Tăng lãi suất dưới góc độ lý thuyết trò chơi Bài viết này nhằm phân tích hành vi của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc tăng lãi suất theo cái nhìn của “lý thuyết trò chơi”. Qua đó đề xuất những biện pháp hạn chế tình trạng trên tái diễn. Chúng tôi giới thiệu như một ý kiến tham khảo. Người chơi cụ thể trong trò chơi “tăng lãi suất” này là các NHTM, nhưng không phải tất cả, mà chỉ là các NHTM không có khả năng tiếp cận vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua hình thức chiết khấu tín phiếu. Chính đặc điểm này sẽ làm cho các NHTM tham gia trò chơi không có lựa chọn nào khác là huy động vốn từ dân cư hay từ hệ thống liên ngân hàng. Nhưng lãi suất liên ngân hàng quá cao nên mục tiêu cơ bản vẫn là huy động từ dân cư thông qua lãi suất huy động. Diễn biến của “trò chơi” Để đơn giản cho việc khảo sát, giả sử chỉ có hai NHTM là A và B và khách hàng chỉ có thể gửi tiền vào hai ngân hàng này. Do ai cũng nghĩ rằng NHNN sẽ không bao giờ làm ngơ khi có một NHTM nào đó mất khả năng thanh toán và trên thực tế chưa có NHTM nào phải rơi vào tình trạng như thế thật, vì vậy khách hàng sẽ gửi tiền vào NHTM nào có lãi suất cao hơn. Như thế NHTM A và B phải đứng trước lựa chọn, có tăng lãi suất hay không? Chúng ta sẽ cùng theo dõi bảng sau để thấy được lợi và hại của từng NHTM trong từng trường hợp: Chú thích : -1: huy động được với giá cao -2: không huy động được 2: huy động được với giá cao nhưng nhanh chóng. 1: huy động được với giá rẻ nhưng chậm. Trong bảng trên chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng nếu A và B cùng tăng lãi suất thì hai ngân hàng sẽ chịu thiệt, tức là sẽ huy động được với giá cao. Nhưng nếu một trong hai quyết định tăng và ngân hàng kia giữ nguyên thì ngân hàng tăng sẽ thu hút được vốn với giá cao, còn ngân hàng giữ nguyên sẽ không huy động được vốn. Nhưng nếu cả hai cùng giữ nguyên lãi suất thì lợi ích chia đều cho cả hai, tức huy động được với giá rẻ nhưng chậm. Nếu bạn là một trong hai NHTM, bạn sẽ quyết định thế nào? Qua bảng mô tả trên, rõ ràng với A hay B thì lựa chọn tăng lãi suất là “chiến lược áp đảo” của trò chơi này, là chiến lược tối ưu bất kể bên kia quyết định thế nào. Vì vậy, cả A và B đều chọn chiến lược áp đảo này và cùng nhau tăng lãi suất là điều hợp lý và điểm (-1,-1) là điểm “cân bằng” của trò chơi. Điều đó nói lên rằng nếu để cho hai NHTM này tự do đưa ra quyết định thì điểm (-1,-1) là kết cục cuối cùng của trò chơi mặc dù ở đó lợi ích của cả hai không phải là tối ưu. Nếu hai NHTM này cùng “bắt tay” không tăng lãi suất để cùng nhau có lợi ích = 1, tức là huy động được vốn với giá rẻ nhưng chậm. Đây là kết cục tối ưu nhưng do đây là trò chơi có kết thúc (khi các NHTM hoàn thành mục tiêu huy động) và có thời gian giới hạn nên khi cả hai cùng huy động chậm thì sẽ nảy sinh những động cơ gian lận để tăng lãi suất nhằm về đích trước trong trò chơi. Rõ ràng các NHTM không có bất kỳ biện pháp nào để trừng phạt gian lận ngoài việc đáp trả bằng cách tăng lãi suất, điều đó sẽ dẫn trò chơi đến điểm “cân bằng”. Nhưng cũng có một thuận lợi là việc gian lận hoàn toàn có thể bị phát hiện được vì khi tăng lãi suất các NHTM buộc thông báo trên phương tiện truyền thông, vì thế nguy cơ bị đáp trả là khá rõ ràng. Nhưng nếu cam kết bị một NHTM phá vỡ, thì trong ngắn hạn, NHTM kia sẽ phải chịu tổn thất khi không có đáp trả kịp thời. Vì các NHTM đều hiểu rõ việc tuân thủ cam kết là rất mạo hiểm nên việc có một cam kết giữ nguyên lãi suất giữa các NHTM là bất khả thi. Ở trên chỉ khảo sát hai NHTM nhưng trong thực tế có rất nhiều NHTM trong hệ thống và việc đoán được hành vi của mỗi NHTM là rất khó khăn. Càng nhiều NHTM, động cơ chọn tăng lãi suất càng lớn. Vì thế “điểm cân bằng” của trò chơi mới cũng vẫn là điểm (-1, ,-1), tức là tất cả các NHTM đều tăng lãi suất. Chính vì có nhiều NHTM nên việc có một cam kết cho tất cả các ngân hàng khó khăn hơn rất nhiều. Rủi ro cho việc cam kết là quá lớn trong trường hợp này. Trò chơi này cứ thế tiếp tục cho đến khi nào tất cả các NHTM cùng đạt đến mục tiêu huy động vốn của riêng mình thì trò chơi mới chấm dứt, khi đó lãi suất sẽ không còn được tăng nữa. Giải pháp Từ những phân tích ở trên, việc các NHTM tăng lãi suất là hoàn toàn dễ hiểu và có thể dự đoán được. Nhưng kết quả của việc này là gây ra những bất ổn tạm thời trong hệ thống ngân hàng, nên việc hạn chế các cuộc đua như thế là hoàn toàn cần thiết. Có người cho rằng việc NHNN ấn định mức trần lãi suất huy động là bất hợp lý, nhưng theo tôi đó là giải pháp có thể áp dụng được. Cũng có ý kiến cho rằng làm như thế là không hợp lý vì mỗi NHTM có tình hình tài chính tốt, xấu, mạnh yếu khác nhau, áp dụng trần lãi suất như thế là đánh đồng tất cả thì không hợp lý. Nhưng như đã trình bày ở trên, do người gửi tiền chỉ gửi tiền vào các NHTM có lãi suất cao, nên đã làm trò chơi này đi theo hướng NHTM nào có lãi suất cao là thắng, vì thế biện pháp đặt trần lãi suất phù hợp là phù hợp nhưng cần được tính toán kỹ. . Tăng lãi suất dưới góc độ lý thuyết trò chơi Bài vi t này nhằm phân tích hành vi của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong vi c tăng lãi suất theo cái nhìn của lý thuyết trò chơi này và cùng nhau tăng lãi suất là điều hợp lý và điểm (-1 ,-1 ) là điểm “cân bằng” của trò chơi. Điều đó nói lên rằng nếu để cho hai NHTM này tự do đưa ra quyết định thì điểm (-1 ,-1 ) là kết cục. thống và vi c đoán được hành vi của mỗi NHTM là rất khó khăn. Càng nhiều NHTM, động cơ chọn tăng lãi suất càng lớn. Vì thế “điểm cân bằng” của trò chơi mới cũng vẫn là điểm (-1 , ,-1 ), tức là