1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.

98 447 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Việc mở rộng quy mô và đầu tư mới TSCĐ làm tăng cường năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, song việc quản lý, sử dụng TSCĐ như thế nào để có hiệu quả lớnnhất là vấn đề

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trườngcàng phát triển, cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt Nền kinh tế Việt Nam ngàycàng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứngtrước nhiều cơ hội song cũng không ít những thách thức Để nâng cao khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bềnvững trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực khôngngừng, phát huy nội lực, biết tận dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có của đơn

vị, đồng thời phải có những giải pháp và hướng đi đúng đắn

Thực tế đã chứng minh nền kinh tế Việt Nam chuyển từ mô hình kế hoạchhóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết vĩ mô củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước tiến quan trọng, thànhcông rực rỡ trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Vớiđường lối đổi mới đó chúng ta đã từng bước thu được những thành quả rất đángkhích lệ Biểu hiện là những năm gần đây nền kinh tế đang dần khởi sắc, đờisống người dân được nâng cao, thu hút được nhiều vốn cho đầu tư, giải quyếtcông ăn việc làm cho người lao động và sản xuất ra nhiều sản phẩm đảm bảo đủcho tiêu dùng và xuất khẩu

Góp phần vào thành công chung đó là sự phát triển năng động, sáng tạo củacác thành phần kinh tế mà cụ thể là các “Doanh nghiệp xây dựng Việt Nam” Đối với mỗi doanh nghiệp, TSCĐ là một bộ phận quan trọng, chiếm tỷtrọng lớn trong tổng vốn đầu tư, là điều kiện cần thiết để giảm sức lao động chântay, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Việc mở rộng quy mô

và đầu tư mới TSCĐ làm tăng cường năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp, song việc quản lý, sử dụng TSCĐ như thế nào để có hiệu quả lớnnhất là vấn đề rất quan trọng cần thực hiện ngay và thực hiện triệt để mà hiện naycác doanh nghiệp đang rất quan tâm: Điều đó đặt ra yêu cấu đối với công tácquản lý TSCĐ phải ngày càng tốt hơn và cần thiết phải tổ chức, tổ chức tốt côngtác hạch toán TSCĐ trong mỗi doanh nghiệp

Công ty TNHH xây dựng Đồng Tâm – Hà Nam là một doanh nghiệp chủyếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Từ ngày thành lập đến nay, trải

Trang 2

qua 15 năm phát triển, nhận thấy vai trò của TSCĐ trong việc sản xuất kinhdoanh của mình, Công ty đã đầu tư mua sắm được một lượng lớn TSCĐ với đầy

đủ các chủng loại nhằm phục vụ cho việc thi công các công trình Mặt khác, việcquản lý TSCĐ trong sản xuất kinh doanh như thế nào để đạt được hiệu quả caocũng là vấn đề được đơn vị hết sức quan tâm coi trọng về cả hiện vật và giá trịTSCĐ Tuy nhiên TSCĐ là một tài sản có giá trị lớn, đa dạng và phong phú vềchủng loại, nên việc sử dụng, quản lý hết sức phức tạp, chi phí tốn kém và cònnhiều vấn đề cần phải tìm hiểu, tìm hướng giải quyết và phát triển

Do vậy trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty, em đã chọnchuyên đề “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức kế toán TSCĐ đểnâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng Đồng Tâm” để làm khóaluận tốt nghiệp của mình

Nội dung nghiên cứu: Chế độ kế toán – Chuẩn mực kế toán về TSCĐ - Quá trìnhhạch toán – quản lý TSCĐ

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập số liệu: Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ, kịpthời số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ của Doanh nghiệp cũng như từng

bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị, trích khấu hao đồngthời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộphận khác nhau

Phương pháp xử lý số liệu: Lập các báo cáo về TSCĐ, phân tích tình hìnhtrang thiết bị sử dụng và bảo quản các loại TSCĐ

Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý và tổ chức kế toán

TSCĐ tại Công ty Đồng Tâm

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý và tổ chức kế toán TSCĐ ở Công ty

Đồng Tâm

Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức kế toán

TSCĐ tại Công ty Đồng Tâm

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ

CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY

1.1.1 Khái niệm và vai trò của TSCĐ

1.1.1.1. Khái niệm

Theo chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình trong hệ thốngchuẩn mực kế toán Việt Nam (ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính): Tài sản cố định hữu hình

là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng chohoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố địnhhữu hình

Theo chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vôhình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và

do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụhoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vôhình

- Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãnđồng thời cả (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Riêng đối với TSCĐ vô hình phải thỏa mãn cả định nghĩa về TSCĐ vô hình

- Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ: Theo thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng vàtrích khấu hao TSCĐ

+ Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình: Tư liệu lao động là những tài sản hữuhình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻliên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu

Trang 4

thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏamãn đồng thời 4 tiêu chuẩn:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó

 Nguyên giá tài sản phải được thực hiện một cách đáng tin cậy

 Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên

 Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên

- Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình:

+ Một khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cảbốn tiêu chuẩn như đối với TSCĐ hữu hình nhưng không hình thành TSCĐ hữuhình thì được coi là TSCĐ vô hình

+ Riêng chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ

vô hình được tạo ra từ nội bộ Doanh nghiệp nếu thỏa mãn được các điều kiệnsau:

 Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản

vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán

 Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó

 Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai

 Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác đểhoàn tất các giai đoạn phát triển, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó

 Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạnphát triển để tạo ra tài sản vô hình đó

 Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy địnhcho tài sản cố định vô hình

1.1.1.2. Vai trò của TSCĐ

Theo Các Mác “Tư liệu lao động là hệ thống xương cốt và cơ bắp của nềnsản xuất” Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần cócác yếu tố đầu vào Về mặt hiện vật, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuấtbao gồm: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống Tài sản cố định

là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động, nó được coi là cơ sở vật chất kỹ

Trang 5

doanh nghiệp, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạochỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nềnkinh tế thị trường.

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệpđều hướng tới và đạt được mục tiêu là đổi mới về cơ sở vật chất kỹ thuật cho quátrình sản xuất TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệpkhông ngừng được đổi mới, hiện đại hóa và tăng nhanh chóng về số lượng, gópphần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.Đồng thời nó cũng thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị

cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp nào trang bị đồng

bộ TSCĐ, chất lượng và có công nghệ cao, nhất định doanh nghiệp ấy sẽ thànhcông trong việc sản xuất ra sản phẩm có mẫu mã, chất lượng, giá trị phù hợp vớingười tiêu dùng và điều đó có nghĩa là nó quyết định sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Hơn nữa, TSCĐ còn là một bộ phận của tổng tài sản trong doanhnghiệp, không những thể hiện trình độ trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật mà nó cònthể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp khi xem xét trong mối quan hệ vớicác chỉ tiêu khác cấu thành lên tài sản

Ngược lại, với tình trạng kỹ thuật lạc hậu, sản phẩm của doanh nghiệp sẽkhông đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của khách hàng, năng lực cạnh tranh của Doanhnghiệp bị giảm thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu và sau đó bị loại ra khỏicuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần của nền kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại của đất nước và trên thế giới: Xu thế quốc tếhóa, toàn cầu hóa về tất cả các lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật hiện đại thay đổi từnggiờ và có thể được chuyển giao nhanh chóng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa diễn ra ở khắp mọi nơi Vì vậy chúng ta phải tập trung trước hết vào việc đổimới về cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ cho quá trình sản xuất, cải tiến và nângcao hiệu quả sử dụng của TSCĐ, tranh thủ tiếp cận, đi trước đón đầu những côngnghệ, kỹ thuật sản xuất mới, hiện đại của Thế giới nhằm nâng cao năng suất laođộng xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân Một vấn đề đặt ra có tính chấtsống còn đối với sự tồn taị và phát triển của doanh nghiệp nữa là uy tín và chấtlượng sản phẩm, để tạo được sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng

Trang 6

phong phú, chúng ta phải không ngừng đổi mới máy móc, thiết bị, áp dụng côngnghệ tiên tiến nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất chế tạo sản phẩm phù hợpđáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

Như vậy, có thể nói TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ýnghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất Thường xuyên đổi mới, hoànthiện, quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố then chốtquyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tếnói chung

1.1.2 Đặc điểm, phân loại và đánh giá tài sản cố định

1.1.2.1. Đặc điểm của TSCĐ

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều chủng loại khác nhau với tínhchất và đặc điểm khác nhau Nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động củadoanh nghiệp chúng có các đặc điểm chủ yếu sau:

- Đối với TSCĐ hữu hình:

+ TSCĐ hữu hình tham gia toàn bộ vào nhiều chu kỳ kinh doanh vẫn giữnguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn

+ Giá trị bị giảm dần và được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm mới màTSCĐ đó tham gia sản xuất

- Đối với TSCĐ vô hình:

+ Giá trị bị giảm dần và được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm mới màTSCĐ đó tham gia sản xuất

- Đối với những TSCĐ dùng cho các hoạt động khác như: Hoạt động phúc lợi,

sự nghiệp, dự án, cũng có những đặc điểm trên Tuy nhiên giá trị bị giảm dần của

nó không được tính vào giá trị sản phẩm mới

1.1.2.2. Phân loại TSCĐ

TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, để quản lý tốt cần phải phân loại TSCĐ Phân loại TSCĐ là việcsắp xếp các TSCĐ trong doanh nghiệp thành các loại, các nhóm TSCĐ có cùngtính chất, đặc điểm theo những tiêu thức nhất định Trong doanh nghiệp thườngphân loại theo các tiêu thức sau:

Trang 7

- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.

Theo cách phân loại này, căn cứ vào hình thái biểu hiện của TSCĐ mà chia raTSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

+ TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệpnắm giữ, sử dụng trong SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ Loại này

có thể phân chia theo nhóm căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của chúng gồm:

 Nhà cửa, vật kiến trú gồm: Nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, cửahàng, chuồng trại, sân chơi, giếng khoan, bể chứa, cầu đường

 Máy móc thiết bị gồm: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị côngtác, máy móc thiết bị khác

 Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Ôtô, máy kéo, tàu thuyền, ca nô dùngtrong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn hơi, hệ thống điện,truyền thanh

 Thiết bị, dụng cụ quản lý gồm: Các thiết bị sử dụng trong quản lý kinhdoanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm

 Cây lâu năm, súc vật làm việc

 TSCĐ hữu hình khác: Là những TSCĐ chưa được liệt kê ở các nhómtrên

- Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu

Căn cứ quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp chia thành hai loại là TSCĐ tự

có và TSCĐ thuê ngoài:

+ TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốnNgân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của

Trang 8

doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng Đây là những TSCĐ thuộc sở hữucủa doanh nghiệp.

+ TSCĐ thuê ngoài là nhưng TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất địnhtheo hợp đồng thuê tài sản Tùy theo hợp đồng thuê mà TSCĐ thuê ngoài có 2loại là TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động

TSCĐ thuê tài chính là những tài sản mà bên đi thuê có quyền kiểm soát và

sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê (Giá trị của TSCĐ thuêtài chính được phản ánh là vốn của bên thuê: Bên thuê được trích khấu hao củatài sản vào chi phí SXKD): Bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợiích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê Quyền sở hữu tàisản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê

TSCĐ thuê hoạt động: Là TSCĐ mà bên đi thuê chỉ được quản lý và sửdụng tài sản trong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết thờihạn thuê

- Phân loại TSCĐ theo tính chất

Căn cứ vào tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hànhphân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:

+ TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ do doanh nghiệp sửdụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

 Đối với TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành

sau quá trình thi công xây dựng như: Trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, thápnước, sân bãi, cầu cống, đường xá, cầu cảng

Loại 2: Máy móc, thiết bị là toàn bộ các loại máy móc thiết bị phục vụ trong

các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Máy móc chuyên dùng, thiết bịcông tác, dây truyền công nghệ

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn bao gồm: Phương tiện vận tải

đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống, hệ thống thông tin,

hệ thống điện, hệ thống nước, băng tải

Loại 4: Thiết bị dụng cụ quản lý: Máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ

Trang 9

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc.

Loại 6: Các loại TSCĐ khác: Tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.

 TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sang chế, phátminh, nhãn hiệu thương mại

TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Lànhững TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sựnghiệp, an ninh quốc phòng trong doanh nghiêp

TSCĐ bảo quản, giữ hộ, cất giữ hộ: Là những TSCĐ doanh nghiệp quản hộ,giữ hộ, cất giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho nhà nước theo quy định của cơ quannhà nước có thẩm quyền

- Các cách phân loại khác:

Ngoài các cách phân loại trên có thể phân loại TSCĐ trong doanh nghiệptheo các tiêu thức như: Phân loại theo nguồn hình thành, phân loại theo nơi sửdụng

1.1.2.3. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá

Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trịcủa TSCĐ ở thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung Cụ thể:

- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để cóđược tài sản đó và đưa tài sản đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng Nguyên giá TSCĐđược xác định theo nguyên tắc chi phí TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm nhiềuloại, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Với mỗi nguồn hình thành, cácyếu tố cấu thành cũng như đặc điểm cấu thành nguyên giá TSCĐ không giốngnhau do đó cách xác định nguyên giá TSCĐ cũng khác nhau Sau đây là cách xácđịnh nguyên giá TSCĐ trong một số trường hợp cụ thể:

+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm trực tiếp bao gồm: Giá mua (trừcác khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (trừ cáckhoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐvào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Trang 10

 Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì

nguyên giá không bao gồm khoản thuế GTGT

 Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ

thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo

phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án hoặc

dùng cho hoạt động phúc lợi thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả khoản thuế

GTGT

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua trả chậm được xác định theo giá mua trả

tiền ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá

mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương pháp

giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy chế quản lý đầu tư

XDCB hiện hành và các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ

(nếu có)

 Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi:

Trao đổi không tương tự: Nguyên giá TSCĐ hình thành từ việc trao đổi

được xác định bằng giá hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản

đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm

hoặc thu về

Trao đổi tương tự: Nguyên giá TSCĐ hình thành từ việc trao đổi được xác

định bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do tự xây dựng hoặc tự chế:

Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển

thành TSCĐ thì Nguyên giá được xác định như sau:

Giá sản phẩm việc đưa TSCĐ vào sử dụng

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến, được xác

Trang 11

Giá trị còn lại trên sổ kế toán đơn vị cấp, Chi phí trực tiếp Nguyên = điều chỉnh hoặc đánh giá lại + liên quan đến Giá của hội đồng giao nhận TSCĐ vào sử dụng

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp,

do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu tặng, là giá đánh giá thực tế của hội đồnggiao nhận cộng với các chi phí mà bên nhận phải chi ra để đưa TSCĐ vào trạngthái sẵn sàng sử dụng

+ Nguyên giá TSCĐ vô hình

Trong các trường hợp: Mua riêng biệt, trao đổi, được tài trợ, được cấp, đượcbiếu tặng thì Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định tương tự Nguyên giáTSCĐ hữu hình

Một số trường hợp đặc thù khác:

 Nguyên giá TSCĐ vô hình từ việc sát nhập doanh nghiệp: Là giá trị hợp

lý của tài sản vào ngày mua, ngày sáp nhập doanh nghiệp (Giá trị hợp lý có thể

là giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ tươngtự)

 Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trịquyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lầncho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đãtrả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc giá trị quyền sửdụng đất nhận góp vốn

 Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất không có thời hạn, là sốtiền đã trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trảcho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp,

lệ phí trước bạ

 Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Quá trìnhhình thành tài sản được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn nghiên cứu: Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn này không

được tính vào nguyên giá tài sản mà được tính vào chi phí SXKD

Giai đoạn triển khai: Toàn bộ chi phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời

điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn TSCĐ vô hình cho đến khi

Trang 12

đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình(gồm các chi phí: Nguyên vật liệu, tiền lương, chi phí sản xuất chung, chi phíkhác, có liên quan đến việc hình thành tài sản).

+ Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo giá trị hợp lý của tàisản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trườnghợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tốithiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt độngthuê tài chính

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không bao gồm thuế GTGT bên chothuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (số thuế này sẽ phải hoàn trả cho bên thuê,

kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính đi vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ hoặc chịuthuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp)

Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tínhvào nguyên giá của tài sản thuê như chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng thuê, chiphí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt chạy thử mà bên thuê phải chi ra

- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại

Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển dịch vàogiá trị của sản phẩm sản xuất ra Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau:

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế

- Đánh giá lại TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân, giá trị ghi sổ ban đầu củaTSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán không phù hợp với giá trị thịtrường của TSCĐ Số liệu kế toán về giá trị TSCĐ sẽ không đủ tin cậy cho việcxác định các chỉ tiêu có liên quan đến TSCĐ nữa Do đó, cần thiết phải đánh giálại TSCĐ theo mặt bằng giá ở một số thời điểm nhất định

Đánh giá lại TSCĐ phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước vàchỉ đánh giá lại trong các trường hợp sau:

+ Nhà nước có quyết định đánh giá lại TSCĐ

Trang 13

Giá trị đánh giá lại của TSCĐ Nguyên giá ghi sổ của TSCĐ

+ Chia, tách, giải thể doanh nghiệp

+ Góp vốn liên doanh

Khi đánh giá lại TSCĐ, phải xác định lại cả chỉ tiêu nguyên giá và giá trịcòn lại của TSCĐ Thông thường, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lạiđược điều chỉnh theo công thức sau:

TSCĐ sau khi = của TSCĐ được x

đánh giá lại đánh giá lại

1.1.3 Yêu cầu quản lý TSCĐ

Với vai trò to lớn của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp cho nên yêu cầu quản lý TSCĐ phải được thực hiện thật tốt Cụ thể là:

Doanh nghiệp cần phải phản ảnh kịp thời số hiện có, tình hình biến độngcủa từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như trong từng đơn

vị sử dụng, đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác sử dụng đảm bảo khai thác hếtcông suất có hiệu quả Quản lý TSCĐ phải theo những nguyên tắc nhất định Căn

cứ Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chínhthì cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm: Biênbản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ có liênquan khác

- Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theotừng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và đơn vị sửdụng

- TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lạitrên sổ kế toán

- Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao,doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành

và trích khấu hao theo quy định theo Thông tư 203/2009/TT-BTC

- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đãkhấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐthông thường

Trang 14

- Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính Doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kêTSCĐ Mỗi trường hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyênnhân và có biện pháp xử lý.

1.1.4 Nhiệm vụ kế toán TSCĐ

Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong Doanh nghiệp, kế toán là một công

cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về sốlượng, hiện trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyểnTSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư,bảo quản và sử dụng TSCĐ

- Phản ảnh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toánphản ánh chính xác số khấu hao vào chi phí SXKD trong kỳ của đơn vị có liênquan

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ

- Tham gia công tác kiểm kê, kiểm định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐtrong trường hợp cần thiết Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụngTSCĐ ở doanh nghiệp

1.2.1 Xác định đối tượng ghi TSCĐ

TSCĐ của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn càng phải được quản

lý đơn chiếc Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi sổ theo từng đốitượng ghi TSCĐ

Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cảvật gán lắp và phụ tùng kèm theo Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thểriêng biệt về mặt kết cấu, có thể thực hiện những chức năng độc lập nhất định,hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể táchrời để cùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định

Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn với một nội dungchi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêngbiệt, có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản

Trang 15

Để tiện cho việc theo dõi, quản lý phải tiến hành đánh số cho từng đốitượng ghi TSCĐ Mỗi đối tượng ghi TSCĐ phải có số liệu riêng Việc đánh sốTSCĐ là do doanh nghiệp quy định tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp

đó, nhưng phải đảm bảo tính thuận tiện trong việc nhận biết TSCĐ theo nhóm,theo loại và tuyệt đối không trùng lắp

1.2.2 Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ

Kế toán chi tiết TSCĐ gồm: Lập và thu nhận các chứng từ ban đầu có liênquan đến TSCĐ ở doanh nghiệp, tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán

và tổ chức kế toán chi tiết ở các đơn vị sử dụng TSCĐ

Chứng từ ban đầu là căn cứ để kế toán ghi sổ, bao gồm các chứng từ chủ yếu sau:

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Biên bản thanh lý TSCĐ

- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan

1.2.2.1. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản:

Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn tráchnhiệm sử dụng và bảo quản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và

sử dụng hiệu quả TSCĐ

Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng) sử dụng sổ

“TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạm

vi bộ phận quản lý

1.2.2.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán:

Tại bộ phận kế toán của Doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Thẻ TSCĐ” và “SổTSCĐ toàn doanh nghiệp” để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ

- Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của Doanh nghiệp.Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ảnh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, cácchỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn

Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ

Trang 16

Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ Ngoài ra đểtheo dõi việc lập thẻ TSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ.

- Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của toàndoanh nghiệp Mỗi một loại TSCĐ có thể được dùng riêng trên một sổ hoặc một

+ Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc docải tạo nâng cấp

+ Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại

- Bên Có:

+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, donhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh

+ Nguyên giá TSCĐ giảm do tháo bớt một, một số bộ phận

+ Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại

- Số dư (Bên Nợ): Nguyên giá TSCĐ hiện có của Doanh nghiệp.

Trang 17

 TK 213 – Tài sản cố định vô hình.

- Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ tăng.

- Bên Có: Nguyên giá TSCĐ giảm.

- Số dư (Bên Nợ): Nguyên giá của TSCĐ vô hình hiện có ở Doanh nghiệp.

- Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tư,

thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh

- Bên Có: Nguyên giá TSCĐ giảm.

- Số dư (Bên Nợ): Nguyên giá của TSCĐ hiện có của Doanh nghiệp.

- Các tài khoản cấp 2:

+ TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình

+ TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

+ TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình

+ TK 2147: Hao mòn BĐS đầu tư

 Các tài khoản liên quan khác: TK 111, 112, 331, 133, 333

(1)- Khi TSCĐ hữu hình tăng lên do mua sắm, kế toán phản ánh:

+ Tiền mua TSCĐ và thuế GTGT phải nộp khi mua

Nợ TK 211, 213 – Giá mua chưa thuế

Nợ TK 133 – Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331 – Số tiền thanh toán

+ Các khoản chi phí trước khi sử dụng TSCĐ

Nợ TK 211, 213

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Trang 18

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu.

+ Khoản thuế GTGT phải nộp của TSCĐ

Nợ TK 242- Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 331- Phải trả cho người bán(3) - Khi doanh nghiệp được tài trợ biếu tặng:

Trang 19

TSCĐ mua ngoài đưa

Giá trị hao mòn củaTSCĐ thanh lý,nhượng bánGiá trị hao mòn của TSCĐgóp vốn liên doanh

Nguyêngiá

Nguyêngiá

Số CL giá đánh giá >

GTCL tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong LD

Nguyên giá TSCĐ pháthiện thiếu khi kiểm kê

TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh

Giá trị còn lại

Số CL giữa giá đánh giá >

GTCL tương ứng với phần lợi ích của mình

TSCĐ vô hình là quyền sử dụngđất chuyển thành BĐS đầu tư

Đồng thời kếtchuyển GTHMĐánh giá giảmĐánh giá tăng

SƠ ĐỒ 1.1: KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ

)

412

2143217

222

214811

133

Số CL đánh giá < giá trị còn lại

Giá trịhao mòn

Trang 20

1.4. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ Ở DOANH NGHIỆP

1.4.1 Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu haocủa TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sảnphẩm, hàng hóa dịch vụ được sang tạo ra

1.4.1.1. Quy định về tính trích khấu hao TSCĐ:

sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao

b/ Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ:

 Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình

- Đối với TSCĐ còn mới chưa qua sử dụng, doanh nghiệp phải căn cứ vàokhung thời gian sử dụng TSCĐ theo Thông tư 203/2009/TT-BTC để xác định

- Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như

Trang 21

Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐkhác với khung thời gian sử dụng theo Thông tư 203/2009/TT-BTC (Kể cảTSCĐ mới hay đã qua sử dụng) thì doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ đểxác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để cơ quan chức năng xem xét, quyếtđịnh theo ba tiêu chuẩn sau:

 Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế

 Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tìnhtrạng thực tế của tài sản)

 Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinhdoanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng

 Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình

Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đakhông qúa 20 năm Thời gian này cũng có thể quá 20 năm khi có những căn cứtin cậy và phải trình bày các lý do ước tính trên Báo cáo tài chính Riêng thờigian sử dụng của Quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụngđất theo quy định Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ,quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian sử dụng là thời hạn bảo hộ được ghitrên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được giahạn thêm)

Ngoài ra còn nhiều căn cứ khác như: Ngày hết hạn hợp đồng của TSCĐthuê tài chính, thời gian được phép khai thác hải sản quy định trong giấy phépkhai thác hải sản

 Nguyên tắc trích khấu hao:

Việc trích khấu hao hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu

từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động SXKD

1.4.1.2. Các phương pháp tính trích khấu hao TSCĐ:

a/ Phương pháp khấu hao đường thẳng: (Phương pháp khấu hao bình quân,phương pháp khấu hao tuyến tính cố định):

Thời gian

sử dụng

Giá trị hợp lý của TSCĐ

Giá bán TSCĐ tương đương

Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng TSCĐ xác định theo TT 203

Trang 22

- Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trongsuốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

- Theo phương pháp này mức Khấu hao bình quân được tính như sau:

Giá trị phải khấu hao

=

Số năm sử dụng

- Nếu đơn vị thực hiện khấu hao cho từng tháng thì:

Mức khấu hao bình quân năm

Để công việc tính toán mức khấu hao TSCĐ phải trích được đơn giản, khiDoanh nghiệp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính thì mức khấuhao TSCĐ cần trích của tháng bất kỳ theo công thức:

Đối với tháng đầu (hoặc tháng cuối) khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (hoặcngừng sử dụng) không phải từ đầu tháng (cuối tháng) thì mức khấu hao tăng(giảm) trong tháng được xác định theo công thức:

b/ Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh: (Phương pháp khấu haonhanh)

- Là phương pháp mà số khấu hao phải trích hàng năm của TSCĐ giảm dầntrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó

- Để thực hiện theo phương pháp này, TSCĐ phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)

+ TSCĐ trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏiphải thay đổi, phát triển nhanh Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tếcao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác địnhtheo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ Khi thực

Mức khấu hao bình quân năm

Mức khấu hao bình quân tháng

Mức khấu hao tăng

Trang 23

Theo phương pháp này ta có:

= xTrong đó:

Hệ số điều chỉnh: Quy định theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày

20/10/2009 của Bộ trưởng bộ tài chính

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dưgiảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trịcòn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu haođược tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại củaTSCĐ

- Tỷ lệ khấu hao nhanh ổn định trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ

c/ Phương pháp khấu hao theo sản lượng

- Điều kiện áp dụng:

+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm theo công suất thiết

+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khốilượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ

+ Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thứcdưới đây:

Mức khấu hao năm Giá trị phải khấu hao còn lại Tỷ lệ khấu hao nhanh

Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Tỷ lệ khấu

Trang 24

Trong đó: Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm được tính theo công thức:

=

+ Mức khấu hao năm: Bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm,hoặc tính theo công thức sau:

Trường hợp công suất thiết kế hoặc giá trị phải khấu hao thay đổi, doanhnghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ

1.4.2 Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ

1.4.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng:

- Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tưthanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh

- Bên Có: Nguyên giá TSCĐ giảm

- Số Dư (Bên Nợ): Nguyên giá của TSCĐ hiện có của doanh nghiệp

- Các tài khoản cấp 2:

+ TK2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình

+ TK2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

+ TK2143: Hao mòn TSCĐ vô hình

+ TK2147: Hao mòn BĐS đầu tư

1.4.2.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu.

(1) Hàng tháng khi trích khấu hao tính vào chi phí của các đối tượng sử dụng

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 214 - Số khấu hao phải trích

(2) Trường hợp vào cuối năm tài chính xem xét lại thời gian trích khấu hao vàphương pháp tính khấu hao TSCĐ vô hình nếu có sự thay đổi mức khấuhao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau:

Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm Giá trị phải khấu hao

Sản lượng thiết kế

Mức khấu hao năm Số lượng sản phẩm sản phẩm sản xuất trong Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm

năm

Trang 25

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao TSCĐ vôhình mà mức khấu hao TSCĐ vô hình tăng lên so với số đã trích trongnăm, số chênh lệch khấu hao tăng ghi:

Trang 26

Thanh lý số

đã nhượngbán TSCĐ

Nguyên

giá

Số đã hao mòn

Nguyên

giá

Thanh lý,nhượng bánBĐSĐTGiá trị còn lại

SƠ ĐỒ 1.2: KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ

623, 627,

641,642

Điều chỉnhgiảm số khấuhao

còn lại

632

Định kỳ trích khấu haoBĐS đầu tư

Điều chỉnh tăng số khấu hao

Định kỳ trích khấuhao TSCĐ

Trả lại tài sản thuê tàichính cho bên thuê

Trang 27

1.5. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ.

1.5.1 Các khái niệm, quy định, phân loại.

Trong quá trình sử dụng, do những tác động cơ, lý, hóa làm cho TSCĐ bịhao mòn và hư hại dần Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốtthời gian sử dụng, doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa những bộphận bị hao mòn, hư hại

Do tính chất, mức độ hao mòn và hư hỏng của TSCĐ rất khác nhau nêntính chất và quy mô của công việc sửa chữa TSCĐ cũng khác nhau:

chia làm 2 loại:

- Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảotrì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bìnhthường Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, thời gian sửa chữangắn, chi phí sửa chữa thường phát sinh không lớn do vậy không phải lập dựtoán

- Sửa chữa lớn: Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hưhỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất vàhoạt động của TSCĐ Thời gian để tiến hành sửa chữa lớn thường dài, chi phíphát sinh nhiều, do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch, dự toán theo từng côngtrình sửa chữa lớn

- Phương thức tự làm: Doanh nghiệp phải chi ra các chi phí sửa chữa TSCĐ như:Chi phí vật liệu, phụ tùng, nhân công Công việc sửa chữa lớn TSCĐ có thể do bộphận quản lý, bộ phận sản xuất hay kinh doanh phụ của doanh nghiệp thực hiện

- Phương thức thuê ngoài: Doanh nghiệp tổ chức cho các đơn vị bên ngoài đấuthầu hoặc giao thầu phụ sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầuhoặc nhận thầu Hợp đồng phải quy định rõ giá giao thầu sửa chữa TSCĐ, thờigian giao nhận TSCĐ, nội dung công việc sửa chữa Hợp đồng giao thầu sửachữa TSCĐ là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa TSCĐ

Trang 28

1.5.2 Kế toán tổng hợp sửa chữa TSCĐ

1.5.2.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ:

a/ Phương thức tự làm, hạch toán chung:

Chi phí sửa chữa phát sinh (nếu nhỏ)

Chi phí sửa chữaphát sinh (nếu lớn) Định kỳ phân bổ vào chi phí SXKD

142

627, 641,642

111, 152, 334

Chi phí SC thực tế phát sinh

K/c chi phí SC bộ phận SX phụ

621, 622, 627

Khi bàn giao (Nếu chi phí lớn)

Khi bàn giao (Nếu chi phí nhỏ)

Chi phí SC phải trả(Nếu lớn)

627, 641, 642

Trang 29

1.5.2.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ:

a/ Tài khoản kế toán:

- Bên Nợ:

+ Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh(TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình)

+ Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ

+ Chi phí mua sắm bất động sản đầu tư (Trường hợp cần có giai đoạn đầu

tư xây dựng)

+ Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bất động sản đầu tư

+ Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ, bất động sản đầu tư

+ Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang

+ Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưngchưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt

+ Giá trị bất động sản đầu tư đang đầu tư xây dựng dở dang

Tài khoản cấp 2:

- TK2411: Mua sắm TSCĐ

- TK2412: Xây dựng cơ bản

- TK2413: Sửa chữa lớn TSCĐ

Trang 30

b/ Phương pháp kế toán sửa chữa lớn TSCĐ.

SƠ ĐỒ 1.6-KẾ TOÁN SỬA CHỮA LỚN TSCĐ

1.6.1 Kế toán nghiệp vụ kiểm kê TSCĐ

1.6.1.1. Tài khoản và chứng từ kế toán:

 Tài khoản kế toán: TK211, 213, 138, 214, 001, 002

 Chứng từ kế toán: Biên bản kiểm kê, Biên bản xử lý TSCĐ thiếu, mất(thừa)

1.6.1.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

- Nếu không phát sinh thừa, thiếu TSCĐ: Kế toán lưu biên bản kiểm kê

- Nếu phát sinh thừa, thiếu TSCĐ: Phương pháp hạch toán đã được đề cậptrong các mục Phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ

1.6.2 Kế toán nghiệp vụ đánh giá lại TSCĐ

1.6.2.1. Tài khoản và chứng từ kế toán:

 Tài khoản kế toán:

Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn

thành theo phương thức giao thầu

Trường hợp chi phí sửa chữa lớn có giá trị lớn phải phân bổ cho nhiều kỳ, hoặc đơn vị trích trước chi phí sửa chữa lớn

Ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh

13321332

Trang 31

+ Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.

+ Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản

- Bên Có:

+ Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản

+ Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản

- Số dư: Có thể có số dư Nợ hoặc dư Có.

+ Dư Nợ: Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý

+ Dư Có: Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý

 TK liên quan khác: 211, 213, 214

 Chứng từ kế toán: Biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ, các quyết định

xử lý

1.6.2.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu.

SƠ ĐỒ 1.7- KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ

211, 213, 214

Điều chỉnh giảm Nguyên giá TSCĐ và điều chỉnh tăng khấu hao TSCĐ

Điều chỉnh giảm Nguyên giá TSCĐ và điều chỉnh tăng khấu hao TSCĐ

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI

SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY XÂY DỰNG ĐỒNG TÂM

2.1 TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY

Thông tin về Đơn vị thực tập:

Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH xây dựng Đồng Tâm

- Tên giao dịch: Công ty xây dựng Đồng Tâm

- Tên viết tắt: Công ty Đồng Tâm

- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Đồi Ngang, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm,tỉnh Hà Nam

- Điện thoại: 0351.887.209

- Fax: 0351.887.209

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng Đồng Tâm

- Năm 1990 khi nền kinh tế nước ta đang ở thời kỳ đầu từ cơ chế kế hoạch hóatập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết vĩ mô củaNhà nước, nhận thức được cơ hội và thách thức trong giai đoạn phát triển mới từchủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước Hội đồng thành viên gồm: ÔngNguyễn Quang Trung, ông Nguyễn Đức Nghĩa, ông Nguyễn Ngọc Đễ, ôngNguyễn Lê Nam, ông Phạm Quang Vinh đã cùng góp vốn, tài sản cùng với nănglực, kinh nghiệm công tác của bản thân và các cộng sự thành lập nên Doanhnghiệp tư nhân xây dựng Qua một thời gian phát triển và xu hướng mở rộng quy

mô, nâng cao năng lực Hội đồng thành viên đã quyết định giải thể doanh nghiệp

tư nhân xây dựng để thành lập Công ty TNHH xây dựng Đồng Tâm

- Tư cách pháp nhân của Công ty:

+ Quyết định số 1072/QĐ-UB ngày 13/10/1995 của UBND tỉnh Nam Hà về việccho phép thành lập

+ Quyết định số 1611/QĐ-UB ngày 20/9/1996 của UBND tỉnh Nam Hà về việccho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh

+ Quyết định 884/QĐ-UB ngày 25/9/1999 của UBND tỉnh Hà Nam về việc cho

Trang 33

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 046188 ngày 18/10/1995 do Sở kếhoạch & Đầu tư tỉnh Nam Hà cấp và đăng ký lại lần thứ 6 ngày 01/07/2010.

- Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty là:

+ Xây dựng công trình: Công nghiệp, Dân dụng (Nhà ở, công trình văn hóa, thểthao, thương mại, công sở.); Giao thông (Cầu, đường, cống, hệ thống đèn tín hiệu,chiếu sang.); Xây dựng công trình thủy lợi; Xây dựng trạm bơm, đê kè, kênhmương; Khoan phụt vữa bê tông gia cố đê và xử lý nền móng công trình; Xâydựng hạ tầng kỹ thuật (Đường, kè, rãnh thoát nước, công trình cấp thoát nước, lắpđặt điện nước); San lấp mặt bằng xây dựng; Tư vấn thiết kế các công trình

+ Xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp từ 35KV trở xuống

+ Khai thác và chế biến đá, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cơ khí, sửa chữamáy xây dựng, hoạt động xử lý rác thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện).+ Kinh doanh: Mua bán vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, xi măng), sắt thép xâydựng, sản xuất đồ gỗ, hàng trang trí nội ngoại thất, vật tư thiết bị điện, máy mócthiết bị công nông nghiệp

Trong những năm qua, Công ty đã trúng thầu thi công xây dựng nhiềucông trình ở trong Tỉnh và các Tỉnh trên miền Bắc, thuộc các lĩnh vực được phépkinh doanh Các công trình Công ty thi công đều đảm bảo tiến độ, chất lượng kỹ

mỹ thuật và đã được Bộ xây dựng, Bộ GTVT, UBND Tỉnh Hà Nam, Sở xâydựng, Sở GTVT tặng nhiều bằng khen, giấy khen Năm 2005 đơn vị được BộGTVT tặng cờ thi đua xuất sắc Thương hiệu “Công ty xây dựng” đã được nhiềuchủ Đầu tư biết đến với “Uy tín và chất lượng”

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 34

SƠ ĐỒ 2.1-BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

- Giám đốc Công ty: Điều hành và chỉ đạo chung

- Phó giám đốc Công ty: Điều hành sản xuất, kỹ thuật thi công

- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý

tổ chức, hành chính và điều hành nhân sự của Công ty Kết hợp thực hiện côngtác tổ chức hành chính các công trường theo sự chỉ đạo của ban giám đốc Công

ty và yêu cầu của chỉ huy công trường

- Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lýcông tác kế hoạch, định mức, vật tư của Công ty Kết hợp thực hiện công tác kếhoạch vật tư các công trường theo sự chỉ đạo của ban giám đốc Công ty và yêu

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT – THIẾT KẾ

BAN CHỈ HUY

CÔNG TRƯỜNG

PHÒNG

KỸ THUẬT THI CÔNG, KCS

Trang 35

- Phòng Kỹ thuật thi công-KCS: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản

lý kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng thi công (KCS) các công trường theo

sự chỉ đạo của ban giám đốc Công ty

- Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về quản lý tài chính,công tác kế toán, thống kê và kiểm tra các mặt công tác quản lý thi công trên cáccông trường theo sự chỉ đạo của ban giám đốc Công ty

- Bộ phận quản lý xe máy, thiết bị thi công: Chịu trách nhiệm toàn bộ các côngviệc về quản lý công tác xe máy và kỹ thuật thi công, kiểm tra máy móc thiết bịthi công trên các công trường

- Ban chỉ huy Công trường: Điều hành mọi vấn đề trực tiếp liên quan tới việc thicông công trình và trong phạm vi công trường

- Các đội sản xuất, xưởng cơ khí, đúc sẵn: Thực hiện các công việc sản xuất trựctiếp theo sự điều hành của ban giám đốc và các phòng ban chức năng

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công ty xây dựng là đơn vị kinh doanh đa ngành theo đăng ký kinh doanhnhưng hiện tại đơn vị chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cácngành nghề khác chưa hoạt động hoặc có nhưng phát sinh rất ít, chiếm tỷ trọngkhông đáng kể

Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là: Các sản phẩm đều là những tàisản có giá trị lớn, cố định vị trí tại nơi xây dựng nên việc quản lý, điều hành sảnxuất được bố trí theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán Điều hành chung vàbao quát là ban giám đốc Công ty và các phòng ban giúp việc tại trụ sở chính,điều hành cụ thể, chi tiết là ban chỉ huy công trường được đặt ngay tại nơi thicông

Trang 36

2.1.3.1 Tổ chức điều hành tại công trường:

SƠ ĐỒ 2.2-TỔ CHỨC BỘ MÁY SẢN XUẤT

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

- Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động và tổ chức thi công công trình

- Căn cứ tiến độ thi công, vạch ra kế hoạch thi công chi tiết từng phần việc, lập

kế hoạch xin cấp tiền vốn, mua sắm vật tư, thiết bị, chuẩn bị nhân lực, máy mócthiết bị phục vụ thi công Đôn đốc, điều hành, kiểm tra thực hiện tiến độ thi công,chất lượng công trình

- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc Công ty về tiến độ, chất lượng côngtrình

- Dưới sự điều hành trực tiếp của chỉ huy trưởng công trường có nhiệm vụnghiên cứu hồ sơ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật thi công, lập biện pháp thi công cụ thểchi tiết từng phần và hạng mục công việc

- Bố trí tổ chức nhân lực thi công từng phần việc cụ thể

- Hướng dẫn, kiểm tra giám sát trực tiếp thi công ở hiện trường

- Kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư thi công

- Làm các thủ tục nghiệm thu từng phần công việc với tư vấn giám sát

BỘ PHẬN

HÀNH

CHÍNH,

Y TẾ

BỘ PHẬN

KỸ THUẬT KCS

BỘ PHẬN QUẢN LÝ VẬN HÀNH THIẾT BỊ

XE MÁY

BỘ PHẬN VẬT TƯ, THỐNG KÊ

CÁC ĐỘI, TỔ THI CÔNGBAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG

BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Trang 37

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về tiến độ thi công, chất lượng kỹ, mỹ thuật, an toànlao động và vệ sinh môi trường.

- Giám sát về chủng loại, chất liệu các loại vật liệu đưa vào sử dụng cho xây lắpcông trình

- Kiểm tra kích thước, số đo theo đúng như thiết kế

- Kiểm tra chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật theo đồ án thiết kế và bản vẽ thi công

đã được phê duyệt đảm bảo đúng quy trình quy phạm kỹ thuật

- Chịu trách nhiệm trước Công ty, ban chỉ huy công trường về những vấn đềphát sinh do không hoàn thành tiến độ thiết bị theo yêu cầu

- Chăm lo tốt chế độ sinh hoạt ăn uống, vệ sinh cho cán bộ công nhân

- Định kỳ kiểm tra sức khỏe, giám sát việc chấp hành công tác bảo hộ lao động,

an toàn lao động của cán bộ công nhân làm việc trên công trường

- Tổ chức, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường khu vực thi công

- Quản lý, bảo vệ trang thiết bị, vật tư, máy móc thi công ngoài công trường

- Đảm bảo tốt công tác an ninh, an toàn trong quá trình thi công công trình

- Có trách nhiệm trực tiếp triển khai thực hiện các phần việc được chỉ huy côngtrường giao cho

- Chịu trách nhiệm trước ban chỉ huy công trường về tiến độ, chất lượng thicông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Trang 38

- Quản lý lao động trong đội, hàng ngày giao ban báo cáo tại trụ sở ban chỉ huycông trường về tiến độ, chất lượng thi công, công tác đảm bảo cung ứng và sửdụng vật tư, thiết bị thi công, công tác an toàn lao động Đề xuất kiến nghị về kếhoạch thi công của đội với ban chỉ huy công trường.

2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của đơn vị:

a/ Quy trình chung cho 1 sản phẩm xây dựng cơ bản:

SƠ ĐỒ 2.3-QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHUNG

Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật – thiết kế

Lập dự án nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư xây dựng

Phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư xây dựng

Khảo sát thiết kế, lập dự toán công trình

Tổ chức đấu thầu hoặc xét thầu để

lựa chọn nhà thầu

Ký hợp đồng

và thi công xây dựng

Bàn giao công trình đưa vào sử dụng

Trang 39

Thuyết minh sơ đồ:

- Bước 1 (Lập dự án nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư xây dựng): Do đơn

vị chủ đầu tư thực hiện bằng phương thức tự làm hoặc thuê đơn vị tư vấn cóchuyên môn thực hiện

- Bước 2 (Phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư xây dựng):

đơn vị chủ đầu tư trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt

- Bước 3 (Khảo sát thiết kế, lập dự toán công trình): Đơn vị Chủ đầu tư tự thực

hiện hoặc Công ty đảm nhiệm luôn phần tư vấn thiết kế

- Bước 4 (Tổ chức đấu thầu hoặc xét thầu để lựa chọn nhà thầu):

+ Đơn vị chủ đầu tư thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng vềviệc Tổ chức đấu thầu hoặc xét thầu

+ Tổ chức đấu thầu hoặc xét thầu (Chỉ định thầu)

- Bước 5 (Ký hợp đồng và thi công xây dựng): Sau khi lựa chọn được nhà thầu,

đơn vị chủ đầu tư tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng với nhà thầu Nhà thầu

sẽ tiến hành thi công xây dựng công trình

- Bước 6 (Bàn giao công trình đưa vào sử dụng): Sau khi thi công xong công

trình, nhà thầu sẽ bàn giao cho chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng Kết thúcquy trình sản xuất sản phẩm xây dựng cơ bản

Là đơn vị có chức năng thi công xây dựng công trình nên quy trình tại đơn

vị gồm các bước sau:

SƠ ĐỒ 2.4-QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TẠI ĐƠN VỊ

Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật – thiết kế

Tìm hiểu thông tin về sản phẩm (công trình, dự án đầu tư)

Dự thầu và ký kết hợp đồng

Thi công xây dựng công trình

Bàn giao công trình cho chủ đầu tư

Trang 40

Thuyết minh quy trình:

- Bước 1 (Tìm hiểu thông tin về sản phẩm): Từ nhiều kênh thông tin, các mối

quan hệ đơn vị sẽ tìm hiểu về sản phẩm được chủ đầu tư mời thầu

- Bước 2 (Dự thầu và ký kết hợp đồng): Sau khi tìm hiểu và có đầy đủ các thông

tin về sản phẩm, xét năng lực của mình, đơn vị sẽ mua hồ sơ mời thầu và lập hồ

sơ mời thầu hoặc nộp hồ sơ về năng lực để xét dự thầu Nếu trúng thầu sẽ tiếnhành thương thảo, ký kết hợp đồng với chủ đầu tư công trình

- Bước 3 (Thi công xây dựng công trình): Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty sẽ

tiến hành thi công xây dựng công trình theo các cam kết về kỹ thuật, chất lượng

và tiến độ thi công với chủ đầu tư Với các loại công trình khác nhau (Ví dụ:Nhà, cầu, đường, trạm bơm, đường dây, trạm biến áp) thì quy trình thi công cũngkhác nhau Quy trình này đã được quy định và quản lý về chất lượng kỹ thuật củacác cơ quan Nhà nước như Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải, và các ý kiếnNghị định của Chính phủ (Ví dụ: Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêuchuẩn xây dựng)

- Bước 4 (Bàn giao công trình cho chủ đầu tư): Sau khi hoàn thành việc thi công

đơn vị sẽ tiến hành bàn giao đưa công trình vào sử dụng cho chủ đầu tư, kết thúcquy trình sản xuất sản phẩm

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty:

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo sơ đồ 2.5

Ngày đăng: 17/02/2014, 22:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 1.1: KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 1.1 KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ (Trang 19)
SƠ ĐỒ 1.2: KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 1.2 KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ (Trang 26)
SƠ ĐỒ 1.4 - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 1.4 (Trang 28)
SƠ ĐỒ 1.3 - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 1.3 (Trang 28)
SƠ ĐỒ 1.6-KẾ TOÁN SỬA CHỮA LỚN TSCĐ - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 1.6 KẾ TOÁN SỬA CHỮA LỚN TSCĐ (Trang 30)
SƠ ĐỒ 2.1-BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 2.1 BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY (Trang 34)
SƠ ĐỒ 2.2-TỔ CHỨC BỘ MÁY SẢN XUẤT - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY SẢN XUẤT (Trang 37)
SƠ ĐỒ 2.3-QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHUNG - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 2.3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHUNG (Trang 39)
SƠ ĐỒ 2.4-QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TẠI ĐƠN VỊ - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 2.4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TẠI ĐƠN VỊ (Trang 40)
SƠ ĐỒ 2.5-BỘ MÁY KẾ TOÁN - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 2.5 BỘ MÁY KẾ TOÁN (Trang 42)
SƠ ĐỒ 2.6-TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ-SỔ CÁI. - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 2.6 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ-SỔ CÁI (Trang 47)
SƠ ĐỒ 2.7-TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TĂNG TSCĐ. - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 2.7 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TĂNG TSCĐ (Trang 58)
SƠ ĐỒ 2.8-TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢM TSCĐ. - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
SƠ ĐỒ 2.8 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢM TSCĐ (Trang 59)
BẢNG 2.1 SỔ THEO DếI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI NƠI SỬ DỤNG Năm: 2007 - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
BẢNG 2.1 SỔ THEO DếI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI NƠI SỬ DỤNG Năm: 2007 (Trang 63)
BẢNG 2.3 SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
BẢNG 2.3 SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 66)
BẢNG 2.5 BÁO CÁO KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2009 - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
BẢNG 2.5 BÁO CÁO KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2009 (Trang 74)
Hình thức thanh toán: TM MST: 0700238569 - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
Hình th ức thanh toán: TM MST: 0700238569 (Trang 79)
BẢNG 2.7 Năm 2009 - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
BẢNG 2.7 Năm 2009 (Trang 82)
Hình thức thanh toán:………………………….. - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
Hình th ức thanh toán:………………………… (Trang 85)
Hình thức thanh toán:          CK         MST: 07  002  47122. - tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng đồng tâm.
Hình th ức thanh toán: CK MST: 07 002 47122 (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w