0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 89 -92 )

III, Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB 1, Giải pháp huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản

5, Đào tạo nguồn nhân lực

Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực rất đa dạng, phức tạp, bất kì một ngành, một lĩnh vực nào cũng cần phải có xây dựng cơ bản để trang bị cơ sở, vật chất cũng như trang, thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động của mình. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng cơ bản ngoài các yếu tố khách quan thì con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng công trình. Vì vậy các chuyên gia, cán bộ, công nhân hoạt động trong lĩnh vực này cần phải được đào tạo một cách bài bản, được trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết, được rèn luyện thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Muốn vậy phải tăng cường đào tạo các cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra những con người tri thức, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đào tạo phải gắn liền với giáo dục ý thức để tăng cường sự hiều biết về pháp luật, về những quy chế trong đầu tư xây dựng của Nhà nước đặt ra, về ý thức tự giác, trách nhiệm; bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến cho mọi người thấy được vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản. Dưới đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Trước tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho tất cả các thế hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước.

- Mở rộng hệ thống và nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Kiện toàn tổ chức và đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề. Làm tốt công tác hướng nghiệp, nhất là cho học sinh.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, cơ sở đào tạo nghề gắn với xúc tiến, hỗ trợ, giải quyết việc làm; liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp về đào tạo và sử dụng lao động.

- Quản lý chặt chẽ việc cho phép và tổ chức đào tạo hệ tại chức nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Phấn đấu tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học bằng bình quân cả nước. Chú trọng đào tạo trên đại học đối với nghề kỹ thuật cao.

- Có chính sách phát triển, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, thu hút cán bộ trẻ, có năng lực về xây dựng quê hương, đặc biệt là các kỹ sư xây dựng. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với người tài muốn cống hiến cho tỉnh nhà.

- Các tổ chức tín dụng cần xây dựng chính sách lãi suất huy động và cho vay vốn linh hoạt và hợp lý để thu hút các nguồn vốn. Mở rộng hình thức các dịch vụ phục vụ tốt nhất nhu cầu về vốn cũng như việc thanh toán của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được vay vốn để xây dựng các công trình hạ tầng. Tiếp tục thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư như cho vay theo dự án, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

- Trên cơ sở các quy định của nhà nước, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu, xây dựng chính sách đền bù giải phóng mặt bằng theo các văn bản của Chính phủ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từng công trình đảm bảo cho các dự án được triển khai nhanh theo đúng tiến độ.

- Tiếp tục các chính sách hỗ trợ vốn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực để khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần có chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ các ngành, cá nhân khai thác công trình và thu hút vốn về cho tỉnh.

- Có chính sách động viên khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có sáng kiến trong lĩnh vực quản lý đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí đầu tư, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, trong những năm qua với tinh thần nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã khắc phục khó khăn, tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII của tỉnh.

Tuy nhiên, thực trạng kinh tế-xã hội nước ta vẫn còn nhiều mặt yếu kém, đất nước ta đang nỗ lực để vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Hải Dương vẫn là tỉnh nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, với những nỗ lực cao nhất, vượt qua mọi khó khăn thách thức, Đảng bộ và nhân dân Hải Dương quyết tâm đoàn kết, nhất trí, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đề tài về đầu tư xây dựng cơ bản là một đề tài phức tạp và bao quát toàn bộ mọi lĩnh vực, chính vì vậy cần phải đi sâu tìm hiểu thì mới có thể đưa ra được những giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bài viết của em chắc chắn còn nhiều hạn chế thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy, cô giáo để em được nhận thức rõ hơn, có thêm kiến thức và thực tiễn để có thể vận dụng sau này.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 89 -92 )

×