1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo khoa học 'tìm hiểu một số nguyên nhân cơ bản và biện pháp kiểm chế lạm phát ở việt nam năm 2007 - 2008'

5 674 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 273,78 KB

Nội dung

Bài báo cáo tập trung phân tích nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng lạm phát trong năm 2007 – 2008, từ đó đánh giá hiệu quả một vài chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ trong t

Trang 1

TÌM HIỂU MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN VÀ BIỆN PHÁP

KIỂM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2007 - 2008

CN PHẠM THANH HIỀN

Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của CNMLN Khoa Lý luận chính trị

Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Năm 2007 lạm phát ở Việt Nam lên tới 12,63% và dự báo năm 2008 đạt

ngưỡng 20% (mức cao nhất trong 10 năm) Tỷ lệ lạm phát cao đã làm cho VNĐ mất giá,

người dân hoang mang, mất lòng tin, thì trường tài chính xáo động, đời sống nhân dân gặp

khó khăn… Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam đã ban hành những chính sách kiềm chế

lạm phát Bài báo cáo tập trung phân tích nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng lạm phát

trong năm 2007 – 2008, từ đó đánh giá hiệu quả một vài chính sách kiềm chế lạm phát của

chính phủ trong thời gian qua

Summary: In 2007-2008, inflation rate of Viet Nam is the highest during 10 years (13% -

20%) That high inflation rate has reduced VND value, made People worried, puzzled,…To

deal with this problem, Viet Nam Government has had some inflation restriction policices The

article focuses on analysing main reasons for the inflation in Viet Nam and remarks the

effecience of some Government’s inflation restriction

MLN-VTKT

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Khi đánh giá toàn cảnh kinh tế Việt Nam

trong năm 2007 -2008, sẽ là một thiếu sót nếu

không đề cập đến hiện tượng lạm phát đạt

mức kỷ lục trong 10 năm qua, dẫn đến hệ quả

người dân hoang mang, mất lòng tin vào nền

kinh tế, buộc chính phủ phải giảm mục tiêu

tăng trưởng kinh tế, tập trung toàn lực khắc

phục Vì vậy, với những diễn biến lạm phát đã

xảy ra, có thể nói lạm phát năm 2007 – 2008

là một vấn đề nổi cộm, một trong những sự

kiện quan trọng nhất diễn ra trong năm Vì

vậy, việc mô tả diễn biến, phân tích nguyên

nhân của lạm phát trong thời gian qua là rất

cần thiết Từ những phân tích đó chúng ta có

thể thấy được ảnh hưởng sự biến động của thị trường thế giới đến nền kinh tế trong nước, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, và đặc biệt

là những bất cập trong quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ, từ đó rút ra những bài học để đưa nền kinh tế Việt Nam không rơi vào khủng hoảng, tiếp tục tăng truởng cao và ổn định

II NỘI DUNG

1 Lạm phát và nguyên nhân lạm phát

Lạm phát là hiện tuợng kinh tế phổ biến trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các chính sách kinh tế của các chính

Trang 2

phủ

Theo kinh tế học hiện đại, lạm phát được định nghĩa là hiện tượng tăng mức giá chung

của nền kinh tế một cách liên tục và kéo dài

Mức độ lạm phát được đo bằng đại lượng

tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát đo sự thay đổi

trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) qua các thời

kỳ

Tỷ lệ lạm phát hiện nay được chia ra làm

ba cấp độ Một là, lạm phát một con số (từ 0%

đến 9%) Cấp độ lạm phát này không đáng

ngại, thậm chí nhiều quốc gia còn coi mức

lạm phát một con số này là “dầu bôi trơn”

cho nền kinh tế, cần được khuyến khích Hai

là, lạm phát hai con số (từ 10% đến 99%) hay

còn gọi là lạm phát phi mã Khi nền kinh tế

đạt mức lạm phát này thì bắt đầu báo hiệu có

hiện tượng bất thường, cần các nhà nước phải

tập trung lực lượng đối phó Khi lạm phát đạt

đến 20% thì thực sự nguy hiểm, nền kinh tế

bắt đầu rơi vào khủng hoảng, cần phải được

kiềm chế ngay lập tức Và cuối cùng là lạm

phát ba con số (từ 100% trở lên) còn gọi là

siêu lạm phát Đây là hiện tượng kinh tế hết

sức đáng lo ngại, cho thấy nền kinh tế đã rơi

vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, có

nguy cơ sụp đổ

MLN-VTKT

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại nguyên nhân lạm phát Nhưng tác giả nhất trí

với cách phân loại chia nguyên nhân lạm phát

thành ba loại: Lạm phát do tiền tệ, lạm phát

do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do tiền tệ: nghĩa là lạm phát do cung tiền liên tục tăng lớn hơn mức tăng của

tăng trưởng kinh tế

Lạm phát do cầu kéo gây ra bởi sự tăng

lên trong tổng cầu (AD), xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó tác giả nhấn mạnh đến hai nguyên nhân: tăng đầu tư chính phủ (tăng G) và tăng tiêu dùng cá nhân (tăng C)

Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra do giá các yếu tố đầu vào tăng đẩy chi phí sản xuất tăng, hoặc do năng lực sản xuất quốc gia bị giảm sút

2 Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam năm 2007-2008

Là một quốc gia liên tục có tốc độ tăng trưởng dương trong gần 20 năm, lạm phát luôn là hiện tượng kinh tế cố hữu ở Việt Nam Nhưng trong 10 năm qua chưa một năm nào

tỷ lệ lạm phát lại tăng cao đến hai con số, vấn

đề khắc phục lạm phát lại trở nên cấp bách như năm 2007 và đầu năm 2008 Theo số liệu thống kê, năm 2007 lạm phát ở Việt Nam đạt mức kỷ lục là 12,63%, trong 8 tháng đầu năm

2008, tháng 1 tiếp tục tăng 2,38%, tháng 2 tăng 3,56%, tháng 3 - 2,99%, tháng 4 - 2,2%, tháng 5 – 3,91%, tháng 6 – 2,14%, tháng 7 – 1,13%, tháng 8 – 1,56% Tính cả 8 tháng, CPI

đã tăng 22,14% so với 8 tháng đầu năm 2007 Vậy nguyên nhân nào đã đẩy tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao đến mức cao như vậy?

* Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam

2007 - 2008

Như đã nêu ở phần đầu, lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân cơ bản: lạm phát tiền

tệ, lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy Ở Việt Nam, năm 2007 và đầu năm 2008 tồn tại

cả ba tác nhân đó, sự tác động tổng hợp đồng thời của chúng đã làm cho lạm phát tăng liên tục, như một con ngựa bất kham

Đầu tiên là tác nhân cầu kéo: năm 2007

Trang 3

nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng lớn

nhất trong 10 năm (8,5%) Đạt được mức tăng

trưởng cao như vậy là nhờ năm 2007 chính

phủ đã mở rộng rất nhiều danh mục đầu tư với

tổng số vốn đầu tư lên tới 521700 tỷ đồng

(tăng 52% so với năm 2005, tăng 28,9% so

với năm 2006,), trong đó đầu tư công là

208100 tỷ đồng (tăng 28,8% so với năm 2005,

tăng 12,4% so với năm 2006 Số vốn đầu tư

được mở rộng như vậy đã làm cho cầu về

nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị công nghệ…

tăng đột biến Trong khi cung về các mặt hàng

đó trong nước thay đổi không đáng kể Điều

đó, đã dẫn dến dư cầu, đẩy giá cả tăng cao

Mặt khác, thị trường chứng khoán, thị trường

bất động sản diễn biến sôi nổi đầu năm 2007

đã làm cho thu nhập của một bộ phận dân cư

tăng đáng kể, thu nhập tăng thúc đẩy tiêu

dùng tăng cao, tiêu dùng tăng lại đẩy tổng cầu

tăng, kết quả là giá cả tất cả các mặt hàng hoá

MLN-VTKT

Thứ hai là tác nhân chi phí đẩy Năm

2007, chính phủ Mỹ duy trì chính sách đồng

đô la yếu, kết hợp với biến động chính trị trên

thế giới đã đẩy giá cả của các mặt hàng yếu tố

đầu vào nhập khẩu tăng (giá xăng dầu tăng

51,2%, giá phôi thép tăng 51,2%, giá phân

bón tăng 67%, thuốc trừ sâu tăng 28,4% )

Giá yếu tố đầu vào tăng như vậy đã làm tăng

chi phí sản xuất, để đảm bảo lợi nhuận, các

nhà sản xuất đã phải tăng giá thành phẩm đầu

ra, đưa mức giá cân bằng lên tầm cao mới

Ngoài ra, cũng xuất phát từ nguyên nhân

chi phí đẩy nhưng ở khía cạnh khác: Thời

điểm cuối năm 2007 cũng là lúc năng lực sản

xuất của quốc gia trong ngành nông nghiệp

giảm sút Đợt rét đậm rét hại kéo dài kỷ lục

cuối 2007, đầu 2008 kết hợp với dịch cúm gia

cầm, dịch lợn tai xanh diễn ra trong năm đã làm cho hàng loạt cánh đồng lúa và hoa màu phía Bắc bị phá hủy toàn bộ, số lượng gia cầm, gia súc giảm đáng kể Điều này đã làm cho cung các mặt hàng luơng thực, thực phẩm giảm, gây mất cân đối cung cầu, đẩy giá hàng lương thực thực phẩm tăng cao

Tuy nhiên nếu chỉ có hai nguyên nhân trên, thì lạm phát ở Việt Nam chưa thể đạt đến mức kỷ lục như vậy Phải khẳng định rằng, trong năm 2007 trước sự biến đổi chung của thế giới, không chỉ Việt Nam phải đối mặt với lạm phát mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với vấn đề này Tuy nhiên, mức lạm phát của đa số quốc gia chỉ dao động trong khoảng 8- 9 % Việt Nam là một trong

số ít quốc gia lạm phát tăng qua con số 12%

Chính vì vậy, khi nói đến lạm phát ở Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đến một nguyên nhân hết sức quan trọng – đó là nguyên nhân chính sách tiền tệ trong nước Và có thể khẳng định rằng đây mới là nguyên nhân cơ bản nhất, trực tiếp nhất dẫn đến tỷ lệ lạm phát chạm mức kỷ lục như vậy

Ngày 7/11/2006 đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam, sau nhiều năm đàm phán Việt Nam đã trở thành là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), vị thế của Việt Nam đã được đưa lên tầm cao mới Chính vì vậy, năm 2007 là năm mà Việt Nam thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khổng lồ, cao nhất kể từ khi mở cửa nền kinh tế, với tổng số vốn FDI thực tế đưa vào nền kinh tế lên tới 8,03 tỷ USD Trước tình hình đó, ngân hàng trung ương đã tung một số lượng lớn tiền đồng để mua số ngoại tệ trên Số tiền đó được tung vào lưu thông qua chức năng mua bán ngoại tệ của

Trang 4

ngân hàng thương mại, rồi đến lượt nó với

chức năng tạo tiền, ngân hàng thương mại đẩy

số cung tiền thực tế tiếp tục tăng lên theo cấp

số nhân Điều này vô hình chung đã làm cho

cung tiền trong nước tăng cao, đẩy khoảng

cách giữa cung tiền và tổng sản phẩm quốc

nội (GDP) giãn xa Tính đến cuối tháng 6 năm

2007, mức tăng trong cung tiền đã tăng gấp

xấp xỉ 5 lần so với mức tăng của GDP Sự mất

cân đối trầm trọng này, đã làm tiền Việt Nam

đồng mất giá nhanh chóng, giá cả hàng hoá

tăng với tốc độ chóng mặt

Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, việc làm của Ngân hàng trung ương

trong thời kỳ đó là đúng nhưng chưa đủ Khi

quyết định bơm tiền Việt Nam đồng vào để

mua ngoại tệ, chính phủ mới nhìn đến hiệu

quả trước mặt như tăng dự trữ ngoại tệ, có tiền

Việt Nam Đồng để thực thi các dự án đầu tư

của nước ngoài mà chưa nhìn thấy hậu quả lâu

dài là làm tăng vượt trội cung tiền trong nền

kinh tế Lẽ ra khi nhận thấy lượng vốn FDI

chảy vào trong nước tăng đột biến như vậy,

chính phủ phải thực hiện chính sách tài khoá

thắt chặt, chính sách tiền tệ thắt chặt ở mức độ

nhẹ kết hợp với việc ngân hàng trung ương

tung tiền ra mua ngoại tệ như trên Nếu làm

vậy, thì cung tiền đã không tăng quá cao và do

đó, cho dù có nguyên nhân cầu kéo và chi phí

đẩy thì tình hình lạm phát ở Việt Nam đã

không trầm trọng đến như thế

Tỷ lệ lạm phát cao đã đem lại hệ luỵ cho toàn bộ nền kinh tế, nổi bật là giá cả tăng cao

đã khiến đời sống nhân dân trở nên rất khó

khăn, xoá bỏ thành tựu xoá đói giảm nghèo

hơn 10 năm qua, kìm hãm sản xuất, tăng

trưởng kinh tế thực tế âm, người dân mất lòng

tin vào VNĐ, ồ ạt mua vàng và ngoại tệ tích

trữ, thị trường tài chính xáo động gây bất ổn kinh tế vĩ mô…

Trước tình hình đó để ổn định nền kinh

tế, chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách để kiềm chế lạm phát

3 Một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát

Nhận định nguyên nhân tình hình lạm phát ở nước ta là do mất cân đối cung cầu tiền, vì vậy chính sách đầu tiên mà chính phủ

sử dụng để kiềm chế lạm phát là sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt Bước đi đầu tiên

là ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%, đồng thời nâng lãi suất

cơ bản đến 12%, 13%, 14% Động thái điều chỉnh này của ngân hàng trung ương đã làm cho lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại tăng cao, thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng Đồng thời, chính phủ ra chỉ thị cho các ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng để hạn chế tiền chảy vào lưu thông Đây là một biện pháp được đánh giá là khá mạnh tay của chính phủ nhằm mục đích rút bớt lượng tiền mặt trong nền kinh tế, vì khi thực hiện biện pháp sẽ có hiệu quả nhanh chóng nhưng sẽ gây ra sự xáo trộn lớn trong nền kinh tế, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh

tế của quốc gia

MLN-VTKT

Sau 10 tháng thực thi nhóm biện pháp điều chỉnh cung tiền này, đến nay lạm phát trong nước đã bắt đầu được kiềm chế Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì biện pháp này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất trong nước Vì theo nguyên tắc hoạt động của ngân hàng thương mại, để đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thì lãi suất cho vay phải lớn hơn lãi suất huy động Trong khi đó, lãi suất huy động đã

Trang 5

đạt mức 17 – 19%, do đó đẩy lãi suất cho vay

tăng đến mức 20 – 25% Với mức lãi suất cho

vay như vậy, thì dù cần vốn, đủ điều kiện vay

nhưng ít doanh nghiệp nào dám vay Nhiều xí

nghiệp đang phải sản xuất cầm chừng, hoặc

thu nhỏ qui mô sản xuất để giảm bớt thua lỗ

Chính vì vậy, trước tình hình đó, trong tháng

9 và tháng 10 năm 2008, chính phủ đã giảm

bớt thắt chặt tín dụng ngân hàng, hạng mục

cho vay đã được mở rộng, đặc biệt là cho vay

ngắn hạn đối với những dự án quay vòng vốn

nhanh, chỉ tiếp tục thắt chặt với khoản vay dài

hạn hoặc cho vay đầu tư chứng khoán và bất

động sản

Cùng với chính sách tiền tệ trên, chính

phủ còn thực hiện đồng thời biện pháp thắt

chặt đầu tư công nhằm khắc phục lạm phát

cầu kéo Từ đầu năm 2008, chính phủ đã tạm

dừng cấp vốn cho dự án mới chưa cần thiết,

chỉ tập trung vốn vào những dự án hiệu quả

MLN-Đồng thời, chính phủ cũng đã thực hiện

nhóm biện pháp xử lý lạm phát chi phí đẩy

bằng cách hạn chế nhập khẩu hàng hoá thông

qua các công cụ như: tăng thuế nhập khẩu các

loại hàng hoá thường nhập khẩu với số lượng

lớn như: ô tô, vàng, điện thoại… và các hàng

hoá trong nước có khả năng sản xuất như

lương thực, gia cầm, chỉ ưu tiên cho vay ngoại

tệ để thanh toán các hàng hoá thiết yếu cho

sản xuất và tiêu dùng, còn các mặt hàng khác

thặt chặt cho vay… Nhờ vậỵ, nhập siêu trong

8 tháng đầu năm 2008 đã giảm: tháng

1 = 46,6%, tháng 2 = 81,3%, tháng 3 = 71,5%,

tháng 4 = 63,1%, tháng 5 = 33,3%, tháng 6 chỉ

còn 23%

[2] PGS TS Trinh Thị Hoa Mai Giáo trình tiền tệ

ngân hàng Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội năm 2004

Nhờ việc nhận dạng đúng nguyên nhân

lạm phát, chính phủ đã có những biện pháp hiệu quả Đến nay, dù chỉ số lạm phát còn cao, nhưng tình hình đã được kiểm soát

Trong tháng 8/2008 CPI chỉ còn tăng 1,56%, giảm mạnh so với tháng 5 (3,91%) và đang có

xu hướng giảm dần Người dân bắt đầu lấy lại lòng tin vào tiền Việt Nam đồng, hiện tượng ồ

ạt mua vàng tích trữ của cải đã không còn

III KẾT LUẬN

Tóm lại, lạm phát ở Việt Nam năm 2007 – 2008 xuất phát từ sự tổng hợp của ba nguyên nhân : do cầu kéo, do chi phí đẩy, và

do chính sách tiền tệ Trong đó, nguyên nhân

từ phía chính sách tiền tệ là quan trọng và chủ yếu nhất

Đến thời điểm hiện nay, «con ngựa bất kham - lạm phát» đã được kìm cương, nhưng những hậu quả mà nó gây ra thì vẫn còn đó, không dễ gì khắc phục trong ngày một ngày hai Thiết nghĩ «phòng bệnh hơn chữa bệnh»,

vì vậy có thể coi đợt lạm phát vừa qua như một bài học giúp chúng ta phòng tránh điều tương tự xảy ra trong tương lai Trong đó, bài học lớn nhất là khi nền kinh tế có những biến động đột biến cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô kịp thời hơn, nhịp nhàng hơn, đồng bộ hơn, và mang tính toàn cục hơn

Tài liệu tham khảo

[1] Tạp chí tiền tệ ngân hàng số 1,2,8,16,17,18

[3] Website :http://vietnamnet.vn http://vneconomy.vn http://www.gso.gov.vn♦

Ngày đăng: 29/06/2014, 08:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w