở rộng thị trường xuất khẩu nên
sản lượng tiêu thụ tăng, dẫn đến doanh thu tăng qua các năm.
Từ sự phân tích trên ta có thể thấy rằng tình hình tiêu thụ các mặt hàng theo
chiều hướng tăng, tình hình kinh doanh mang lại hiệu quả cho công ty. Tuy nhiên
lợi nhuận cả năm 2012 lại giảm, nguyên nhân của sự giảm về lợi nhuận này là chi
phí giá vốn hàng bán tăng, chi phí hoạt động tài chính tăng nhưng doanh thu tài
chính giảm, đã ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của công ty.
4.2 CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY
4.2.1. Căn cứ để phân loại:
Căn cứ vào ứng xử của chi phí nghĩa là căn cứ vào mối quan hệ của sự biến
đổi chi phí và sự biến đổi của mức độ hoạt động tại công ty cổ phần đầu tư Thúy
Sơn
Bảng 4.3: Căn cứ ứng xử của chi phí
Chi phí
Căn cứ ứng xử
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khối lượng
Chi phí nhân công trực tiếp
Số giờ
Chi phí bán hàng
Số lượng sản phẩm tiêu thụ
Chi phí sản xuất chung
Số lượng sản phẩm sản xuất ra
Trong đề tài này tôi lấy số liệu 6 tháng đầu năm 2013 làm cơ sở cho việc
phân tích, vì phân tích cvp chỉ đúng trong ngắn hạn và có những hạn chế của nó,
ví dụ như giá bán không đổi, nhưng thực tế giá bán không chỉ do nhà quản lý
quyết định mà nó còn phụ thuộc vào giá của thị trường, nên đề tài này chỉ phân
tích để đề ra kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn, thì việc phân tích mới hợp lý.
29
4.2.2 Các loại chi phí
4.2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu (CPNVL)
Tất cả chi phí nguyên vật liệu là biến phí vì khi khối lượng sản xuất tăng, thì
nguyên liệu cũng tăng theo nghĩa là nó tăng giảm theo mức độ hoạt động và chi
phí này chỉ phát sinh khi có hoạt động.
Nguyên liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm của công ty là gỗ tràm và
bạch đàn, khối lượng nguyên vật liệu đưa vào sử dụng tỷ lệ thuận với khối lượng
thành phẩm xuất ra. Khi sản lượng thành phẩm tăng, thì chi phí nguyên vật liệu
cũng tăng và ngược lại. Do đó căn cứ ứng xử của chi phí nguyên vật liệu là khối
lượng dăm gỗ sản xuất. Gỗ tràm và bạch đàn trước khi đưa vào sản xuất dăm gỗ
đã được tách vỏ hoặc chưa được tách vỏ, căn cứ vào giá trị xuất kho nguyên liệu
để tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nếu nguyên liệu gỗ mua vào cao, sẽ làm
cho phí nguyên vật liệu cao và ngược lại.
Bảng 4.4: Bảng chi phí mua nguyên liệu gỗ
Khoản mục
ĐVT
Giá mua (đ)
Giá mua gỗ tràm
Tấn
1.060.000
Giá mua gỗ bạch đàn
Tấn
1.050.000
Chi phí thu mua
Tấn
20.674
Chi phí khác
Tấn
20.834
(Nguồn: phòng kế toán, năm 2013)
Bảng 4.5: Bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu
Khoản mục
ĐVT: VNĐ
Chi phí phát sinh
Nguyên liệu tràm không lột vỏ
372.043.689,00
Nguyên liệu tràm lột vỏ
5.747.340.617,16
Nguyên liệu bạch đàn không lột vỏ
5.673.703.581,90
Nguyên liệu bạch đàn lột vỏ
1.358.278.968,20
14.840.601.510,26
Tổng
(Nguồn: phòng kế toán, năm 2013)
30
Giá nhập kho nguyên liệu gỗ bao gồm nguyên giá mua + chi phí thu mua +
chi phí khác. Nguyên liệu gỗ sau khi được mua về đem nhập kho. Chờ xuất kho
đưa vào phân xưởng băm thành dăm gỗ và xuất khẩu.
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp biến phí nguyên vật liệu các mặt hàng
ĐVT: Đồng
Mặt hàng
Khối lượng thành
phẩm (kg)
Tổng biến phí nguyên
vật liệu (đ)
Biến phí đơn
vị (đ/kg)
Gỗ tràm
13.057.200
7.808.618.960,16
598
Gỗ bạch đàn
11.234.520
7.031.982.550,10
626
Tổng
24.291.720
14.840.601.510,26
x
(Nguồn: phòng kế toán, năm 2013)
Nhìn chung chi phí nguyên vật liệu đầu vào của gỗ tràm và bạch đàn chênh
lệch nhau không nhiều. Hiện tại công ty có nguồn thu mua ổn định nên giá
nguyên liệu tương đối ổn định trong suốt kỳ kinh doanh. Trừ trường hợp có sự
biến động về giá chung của thị trường gỗ.
Tỷ lệ hao hụt cho phép theo quy định của công ty là: Đối với gỗ tràm tỷ lệ
hao hụt 22% và tỷ lệ hao hụt của bạch đàn là 18%
4.2.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT):
Công ty áp dụng hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo
giờ thực tế, mỗi ngày 8 tiếng, nếu làm không đủ giờ sẽ bị trừ lương. Do đó căn cứ
ứng xử của chi phí nhân công trực tiếp là số giờ thực tế. Nhưng để tính được biến
phí của 1kg thành phẩm ta qui đổi 1kg thành phẩm cần bao nhiêu giờ công, tính
toán này sẽ được trình bày trong mục biến phí nhân công trực tiếp.
Bên cạnh những chi phí về tiền lương thì các khoản trích theo lương của
công nhân tính dựa trên mức lương tối thiểu của công nhân sản xuất. do chi phí
này trích cố định hàng tháng nên nó được xem là định phí vì nó không phụ thuộc
vào sự tăng giảm của khối lượng sản xuất.
Vậy chi phí nhân công gồm biến phí nhân công trực tiếp và định phí nhân
công trực tiếp.
4.2.2.2.1 Biến phí nhân công trực tiếp
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, tháng trả lương hai lần,
lương được trả ở các mức khác nhau, tùy thuộc vào tay nghề của người lao động.
Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương được tính theo
thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của lao động
31
Trong đó ngày làm việc 8 giờ, tháng làm việc 26 ngày
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm dăm gỗ tràm
Số lượng công nhân là 42 người
Mức lương 1: 2.500.000 x 13 người
Mức lương 2: 2.700.000 x 10 người
Mức lương 3: 2.900.000 x 8 người
Mức lương 4: 3.500.000 x 11 người
Chi phí của 1 giờ công tương ứng với mức lương 1 là 2.500.000 : 26
= 96.154 đ/ ngày công => 1h công = 96.154: 8h = 12.019 đ/ h
Chi phí của 1 giờ công tương ứng với mức lương 2 là 2.700.000 : 26
= 103.846 đ/ ngày => 1h công = 103.846 : 8h = 12.981 đ/h
Chi phí của 1 giờ công tương ứng với mức lương 3 là 2.900.000 : 26
= 111.538 đ /ngày => 1h công = 111.538: 8h = 13.942 đ/ h
Chi phí của 1 giờ công tương ứng với mức lương 4 là 3.500.000 : 26
= 134.615đ/ ngày => 1h công = 134.615 : 8h = 16. 827 đ/ h
Tổng chi phí nhân công trực tiếp từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013:
724.378.383 đ,
Tổng số giờ nghỉ phép là 211 trong đó mức lương 1 là 78h, mức lương 2 là
56h, mức lương 3 là 48h, mức lương 4 là 29h.
Tổng số giờ công sau khi trừ đi nghỉ phép của công nhân là 52.205 h
Tổng số giờ tăng ca 305 giờ trong đó (có 57 giờ của mức lương 2.500.000;
49 giờ của mức lương 2.700.000 và 131 giờ là mức lương 2.900.000 đồng và 68
giờ là mức lương 3.500.000). Đơn giá tiền công làm thêm giờ được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = tiền lương giờ * 150% hoặc 200% hoặc 300%
mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường
mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần
mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lể có thương lương
Chi phí tăng ca = (57 x 18.029) + (34 x 19.472) + (27 x 20.913) + (31 x 25.241) =
6.437.685 đ
Vậy tổng chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất 13.057.200 kg dăm gỗ tràm
là 724.378.383 + 6.437.685 = 730.816.068 đồng,
Vậy 1kg thành phẩm ta cần 52.510/ 13.057.200 = 0,004h công, mà 1h công
= 13.942 đ => mỗi 1kg thành phẩm ta cần 0,004 x 13.942 = 56 đồng chi phí nhân
công trực tiếp, đây là khoản biến phí của công ty vì khi số lượng thành phẩm
tăng, thì số giờ sản xuất cũng tăng, chi phí nhân công tăng.
Chi phí tăng ca cũng là biến phí vì khi khối lượng sản xuất càng nhiều thì
chi phí này càng tăng.
32
Ngoài ra, công ty còn chi trả và phụ cấp thêm tiền cơm cho công nhân tăng
ca, như vậy đây là khoản biến phí của công ty. Vì chi phí này chỉ phát sinh khi có
tăng ca, ngược lại thì không phát sinh chi phí này.
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm dăm gỗ bạch đàn:
Bộ phận dăm gỗ tràm với tổng số công nhân 35 người, cơ cấu tính lương
tương tự như nhân công trực tiếp sản phẩm dăm gỗ tràm.
Mức lương 1: 2.500.000 x 4 người
Mức lương 2: 2.700.000 x 14 người
Mức lương 3: 2.900.000 x 7 người
Mức lương 4: 3.500.000 x 10 người
Bảng 4.7 Bảng tính chi phí tiền công theo từng mức lương
Mức lương
Số giờ công (h)
Đơn giá giờ công (đ/h)
Chi phí tiền công (đ)
Mức lương 1
4.990
12.019
59.974.810
Mức lương 2
17.468
12.981
226.752.108
Mức lương 3
8.729
13.942
121.699.718
Mức lương 4
12.470
16.827
209.832.690
Tổng
43.657
x
618.259.326
(Nguồn: phòng kế toán)
Tổng chi phí lương = 618.259.326
Vậy mỗi kg thành phẩm ta cần 43.657/ 11.243.520 = 0.004 giờ công, tương tự
như cách tính của chi phí nhân công trực tiếp dăm gỗ tràm, ta tính được biến phí
đơn vị cho 1kg thành phẩm là 55 đ.
Từ số liệu trên ta có bảng biến phí nhân công trực tiếp của hai mặt hàng như sau:
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp biến phí nhân công trực tiếp các mặt hàng
Mặt hàng
Khối lượng
thành phẩm(kg)
Biến phí nhân công
trực tiếp (đ)
Biến phí
đơn vị (đ/kg)
Dăm gỗ tràm
13.057.200
730.816.068
56
Dăm gỗ bạch đàn
11.234.520
618.259.326
55
Tổng
24.291.720
1.349.075.394
x
(Nguồn: phòng kế toán)
33
4.2.2.2.2 Định phí nhân công trực tiếp
Định phí nhân công trực tiếp là những khoản trích theo lương, tính vào chi
phí của công ty, các khoản này được trích cố định hàng tháng, không phụ thuộc
vào sự tăng giảm của khối lượng sản xuất nên nó là định phí.
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp định phí nhân công trực tiếp
ĐVT : Đồng
Mặt hàng
Định phí nhân công trực tiếp
Dăm gỗ tràm
166.607.028
Dăm gỗ bạch đàn
142.199.645
Tổng
308.806.673
(Nguồn: phòng kế toán)
4.2.2.3 Chi phí sản xuất chung
Tất cả các khoản mục chi phí phát sinh tại phân xưởng mà không phải là chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được xem là chi phí
sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là một khoản mục chi phí gián tiếp, do đó chúng phải
được phân bổ theo tiêu chí thích hợp, trong phần này ta sẽ phân bổ chi phí sản
xuất chung theo khối lượng thành phẩm.
Chi phí sản xuất chung cũng gồm những khoản mục chi phí thay đổi khi
mức độ hoạt động tăng hay giảm và những chi phí cố định khi thay đổi mức độ
hoạt động. Những chi phí thay đổi khi thay đổi mức độ hoạt động chính là biến
phí sản xuất chung như: chi phí nguyên vật liệu, vật dụng phân xưởng…và những
chi phí không thay đổi khi thay đổi mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp nhất
định chính là định phí sản xuất chung (SXC) như: Lương nhân viên, chi phí khấu
hoa tài sản cố định, chi phí bảo hiểm phân xưởng…
4.2.2.3.1 Biến phí sản xuất chung
Bao gồm những chi phí nhiên liệu sử dụng ở phân xưởng như xăng, dầu,
nhớt, xuất dùng cho các máy móc hoạt động, số lượng sản xuất càng nhiều thì chi
phí này càng tăng, do đó nó là biến phí.
Chi phí mua vật dụng phục vụ cho sản xuất tại phân xưởng như: Bao tay,
khẩu trang, nón bảo hộ lao động, mua ống nhựa, mua sơn chống sét…..Các chi
phí này phát sinh nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động tại phân xưởng và
nó cũng tăng giảm tỷ lệ thuận với số lượng sản xuất sản phẩm nên đây được xem
là biến phí, khi có hoạt động sản xuất thì phát sinh chi phí, ngược lại thì chi phí
này sẽ không phát sinh.
34
Chi phí sửa chữa: Các khoản chi phí sửa chữa ngoài kế hoạch của công ty,
được xem như là biến phí như: Mua dây curo, mua xích kết nối, ống lực thủy
tinh, mua bù lon, bạc đạn, băng keo…
Chi phí gia công đồ dùng cho phân xưởng: gia công bố ly kết, bố thắng, gia
công quấn bươm nước, máy mài, chi tiền thuê gia công ép sửa ty xe cuốc…những
khoản chi phí này cũng được xem là biến phí vì khi sản xuất càng nhiều, chi phí
này càng tăng.
Chi phí vận chuyển gỗ nội địa: bao gồm chi phí thuê tài xế ngoài chở gỗ, chi
phí thuê xe… các chi phí này cũng tỷ lệ thuận với số lượng sản xuất nên nó là
biến phí.
Do khối lượng sản phẩm sản xuất càng nhiều thì các loại chi phí trên càng
tăng và ngược lại nên nó được xem là biến phí của công ty
Ta có bảng tổng hợp các chi phí phát sinh tại công ty như sau:
Bảng 4.10: Chi phí nhiên liệu phục vụ cho phân xưởng
ĐVT: Đồng
Khoản mục
Số tiền
%
Dầu Do
954,532,189
50
Xăng A92
748,568,832
39
Nhớt HD50
120,367,904
6
Nhớt HL68
103,396,747
5
1,926,865,672
100
Tổng
(Nguồn: Phòng kế toán)
35
Bảng 4.11: Chi phí vật dụng sử dụng cho phân xưởng
ĐVT: Đồng
Khoản mục
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
1.567.867
967.654
965.000
875.876
Ống nhựa
1.790.567
1.689.987
Điện
1.890.000
1.900.567
Lưới 5ly cho máy sàng phục vụ sản xuất
3.987.000
2.076.890
Dụng cụ vệ sinh phân xưởng
1.075.876
489.000
Bóng đèn, tăng phô phục vụ cho phân
xưởng
1.290.543
578.432
87.396
964.655
12.654.249
9.543.061
Nón bảo hộ lao động
Bao tay, khẩu trang
Dụng cụ khác phục vụ cho phân xưởng
Tổng
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng 4.12: Bảng chi tiết biến phí sản xuất chung
ĐVT: Đồng
Khoản mục
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
Nhiên liệu
986.595.934
940.269.738
Vật dụng
12.654.249
9.543.061
Phụ tùng sửa chữa
7.678.000
5.098.654
Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị
8.567.890
3.789.342
Chi phí gia công
15.876.086
12.432.457
Chi phí vận chuyển gỗ tròn nội bộ
27.802.524
24.212.114
1.044.886.283
995.345.366
Tổng
(Nguồn: tổng hợp và tính toán của tác giả)
36
Từ các bảng trên ta tập hợp được biến phí sản xuất chung theo mặt hàng như
sau:
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp biến phí sản xuất chung theo mặt hàng
Mặt hàng
Khối lượng
(kg)
Tổng biến phí sản xuất
chung (đ)
Biến phí đơn
vị (đ/kg)
Dăm gỗ tràm
13.057.200
1.044.886.283
80
Dăm gỗ bạch đàn
11.234.520
995.345.366
88
(Nguồn: Phòng kế toán)
4.2.2.3.2 Định phí sản xuất chung
Định phí sản xuất chung bao gồm những chi phí khấu hao tài sản cố định
tại phân xưởng. Công ty khấu hao theo phương pháp đường thẳng, mức trích
khấu hao qua các tháng là như nhau, nên đây là định phí
Tổng chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận phân xưởng là: 6.265.560.848 (đ).
Ta phân bổ chi phí này cho sản phẩm dăm gỗ tràm và dăm gỗ bạch đàn theo khối
lượng thành phẩm như sau:
Bộ phận phân xưởng:
Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho mặt hàng tràm.
=
5.765.560.848
x 13.057.200 = 3.099.084.013 (đ)
24.291.720
Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ (bạch đàn)
=
5.765.560.848
x 11.234.520 = 2.666.476.835 (đ)
24.291.720
Ngoài ra định phí sản xuất chung còn bao gồm chi phí sửa chữa, bảo trì máy
móc, chi phí điện nước, chi phí phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho phân xưởng
và những chi phí phát sinh bằng tiền khác.
Chi phí mua vật tư sửa chữa định kỳ: Chi mua vật tư sửa chữa xe cẩu, chi
mua vật tư sửa chữa xe gắp vàng, mua vật tư sửa chửa PCCC…những chi phí này
theo kế hoạch của công ty và nó được cố định một số tiền nhất định nên nó được
xem là định phí.
Chi phí sửa chữa, bảo trì: Máy móc thiết bị được sửa chữa, bảo trì thường
xuyên, nằm trong kế hoạch chi phí của công ty, nên nó được xem là định phí.
37
Bên cạnh đó thì ta có những khoản chi phí bằng tiền khác, phát sinh ít và
không thuộc nhóm chi phí trên được đưa vào chi phí khác như: Chi phí mua nước
uống cho, chi phí mua nước đá cho nhân viên phân xưởng…
Chi phí lương: Lương trả khoán theo thời gian, tháng làm việc 26 ngày nên
nó được xem là định phí, lương trả hàng tháng = mức lương cơ bản 2.247.000 +
phụ cấp trách nhiệm + phụ cấp chức vụ (nếu có) + phụ cấp khác (nếu có).
Các khoản trích theo lương gồm: Bảo hiểm thất nghiệp 1% (BHTN), bảo
hiểm xã hội 17% (BHXH), bảo hiểm y tế 3% (BHYT), kinh phí công đoàn 2%
(KPCĐ). Tổng trích theo lương là 23% trên mức lương cơ bản 2.247.000 đ
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp định phí sản xuất chung
Bộ phận sản xuất
dăm gỗ tràm
Chi phí
Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận
phân xưởng
Chi phí lương và các khoản trích theo
lương của nhân viên phân xưởng
ĐVT: Đồng
Bộ phận sản
xuất dăm gỗ
bạch đàn
3.459.336.509
2.306.224.339
1.215.694.948
810.463.298
2.225.374.491
1.483.582.994
392.540.992
261.693.995
1.076.140.474
717.426.982
55.192.162
36.794.774
Chi phí mua vật tư sửa chữa định kỳ
746.312.114
497.541.409
Chi phí bằng tiền khác
881.879.410
587.919.607
10.052.471.099
6.701.647.399
Chi phí sửa chữa, bảo trì
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ cho
phân xưởng
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho
phân xưởng
Chi phí điện nước
Tổng
(Nguồn: Phòng kế toán và tổng hợp của tác giả)
4.2.2.4 Chi phí bán hàng:
Chí phí bán hàng (BH) là những chi phí phát sinh trong quá trình đem sản
phẩm đến tay người mua, phạm vi xác định chi phí bán hàng được tính từ lúc sản
phẩm đã rời khỏi nơi sản xuất cho đến khi chuyển đến người mua. Chi phí này
bao gồm những chi phí vận chuyển, chi phí hoa hồng môi giới bán hàng, chi phí
bốc xếp, san ủi, cẩu hàng, chi phí tiếp khách…Trong những chi phí phát sinh, có
những chi phí tăng hay giảm phụ thuộc vào khối lượng hàng tiêu thụ, chi phí này
là biến phí của công ty, vì nó tỷ lệ thuận với khối lượng hàng tiêu thụ, còn lại
38
những chi phí cố định theo kế hoạch hoặc theo tháng sẽ là định phí nó không phụ
thuộc vào sự tăng giảm của khối lượng tiêu thụ: Như chi phí tiền lương, chi phí
khấu hao TSCĐ và những chi phí khác.
4.2.2.4.1 Biến phí bán hàng
Chi phí bán hàng gồm chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng từ
kho đến nơi tiêu thụ như: vận chuyển từ kho hàng đến bến cảng, hoa hồng, môi
giới bán hàng, bốc xếp, cẩu hàng, san ủi hàng.
Chi phí bốc xếp, san ủi hàng, cẩu hàng nội địa là 85.000 đồng/ tấn vậy tổng
chi phí này là 85đ x 24.291.720 kg = 2.064.796.200 (đ/kg)
Chi phí ung trùng, khử trùng, gỗ sau khi được băm ra, chứa ở kho hàng, thì
được sử dụng thuốc diệt mối mọt để bảo quản dăm gỗ, nhằm chống mối và các
côn trùng khác xâm nhập, làm ảnh hưởng đến sản phẩm cũng như là chất lượng
dăm gỗ, do chi phí này phát sinh từ khi nhập kho cho đến khi đến vận chuyển
hàng xuất khẩu sang nước ngoài, nên nó được xem là chi phí bán hàng của doanh
nghiệp và nó là biến phí, do nó thay đổi theo khối lượng sản phẩm.
Chi phí giám định khối lượng, chất lượng phẩm chất, phí niêm phong:
trước khi dăm gỗ được xuất khẩu, công ty sẽ thuê dịch vụ giám định của công ty
cổ phần VINACONTROL, hàng sẽ được kiểm tra về độ ẩm, để xác định được
khối lượng dăm gỗ khô thực tế, bổ sung vào hồ sơ xuất khẩu. chi phí này cũng
tùy thuộc vào khối lượng hàng, nên nó được xem là biến phí.
Chi phí môi giới bán hàng: Đây là khoản chi phí công ty dùng để chi trả cho
bên thứ 3, cụ thể là cá nhân hay công ty khác, giới thiệu công ty ký kết được các
hợp đồng xuất khẩu, chi phí này được tính dựa trên khối lượng hàng xuất khẩu do
bên mua kiểm định lại.
Chi phí vận chuyển quốc tế: Hàng xuất khẩu sang các nước khác thông qua
các con tàu tại cảng cái cui Cần Thơ, công ty sẽ chi trả phí này tùy theo khối
lượng thực tế trên hồ sơ xuất khẩu của công ty. Chi phí vận chuyển quốc tế
756.000 đồng/ tấn. Vậy tổng chi phí vận chuyển quốc tế = 756đ x 24.291.720 kg
= 18.364.540.320 đ/kg
Do những chi phí này tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm tiêu thụ, khi số
lượng tiêu thụ càng nhiều, thì chi phí này càng tăng và ngược lại nên nó là biến
phí.
Căn cứ vào sản lượng tiêu thụ và sổ chi tiết tài khoản 641 ta có thể tập hợp
biến phí bán hàng như sau:
39
Bảng 4.15: Bảng chi tiết biến phí bán hàng
Khoản mục
ĐVT: Đồng
Chi phí
Vận chuyển từ kho hàng đến cảng
%
398.678.432
1,81
2.064.796.200
9,38
Chi phí ung trùng , khử trùng
257.789.427
1,17
Chi phí giám định khối lượng, chất lượng
145.597.482
0,66
18.364.540.320
83,40
789.456.876
3,59
22.020.858.737
100,00
Bốc xếp, san ủi hàng, cẩu hàng
Chi phí vận chuyển quốc tế
Hoa hồng, môi giới bán hàng
Tổng
(Nguồn: phòng kế toán)
Ta tiến hành phân bổ biến phí bán hàng cho 2 mặt hàng dăm gỗ tràm và dăm gỗ
bạch đàn theo doanh thu như sau:
22.020.858.737
x 41.211.134.640
Chi phí phân bổ cho dăm gỗ tràm =
78.417.617.976
= 11.572.712.838 đ
Chi phí phân bổ cho dăm gỗ bạch đàn = 22.020.858.737 - 11.572.712.838
= 10.448.145.899 đ
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp biến phí bán hàng
Mặt hàng
Khối lượng
thành phẩm(kg)
ĐVT: VNĐ
Biến phí bán
hàng (đ)
Biến phí đơn
vị (đ/kg)
Dăm gỗ tràm
13.057.200
11.572.712.838
886
Dăm gỗ bạch đàn
11.234.520
10.448.145.899
930
Tổng
24.291.720
22.020.858.737
x
(Nguồn: phòng kế toán)
4.2.2.4.2 Định phí bán hàng
Định phí bán hàng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương, nhân
viên bán hàng trả cố định theo tháng nên đây là khoản định phí của công ty.
Chi phí tiếp khách: Do công ty kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa nên
có rất nhiều khoản chi phí tiếp khách bao gồm tiếp khách hàng trực tiếp ký kết
hợp đồng, bên thứ 3 đứng ra môi giới và những khách hàng mới của công ty.
40
Những khoản chi phí này được chi theo kế hoạch ban đầu của công ty và nó nằm
trong khoản chi phí nhất định nên cũng được xem là định phí
Chi phí tiền dôi nhật tàu: là khoản chi phí công ty trả cho chủ tàu chở hàng
của công ty sang nước ngoài xuất khẩu, chi phí này chỉ phát sinh khi tàu cập bến
và lên hàng sớm hơn kế hoạch, nhưng nếu tàu lên trể hơn so với hợp đồng thì chủ
tàu sẽ phải chi trả cho công ty khoản tiền, theo sự thỏa thuận ban đầu của 2 bên.
Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng do
được hưởng dịch vụ này, chi phí này cũng được xem là định phí của công ty vì nó
chỉ trả cố định theo thời gian.
Chi phí dịch vụ mua ngoài là những chi phí phát sinh phục vụ cho bộ phận
bán hàng khi thuê các dịch vụ từ bên ngoài, trừ những khoản chi phí dịch vụ mua
ngoài là biến phí, tất cả chi phí còn lại là định phí của dịch vụ mua ngoài.
Bên cạnh đó còn những chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quá trình bán
hàng và được xem như là định phí của bộ phận bán hàng
Do chi phí này phát sinh không thường xuyên và nó cũng không phụ thuộc
vào khối lượng sản phẩm nên nó là định phí của bộ phận bán hàng.
Bảng 4.17 Bảng tổng hợp định phí bán hàng
Mặt hàng
ĐVT: Đồng
Định phí bán hàng
Lương và các khoản trích theo lương
1.736.170.755
Chi phí tiếp khách
1.887.532.981
Chi phí tiền dôi nhật tàu
7.754.890
Chi phí bảo lãnh
878.987.345
Chi phí khấu hao TSCĐ
15.976.765
Chi phí dịch vụ mua ngoài
367.543.567
Chi phí khác bằng tiền
989.456.876
Tổng
5.883.423.179
(Nguồn: Phòng kế toán)
4.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Do đây là khoản chi phí phục vụ chung cho toàn công ty như chi phí lương
nhân viên, các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí
dịch vụ mua ngoài như chi phí điện thoại, chi phí đồ dùng văn phòng.. nên được
xem là định phí và mỗi sản phẩm điều chịu khoản định phí như nhau và ta không
thể phân bổ chi phí này cho mặt hàng dăm gỗ tràm và dăm gỗ bạch đàn vì nó phát
41
sinh nhằm phục vụ chung cho toàn công ty, vì nếu phân bổ sẽ làm cho lợi nhuận
của từng sản phẩm không chính xác, do đó chi phí này được xem là định phí
chung của hai sản phẩm.
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương
được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của lao động.
Lương ở bộ phận quản lý doanh nghiệp gồm phòng kế toán, phòng kinh
doanh, phòng nhân sự, phòng thu mua và phòng kỷ thuật.
Cán bộ nhân viên trong công ty còn được hưởng một suất ăn trưa 15.000 đ
cho một ngày làm việc thực tế. Tiền ăn giữa ca là phụ cấp cố định hàng tháng
theo chế độ của công ty nên đây được xem là định phí ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp.
Đối với cán bộ quản lý, ngoài số tiền lương được tính theo cách trên còn
được tiền phụ cấp trách nhiệm theo quy định của công ty.
Lương được tính như sau: mức lương cơ bản: 2.247.000 + phụ cấp trách
nhiệm + phụ cấp chức vụ (nếu có) + phụ cấp khác (nếu có)
Khoản trích theo lương được tính trên mức lương cơ bản : 23% x 2.247.000
Doanh nhiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, nên chi phí
này được xem là định phí của công ty.
Công tác phí cho nhân viên đi công tác, nằm trong khoản định mức cho
phép, nên đây cũng là đinh phí của công ty.
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ (CCDC) cũng là định phí.
Chi phí thuê đất mỗi tháng 93.753.000 đ, vậy chi phí 6 tháng là 93.753.000
x 6 = 562.518.000 đ, đây là khoản chi phí mà công ty phải chi trả hàng tháng theo
hợp đồng, dù sản xuất hay không sản xuất công ty vẩn chi trả khoản chi phí này
do đó nó là cố định và là định phí của công ty.
Dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí điện thoại, chi phí vệ sinh, dịch vụ bảo vệ..
Chi phí này phát sinh ở bộ phận quản lý doanh nghiệp nên cũng được xem là định
phí.
Chi phí đồ dùng văn phòng bao gồm: văn phòng phẩm, kệ và những đồ dùng
khác phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghệp
Chi phí sửa chữa: sữa máy móc thiết bị tại văn phòng gồm máy in, máy
photocopy, fax, máy tính và sửa chửa các thiết bị khác
Chi phí dự phòng: dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng
tồn kho…
Chi phí không hợp lệ: Những khoản chi phí phát sinh nhưng không đầy đủ
chứng từ hợp lý, không được cộng vào chi phí của công ty khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp, sẽ đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
42
Bên cạnh đó thì còn những chi phí phát sinh khác, số tiền thanh toán nhỏ
trên lần thanh toán, trả ngay bằng tiền mặt sẽ được đưa vào chi phí bằng tiền
khác.
Bảng 4.18: Bảng tổng hợp định phí quản lý doanh nghiệp
ĐVT: Đồng
Chi phí
Tổng
Chi phí khấu hao TSCĐ
1,354,129,547
Lương và các khoản trích theo lương
1.526.325.124
Dịch vụ mua ngoài
939.698.527
Chi phí đồ dùng văn phòng
897.484.430
Công tác phí
809.567.432
Chi phí phân bổ CCDC
54.543.675
Chi phí sửa chữa thường xuyên
2.565.876.457
Tiền ăn giữa ca
9.678.543
Chi phí không hợp lệ
576.436.123
Chi phí thuê đất
562.518.000
Các khoản dự phòng
896.763.761
Chi phí do chênh lệch tỷ giá
9.567.341
Chi phí bằng tiền khác
1.657.456.962
Tổng
12,860,045,922
(Nguồn: Phòng kế toán)
4.2.2.3 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp của công ty bao gồm những chi phí điện nước của công ty,
chi phí điện nước không tách riêng cho từng sản phẩm mà là chi phí chung cho cả
công ty, khoản chi này vừa phục vụ cho bộ phận sản xuất sản phẩm vừa phục vụ
cho bộ phận quản lý. Trong điều kiện bình thường thì chi phí này tương đối ổn
định nên nó được xem là định phí. Nhưng trong trường hợp có nhiều đơn đặt
hàng thì sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn làm cho chi phí điện, nước tăng lên vượt
mức bình thường, khoản tăng thêm này chính là biến phí, do đó nó là một loại chi
phí hỗn hợp. Có nhiều cách để tách chi phí hỗn hợp này như: Phương pháp cực
43
đại cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán và phương pháp bình phương bé nhất.
Trong số đó phương pháp bình phương bé nhất mang tính chính xác cao hơn
những phương pháp còn lại, do đó ta sẽ dùng phương pháp này để tách chi phí
hổn hợp thành biến phí và định phí.
Phương trình chi phí hỗn hợp có dạng sau:
Y= aX + b (*)
Trong đó
Y: chi phí điện nước
X: Mức độ hoạt động
a: biến phí điện nước
b: định phí điện nước
Giải hệ phương trình (xem phần phụ lục) ta tìm được a, b thế vào phương trình
(*) ta có phương trình chi phí hỗn hợp sau:
38.923.956 = 0,92X + 15.331.156
Vậy biến phí cho 1kg thành phẩm là 0,92 (đ). Định phí hàng tháng là
15.331.156 (đ)
Định phí 6 tháng đầu năm 2013 là: 15.331.156 x 6 = 91.986.936 (đ)
4.2.3 Tổng hợp chi phí
Từ các bảng biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí nhân công trực tiếp,
biến phí sản xuất chung và chi phí hỗn hợp sau khi được tách ra ta có biến phí
điện nước trên 1kg thành phẩm. Ta tập hợp được biến phí đơn vị cho sản phẩm
dăm gỗ tràm và dăm gỗ bạch đàn như sau:
Bảng 4.19: Bảng tổng hợp biến phí của công ty
ĐVT: Đồng
Biến phí
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
Tổng
Biến phí nguyên vật liệu
7.808.618.960
Biến phí nhân công trực
tiếp
730.816.068
618.259.326
1.349.075.394
Biến phí sản xuất chung
1.044.886.283
995.345.366
2.040.231.649
7.031.982.550 14.840.601.510
Biến phí bán hàng
11.572.712.838
10.448.145.899 22.020.858.737
Tổng
21.157.034.149
19.093.733.141 40.250.767.290
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
44
Bảng 4.20: Bảng tổng hợp biến phí đơn vị của công ty
Tên
thành
phẩm
Biến
Khối lượng
Biến
phí BH
thành phẩm
phí
(kg)
NVLTT (đ/kg)
(đ/kg)
Biến
phí
NCTT
Biến
phí
SXC
(đ/kg)
(đ/kg)
Biến
phí
điện
nước
Tổng
(đ/kg)
Dăm gỗ
tràm
13.057.200
598
886
56
80
0,92 1.620,92
Dăm gỗ
bạch đàn
11.234.520
626
930
55
88
0.92 1.699,92
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Bảng 4.21: Bảng tổng hợp định phí của công ty
ĐVT: Đồng
Định
phí
Định phí trực tiếp
Dăm gỗ tràm
NCTT
Định phí chung
Tổng định phí
Dăm gỗ bạch
đàn
166.607.028
142.199.645
-
308.806.673
10.052.471.099
6.701.647.399
-
16.754.188.498
BH
-
-
5.875.668.289
5.875.668.289
QLDN
-
-
12.860.045.922
12.860.045.922
10.219.078.127
6.843.847.044
18.735.714.211
35.798.639.382
SXC
Tổng
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Từ số liệu trên ta thấy rằng tổng biến phí của dăm gỗ tràm là cao hơn bạch
đàn, lý do biến phí dăm gỗ tràm cao là do số lượng sản xuất nhiều dẫn đến biến
phí của mặt hàng này cao hơn, giá chi phí nguyên liệu đầu vào cũng cao hơn.
Nhưng xét về biến phí đơn vị thì biến phí dăm gỗ tràm thấp hơn dăm gỗ bạch
đàn.Nhưng ta cũng chưa thể kết luận kết cấu chi phí của mặt hàng nào tốt hơn, vì
sản lượng các mặt hàng là khác nhau, để phân tích rõ hơn ta xét báo cáo thu nhập
theo số dư đảm phí của các mặt hàng này.
Ở đây ta không phân bổ định phí chung vì trong định phí của công ty có
những khoản định phí như lương hội đồng quản trị, lương cấp quản lý, nó không
liên quan đến việc tăng giảm của sản lượng hay doanh thu, nếu phân bổ sẽ ảnh
45
hưởng đến lợi nhuận của từng mặt hàng. Nên ta trình bày như định phí chung của
toàn công ty.
4.3 BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ CỦA CÔNG TY
4.3.1 Số dư đảm phí:
Các nhà quản trị thường ưa chuộng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
theo số dư đảm phí vì nó tách biệt định phí và biến phí trên bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, làm rỏ các mối quan hệ chi phí - khối lượng -lợi nhuận,
nhìn vào bảng báo cáo ta có thể dễ thấy rằng lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào
khi mức tiêu thụ thay đổi. Đề tài chỉ phân tích số liệu của 6 tháng đầu năm 2013
vì phân tích CVP chỉ đúng trong ngắn hạn nếu trong dài hạn sẽ thiếu chính xác do
các yếu tố về chi phí khả biến và bất biến có thể thay đổi
Ta có giá bán các mặt hàng lần lượt như sau:
Dăm gỗ tràm 3.156.200 đ/ tấn 3.156,2 đ/kg
Dăm gỗ bạch đàn 3.311.800 đ/ tấn 3.311,8 đ/kg
Sản lượng:
Dăm gỗ tràm: 13.057.200 kg
Dăm gỗ bạch đàn: 11.234.520 kg
Chi phí khả biến đơn vị:
Dăm gỗ tràm: 1.620,92 đ
Dăm gỗ bạch đàn: 1.699,92 đ
Từ số liệu trên ta tính được doanh thu từng mặt hàng như sau:
Doanh thu tràm = 13.057.200 x 3.156,2 = 41.211.134.640 (đ)
Doanh thu bạch đàn = 11.234.520 x 3.311,8 = 37.206.483.336 (đ)
Tổng chi phí khả biến:
Dăm gỗ tràm = 1.620,92 x 13.057.200 = 21.164.676.624 (đ)
Dăm gỗ bạch đàn = 1.699,92x 11.234.520 = 19.097.785.238 (đ)
Số dư đảm phí (SDĐP)
Số dư đảm phí dăm gỗ tràm = 41.211.134.640 - 21.164.676.624
=20.046.458.016 đ
Số dư đảm phí dăm gỗ bạch đàn = 37.206.483.336 - 19.097.785.238
= 18.108.698.098 đ
Từ số liệu tính toán ở trên ta có bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như
sau:
Tổng chi phí bất biến = 35.798.639.382 đ
46
Bảng 4.22: Bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của các mặt hàng
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
Tổng tiền
Doanh số bán
41.211.134.640
37.206.483.336
78.417.617.976
CPKB
21.164.676.624
19.097.785.238
40.262.461.862
Số dư đảm phí
20.046.458.016
18.108.698.098
38.155.156.114
CPBB trực tiếp
10.219.078.127
6.843.847.044
17.062.925.171
CPBB Chung
-
-
18.735.714.211
Lợi nhuận
-
-
2.356.516.732
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Số dư đảm phí (SDĐP) chính là chênh lệch của giá bán và chi phí khả biến
đơn vị sản phẩm, SDĐP sau khi đã bù đắp đủ CPBB thì phần còn lại chính là lợi
nhuận.
Khi sản lượng vượt qua điểm hòa vốn (bù đắp đủ CPBB) thì số SDĐP của
mỗi đơn vị sản phẩm nhân với khối lượng sản phẩm bán ra tăng thêm chính là lợi
nhuận tăng thêm của đơn vị sản phẩm đó.
Vậy nếu cả 2 mặt hàng dăm gỗ tràm và dăm gỗ bạch đàn có mức tăng sản
lượng như nhau thì lợi nhuận tăng thêm của mặt hàng dăm gỗ tràm là cao hơn,
do có số dư đảm phí cao hơn.
Ví dụ như khi sản lượng vượt qua điểm hòa vốn thì khi tăng sản lượng bán
ra 10% thì lợi nhuận tăng thêm của 2 mặt hàng được tính như sau:
Lợi nhuận tăng thêm của dăm gỗ tràm = 1.305.720 x (3.156,2 -1.620,92)
= 2.004.645.802 (đ)
Lợi nhuận tăng thêm của dăm gỗ bạch đàn = 1.123.452 x (3.311,8 1.699,92) = 1.810.869.810 (đ)
Trong trường hợp này SDĐP của dăm gỗ bạch đàn là cao hơn, nhưng lợi
nhuận thấp hơn là do khối lượng sản phẩm của bạch đàn thấp hơn dăm gỗ tràm.
Vậy dựa vào SDĐP giúp nhà quản trị tính toán nhanh được lợi nhuận tăng
thêm khi biết được sản lượng tăng thêm mà không cần phải lập các báo cáo
doanh thu, chi phí mới. Ngoài ra dựa vào số dư đảm phí đơn vị ta cũng có thể
tính nhanh được sản lượng hòa vốn nếu biết được chi phí bất biến. Ta có thể nói
rằng SDĐP cần thiết cho nhà quản trị trong việc ra quyết định và lập các kế
hoạch kinh doanh
47
Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào SDĐP để đánh giá sản phẩm nào mang lại lợi
nhuận nhiều hơn thì chưa hoàn toàn chính xác vì công ty có nhiều sản phẩm và
khối lượng của từng loại sản phẩm là khác nhau. Do đó ta phải kết hợp với việc
phân tích tỷ lệ SDĐP và các yếu tố khác được trình bày ở phần sau.
4.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
48
Bảng 4.23: Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng
ĐVT: Đồng
Mặt hàng
Đơn giá
BP đơn vị
SDĐP đơn vị
Khối lượng(kg)
Doanh thu
Kết cấu DT
Tỷ lệ SDĐP
Dăm gỗ tràm
3.156,2
1.620,92
1.535,28
13.057.200
41.211.134.640
52,55
48,6
Dăm gỗ bạch
đàn
3.311,8
1.699,92
1.611,88
11.234.520
37.206.483.336
47,45
48,7
X
X
X
24.291.720
78.417.617.976
100
X
Tổng
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
49
Dựa vào bảng số liệu ta thấy tỷ ệ SDĐP của 2 mặt hàng chênh lệch nhau
không nhiều, tuy nhiên hàng dăm gỗ bạch đàn có tỷ lệ số dư đảm phí cao hơn mặt
hàng dăm gỗ tràm. Điều này có nghĩa là mặt hàng dăm gỗ bạch đàn sẽ tạo ra lợi
nhuận nhiều hơn
Ta cũng có thể dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí để tính lợi nhuận tăng thêm bằng
cách lấy doanh thu tăng thêm nhân với tỷ lệ SDĐP. Đây là mối quan hệ giữa
doanh thu và tỷ lệ số dư đảm phí. Khi doanh thu của tràm tăng 10% lợi nhuận
tăng thêm của mặt hàng này sẽ là 10% x (3.156,2 x 13.057.200) x 48,6% =
2.002.861.144 (đ)
Tương tự như vậy ta có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm của dăm gỗ bạch
đàn =10% x (3.311,8 x 11.234.520 ) x 48,7% = 1.811.955.738 (đ)
Xét trong ngắn hạn, bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận
nhiều hơn. Việc ứng dụng tỷ lệ SDĐP giúp các nhà quản trị tính toán nhanh được
lợi nhuận tăng thêm trong kỳ một cách nhanh chống nhằm đưa ra những quyết
định kịp thời.
4.3.3 Cơ cấu chi phí
Bảng 4.24: Bảng thể hiện cơ cấu chi phí
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Biến phí
40.262.461.862
53
Định phí
35.798.639.382
47
Tổng
76.061.101.244
100
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Quan sát sơ đồ sau để thấy rõ kết cấu chi phí 6 tháng đầu năm 2013
Hình 4.2: Đồ thị thể hiện cơ cấu chi phí của công ty
50
Nhìn vào đồ thị ta thấy rằng chi phí bất biến chiếm tỷ lệ thấp hơn chi phí khả
biến, cụ thể chi phí bất biến chiếm 47 % chi phí khả biến chiếm tới 53%. Như vậy
tỷ lệ định phí trong tổng chi phí thấp, lãi của doanh nghiệp sẽ tương đối ổn định
hơn khi doanh thu biến động, tuy nhiên nếu doanh thu tăng cao mà công ty vẫn
duy trì kết cấu chi phí như vậy thì sẽ không tận dụng được cơ hội đạt lợi nhuận
tối đa.
Hay nói cách khác việc tăng (giảm) doanh thu sẽ làm cho lợi nhuận tăng
(giảm) không cao.
Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp xác lập một kết cấu chi phí riêng từ các đặc
điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình, do đó mà không có một kết
cấu nào chuẩn cũng như không thể nói kết cấu chi phí nào là tốt nhất mà nó phụ
thuộc vào kế hoạch của từng công ty, tình hình biến động của doanh số hàng năm,
quan điểm của nhà quản trị với rủi ro…mà doanh nghiệp chọn kết cấu chi phí
thích hợp, và tính thích hợp ở đây cũng chỉ tồn tại trong khoản thời gian, không
gian và lãnh thổ nhất định.
4.4 CVP TRONG PHÂN TÍCH RỦI RO KINH DOANH TẠI CÔNG TY
4.4.1 Phân tích rủi ro kinh doanh thông qua đòn bẩy kinh doanh
Việc phân chia chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến có nghĩa vô
cùng quan trọng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn nhằm phục vụ cho quá
trình ra quyết định. Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đó đến kết quả hoạt
động kinh doanh cũng như rủi ro của doanh nghiệp ta nên xem xét hệ số đòn bẩy
kinh doanh:
38.155.156.114
Dol =
= 16,2
2.356.516.732
Với dol = 16,2 ta thấy rằng khi doanh thu tăng (giảm) 1% thì lợi nhuận sẽ
tăng (giảm) 16,2%. Đòn cân hoạt động của công ty tương đối lớn, khi doanh thu
tăng thì lợi nhuận tăng một lượng rất lớn.
Đòn cân hoạt động còn cho chúng ta biết rằng trong điều kiện tình hình kinh
tế phát triển tốt nếu doanh số bán tăng mà đòn cân hoạt động của mặt hàng nào
càng lớn càng có lợi. Ngược lại trong điều kiện nền kinh tế lạm phát, tình hình
kinh doanh khó khăn dẫn đến doanh số bán giảm, lợi nhuận giảm, đòn cân càng
lớn lợi nhuận giảm càng nhiều. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy đòn cân hoạt động
của công ty tương đối lớn, đều này cho thấy rằng định phí chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp.Vậy muốn đòn cân hoạt động lớn
ta phải giảm biến phí, tăng định phí.
51
4.4.2 Phân tích điểm hòa vốn:
4.4.2.1 Sản lượng hòa vốn và doanh số hòa vốn theo phương pháp số dư
đảm phí
Ta thấy rằng sản lượng của dăm gỗ tràm là 13.057.200 chiếm 53,7%, dăm
gỗ bạch đàn chiếm 46,3% trên tổng sản lượng của công ty. Dựa vào số liệu này ta
có thể tính được số dư đảm phí đơn vị bình quân gia quyền theo công thức sau:
SDĐP đơn vị
bình quân gia quyền
=
(1.535,28 x 53,7%) + (1.699,92 x 46,3%)
35.798.639.382
Sản lượng hòa vốn
=
1.611
= 1.611
22.221.378 (kg)
=
Vậy sản lượng hòa vốn (SLHV) là 22.221.378 với cơ cấu số lượng sản phẩm
như sau:
Dăm gỗ tràm = 22.221.378 x 53,7% = 11.932.880 (kg)
Dăm gỗ tràm = 22.221.378 x 46,3% = 10.288.498 (kg)
Mức hòa vốn 22.221.378 chỉ có giá trị khi cơ cấu sản phẩm là cơ cấu được sử
dụng để tính số dư đảm phí đơn vị bình quân.
Bảng 4.25: Sản lượng và doanh thu hòa vốn của các mặt hàng
ĐVT: Đồng
Mặt hàng
Dăm gỗ
tràm
Giá
bán
Khối lượng
Doanh thu
Sản lượng
Doanh thu
hòa vốn
hòa vốn
3.156,2
13.057.200 41.211.134.640
11.932.880 37.662.555.206
Dăm gỗ
3.311,8
bạch đàn
11.234.520 37.206.483.336
10.288.498 34.073.447.175
Tổng
24.291.720 78.417.617.976
22.221.378 71.736.002.380
x
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Khi sản lượng bán ra tại điểm hòa vốn thì doanh nghiệp không lời, cũng
không lỗ.
Dựa vào sản lượng hòa vốn có thể giúp nhà quản lý định hướng được mức
bán cụ thể để đạt mức lãi mong muốn. Khi sản lượng và doanh thu vượt qua điểm
hòa vốn thì sản lượng bán ra sẽ có lãi, ngược lại nếu sản lượng bán ra thấp hơn
71.736.002.380 thì công ty sẽ bị lỗ.
52
Sản lượng hòa vốn càng thấp càng tốt, nhìn vào bảng 4.27 ta thấy rằng sản
lượng hòa vốn của mặt hàng dăm gỗ bạch đàn thấp hơn dăm gỗ tràm, tuy nhiên ta
không thể kết luận rằng mặt hàng dăm gỗ bạch đàn kinh doanh hiệu quả hơn, vì
sản lượng bán ra của hai mặt hàng này là khác nhau, do đó nhìn vào số tuyệt đối
ta không thể đánh giá được mặt hàng nào tốt hơn, để phân tích rõ hơn ta xem xét
Ngoài ra ta còn có chỉ tiêu tỷ lệ hòa vốn hay còn gọi là công suất hòa vốn. tỷ
lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối lượng tiêu
thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh
doanh ( giá bán không đổi).
Bảng 4.26: Tỷ lệ sản lượng hòa vốn
Mặt hàng
Sản lượng
Sản lượng
hòa vốn (kg)
tiêu thụ (kg)
Tỷ lệ (%)
Dăm gỗ tràm
11.932.880
13.057.200
91,4
Dăm gỗ bạch đàn
10.288.498
11.234.520
91,6
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Tỷ lệ hòa vốn cũng có thể hiểu là thước đo của sự rủi ro, cũng như sản lượng
hòa vốn, tỷ lệ sản lượng hòa vốn càng thấp càng an toàn. Qua kết quả tính toán
trong bảng 4.28 thì tỷ lệ sản lượng hòa vốn của hai mặt hàng dăm gỗ tràm và dăm
gỗ bạch đàn điều cao cho thấy độ an toàn rất thấp, mặt hàng dăm gỗ tràm có tỷ lệ
thấp hơn do đó mặt hàng này kinh doanh hiệu quả hơn. Trong 100% sản lượng
tiêu thụ của dăm gỗ tràm thì có 91,4 hòa vốn, còn 8,6 % còn lại sẽ đem lại lợi
nhuận cho công ty, tương tự như vậy đối với mặt hàng dăm gỗ bạch đàn trong
100% sản lượng tiêu thụ thì có 91,6 % sản lượng hòa vốn, còn 8,4% sản lượng
còn lại sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty.
4.4.2.2 Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn của mặt hàng dăm gỗ tràm
= (180 : 41.211.134.640) x 37.662.555.206 = 164,5 ngày (5 tháng 14 ngày)
Thời gian hòa vốn của mặt hàng dăm gỗ bạch đàn
= (180 : 37.206.483.336) x 34.073.447.175 = 164,8 ngày (5 tháng 14 ngày)
Dựa vào thời gian hòa vốn cho ta biết được bao lâu thì công ty đạt được
điểm hòa vốn, như tính toán ở trên thì thời gian hòa vốn của hai mặt hàng này
chênh lệch không nhiều và số ngày hòa vốn tương đối dài, điều này không tốt cho
công ty, vì thời gian hòa vốn nói lên chất lượng kinh doanh, nó có thể hiểu được
hiểu như là thước đo sự rủi ro, vậy thời gian hòa vốn càng ngắn càng tốt.
53
4.2.2.3 Đồ thị hòa vốn
Doanh thu
Doanh thu
(triệu đồng)
Điểm hòa vốn
41.211
Lãi
37.662
Tổng chi phí
Lỗ
Sản lượng (tấn)
0
11.932
13.057
Hình 4.3: Đồ thị hòa vốn của mặt hàng dăm gỗ tràm
Doanh thu
Điểm hòa vốn
Doanh thu
(triệu đồng)
37.206
Lãi
Tổng chi phí
34.073
Lỗ
Sản lượng (tấn)
0
10.288
11.234
Hình 4.4: Đồ thị hòa vốn của mặt hàng dăm gỗ bạch đàn
Giao điểm của hai phương trình doanh thu và chi phí chính là điểm hòa vốn,
vì tại đây doanh thu bằng chi phí. Đối với mặt hàng dăm gỗ tràm ta thấy rằng với
mức sản lượng 11.932 tấn và doanh thu là 34.662 triệu đồng thì mặt hàng này
hòa vốn, tương tự như vậy đối với mặt hàng dă gỗ tràm, mức sản lượng là 10.288
tấn và doanh thu là 34.073 triệu đồng thì sẽ hòa vốn.
54
4.4.2.4 Số dư an toàn
Bảng 4.27: Bảng thể hiện số dư an toàn của các mặt hàng
ĐVT: Đồng
Mặt hàng
Doanh thu thực hiện
Doanh số hòa vốn
Số dư an toàn
Dăm gỗ
tràm
41.211.134.640
37.662.555.206
3.548.579.434
Dăm gỗ
bạch đàn
37.206.483.336
34.073.447.175
3.133.036.161
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Doanh thu an toàn là thể hiện mức doanh thu thực hiện được đã vượt qua
mức doanh thu hòa vốn như thế nào, chỉ tiêu này càng lớn thể hiện tính an toàn
càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Số dư an toàn của mặt hàng dăm gỗ tràm cao hơn dăm gỗ bạch đàn, khả
năng phát sinh lỗ sẽ thấp hơn. Ngược lại số dư của mặt hàng dăm gỗ bạch đàn
thấp hơn, cho thấy khả năng phát sinh lỗ cao hơn mặt hàng dăm gỗ tràm.
Nhìn vào số liệu tính toán ở trên thì doanh thu an toàn của 2 hàng không
cao, tuy nhiên nếu kết luận mặt hàng nào hiệu quả hơn thi chưa hoàn toàn chính
xác mà ta cần phải xem xét kết hợp thêm tỷ lệ số dư an toàn, vì mổi mặt hàng có
mức sản lượng và doanh thu khác nhau. Có thể tính mức độ an toàn của doanh
nghiệp bằng tỷ số doanh thu an toàn như sau:
Tỷ lệ doanh thu an toàn (tràm) =
3.548.579.434
= 8,61 %
41.211.134.640
Tỷ lệ doanh thu an toàn (bạch đàn) =
3.133.036.161
= 8,42 %
37.206.483.336
Ta thấy tỷ lệ doanh thu an toàn của 2 mặt hàng chênh lệch không nhiều, tuy
nhiên khi có biến động thị trường khiến doanh thu sụt giảm thì sản phẩm dăm gỗ
bạch đàn sẽ có nguy cơ lỗ cao hơn mặt hàng dăm gỗ tràm.
4.5 PHÂN TÍCH CVP TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
Dựa vào kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng cuối năm và dự
đoán tình hình tăng giảm sản lượng cho 6 tháng cuối năm ta có một số phương án
để thấy được sự ảnh hưởng của các yếu chi phí khối lượng đến lợi nhuận của
công ty. Ta phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố chi phí, sản lượng đến lợi
nhuận của công ty thông qua các trường hợp độc lập sau:
55
a) Định phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Theo kế hoạch phòng kinh doanh năm 2013 công ty sẽ chi 500.000.000 cho
quảng cáo, do hiện tại ngành xuất khẩu dăm gỗ có nhiều đối thủ cạnh tranh, muốn
mở rộng thị trường thì công ty phải có chiến lược quảng cáo trên báo, tạp chí,
truyền hình… theo ước tính của phòng kế toán thì việc đầu tư cho quảng cáo sẽ
làm sản lượng tăng 2%. Từ đó ta có bảng báo cáo thu nhập mới như sau:
Bảng 4.28: Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 1
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
Tổng
Doanh thu
42.035.262.647
37.950.611.678
79.985.874.325
Chi phí khả biến
21.164.676.624
19.097.785.238
40.262.461.862
Số dư đảm phí
20.870.586.023
18.852.826.440
39.723.412.463
CPBB trực tiếp
10.487.836.371
7.075.088.800
17.562.925.171
CPBB chung
-
-
18.735.714.211
Lợi nhuận
-
-
3.424.773.081
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Sản lượng tăng thêm dăm gỗ tràm: (2% x 13.057.200) = 261.114 => sản
lượng mới = 13.318.314 (kg)
Sản lượng tăng thêm dăm gỗ bạch đàn (2% x 11.234.520) = 224.690 => sản
lượng mới = 11.459.210 (kg)
Doanh thu của dăm gỗ tràm = 13.318.314 x 3.156,2
= 42.035.262.647 (đ)
Doanh thu của dăm gỗ bạch đàn =11.459.210 x 3.311,8
= 37.950.611.678 (đ)
Chi phí quảng cáo sẽ được phân bổ theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ như
sau:
500.000.000
Chi phí
= quảng cáo phân bổ cho tràm =
25.506.306
x 13.710.060
= 268.758.244 (đ)
CPBB quảng cáo phân bổ cho bạch đàn = 500.000.000 – 268.758.244
= 231.241.756 (đ)
Tổng chi phí bất biến = 500.000.000 + 35.798.639.382 = 36.298.639.382 (đ)
Theo phương án này thì lợi nhuận tăng thêm là : 3.424.773.081 - 2.356.516.732
= 1.068.256.349 (đ)
56
Vậy nếu phương án này được thực hiện lãi trước thuế sẽ tăng thêm
1.068.256.349 (đ)
b) Biến phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Để tăng sản lượng trong 6 tháng cuối năm doanh nghiệp đưa ra chính sách
bổ sung hoa hồng bán hàng 5% doanh số bán, theo cách này thì chi phí khả biến
sẽ tăng, dẫn đến số dư đảm phí giảm, nhưng sẽ kích thích nhân viên làm việc tích
cực hơn, do đó sản lượng ước tính sẽ tăng 10%, làm doanh thu tăng. Ta phân tích
trường hợp này như sau:
Giá bán: Dăm gỗ tràm 3.156.200 đ/ tấn 3.156,2 đ/kg
Dăm gỗ bạch đàn 3.311.800 đ/ tấn 3.311,8 đ/kg
Theo kế hoạch này ta có bảng báo cáo thu nhập mới như sau:
Bảng 4.29: Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 2
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
Tổng
Doanh thu
45.332.248.104
40.927.131.670
86.259.379.774
Chi phí khả biến
23.225.233.356
20.958.109.405
44.183.342.761
Số dư đảm phí
22.107.014.748
19.969.022.265
42.076.037.013
CPBB trực tiếp
10.219.078.127
6.843.847.044
17.062.925.171
CPBB chung
-
-
18.735.714.211
Lợi nhuận
-
-
6.277.397.631
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Sản lượng tăng thêm dăm gỗ tràm: (10% x 13.057.200) =1.305.720 => sản
lượng mới = 14.362.920 (kg)
Sản lượng tăng thêm dăm gỗ bạch đàn (10% x 11.234.520) = 1.123.452 =>
sản lượng mới = 12.357.972 (kg)
Doanh thu dăm gỗ tràm = 14.362.920 x 3.156,2 = 45.332.248.104 (đ)
Doanh thu của của bạch đàn = 12.357.972 x 3.311,8 = 40.927.131.670 (đ)
Hoa hồng bán hàng 5% doanh số bán vậy ta có chi phí khả biến mới như sau
CPKB mới (tràm) =21.164.676.624 + (5% x 45.332.248.104 )
= 23.225.233.356 (đ)
CPKB mới (bạch đàn) =19.097.785.238 + (5% x 40.927.131.670 ) =
20.958.109.405 (đ)
Tổng lợi nhuận tăng thêm = 6.277.397.631- 2.356.516.732
57
= 3.920.880.899 (đ)
Vậy với phương án này lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng 3.528.792.810 đ.
Doanh nghiệp có thể thực hiện phương án này.
c) Định phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập, công ty quyết định giảm giá bán 5% cho
tất cả các mặt hàng tại công ty, để cạnh tranh với các công ty khác và nhằm thu
hút khách hàng mới, đồng thời đầu tư thêm cho quảng cáo 1.000.000.000 đ để
quảng cáo hình ảnh hoạt động của công ty, cũng như giới thiệu sản phẩm của
công ty. Theo kế hoạch thì phương án này làm cho sản lượng tiêu thụ tăng 12%
Bảng 4.30: Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 3
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí khả biến
SDĐP
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
Tổng
43.845.868.684.800 39.590.087.716.800 83.435.956.402
21.164.676.624
19.097.785.238 40.262.461.862
43.824.704.008.176 39.570.989.931.562 57.831.510.520
10.756.594.622
10.756.594.622 18.062.925.171
CPBB chung
-
- 18.735.714.211
Lợi nhuận
-
-
CPBB trực tiếp
6.374.855.158
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Giá bán giảm 5%: Vậy giá bán mới của dăm gỗ tràm là: 2.998,2 (đ); dăm gỗ
bạch đàn là 3.146,4 (đ)
CPBB tăng 1.000.000.000 (đ)
Phân bổ chi phí quảng cáo cho dăm gỗ tràm và dăm gỗ bạch đàn theo khối
lượng tiêu thụ
1.000.000.000
x 14.624.064
Chi phí quảng cáo phân bổ cho tràm =
27.206.726
= 537.516.495 đ
1.000.000.000
x 12.582.662
Chi phí quảng cáo phân bổ cho bạch đàn =
27.206.726
= 462.483.505 đ
CPBB mới là 1.000.000.000 + 35.798.639.382 = 36.798.639.382(đ)
Sản lượng tăng 12%:
58
Sản lượng tăng thêm (tràm) = 13.057.200 x 12% = 1.566.864 => sản lượng
mới = 13.057.200 + 1.566.864 = 14.624.064 (kg)
Sản lượng tăng thêm (bạch đàn) = 11.234.520 x 12% = 1.348.142 => sản
lượng mới = 11.234.520 + 1.348.142 = 12.582.662(kg)
Doanh thu dăm gỗ tràm = 14.624.064 x 3.156,2 = 43.845.868.685 (đ)
Doanh thu dăm gỗ bạch đàn = 12.582.662 x 3.311,8 = 39.590.087.717(đ)
Lợi nhuận tăng thêm: 6.374.855.158 - 2.356.516.732 = 4.018.338.426 (đ)
Từ kết quả trên cho thấy khi ta kết hợp thay đổi định phí, giá bán thì sản
lượng sẽ tăng và doanh thu bù đắp đủ chi phí bỏ ra, công ty có lời, nếu phương án
này được thực hiện thì lợi nhuận tăng thêm là 4.018.338.426 (đ). Ta thấy lợi
nhuận tăng thêm khá cao, như vậy đây là phương án khả thi.
d) Biến phí, định phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Để ổn định thị trường xuất khẩu sang Châu Âu, sản phẩm xuất khẩu phải có
chất lượng cao, công ty sẽ sử dụng nguyên liệu gỗ tốt hơn, do dó chi chí nguyên
liệu sẽ tăng 200đ/kg, đồng thời kết hợp việc quảng cáo tiếp thị nhằm giới thiệu
sản phẩm cũng như chất lượng của sản phẩm dăm gỗ ra thị trường thế giới, theo
cách này thì sản lượng ước tính sẽ tăng 14%
Chi phí quảng cáo tiếp thị là 1.000.000.000 đ
Theo phương này ta có bảng báo cáo thu nhập mới như sau
Bảng 4.31: Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 4
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
Tổng
Doanh thu
46.980.693.490
42.415.391.003
89.396.084.493
Chi phí khả biến
24.141.718.224
21.659.245.838
45.800.964.062
Số dư đảm phí
22.838.975.266
20.756.145.165
43.595.120.431
CPBB trực tiếp
10.756.595.581
7.306.329.590
18.062.925.171
CPBB chung
-
-
18.735.714.211
Lợi nhuận
-
-
6.796.481.049
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Sản lượng tăng thêm 14%
Sản lượng tăng thêm dăm gỗ tràm: (14% x 13.057.200) =1.828.008 => sản lượng
mới = 14.885.208 (kg)
59
Sản lượng tăng thêm dăm gỗ bạch đàn (14% x 11.234.520) =1.572.833 => sản
lượng mới = 12.807.303 (kg)
Doanh thu của dăm gỗ tràm = 3.156,2 x 14.885.208 = 46.980.693.490 (đ)
Doanh thu của dăm gỗ bạch đàn = 3.311,8 x 12.807.303 = 42.415.391.003 (đ)
CPKB tăng 200đ/kg
CPKB mới (tràm) = (14.885.208 x 200) + (21.164.676.624)
= 24.141.718.224 (đ)
CPKB mới (bạch đàn) = (12.807.303 x 200) + (19.097.785.238)
= 21.659.245.838 (đ)
Phân bổ chi phí quảng cáo theo khối lượng tiêu thụ:
1.000.000.000
Chi phí quảng cáo phân bổ cho tràm =
x 14.885.208
27.692.511
= 537.517.454 đ
Chi phí quảng cáo phân bổ cho bạch đàn =
1.000.000.000
x 12.582.662
27.206.726
= 462.482.546 đ
CPBB mới: 35.798.639.382 + 1.000.000.000 = 36.798.639.382 (đ)
Lợi nhuận tăng thêm = 6.796.481.049 - 2.356.516.732 = 4.439.964.317 (đ)
Khi sử dụng nguyên liệu tốt hơn, đã làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng
lên, dẫn đến biến phí tăng, cùng với việc chi thêm tiền cho quảng cáo đã làm cho
định phí tăng, như vậy cả định phí và biến phí điều tăng. Nhưng dăm gỗ chất
lượng hơn làm cho sản lượng tiêu thụ tăng và bù đắp đủ chi phí, số dôi ra chính là
lợi nhuận của công ty. Cụ thể phương án này đã làm cho lợi nhuận tăng thêm
4.439.954.358 (đ). Lợi nhuận tăng thêm khá cao, cho thấy phương án này đem
lại hiệu quả cho công ty. Công ty có thể thực hiện phương án này.
e) Biến phí, giá bán và khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Cũng như phương án 2 ta bổ sung thêm hoa hồng bán hàng 5% trên doanh
số bán, với chính sách này sẽ làm cho nhân viên bán hàng làm việc tích cực hơn
và dẫn đến hợp đồng xuất khẩu dăm gỗ tăng lên, đồng thời kết hợp với việc giảm
giá bán 200đ/kg, cũng làm cho sản lượng bán tăng lên, theo phương án này ước
tính sản lượng sẽ tăng 15%
60
Bảng 4.32: Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 5
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Dăm gỗ tràm
Dăm gỗ bạch đàn
Tổng
Doanh thu
44.389.648.836
40.203.516.236
84.593.165.072
Chi phí khả biến
23.384.159.066
21.107.961.050
44.492.120.116
Số dư đảm phí
21.005.489.770
19.095.555.186
40.101.044.956
CPBB trực tiếp
10.219.078.127
6.843.847.044
17.062.925.171
CPBB chung
-
-
18.735.714.211
Lợi nhuận
-
-
4.302.405.574
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Sản lượng tăng 15%
Sản lượng tăng thêm dăm gỗ tràm = 13.057.200 x 15% = 1.958.580
Sản lượng mới = (13.057.200 + 1.958.580) = 15.015.780
Sản lượng tăng thêm dăm gỗ bạch đàn = 11.234.52 0 x 15% = 1.685.178
Sản lượng mới = (11.234.520 + 1.685.178) = 12.919.698
Doanh thu của dăm gỗ tràm = 15.015.780 x 2.956,2 = 44.389.648.836
Doanh thu của dăm gỗ bạch đàn = 12.919.698 x 3.111,8 =40.203.516.236
Hoa hồng bán hàng 5% trên doanh số bán, ta có chi phí khả biến mới như
sau
Chi phí khả biến mới của dăm gỗ tràm
= (21.164.676.624) + (44.389.648.836 x 5%) = 23.384.159.066
Chi phí khả biến mới của dăm gỗ bạch đàn
= (19.097.785.238) + (40.203.516.236 x 5%) = 21.107.961.050
Vậy lợi nhuận tăng thêm = 4.302.405.574 - 2.356.516.732 = 1.945.888.842 (đ)
Việc chi thêm hoa hồng bán hàng đã làm chi phí khả biến tăng lên, nhưng khi
doanh thu tăng và bù đắp được khoản biến phí này, đo đó dẫn đến lợi nhuận cũng
tăng, lợi nhuận tăng thêm là 1.945.888.842 (đ). Vậy phương án này công ty có
thể thực hiện
f) Tính giá bán trong trường hợp đặc biệt
Công ty nhận được một đơn đặt hàng với số lượng 2.000.000kg dăm gỗ
tràm, nhưng khách hàng muốn mua với giá thấp hơn giá ban đầu, công ty muốn
chấp nhận đơn hàng này và điều kiện phía khách hàng đưa ra, vì xét thấy rằng
đơn hàng này sẽ đem đến lợi nhuận mong muốn cho công ty là 3.500.000.000đ
61
Do hoạt động kinh doanh của công ty bình thường nên công ty đã bù đắp đủ
chi phí và có lãi nên ta có thể tính toán như sau: Biến phí sản phẩm: 1.620,92 (đ)
Lãi mong muốn /Sản phẩm: (3.000.000.000 : 2.000.000) = 1.500 (đ/kg)
Vậy đơn giá bán sẽ là 3.120,92 (đ). Với giá bán này công ty sẽ đạt được lợi
nhuận mong muốn là 3 tỷ đồng.
Trong trường hợp kỳ trước lỗ, thì giá bán tối thiểu phải bù đắp được khoản
lỗ của kỳ trước đó, bù đắp đủ chi phí cho kỳ này và đồng thời phải kiếm thêm lợi
nhuận cho kỳ này. Như vậy để xác định được giá bán tối thiểu cho công ty trong
một số trường hợp đặc biệt ta cần xác định tất cả các chi phí bỏ ra và lợi nhuận
mà công ty mong muốn.
Bảng 4.33: Bảng thể hiện lợi nhuận tăng thêm các phương án
Phương án
Lợi nhuận tăng thêm
Chi phí
ĐVT: Đồng
Chi phí / lợi
nhuận
Phương án 1
1.068.256.349
76.561.101.244
22
Phương án 2
3.528.792.810
79.981.982.143
13
Phương án 3
4.018.338.426
77.061.101.244
19
Phương án 4
4.439.964.317
82.599.603.444
12
Phương án 5
1.945.888.842
80.290.759.498
19
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Để thấy rõ sự chênh lệch lợi nhuận giữa các phương án ta quan sát đồ thị sau:
5.000.000.000
4.439.964.317
4.500.000.000
4.018.338.426
4.000.000.000
3.528.792.810
3.500.000.000
3.000.000.000
2.500.000.000
1.945.888.842
2.000.000.000
1.500.000.000
1.068.256.349
1.000.000.000
500.000.000
0
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3
Phương án 4
Phương án 5
Hình 4.5: Sơ đồ thể hiện lợi nhuận tăng thêm giữa các phương án
62
Như trong bảng báo cáo thu nhập ta thấy rằng muốn tối đa hóa lợi nhuận ta
có thể thay đổi các chỉ tiêu doanh thu, biến phí, định phí sao cho bảng báo cáo thu
nhập đạt đến lợi nhuận mong muốn, vậy doanh nghiệp sẽ đạt tới mức lợi nhuận
tối đa khi chọn được sự kết hợp hoài hòa nhất các chỉ tiêu của mối quan hệ này.
Theo kết quả tính toán từ các phương án trên thì phương án 4 là phương án
có lợi nhuận tăng thêm nhiều nhất và trong 1 đồng lợi nhuận thì chỉ có 12 đồng
chi phí, như vậy chi phí bỏ ra so với lợi nhuận đạt được thấp hơn các phương án
khác. nhưng xét về yếu tố chi phí đầu vào thì phương án 1 và phương án 3 là
phương án có chi phí thấp, trong điều kiện doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn
thì đây sẽ là phương án tối ưu nhất, còn nếu công ty có nguồn vốn tốt thì phương
4 sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều hơn. Phương án 1 và phương án
5 là phương án có mức lợi nhuận tăng thêm thấp nhất, trong đó phương án 5 là
phương án có chi phí cao nhưng lợi nhuận đem lại thấp, do đó phương án này
kém hiệu quả.
Như vậy với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty tôi
sẽ chọn phương án 4, vì đây là phương án đem lại lợi nhuận tăng thêm cao nhất
trong các phương án. Thực hiện theo phương án này cũng là một phần trong định
hướng phát triển của công ty, vì trong thời gian tới công ty sẽ mở rộng thị trường
xuất khẩu sang các nước khác, đòi hỏi chất lượng dăm gỗ phải đảm bảo thì mới
cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Do đó đây là phương án phù hợp với
định hướng phát triển của công ty vừa là phương án đem lại lợi nhuận cao cho
công ty. Từ những lý do trên tôi thấy rằng đây là phương công ty nên chọn.
Qua các phương án trên ta thấy việc thay đổi chi phí hay khối lượng sản
phẩm sẽ làm thay đổi lợi nhuận của công ty.
Thực tế trong công tác quản lý các nhà quản trị không dừng lại ở việc phân
tích các nghiệp vụ đã phát sinh mà dựa vào sự phân tích này để đưa ra những kế
hoạch cho kỳ sản xuất kế tiếp, đặt ra lợi nhuận mục tiêu, từ đó có những kế hoạch
khối lượng sản phẩm cần sản xuất và kết cấu chi phí hợp lý
4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
Như đã trình bày ở trên khi thay đổi các yếu tố chi phí, sản lượng sẽ dẫn đến
sự thay đổi trong lợi nhuận, để đạt được lợi nhuận tối đa nhà quản lý thay đổi các
phương án và kết hợp hài hòa giữa các phương án sau cho lợi nhuận cao nhất.
Theo như tình hình kinh doanh hiện tại của công ty để đạt được lợi nhuận tối đa
tôi sẽ chọn phương án 4, vì đây là phương án đem lại lợi nhuận cao nhất cho công
ty. Để thực hiện phương án này cần phải có một số chiến lược kinh doanh và một
số biện pháp đối với chi phí như sau:
Chiến lược quảng cáo tiếp thị:
Đặt các văn phòng đại diện ở các nước có lượng xuất khẩu lớn, chi tiền cho
quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng, môi giới bán hàng, nhằm thu hút khách hàng
63
Tổ chức các buổi hội nghị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của công ty, chương
trình tri ân khách hàng, và những chương trình khác nhằm duy trì mối quan hệ
với khách hàng thân thiết đồng thời thu hút những khách hàng tiềm năng.
Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu khách hàng về mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
để kịp thời có những biện pháp thực hiện.
Tìm kiếm khách hàng mới thông qua các cá nhân, hay công ty môi giới ở
nước ngoài là người Việt Nam
Duy trì cách thức đặt hàng qua website mà hiện tại công ty đang áp dụng,
đồng thời đăng tin hoạt động của công ty, những kết quả đạt được trong những
năm qua, giới thiệu sản phẩm, quy trình sản xuất…
Mở rộng thị trường xuất khẩu ổn định sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
không nên phụ thuộc quá nhiều vào thì trường Trung Quốc mà trong những năm
qua đã có những biểu hiện không ổn định về giá cả và sản lượng nhập khẩu.
Muốn được vậy, chất lượng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng chế biến dăm phải
được bảo đảm, nhất là về chu kỳ khai thác.
Chiến lược nguyên vật liệu:
Kiểm soát việc khai thác gỗ, nguyên liệu gỗ đưa vào sản xuất phải đủ tuổi,
tránh tình trạng khai thác gỗ non, dẫn đến chất lượng dăm gỗ không cao. Dễ bị ép
giá khi xuất khẩu sang các nước khác
Giống và chất lượng cây giống cũng cần được quan tâm để nâng cao năng
suất rừng trồng và chất lượng gỗ.
Quản lý tốt công tác bảo quản nguyên vật liệu và thành phẩm trong thời gian
chờ xuất bán, nhằm đảm bảo chất lượng của thành phẩm
Do hiện tại ngành dăm gỗ đang phát triển một cách tự phát, số lượng các
doanh nghiệp thành lập ngày càng tăng, do đó đã làm cho nguồn nguyên liệu
không đủ để cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ, việc tìm nguồn
nguyên liệu ổn định cho công ty là vô cùng quan trọng, thiết nghĩ công ty cần đặt
thêm các trạm thu mua nguyên liệu gỗ ở những nơi giao thông thuận tiện, và duy
trì liên kết với rừng Cà Mau để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, tránh tình trạng
thiếu nguồn nguyên liệu dẫn đến tăng giá nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến lợi
nhuận của công ty.
Hiện tại công ty có vườn ươm, với quy mô lớn, nên về lâu dài công ty có
thể mở rộng diện tích trồng rừng, vừa tận dụng được nguồn giống tự có vừa cung
cấp nguyên liệu ổn định và lâu dài cho sản xuất dăm gỗ.
Để phân tích CVP công ty cần phải tổ chức công tác kế toán chi phí một
cách chi tiết, theo dõi chi phí theo từng yếu tố chi phí đồng thời phải nhận dạng
được biến phí và định phí
64
- Về chứng từ gốc ban đầu: Chi phí liên quan đến bộ phận nào thì tập hợp ở
bộ phận đó, riêng chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau
nên khi phát sinh không thể hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí được,
do đó ta tập hợp theo từng yếu tố chi phí sau đó phân phổ chi phí này cho từng
sản phẩm vào cuối kỳ theo tiêu chí phân bổ thích hợp.
- Đối với chi phí:
Hiện tại cơ cấu chi phí của công ty là biến phí lớn hơn định phí, nhưng để
lợi nhuận công ty tăng nhanh khi doanh thu tăng thì cơ cấu chi phí phải là định
phí chiếm tỷ trọng lớn hơn biến phí, đặc biệt quy mô của công ty lớn, ta nên tăng
định phí và giảm biến phí từ đó sẽ làm thay đổi kết cấu chi phí. Ta thấy chi phí
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí, do dó việc làm giảm
tiêu hao nguyên liệu sẽ làm giảm biến phí đáng kể. Hiện tại gỗ sau khi được thu
mua chưa có nhà kho để chứa, theo thời gian sẽ bị ảnh hưởng bởi nắng, mưa làm
ảnh hưởng đến chất lượng dăm gỗ. Chính vì lẽ đó công ty có mức hao hụt cho
nguyên liệu tràm là 22%, bạch đàn là 18%, nếu ta làm tốt công tác bảo quản
nguyên liệu sẽ làm cho tỷ lệ hao hụt này giảm đáng kể, bằng cách xây thêm nhà
kho chứa gỗ sau khi được thu mua, cử nhân viên trực tiếp bảo quản, chịu trách
nhiệm..
Đối với chi phí nhân công trực tiếp: ta có thể hạn chế tăng ca bởi việc tăng
ca liên tục sẽ làm công nhân mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả hơn, thay vào đó ta
thuê công nhân làm theo thời vụ, sẽ giảm được chi phí tăng ca đáng kể. Bởi có
một số khâu công việc khá đơn giản, không cần phải có tay nghề cao, hay kinh
nghiệm mới làm tốt công việc. Ta có thể sắp xếp công nhân làm theo thời vụ ở
những khâu đơn giản, công nhân làm việc cố định của công ty bố trí ở những
khâu quan trọng hơn. Ngoài ra công ty cũng cần có chính sách khen thưởng cho
những công nhân làm việc tốt, tích cực, hoàn thành công việc sớm hơn kế hoạch
và có sáng kiến trong công việc.
- Sau quá trình thực tập tại công ty và thực hiện đề tài này tôi nhận thấy rằng
các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty điều rất tốt, do công ty có nguồn
nguyên vật liệu tương đối ổn định nên quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi
hơn, tuy nhiên việc trang bị cho nhân viên những kiến thức về kế toán quản trị là
rất cần thiết, đặc biệt với lĩnh vực hoạt động của công ty là xuất khẩu ra nước
ngoài thì việc xây dựng những kế hoạch linh hoạt về giá bán, khối lượng và lợi
nhuận là rất quan trọng, nó sẽ giúp cho công ty đạt được mức lợi nhuận tối đa và
giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh. Tất cả những điều đó điều nằm trong
phân tích mối quan hệ CVP.
4.7 ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÂN TÍCH CVP TẠI CÔNG TY.
Mặc dù phương pháp điểm hòa vốn được sử dụng khá phổ biến nhưng luôn
được giới hạn bởi một số giả thuyết để tránh đưa ra những kết luận sai lầm đó là:
65
Lý luận điểm hòa vốn chỉ giới hạn trong một thời kỳ ngắn hạn, ở đó kéo
theo việc cố định một số yếu tố: Khả năng sản xuất và tình trạng kỹ thuật của máy
móc thiết bị không thay đổi, giá bán sản phẩm cũng không thay đổi và không bị
ảnh hưởng bởi số lượng tiêu thụ (doanh nghiệp không có chính sách chiết khấu
thương mại cho sản phẩm bán ra), cơ cấu sản phẩm cũng không thay đổi.
Giá cả các yếu tố đầu vào cũng phải ổn định và không chịu ảnh hưởng của
khối lượng sử dụng.
Sự giãn cách về thời gian thanh toán cũng được bỏ qua có nghĩa là không
có sự giản cách giữa:
- Thời điểm chi phí được ghi nhận và chi phí được chi trả
- Thời điểm tiêu thụ và thời điểm thu tiền của khách hàng
Khối lượng sản xuất ra cũng là khối lượng xuất bán, không có hàng tồn
kho cuối kỳ.
Định phí không đổi trong suốt quá trình phân tích trong phạm vi phù hợp.
Khi phân tích CVP việc tách chi phí thành chi phí khả biến và bất biến là rất
khó khăn và phải tốn nhiều thời gian, do đó các khoản các khoản doanh thu chi
phí của từng loại mặt hàng phải được theo dõi ghi chép riêng lẽ và rõ ràng từ đó
giúp cho các nhà quản trị dễ dàng xác định hơn. Hiện tại các khoản chi phí của
công ty được tập hợp riêng theo nhóm mặt hàng, do đó cũng thuận tiện hơn trong
quá trình phân tích.
66
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Trong quá trình phân tích mối quan hệ CVP người phân tích phải hiểu rõ ý
nghĩa của các khía niệm về SDĐP, tỷ lệ SDĐP, đòn cân hoạt động và điểm hòa
vốn và mối quan hệ giữa chúng để tránh đưa ra những nhận định sai lầm và
những kế hoạch kinh doanh không hiệu quả.
Qua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, ta thấy rằng, việc đặt chi phí trong
mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích và ra quyết định kinh
doanh, chỉ có thể thực hiện khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Mô hình biến động của doanh thu phải có dạng tuyến tính, nghĩa là giá của
sản phẩm không thay đổi khi mức tiêu thụ thay đổi trong phạm vi phù hợp.
Mô hình biến động của chi phí cũng phải có dạng tuyến tính trong phạm vi
phù hợp nghĩa là chi phí có thể chia thành định phí và biến phí. Tổng định phí giữ
nguyên không đổi và biến phí đơn vị cũng giữ nguyên không đổi dù mức hoạt
động thay đổi, hiệu suất và năng suất của quá trình sản xuất và của nhân viên giữ
nguyên không đổi.
Kết cấu hàng bán giữ nguyên không đổi trong phạm vi phù hợp.
Mức tiêu thụ và sản xuất là bằng nhau, điều này nghĩa là không có hàng tồn
kho.
Tuy vậy phân tích CVP là một trong những công cụ phân tích hữu hiệu giúp
các nhà quản trị đánh giá nhanh tình hình hoạt động của công ty. Đặc biệt là
SDĐP sẽ giúp nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị tốt hơn. Thật vậy báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí chúng ta sẽ thấy rõ lãi thuần
trước thuế sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi mức tiêu thụ thay đổi theo một tỷ lệ
nào đó.
Thành phẩm của công ty là dăm gỗ tràm và dăm gỗ bạch đàn, được tiêu thụ
chủ yếu thông qua xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản.. Do đó việc xác định giá bán còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: biến động
của thị trường, chênh lệch tỷ giá…chính vì vậy việc xác định giá bán trong đề tài
này chỉ mang tính tương đối và chỉ phù hợp trong ngắn hạn.
Qua phân tích CVP ta thấy rằng các sản phẩm không đồng nhất về giá bán,
nhà quản trị không thể chỉ dựa vào số dư đảm phí để quyết định tăng doanh thu
của sản phẩm mà còn phải dựa vào tỷ lệ số dư đảm phí, việc tăng doanh thu hay
sản lượng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, dự báo của nhà quản trị đối với sản
phẩm đó ở hiện tại và trong tương lai.
67
5.2KIẾN NGHỊ
Gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất dăm gỗ nhưng chu kỳ khai thác gỗ là khá
dài, đối với gỗ dùng để sản xuất dăm gỗ là từ 1- 2 năm, do đó thời gian thu hồi
vốn của nông dân trồng rừng khá dài dẫn đến thiếu vốn, đôi khi họ phải bán gỗ
sớm hơn chu kỳ khai thác khi có thương lái hỏi mua. Từ đó làm cho chất lượng
dăm gỗ không đảm bảo. Do đó nhà nước cần có những chính sách hổ trợ vốn cho
nông dân trồng rừng.
“Hiện diện tích rừng trồng nguyên liệu giấy cả nước bình quân khoảng 150
ngàn - 200 ngàn ha/năm. Lượng nguyên liệu từ diện tích này (khoảng 15,5 triệu
m3 gỗ/năm). chưa đủ để cung cấp cho các nhà máy dăm hoạt động hết công suất
thiết kế, nên về lâu dài có nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng” (Trần Lê
Huy, 2013). Chính vì vậy diện tích trồng rừng cần mở rộng hơn nửa, để đáp ứng
nhu cầu nguyên liệu phục cho ngành xuất khẩu dăm gỗ.
Chính phủ cần quan tâm và có cơ chế, chính sách cụ thể đối với ngành dăm
gỗ, trong đó có chính sách về thuế, chính sách tín dụng ưu đãi; hình thành mạng
lưới liên kết 4 nhà - nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người trồng
rừng. Nếu những vấn đề trên được thực hiện thì vấn đề nguyên vật liệu không còn
là khó khăn cho ngành dăm gỗ, giúp các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ xuất khẩu
có đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, từ đó làm tăng khối lượng xuất khẩu và
chất lượng dăm gỗ cũng được đảm bảo
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Văn Trường, 2006. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động
xã hội
Phạm Văn Dược, 2010. Kế toán quản trị. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học
công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Lê Phước Hương, 2011. Giáo trình kế toán quản trị 1. Đại học Cần Thơ
69
PHỤ LỤC
Bảng tổng hợp chi phí điện nước, cho 6 tháng năm 2013
Tháng
Khối
lượng
thành
phẩm (X)
Chi phí
điện, nước
(Y)
(X2)
XY
1
5.764.458
7.456.159
33.228.976.033.764
42.980.715.396.822
2
3.368.489
6.895.458
11.346.718.143.121
23.227.274.422.962
3
3.015.245
5.264.489
9.091.702.410.025
15.873.724.134805
4
4.169.752
5.905.248
17.386.831.741.504
24.623.419.658.496
5
3.925.156
7.167.448
15.406.849.624.336
28.133.351.521.888
6
4.048.620
6.235.154
16.391.323.904.400
25.243.769.187.480
Tổng
24.291.720
38.923.956
102.852.401.857.150
160.082.254.322.453
Căn cứ vào đặc tính chi phí hổn hợp phương trình chi phí hổn hợp có dạng sau:
Y = aX + B
Giải hệ phương trình sau, ta sẽ tìm được a và b
∑XY = b∑X + a∑(X2)
∑Y = nb + a∑X
Theo bảng kê ta có hệ phương trình:
467.419.654.322.453= 24.291.720b + 102.852.401.857.150 a
114,423,956 = 6b + 24,291,720a
Giải hệ phương trình chúng ta có a= 0,92 đ/kg; b= 15.331.156đ
70
[...]... chi phí trong ngắn hạn, phân tích CVP cong giúp họ nhận ra các thay đổi trong chi phí lên lợi nhuận để sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó tôi chọn đề tài Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn nhằm đánh giá tình hình sản lượng, chi phí và lợi nhuận của công ty đồng thời đưa ra những đề xuất về kết cấu chi phí. .. NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Khái niệm: Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận (CVP) là xem xét mối quan hệ nội tại của các yếu tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hang, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp Phân tích CVP là biện pháp hữu ích nhằm giúp cho... lại lợi nhuận tối đa cho công ty 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí, khối lượng và lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn nhằm đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí tại công ty, nhằm tập hợp chi phí khả biến và bất biến Phân. .. bị phá sản Một trong những công cụ giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn đó là phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận hay phân tích CVP, đây là việc xem xét các mối quan hệ nội tại của các nhân tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp Tóm lại phân tích CVP cung cấp cho người... mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải Phan Thành” Luận văn phân tích các yếu tố chi phí và ảnh hưởng của những kết cấu chi phí đến lợi nhuận của doanh nghiệp, phân tích mối quan hệ của các yếu tố giá, khối lượng và chi phí ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm năng cao lợi nhuận 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ... tích những rủi ro trong kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích điểm hòa vốn và đòn bẫy kinh doanh Phân tích ảnh hưởng của những thay đổi về chi phí – khối lượng đối với lợi nhuận của công ty 1 Đánh giá kết cấu chi phí và lợi nhuận hiện tại của công ty, đưa ra giải pháp tối ưu nhằm hạn chế tối thiểu khả năng phát sinh lỗ và tối đa lợi nhuận 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1 Không gian Công ty cổ. .. hợp cần thiết có thể cắt giảm Ví dụ: Chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, chi phí thuê tư vấn quản lý… Bảng tóm tắt ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức độ hoạt động Loại chi phí Chi phí tính cho 1 sản phẩm Chi phí tính cho tổng số Biến phí Cố định Thay đổi Định phí Thay đổi Cố định 2.1.2.3 Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến... số thực hiện: Tăng khối lượng bán ra, tăng giá bán Trong đó việc tăng giá bán là rất khó áp dụng trong thực tế -Giảm doanh số hòa vốn: bằng cách giảm tổng chi phí bất biến hay tăng tỷ lệ số dư đảm phí 2.1.5 Những hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ C - V – P Qua nghiên cứu mối quan hệ C.V.P chúng ta thấy rằng, việc đặt chi phí trong mối quan hệ khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định... cổ phần đầu tư Thúy Sơn 1.3.2 Thời gian Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, thời gian thực hiện đề tài 2013 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Tìm hiểu về chi phí phát sinh, doanh số thực hiện, lợi nhuận đạt được và mối quan hệ của các nhân tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Huỳnh Thị Thúy Kiều, (2010) Phân tích mối quan hệ chi phí. .. phẩm, chi n lược khuyến mãi sử dụng tốt điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có… Mục đích: Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác chính là phân tích rủi ro từ kết cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra kết cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất 2.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Ứng xử của chi