- Chính phủ cần phải có giải pháp khôi phục và phát triển thị trường vốn, nhất là thị trường chứng khoán Hiện nay, vốn cho doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống
2.3.2 Tình hình lạm phát trong đầu năm
Hình 10: Diễn biến CPI đầu năm 2014
Toàn cảnh kinh tế tháng đầu năm 2014 vừa được Tổng cục Thống kê (GSO) công bố. Điểm đặc biệt nhất đọc được trong báo cáo này là sự khởi đầu êm ả với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,69% so với tháng trước, mức tăng khá thấp so với mức tăng cùng kỳ của một số năm trước (thường có mức tăng 1% trở lên).
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, việc nhiều địa phương triển khai các chương trình bình ổn giá với các mặt hàng thiết yếu cũng như sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp là hai trong số những yếu tố giúp cho CPI tháng 1 tăng thấp.
Bên cạnh đó, CPI tăng thấp cũng tiếp tục khẳng định hiệu quả của sự kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định KTVM. CPI tháng 1 cũng giúp tâm lý kỳ vọng lạm phát không còn bị áp lực lớn như những năm trước. Diễn biến này tiếp tục hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách tạm yên tâm với vấn đề kiểm soát lạm phát để có điều kiện đẩy mạnh thực hiện các chính sách khác.
Bên cạnh sự khởi đầu êm ả với chỉ số lạm phát, báo cáo của GSO cũng đã cho thấy nền kinh tế đang có những chuyển biến ở nhịp độ chậm trên mọi lĩnh vực.
Tháng 1/2014 là tháng khá đặc biệt với thời gian nghỉ Tết Dương lịch và cũng là tháng áp Tết Âm lịch nên số ngày làm việc, sản xuất ít hơn các tháng thông thường cũng ảnh hưởng đến các chỉ số về sản lượng và doanh thu của các ngành sản xuất. Theo báo cáo của GSO, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1 ước tính tăng thấp ở mức 3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân một mặt do ngành khai khoáng giảm sâu với mức giảm lên tới 9,6%. Mặt khác, do ảnh hưởng của một số ngày nghỉ trước Tết Nguyên Đán, trong khi năm 2013 thời gian nghỉ Tết vào tháng 2.
Trong tháng 1, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 12.232 tỷ đồng, bằng 7% kế hoạch năm và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2013, và có 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 211 triệu USD, giảm 50,6% về số dự án và giảm 52,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013, vốn FDI thực hiện ước 465 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Thông thường, tháng 1 các năm tình hình cấp phép và nhận giấy phép FDI không cao do kỳ nghỉ dài ngày từ lễ Giáng sinh đến Tết Dương lịch. Hơn nữa, nhà đầu tư nước ngoài cũng theo phong tục Việt Nam, cho dù mọi thủ tục đã hoàn tất nhưng muốn chờ sang tháng Giêng Âm lịch, sau Tết Nguyên đán mới nhận giấy phép để “lấy hên”.
Những ngày nghỉ Tết Dương lịch cũng tác động làm giãn hoạt động xuất nhập khẩu khiến kim ngạch nhập và xuất của tháng 1 không cao. Tuy nhiên, với số liệu về xuất nhập khẩu mà GSO vừa công bố, cùng với chỉ số sản xuất công nghiệp và cùng với mức tăng CPI cho thấy tổng cầu và sức mua sản xuất kinh doanh vẫn ở nhịp độ trầm.
Theo GSO, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1 ước tính đạt 10,3 tỷ USD, giảm 11,5% so với tháng trước, do hầu hết kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu đều giảm. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 10,4 tỷ USD, giảm 14,6% so với tháng trước, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có kim ngạch giảm hầu hết là nguyên vật liệu sản xuất như linh kiện điện tử điện máy, chất dẻo, kim loại, sợi, sắt thép... Nhập siêu tháng 1 ước tính 100 triệu USD, bằng 0,97% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Mức lạm phát thấp của tháng 1 là bước khởi đầu tốt cho nỗ lực kiềm chế lạm phát và cũng thể hiện rõ hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát như kiểm soát chặt chẽ thị trường, thực hiện các chính sách bình ổn giá và chưa điều chỉnh tăng các mặt hàng thiết yếu. CPI cũng chịu tác động từ việc tăng giá xăng dầu ngày 18/12/2013 với mức tăng 2,38% và đóng góp vào mức tăng CPI chung cả nước khoảng 0,86%.
Viện Kinh tế - Tài chính cho biết, tháng 1 giá xăng dầu thế giới đã có những diễn biến ép tăng giá trong nước, nhưng để kiềm chế lạm phát, các biện pháp điều hành và quỹ bình ổn giá đã được sử dụng để giữ ổn định giá bán lẻ xăng trong nước. Một phần do việc chi lương, thưởng Tết của các cơ quan, DN khá muộn nên nhịp độ tiêu dùng vẫn chậm. Nhưng sau ngày 25/1, sức mua dự báo sẽ tăng hơi đôi chút. Ông Thụy cho rằng, nếu có việc tăng lương, thưởng sớm và nếu giá xăng tăng thì CPI tháng 1 sẽ tăng khoảng 1-1,2% so với tháng trước.
Năm nay thế giới sẽ tiếp tục những diễn biến phức tạp, có thể sẽ tác động mạnh tới giá cả, nên vẫn phải tiếp tục cẩn trọng với lạm phát và cần sự phối hợp đồng bộ các chính sách. Trong đó, cần lưu tâm đến chính sách kích tổng cầu.