Sự cần thiết của đề tài Như chúng ta đều biết lạm phát là một chỉ số có ảnh hưởng lan truyền rất rộng trong nền kinh tế, nó ảnh hưởng tới hầu hết các biến số của nền kinh tế như giá cả,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -
NGUYỄN QUANG MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp.Hồ Chí Minh năm 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -
NGUYỄN QUANG MINH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN THANH PHONG
Tp.Hồ Chí Minh năm 2013
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU i
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT 1
1.1 Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái 1
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái 1
1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 1
1.1.3 Các yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ giá hối đoái 3
1.1.4 Các chế độ tỷ giá 4
1.1.5 Công cụ điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Trung ương 6
1.2 Cơ sở lý luận về lạm phát 8
1.2.1 Khái niệm về lạm phát 8
1.2.2 Phân loại lạm phát 9
1.2.3 Cách thức đo lường 11
1.2.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát 12
1.2.5 Ảnh hưởng của lạm phát 15
1.2.6 Biện pháp kiểm soát lạm phát 18
1.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát 20
1.4 Tổng quan lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát 22
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát 22
1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát 25
1.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 25
Kết luận chương 1 26
Chương 2 : THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 28
Trang 42.1 Thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012
28
2.1.1 Trước khi Việt Nam gia nhập WTO 30
2.1.2 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO 33
2.2 Kiểm định cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam 43
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.2 Các bước thực hiện nghiên cứu 44
2.2.3 Số liệu nghiên cứu 44
2.2.4 Thực hiện nghiên cứu 47
Kết luận chương 2 60
Chương 3 : GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 61
3.1 Những bất cập trong điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát của Ngân hàng Trung ương thời gian qua 62
3.2 Giải pháp kiểm soát truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát 64
3.2.1 Trong hoạt động kinh tế 64
3.2.3 Trong chính sách tỷ giá 66
3.2.3 Giải pháp trong việc bình ổn lạm phát 66
3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng 68
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 68
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 71
3.3.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 72
Kết luận chương 3 74
KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm này
Tp.HCM, ngày 16 tháng 09 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Quang Minh
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng Thương mại
NHTW : Ngân hàng Trung ương
TGHD : Tỷ giá hối đoái
Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
ADB : Asian Develop Bank
Ngân hàng Phát triển Châu Á
CPI : Consumer price index
Chỉ số giá tiêu dùng
ERPT : Exchange rate Pass Through
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái
FDI : Foregin Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Gross Dosmetic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF : International Moneytary Fund
Quỹ tiền tệ Thế giới
NEER : Nominal Effective Exchange rate
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đa phương REER : Real Effective Exchange rate
Trang 7Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đa phương RER : Real Exchange rate
Tỷ giá hối đoái thực
SBV : The State Bank of Vietnam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
UK : United Kingdom
: Vương quốc Anh
USD : United State Dollar
Đola Mỹ
WB : World Bank
Ngân hàng Thế giới
WTO : World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 8DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 Biên độ giao dịch tỷ giá được công bố trên thị trường liên ngân hàng 34
Bảng 2.2 Kiểm định nhân quả Granger 51
Bảng 2.3 Hệ số truyền dẫn của TGHĐ vào lạm phát 54
Bảng 2.4 Hệ số truyền dẫn của sản lượng nhập khẩu vào cung tiền 56
Bảng 2.5 Hệ số truyền dẫn của cung tiền vào TGHĐ 57
Bảng 3.1 Phân định giải pháp cho các cơ quan liên quan 67
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 28
Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2000 - 2006 30
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ lạm phát ở Việt nam và TGHĐ (2000 – 2006) 31
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ lạm phát Việt Nam và tốc độ tăng cung tiền (2000 – 2006) 32
Biểu đồ 2.5 Tăng trưởng lạm phát với năm 2005 giai đoạn 2007 - 2012 35
Biểu đồ 2.6 Tỷ giá hối đoái cuối quý (2007 – 2012) 36
Biểu đồ 2.7 Diễn biến lạm phát theo tháng năm 2010 và 2011 39
Biểu đồ 2.8 Tốc độ tăng giảm tỷ giá trong năm 2012 41
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Lạm phát sau khi được điều chỉnh yếu tố mùa vụ 46
Hình 2.2 TGHĐ sau khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ 47
Hình 2.3 Kiểm định tính dừng của lạm phát 48
Hình 2.4 Kiểm định tính dừng của TGHĐ 49
Hình 2.5 Ước lượng độ trễ của biến 53
Hình 2.6 Hàm phản ứng đẩy của TGHĐ vào lạm phát 54
Hình 2.7 Hàm phản ứng đẩy của sản lượng nhập khẩu vào cung tiền 55
Hình 2.8 Hàm phản ứng đẩy của cung tiền vào TGHĐ 57
Hình 2.9 Kết quả phân rã phương sai 59
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Như chúng ta đều biết lạm phát là một chỉ số có ảnh hưởng lan truyền rất rộng trong nền kinh tế, nó ảnh hưởng tới hầu hết các biến số của nền kinh tế như giá cả, việc làm, lãi suất, cung tiền, GDP, TGHĐ… Cụ thể khi nền kinh tế của một quốc gia
có lạm phát với các yếu tố khác không đổi lạm phát sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa được sản xuất tại quốc gia đó, làm cho hàng hóa của nước đó trở nên đắt hơn hàng hóa của các nước khác ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người dân trong nước thay
vì tiêu dùng hàng hóa được sản xuất trong nước lại chuyển sang tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn, và hàng hóa được sản xuất trong nước cũng ngày càng khó xuất khẩu hơn qua đó làm cho cán cân thương mại của quốc gia thâm hụt và giá trị đồng tiền của quốc gia sẽ vô hình chung giảm đi trên thị trường thế giới làm thay đổi TGHĐ quốc gia
Câu hỏi đặt ra trong trường hợp này là khi TGHĐ của một quốc gia thay đổi thì
nó có ảnh hưởng ngược lại tới lạm phát trong nền kinh tế của quốc gia đó không? Tại Việt Nam, mục tiêu kinh tế trong năm 2013 là “Ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn 2012, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường quốc phòng an ninh và ổn định xã hội, tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm về sau” đã được Quốc hội thông qua tại Nghi quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 Thể hiện quyết tâm kiềm chế, cắt giảm lạm phát nhằm ổn định đời sống người dân của Chính phủ
Cùng lúc đó “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng” là một trong những quan điểm phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 Để có thể phát triển bền vững, ngoài tận dụng tốt các nguồn lực trong nước Chính phủ còn cần phải khéo léo vận dụng các nguồn lực nước ngoài cho tiến trình phát triển đất nước, trong đó mở cửa thị trường
Trang 10vốn, thu hút đầu tư, kinh nghiệm nước ngoài là bước đi thiết yếu để đáp ứng mục tiêu trên Tuy nhiên Chính phủ cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi quyết định mở cửa, mà khó khăn đầu tiên chính là việc lựa chọn từ bỏ một trong ba mục tiêu kinh tế
là chính sách tiền tệ độc lập, dòng vốn tự do lưu chuyển và TGHĐ cố định còn được biết đến như bộ ba bất khả thi trong nền kinh tế Với nền kinh tế còn non trẻ như Việt Nam việc mở cửa thị trường vốn là bước đi cần rất nhiều thận trọng, đã có rất nhiều bài học đắt giá của Chính phủ các nước trên thế giới trong việc lựa chọn từ bỏ một trong ba mục tiêu trên khi mở cửa thị trường vốn, gần nhất là khủng hoảng tại Thái Lan năm 1997
Đối mặt với những thách thức trên để có thể ngày hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, và phát triển bền vững Chính phủ Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước đồng thời phân tích rõ ảnh hưởng của việc từ bỏ một trong ba mục tiêu của bộ ba bất khả thi sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế nước nhà
Đứng trước nhu cầu đó tôi chọn đề tài này nhằm có một số cái nhìn sơ lược về sự truyền dẫn của TGHĐ đến nền kinh tế trong nước, khi Việt Nam mở cửa tài khoản vốn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và lựa chọn từ bỏ chế độ TGHĐ cố định hiện tại
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thống cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái, lạm phát, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát, các lý thuyết về nghiên cứu cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát
Phân tích thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát của Ngân hàng Trung ương, cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam
Đề xuất các giải pháp kiểm soát truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tỷ giá hối đoái (tập trung vào tỷ giá hối đoái giữa VND
và USD khi phân tích thực trạng điều hành; tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đa
Trang 11phương trong mô hình nghiên cứu); Lạm phát tại Việt Nam thể hiện qua CPI; Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát
Phạm vi nghiên cứu: Số liệu phục vụ nghiên cứu lấy từ nền kinh tế Việt Nam theo quý giai đoạn 2000 - 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: thống kê, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp diễn biến về tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 Tìm kiếm những dấu hiệu chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát
- Phương pháp định lượng: sử dụng các mô hình định lượng nhằm chỉ rõ có hay không sự truyền dẫn từ tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam Nếu có xác định hệ
số truyền dẫn là bao nhiêu bằng những mô hình kinh tế lượng sau:
+ Sử dụng mô hình nhân quả Granger tìm kiếm sự liên quan giữa các biến, sắp xếp hướng tác động
+ Mô hình Var: xem xét đồng thời các biến nội sinh cùng với nhau Nhưng từng biến nội sinh được giải thích bởi các giá trị trễ hay giá trị quá khứ của nó
và các giá trị trễ của tất cả các biến nội sinh trong mô hình; thường thì trong mô hình không có các biến ngoại sinh
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu thành 3 chương
- Chương 1 Cơ sở lý luận về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát
- Chương 2 Thực trạng cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam
- Chương 3 Giải pháp kiểm soát cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam
Trang 12Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT
1.1 Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái 1
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Trong lĩnh vực tài chính, tỷ giá hối đoái (TGHĐ) của một cặp tiền tệ là một tỷ lệ
mà tại đó nó xác định loại tiền tệ này sẽ đổi được bao nhiêu sang loại tiền tệ khác Nó cũng được hiểu là giá trị tiền tệ của một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định
đo bằng tiền tệ của một quốc gia khác TGHĐ được xác định thông qua thị trường ngoại hối, thị trường này bao gồm rất nhiều người mua và bán, tại đây các loại tiền tệ được trao đổi liên tục 24h/ngày trừ các dịp cuối tuần
Trên thị trường ngoại hối, sự chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán được xác định bởi những nhà cung cấp tiền tệ Tỷ lệ chênh lệch được xem như một phần thặng dư cho người cung cấp, hoặc một khoản hoa hồng… Sự chênh lệch tỷ giá cũng khác biệt theo phương thức giao dịch: tiền mặt, phương tiện thanh toán giấy tờ (séc, thương phiếu…) hoặc thanh toán điện tử Tỷ giá sẽ cao hơn khi bạn sử dụng các phương thức thanh toán thông qua giấy tờ vì việc này tốn kém thời gian, chi phí văn phòng hơn là thực hiện thanh toán bằng tiền mặt
1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 2
Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại TGHĐ như tỷ giá chính thức, tỷ giá của các ngân hàng thương mại, tỷ giá xuất khẩu… Dưới đây là một số loại tỷ giá phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia:
TGHĐ danh nghĩa: là TGHĐ được công bố trên các phương tiện thông tin
đại chúng TGHĐ này được xác định dựa trên Ngân hàng Trung ương (NHTW)
TGHĐ thực (RER): TGHĐ thực của một cặp tiền tệ thể hiện sức mua của
tiền tệ một nước so với tiền tệ nước khác Chỉ số này phụ thuộc vào chỉ số khử lạm phát (GDP deflator) hoặc lạm phát tính theo chỉ số giá (CPI…) của từng nước, và năm
1 Tham khảo Wikipedia (2013), “Exchange rate”
2 Tham khảo Nhật Trung (2008) “Khả năng chịu đựng cán cân thâm hụt thương mại của Việt Nam”
Trang 13cơ sở (tại đó TGHĐ thực bằng với TGHĐ danh nghĩa) được người tính xác định để bắt đầu theo dõi sự thay đổi của RER Sự thay đổi của RER thể hiện cho ta biết tương quan thay đổi sức mua của đồng nội tệ và ngoại tệ cùng một loại hàng hóa/một rổ hàng hóa theo thời gian
𝑅𝐸𝑅 = 𝐸𝑛∗ 𝑃𝑓
𝑃 𝑑 (1.1)3
En : TGHĐ danh nghĩa theo phương pháp yết giá trực tiếp
Pf : Chỉ số giá nước ngoài
Pd : Chỉ số giá trong nước
Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (NEER): được xác định như một
chỉ số phản ảnh động thái của tỉ giá danh nghĩa giữa nước chủ nhà và các đối tác thương mại được điều chỉnh theo quyền số tương ứng của các đối tác thương mại Chỉ
số này cho ta cái nhìn chung về khả năng cạnh tranh nội tại của quốc gia đó
𝑁𝐸𝐸𝑅 = 𝑘 𝑤𝑖𝑡 ∗ 𝐸𝑖𝑡
𝑖=1 (1.2)
Wit : Trọng số thương mại của nước i tại thời điểm t
Eit : Tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền trong nước so với nước i thời điểm t
Tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER): là sản phẩm của tỉ giá hiệu lực
danh nghĩa đa phương (NEER) và chỉ số giá tương đối
Pit : Chí số giá nước i tại thời điểm t
Pdt : Chỉ số giá trong nước tại thời điểm t
3 Các công thức từ 1.1 đến 1.3 tham khảo tại N Roubini and P Watchel, 1998,Current Account Sustainability in Transition Economies,NBER Working Paper Series
Trang 141.1.3 Các yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ giá hối đoái 4
Hiện nay TGHĐ của các nước chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: tỷ lệ lạm phát, tình hình cán cân thanh toán, tình hình cung cầu ngoại tệ, lãi suất ngân hàng, chính sách kinh tế, kể cả các sự kiện chính trị xã hội…
1.1.3.1 Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu chi thực tế bằng ngoại tệ của một nước so với nước khác trong quan hệ giao dịch quốc tế Cán cân thanh toán quốc
tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia thâm hụt hoặc thặng dư
Nếu cán cân thanh toán thường xuyên thâm hụt thì dự trữ ngoại hối của quốc gia
có thể giảm, tình hình ngoại tệ căng thẳng, từ đó tạo ra nhu cầu ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ tăng
Nếu cán cân thanh toán thặng dư dự trữ ngoại hối có thể tăng, cung ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có khuynh hướng giảm
1.1.3.2 Lạm phát
Là sự suy giảm sức mua của nội tệ Để chứng minh mối quan hệ giữa lạm phát và
tỷ giá, Gustav Cassel đã đưa ra lý thuyết ngang giá sức mua Theo lý thuyết này, giả thiết trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, cước phí vận chuyển, thuế hải quan được giả định bằng không Nếu các hàng hóa đều đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng của nước có giá thật sự thấp Cũng theo giả thiết đó, một kiện hàng X ở Cananda giá 150 CAD và cũng kiện hàng X đó ở Mỹ giá 100 USD thì TGHĐ sẽ chuyển đến mức là
𝑈𝑆𝐷𝐶𝐴𝐷 =
Trang 15Trong đó:
TDk là tỷ giá đầu kỳ
TCl là tỷ giá cuối kỳ
LPa là lạm phát tại quốc gia sử dụng đồng tiền A
LPb là lạm phát tại quốc gia sử dụng đồng tiền B
xu hướng đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao, được thực hiện bằng cách khá phổ biến
là đi vay đồng tiền có lãi suất thấp chuyển đổi sang đồng tiền có lãi suất cao, sau đó đầu tư đồng tiền lãi suất cao bằng nhiều hình thức nhằm hưởng lợi nhuận do chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền Thực tế, thông thường đồng tiền có lãi suất cao có khuynh hướng lên giá, bởi vì sẽ có nhiều nhà đầu tư mua đồng tiền có lãi suất cao để cho vay nhằm thu lãi nhiều hơn
1.1.3.4 Một số nhân tố khác
Sự điều chỉnh chính sách tài chính tiền tệ, các sự kiện kinh tế, xã hội, chiến tranh, thiên tai, sự biến động của các chỉ số thống kê về việc làm, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế…
Tóm lại những biến động của các nhân tố nêu trên có thể tạo ra những tác động riêng lẻ hoặc đồng thời lên cung cầu ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá
1.1.4 Các chế độ tỷ giá 5
Mỗi quốc gia thông qua nhiều cách thức khác nhau có thể kiểm soát TGHĐ của nước mình nhằm phục vụ cho các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, cách thức mà các quốc gia quản lý TGHĐ của đồng tiền nước mình được gọi là chế độ tỷ giá Có
5 Tham khảon Trần Ngọc Thơ – Nguyễn Ngọc Định (2008) “Tác động của Chính phủ đối với tỷ giá”
Trang 16nhiều chế độ tỷ giá được áp dụng: chế độ TGHĐ thả nổi, chế độ TGHĐ cố định, chế
độ TGHĐ trung gian…
Chế độ TGHĐ thả nổi: tỷ giá của quốc gia sẽ thường xuyên thay đổi và được
xác định do các áp lực cung cầu trên thị trường ngoại hối quốc tế Đi cùng với các ưu điểm là tấm đệm ngăn chặn các cú sốc kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế nội địa, tạo
sự độc lập trong chính sách tiền tệ của NHTW, thì khi một quốc gia áp dụng chế độ TGHĐ thả nổi cũng mang lại cho quốc gia nhiều thách thức như sự bất ổn định trong
tỷ giá gây mất lòng tin cho người dân, các nhà đầu tư, tạo thêm gánh nặng cho quốc gia khi nền kinh tế của quốc gia đó gặp khó khăn…
Chế độ TGHĐ cố định: tỷ giá của đồng tiền quốc gia đó sẽ được giữ nguyên
không thay đổi trong khoảng thời gian áp dụng chế độ tỷ giá trên Đồng thời, khi áp dụng chế độ tỷ giá này quốc gia sẽ phải gánh chịu một số rủi ro từ những cú sốc kinh
tế chẳng hạn như các cú số về giá Tuy nhiên kèm theo đó chế độ TGHĐ cố định cũng
có những ưu điểm nhất định như tạo được lòng tin cho doanh nghiệp, và dân cư về sự
ổn định của tỷ giá, thu hút đầu tư nước ngoài
Chế độ TGHĐ trung gian: đây là chế độ tỷ giá trung gian giữa cố định và thả
nổi trong chế độ trung gian này tùy theo từng quốc gia mà có thể gồm rất nhiều biến thể, mỗi quốc gia có thể “thêm bớt” một số yếu tố để tạo nên chế độ tỷ giá phù hợp với mục tiêu của mình Dưới đây tác giả xin nêu ra một số chế độ tỷ giá phổ biến thường được các quốc gia áp dụng
Chế độ neo tỷ giá: Theo đó các quốc gia sẽ neo đồng tiền của mình vào một loại
ngoại tệ mạnh nào đó, thường là USD Trong hệ thống này, quốc gia sẽ ấn định một mức ngang giá chung cho đồng tiền của nước mình, và chỉ cho phép những thay đổi nhỏ xoay quanh mức ngang giá này Các tỷ lệ ngang giá này sẽ được điều chỉnh dần với một tỷ lệ nhỏ dựa theo hành vi của các biến số vĩ mô của nền kinh tế như dự trữ ngoại hối, lạm phát, cung cầu tiền tệ…Tuy nhiều nhà kinh tế lập luận rằng chế độ này phù hợp khi tỷ giá chỉ thay đổi theo tỷ lệ rất nhỏ, sẽ tạo lòng tin cho dân chúng, cũng như phù hợp với xu thế nền kinh tế Nhưng nếu có những cú sốc thật sự xảy ra cho nền
Trang 17kinh tế thì khi đó chế độ tỷ giá này cũng không khác mấy gì so với chế độ tỷ giá thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý: Theo chế độ này TGHĐ sẽ được phép dao động
trong một biên độ ẩn do những người điều hành chính sách đặt ra, và họ sẽ cố gắng để duy trì tỷ giá luôn nằm trong biên độ này
Chế độ chuẩn tiền tệ: Trong chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ Chính phủ hoặc NHTW
ấn định một mức ngang giá giữa đồng nội tệ và một đồng ngoại tệ (thường là ngoại tệ mạnh) đồng thời đảm bảo việc chuyển đổi nhanh chóng giữa hai đồng tiền này Thêm vào đó khi một quốc gia theo đuổi chế độ chuẩn tiền tệ NHTW của quốc gia đó bị kiểm soát rất chặt chẽ trong việc cung tiền ra thị trường, Ngân hàng chỉ được phép cung tiền ra thị trường khi có nguồn dự trữ ngoại tệ tương ứng
Như đã phân tích mỗi chế độ TGHĐ đều có ưu nhược điểm riêng, do đó tùy theo mục tiêu phát triển của mình mà các quốc gia lựa chọn áp dụng các chế độ TGHĐ khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể
1.1.5 Công cụ điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Trung ƣơng
Dưới tác động cuả biến động tỷ giá xuất hiện những biểu hiện bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế Chủ động can thiệp của Chính phủ nhằm bình ổn tỷ giá trên thị trường là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế Một số biện pháp được Chính phủ áp dụng chủ yếu sau:
1.1.5.1 Chính sách lãi suất tái chiết khấu
Khi tỷ giá biến động, NHTW với vai trò quản lý vĩ mô điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, sẽ làm thay đổi lãi suất tiền gửi, tín dụng trên thị trường Điều này có tác dụng kích thích đối với việc di chuyển các luồng ngoại tệ ngắn hạn từ nước này sang nước khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi cung và cầu ngoại hối làm cho tỷ giá được bình
ổn, cụ thể:
Khi TGHĐ tăng lên, NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu dẫn tới lãi suất tiền gửi sẽ tăng lên Thu hút vốn ngắn hạn chạy vào trong nước, làm tăng khả năng cung
Trang 18ngoại tệ và giảm bớt sự căng thẳng của tình hình cung đang nhỏ hơn cầu trên thị trường dẫn tới tỷ giá có xu hướng hạ nhiệt
Khi TGHĐ giảm thì NHTW hạ thấp lãi suất tái chiết khấu, dẫn đến lãi suất tiền gửi giảm xuống,vốn ngoại tệ sẽ chạy ra nước ngoài Bên cạnh đó các ngân hàng trong nước bị hạn chế thu hút vốn, tức giảm khả năng cung ngoại tệ trên thị trường, cũng như giảm tình hình căng thẳng khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ làm cho tỷ giá gia tăng
Tuy nhiên chính sách lãi suất tái chiết khấu chỉ có tác động đến tỷ giá trong chừng mực nhất định Do TGHĐ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố đã được nêu ở phần trước
1.1.5.2 Chính sách hối đoái
Nguyên lý cơ bản của nghiệp vụ này là NHTW thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ mua – bán ngoại hối tạo ra khả năng trực tiếp thay đổi quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá Cụ thể:
Khi TGHĐ tăng, NHTW sẽ tung ngoại hối dự trữ ra bán, cung ngoại hối trên thị trường tăng lên và làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị trường, dẩn tới tỷ giá từ từ giảm xuống
Khi TGHĐ giảm, NHTW mua vào ngoại hối, sẽ tăng nhu cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường, dẫn đến TGHĐ từ từ tăng lên
Tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, với điều kiện NHTW phải có một khối lượng dự trữ ngoại hối lớn Trong trường hợp dự trữ ngoại hối thiếu hụt NHTW tung ngoại hối ra bán chỉ làm tăng thêm sự hao hụt trong dự trữ ngoại hối mà thôi
1.1.5.3 Phá giá hoặc nâng giá tiền tệ
NHTW chủ động tăng/giảm giá trị tiền tệ trong nước làm cho TGHĐ tăng lên hoặc giảm xuống Cụ thể trong trường hợp dự trữ ngoại hối bị thiếu hụt, hoặc do yêu cầu chính sách ngoại thương của quốc gia, NHTW có thể thực hiện chính sách phá giá tiền tệ Phá giá tiền tệ sẽ làm cho TGHĐ tăng lên, nó khuyến khích xuất khẩu hay hạn
Trang 19chế nhập khẩu bên cạnh đòi hỏi NHTW phải tìm mọi biện pháp để phát triển kinh tế kiểm soát lạm phát
1.2 Cơ sở lý luận về lạm phát
1.2.1 Khái niệm về lạm phát
Nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát (inflation), nhưng nói chung chưa có một sự thống nhất hoàn toàn
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế 6 Như vậy sự tăng giá của một vài mặt hàng cá biệt nào đó trong ngắn hạn ngoài thị trường thì cũng không có nghĩa đã có lạm phát
Quan điểm cổ điển cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá
dự trữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành Cụ thể người ta dựa vào tỷ lệ đảm
bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không Chẳng hạn nếu pháp luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của tiền tệ 40%, khi tỷ lệ đó xuống dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát hành tiền quá mức Quan điểm này coi trọng cơ sở đảm bảo của tiền Trong thực tế, có những trường hợp tỷ lệ đảm bảo pháp định vẫn được tôn trọng nhưng giá cả của hàng hóa đều lên cao Nước Đức năm 1934 đã tránh được nạn lạm phát mặc dù tỷ lệ đảm bảo của đồng Mark xuống dưới 2%
Quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng
trong nền kinh tế Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher: M.V=P.Y Nếu tổng khối
lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa – dịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng Và nếu thêm vào đó tốc
độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì P lại tăng rất nhanh Để khắc phục tình trạng này cần dùng biện pháp thích hợp để thiết lập lại cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế
Quan điểm tĩnh về lạm phát nêu trên tuy giúp ta hiểu rõ về lạm phát, nhưng không cho biết nguyên nhân của lạm phát và khiến cho ta lầm tưởng lạm phát cao là kết quả của việc tăng trưởng cung tiền Thật ra trong nhiều trường hợp không hẳn là như vậy, nhà nước có thể tăng cung tiền mà không làm cho giá cả tăng, không gây ra
6 Gregory Mankiw , Macroeconomics (7th Edition), chương 6 trang 155
Trang 20lạm phát, nếu như khối lượng tăng đó phù hợp với khối tiền cần thiết cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư
liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động) Lạm phát xảy ra khi mức
chung của giá cả và chi phí tăng Theo quan điểm này thì giá cả tăng lên cho dù bất kỳ
nguyên nhân nào đều là lạm phát Lạm phát và giá cả tăng đều cùng một ý nghĩa Thật
ra giá cả đồng loạt tăng lên chỉ là một trong những biểu hiện cơ bản của lạm phát mà thôi7
Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của
một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác 8
Vậy theo các quan điểm trên ta có thể thấy một số biểu hiện của lạm phát:
Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian Lượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết, làm cho chúng bị mất giá.
1.2.2 Phân loại lạm phát 9
Theo tiêu chí tốc độ tăng trưởng, thì lạm phát được phân loại thành các loại sau:
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên
tục Giảm phát do đó trái ngược với lạm phát Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn
Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp Không có tiêu chí
chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ
7 Tham khảo Nghiên cứu kinh tế học (2011) “Các tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI như thế nào”
8 Tham khảo Wikipedia (2013) “Inflation”
9 Tham khảo Voer (2010) “Phân loại lạm phát”
Trang 21(NHTW) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản, thì tỷ lệ lạm phát 3-4 phần trăm một năm được cho là hoàn toàn bình thường10
Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới
10% một năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…
Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý ổn định cho người lao động Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh
Lạm phát phi mã: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm
vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách
Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải
Siêu lạm phát: Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng
giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế người Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi)
Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát, đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; và (4)
10 Tham khảo Reds (2012) “Mổ xẻ các khái niệm Lạm phát, Giảm phát và Thiểu phát”
Trang 22lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 1000 phần trăm11
1.2.3 Cách thức đo lường
Có nhiều phương thức để đo lường lạm phát của một quốc gia, trong đó phổ biến nhất vẫn là phương thức sử dụng chỉ số giá và chỉ số khử lạm phát trong GDP:
Phương thức sử dụng chỉ số giá: trong nền kinh tế của một quốc gia mỗi
mặt hàng có nhiều loại giá khác nhau chẳng hạn giá nhập khẩu, nguyên giá (giá sản suất), giá bán sỉ, giá bán lẻ cho người tiêu dùng Do đó khi tính lạm phát thông qua chỉ
số giá, tùy từng loại giá khác nhau mà ta thu được chỉ số lạm phát khác nhau, yếu tố lạm phát theo từng chỉ số giá riêng biệt cung cấp thông tin cho từng nhóm người quan tâm khác nhau Mang tính phổ thông và thường xuyên được thông báo rộng rãi ra công chúng là lạm phát được tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cách tính toán như sau:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): dựa trên một rổ hàng hóa tiêu dùng (goods basket) và giá cả của những hàng hóa trong rổ ở hai thời điểm khác nhau12
𝐶𝑃𝐼 = 𝑛 𝑃𝑗 ∗ 𝑑𝑗
𝑗 =1 (1.4)13
Pj : giá mặt hàng j trong rổ hàng hóa dược chọn thời điểm t
dj : tỷ trọng tiêu dùng mặt hàng j trong rổ hàng hóa được chọn
Tham khảo Wikipedia (2013) “Inflation”
12 Tham khảo Nghiên cứu kinh tế học (2011) “Kinh tế học: Lạm phát (Inflation) là gì? Các quan điểm về lạm phát?”
13 Các công thức 1.4 đến 1.6 được tổng hợp thông qua những kiến thức sưu tầm
Trang 23Ngoài ra, do một số loại hàng hóa có giá cả thay đổi thất thường do điều kiện mùa vụ, nhà cung cấp, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, năng lượng Điều này ảnh hưởng mạnh tới việc xác định xu hướng dài hạn của lạm phát, nên đôi lúc khi tính toán tỷ lệ lạm phát các nhà thống kê sẽ loại bỏ các mặt hàng này ra khỏi rổ hàng hóa hình thành nên tỷ lệ lạm phát lõi (core price indicies)
Chỉ số khử lạm phát trong GDP (GDP deflator): lạm phát tính thông qua
chỉ số giá có nhược điểm lớn đó là không thể bao quát nền kinh tế của một quốc gia do chỉ số giá được tính thông qua một rổ hàng hóa nhất định, và từng rổ hàng hóa phục vụ cho từng quan sát nhất định Để khắc phục nhược điểm trên các nhà thống kê đã sử dụng chỉ số khử lạm phát trong GDP, cụ thể được tính như sau:
Chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator): căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau
𝐺𝐷𝑃 𝑑𝑒𝑓𝑙𝑎𝑡𝑜𝑟 = 𝐼𝑡 = 𝑁𝑜𝑚𝑖𝑛𝑎𝑙 𝐺𝐷𝑃𝑡
𝑅𝑒𝑎𝑙 𝐺𝐷𝑃 𝑡 − 1 (1.6)
It : Lạm phát năm t
1.2.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát
Từ lâu các nhà kinh tế học trên thế giới đã tranh cãi rất nhiều về câu hỏi nguyên nhân nào đã gây ra lạm phát và cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có một lý thuyết thống nhất nào cùng được các nhà kinh tế học đồng tình
1.2.4.1 Theo trường phái kinh tế học Keynes
Theo các nhà kinh tế học thuộc trường phái Keynes nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát là do các áp lực trong nền kinh tế gây nên Cụ thể, theo Robert J Gordon có
ba nguyên nhân chính gây nên lạm phát
Lạm phát do cầu kéo: nguyên nhân chính do tổng cầu tăng lên nhanh chóng tác
động đến tiêu dùng của người dân, Chính phủ… Lạm phát do cầu kéo khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng vượt quá điểm tăng trưởng tối ưu, khuyến khích các yếu tố thị trường gia tăng đầu tư, tiêu dùng
Trang 24Lạm phát do chi phí đẩy: nguyên nhân do sự sụt giảm của tổng cung Sự sụt
giảm này có thể do thảm họa thiên nhiên hoặc giá nguyên liệu đầu vào tăng Ví dụ, nguồn cung dầu giảm một cách đột ngột, làm cho giá dầu tăng Các ngành nghề sản suất sử dụng nhiều dầu có thể tìm cách chuyển sự gia tăng trong chi phí đầu vào này cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá thành sản phẩm đầu ra qua đó tạo nên sự tăng giá trong nền kinh tế
Lạm phát do cơ cấu: điều này thường liên quan đến các kỳ vọng trong quá khứ
về thu nhập Khi mà người lao động luôn cố gắng giữ cho thu nhập tăng nhanh hơn sự gia tăng của giá cả, điều này tạo gánh nặng chi phí nhân công cho các doanh nghiệp,
và các doanh nghiệp tìm cách giải tỏa áp lực này bằng cách chuyển chi phí tăng lên này qua giá thành sản phẩm làm cho giá cả các mặt hàng tăng cao hơn Vòng xoắn ốc này lập đi lập lại ngày càng rộng hơn, làm lạm phát tăng nhanh
1.2.4.2 Theo quan điểm của các nhà kinh tế trọng tiền
Các nhà kinh tế trọng tiền tin rằng yếu tố quan trọng nhất tác động đến lạm phát
là tốc độ tăng giảm của cung tiền trong nền kinh tế Họ cho rằng chính sách tài khóa,
tiêu dùng của Chính phủ, hoặc các chính sách thuế có tác động lẫn nhau trong kiềm chế lạm phát Theo Milton Friedman “Lạm phát tại bất cứ đâu luôn là hệ quả của chính sách tiền tệ”
Các nhà kinh tế trọng tiền nhấn mạnh rằng quá khứ đã cho chúng ta nhiều bài học chứng minh rằng lạm phát luôn là một sự kiện của chính sách tiền tệ Lý thuyết số lượng tiền tệ đã xác định một cách đơn giản rằng bất kỳ một sự thay đổi về lượng tiền trong hệ thống sẽ dẫn đến sự thay đổi của mức giá Lý thuyết đó được bắt đầu với sự hoán đổi như sau
MV = PQ
M: lượng tiền danh nghĩa
V: vòng quay của tiền trong một chu kỳ kinh tế
P: mức giá chung của nền kinh tế
Q: chỉ số giá trị thật của một chu kỳ kinh tế
Trang 25Trong công thức này, chỉ số giá chung của nền kinh tế (P) liên quan đến mức độ hoạt động thật của nền kinh tế (Q), số lượng tiền trong nền kinh tế (M) và vòng quay của tiền trong một chu kỳ kinh tế (V)
Các nhà kinh tế trọng tiền giả định rằng V không bị tác động bởi chính sách tiền
tệ (tối thiểu là ngắn hạn), và Q được xác định bởi năng lực sản suất của nền kinh tế Dựa trên những giả thiết đó, nguyên nhân chính yếu tạo ra sự thay đổi P là sự thay đổi của M Cùng với việc cố định V, M cũng xác định giá trị danh nghĩa của Q trong nền kinh tế Tuy nhiên, trong dài hạn, sự thay đổi của V được giả định phụ thuộc vào sự tiến bộ của hệ thống thanh toán Và nếu V thật sự không bị tác động bởi chính sách tiền tệ, trong dài hạn tỷ lệ tăng của P bằng với mức tăng của M cộng với tỷ lệ tăng của
V trừ đi tốc độ tăng của Q
1.2.4.3 Theo quan điểm của những nhà kinh tế học người Áo
Các trường kinh tế tại Áo công bố một cách chắc chắn rằng lạm phát là một sự gia tăng trong cung tiền không trùng khớp với việc gia tăng trong tổng cầu Giá cả gia tăng đơn giản chỉ là hệ quả của những bất cân bằng Nguyên nhân của sự không đồng đều này là do tiền dư thừa đổ vào một số ngành kinh tế nhất định như địa ốc, chứng khoán, chăm sóc sức khỏe… trong khi một số ngành khác lại không, làm cho tác động của lạm phát tác động theo nhiều mức độ khác nhau tại những ngành khác nhau Bởi vì
sự không đồng đều này, các nhà kinh tế học Áo đã kết luận rằng khi quan sát mức giá chung của nền kinh tế ta có thể bị dẫn dắt sai khi phân tích tác động của lạm phát đến từng ngành kinh tế khác nhau
Cũng theo nhà kinh tế học hiện đại Ludwig von Mises:
“ Dựa trên các cách thức điều tra chỉ có một ý kiến đáng tin có thể được dùng để giải thích ý nghĩa của lạm phát là: sự gia tăng số lượng tiền (lượng tiền được hiểu theo nghĩa rộng là bao hàm tiền cơ sở, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng và tiền gửi không kỳ
Trang 26hạn14) điều này không bao gồm sự tăng lên tương ứng trong cầu tiền (cầu tiền cũng được hiểu theo nghĩa rộng) do đó sự giảm giá trị đồng tiền bắt buộc phải diễn ra
Các nhà phê bình cho rằng quan điểm của những nhà kinh tế học Áo về việc sử dụng tiền tệ được đảm bảo bằng hàng hóa15 thay cho tiền pháp định nhằm ngăn chặn lạm phát là không phù hợp, vì tốc độ tăng trưởng của nguồn cung tiền này khác với tốc
độ phát triển của nền kinh tế, và do đó nó gây ra giảm phát cao, bất ổn định và kéo dài suy thoái
Tóm lại, dù có nhiều tranh luận khác nhau về nguyên nhân gây ra lạm phát trong nền kinh tế, nhưng tụ chung lại các nhà kinh tế vẫn xoay quanh hai trường phái chính
là về chất lượng của lạm phát và số lượng lạm phát Lý thuyết chất lượng của lạm phát chủ yếu quan tâm đến giá trị của một đơn vị tiền tệ qua từng mốc thời gian khác
nhau, cụ thể họ quan tâm đến giá cả của một mặt hàng/ rổ hàng hóa theo từng thời
điểm khác nhau Còn lý thuyết số lượng của lạm phát lại nhấn mạnh sự quan tâm của
mình đến sự cân bằng của lượng tiền trong nền kinh tế, mức cung tiền, tốc độ, vòng
quay của tiền, và giá trị danh nghĩa của chúng Tuy nhiên theo Adam Smith và David
Hume, các ông đề xuất nên vận dụng cả hai lý thuyết, chất lượng của lạm phát vào trong sản suất và số lượng của lạm phát vào trong tiền tệ
1.2.5 Ảnh hưởng của lạm phát
1.2.5.1 Ảnh hưởng chung của lạm phát
Khi lạm phát của nền kinh tế tăng lên làm giảm sức mua của tiền Điều đó có
nghĩa là, khi mức giá chung tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ có khả năng mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn Ảnh hưởng của lạm phát không phân bổ đều cho toàn xã hội mà một số người chịu thiệt hại đồng thời một số người được lợi khi sức mua của đồng tiền giảm xuống Ví dụ như, khi lạm phát xảy ra, một phần nào đó của xã hội sở hữu các tài sản hữu hình như bất động sản, cố phiếu… được lợi khi giá trị của chúng tăng lên Tuy
14
Fiduciary media: Fiduciary money includes token money, bank or treasury notes and demand deposits (deposit currency or checkbook money) which exceed the amount of cash reserves immediately available for their conversion into money proper http://mises.org/easier/F.asp
15 Commodity – back money
Trang 27nhiên, những cá nhân hoặc tổ chức giữ nhiều tiền mặt sẽ chịu thiệt khi giá trị của những tài sản này giảm xuống
1.2.5.2 Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát
Lạm phát cao hoặc không dự đoán được có ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh
tế Nó làm thị trường hoạt động không hiệu quả, gây khó khăn cho các công ty trong
việc thiết lập ngân sách dài hạn Khi giá cả nguồn cung nguyên liệu đầu vào cùng với
nguồn nhân lực thay đổi liên tục, không dự đoán được Đồng thời do lạm phát tăng đột biến, làm phát sinh một số chi phí khác như chi phí in ấn lại bảng giá giới thiệu hàng hóa… Lạm phát đóng vai trò như một lực cản đối với năng suất của các công ty, buộc
họ phải chuyển các nguồn lực từ phát triển sản phẩm và dịch vụ sang tập trung vào việc hạn chế thua lỗ do lạm phát gây ra
Việc không chắc chắn về sức mua của tiền trong tương lai làm giảm động lực
đầu tư và tiết kiệm của cộng đồng Và lạm phát có thể làm phát sinh thêm các khoản thuế, nếu tốc độ tăng của thu nhập thấp hơn tốc độ tăng của lạm phát, làm thu nhập
thực giảm đi trong khi người chịu thuế phải trả mức thuế suất cao hơn trừ khi các khung thuế suất không được điều chỉnh theo lạm phát
Khi lạm phát cao, sức mua bị phân phối lại từ những người có thu nhập cố định
(những người lãnh lương hưu do thu nhập không được điều chỉnh theo sự tăng lên của mức giá chung) cho những người có thu nhập thay đổi Sự tái phân phối sức mua này cũng diễn ra trong quan hệ thương mại quốc tế Tại những quốc gia có TGHĐ cố định,
lạm phát tại quốc gia này cao hơn quốc gia khác có thể là nguyên nhân làm cho hàng
hóa xuất khẩu của quốc gia này đắt hơn, qua đó ảnh hưởng đến cán cân thương mại
của quốc gia đó Tác động tiêu cực của lạm phát vào thương mại cũng có thể xảy ra khi TGHĐ tăng trưởng bất ổn định do lạm phát không dự đoán được
Trang 28làm họ phải mạnh tay sa thải nhân công, hoặc khi nền kinh tế tăng trưởng doanh nghiệp muốn thuê thêm lao động, nhưng chi phí tăng quá nhiều làm cho họ không dám
mạnh dạn mở rộng Khi có lạm phát, nó làm cho thu nhập thực có thể sụt giảm trong
khi thu nhập danh nghĩa vẫn giữ nguyên, qua đó ảnh hưởng tới chi phí nhân công của
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho chi phí thực có thể giảm đi, mô hình lạm phát đã tạo điều kiện cho thị trường lao động hoạt động hiệu quả hơn, cũng như nền kinh tế phát triển hợp lý hơn
* Tạo ra một lối thoát cho nền kinh tế
Công cụ chính để kiểm soát cung tiền là khả năng tạo ra lãi suất chiết khấu, mức lãi suất mà các ngân hàng có thể vay mượn từ NHTW hoặc thị trường mở Trường hợp nền kinh tế đang trong tình trạng trì trệ, lãi suất danh nghĩa hiện tại khá thấp hoặc có thể bằng không, các ngân hàng không thể cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế thêm nữa, nền kinh tế lúc này được xem như đã rơi vào bẫy thanh khoản Lạm phát sẽ
giúp nền kinh tế tránh khỏi trường hợp này bằng cách bảo đảm rằng lãi suất danh
nghĩa sẽ luôn lớn hơn không ở một mức độ phù hợp, vì thế nếu cần thúc đẩy nền kinh
tế, các ngân hàng vẫn có thể cắt giảm lãi suất danh nghĩa
* Hiệu ứng Tobin - Mundell
Nhà kinh tế đạt giải Nobel Robert Mundell đề xuất rằng lạm phát sẽ làm cho
những người giữ tiền tiết kiệm cho vay khoản tiền của mình thay vì cất giữ chúng ở
nhà, việc này như một sự để dành cho các khoản chi tiêu sau này Hiệu ứng thay thế này là nguyên nhân làm cho lãi suất thực trên thị trường giảm xuống Lãi suất thực giảm sẽ thúc đẩy hoạt động vay mượn để đầu tư tài chính nhiều hơn nữa Một cách
tương tự, nhà kinh tế đạt giải Nobel James Tobin đề xuất rằng vì có lạm phát nên các
doanh nghiệp nên đầu tư vào các dự án hữu hình (dự án, công cụ, hàng tồn kho) thay
vì đầu tư vào các danh mục tài sản vô hình Ảnh hưởng của hai hiệu ứng này được các nhà kinh tế đặt tên là hiệu ứng Mundell – Tobin , hiệu ứng này khuyên rằng các doanh nghiệp vẫn nên thực hiện các khoản đầu tư với tỷ suất hoàn vốn thực thấp (vì các dự
án hoàn vốn có tỷ suất hoàn vốn cao đã được thực hiện trước đó), và nếu các khoản
Trang 29đầu tư trong nền kinh tế không quá thừa theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế, các khoản đầu tư trên vẫn được xem là hiệu quả Qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
* Sự bất ổn định của nền kinh tế khi xảy ra giảm phát
Nhà kinh tế học S.C Tsaing đề xuất rằng một khi giảm phát xảy ra, hai hiệu ứng quan trọng sẽ xuất hiện, và cả hai đều là hậu quả của việc tiền bị giữ lại trong dân cư
thay vì cho vay Hậu quả đầu tiên là giá cả sẽ liên tục giảm, và đầu cơ tiền tệ sẽ xảy
ra do sự lo lắng trong dân cư tăng lên Khi mà giá trị của các khoản đầu cơ tiền tệ này
tăng lên, cùng lúc đó chúng cũng sẽ chịu nhiều rủi ro hơn vì khi mọi người nhận ra có
sự đầu cơ này giá cả của hàng hóa sẽ tăng lên một cách nhanh chóng Khi đó chỉ cần một lượng nhỏ tiền được đưa lại vào trong lưu thông, “chiếc đập sẽ vỡ”, giá cả tăng lên chóng mặt, giá trị của tiền mất đi nhanh chóng, nền kinh tế sẽ nhanh chóng rơi vào khủng hoảng Một mô hình lạm phát phù hợp và bền vững có thể giúp nền kinh tế tránh khỏi hậu quả tàn khốc này
* Thị trường tài chính không hiệu quả khi xảy ra giảm phát
Hậu quả thứ hai Tsaing đề cập là khi thay vì cho vay các khoản tiết kiệm trên thị trường tài chính, người dân lại rút nó khỏi lưu thông, điều này làm vai trò là kênh điều tiết các khoản tiết kiệm cho đầu tư của các thị trường này mất đi Khi điều này xảy ra lãi suất danh nghĩa đang ở mức cạnh tranh sẽ bị đẩy lên rất cao, khi đó sẽ không còn một cơ chế giá cả nào còn tồn tại trên thị trường Khi mà hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính bị bỏ mặc, giá cả của các hàng hóa, và tài sản hữu hình sẽ hoạt động sai Chẳng hạn, khi người dân gia tăng tiết kiệm lãi suất vẫn không giảm xuống nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mà thay vào đó xuất hiện tình trạng đầu cơ tiền tệ, làm cho giá cả của hàng hóa giảm đi, làm mất động lực đầu tư vào các ngành sản suất hàng hóa Với một mô hình lạm phát phù hợp, khi kỳ vọng của nền kinh tế không phù hợp với lãi suất danh nghĩa, nó sẽ điều chỉnh mức lãi suất này tăng hoặc giảm thích ứng với thay đổi trong các cơ hội đầu tư, hoặc kỳ vọng của người tiết kiệm, do đó nó tạo điều kiện cho thị trường tài chính hoạt động bình thường
1.2.6 Biện pháp kiểm soát lạm phát
Có nhiều cách thức và chính sách được sử dụng để kiểm soát lạm phát
Trang 301.2.6.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nếu tăng trưởng kinh tế phù hợp với tăng cung tiền sẽ không có lạm phát Có nhiều yếu tố có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng của hai yếu tố vừa nêu Ví dụ đầu
tư có trọng tâm vào ngành sản suất thế mạnh của từng quốc gia qua đó vừa nâng cao được hiệu quả sản suất vừa tạo được việc làm cho người dân trong quốc gia đó Hoặc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe có thể làm kinh tế tăng trưởng nhanh chóng hơn Thay vì tập trung can thiệp vào nền kinh tế, Chính phủ các nước nên tập trung nhiều hơn vào tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, thu hút đầu
tư và môi trường cho hoạt động kinh tế của người dân thông qua các hoạt động trên, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho người lao động trước khi tham gia vào thị trường lao động cùng với các chương trình chăm sóc y tế phù hợp Chính những điều này sẽ góp phần tạo nên một nền kinh tế vững chắc cho từng quốc gia phát triển qua các giai đoạn, chống chọi lại với khủng hoảng và những bất ổn kinh tế
1.2.6.2 Sử dụng chính sách tiền tệ
Công cụ phổ biến hiện nay để kiểm soát lạm phát là chính sách tiền tệ Hầu hết mọi NHTW đều có trách nhiệm giữ tỷ suất liên hàng ở mức thấp thường là ở mức 2% đến 3%/năm và mục tiêu lạm phát thấp Có nhiều cách thức được đề xuất để kiểm soát lạm phát, các nhà kinh tế học có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng phổ biến vẫn là duy trì lãi suất cao và hạn chế cung tiền Các nhà kinh tế theo trường phái trọng tiền nhấn mạnh việc kiểm soát cung tiền thận trọng, và sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát Trong khi các nhà kinh tế theo trường phái Keynes lại nhấn mạnh giảm tổng cầu khi nền kinh tế tăng trưởng, và kích thích tổng cầu khi nền kinh tế suy thoái
để duy trì lạm phát ổn định, kiểm soát tổng cầu có thể đạt được khi chúng ta sử dụng tốt cả chính sách tiền tệ và tài khoá (tăng thuế, hoặc hạn chế tiêu dùng của Chính phủ
có thể giảm cầu)
1.2.6.3 Kiểm soát thu nhập và giá cả
Kiểm soát thu nhập và giá cả là một cách đặc biệt và tạm thời để kiềm chế lạm phát, nó chỉ phát huy tác dụng khi đi kèm với những chính sách được thiết kế riêng cho mình, và được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt (chẳng hạn sau khi thắng
Trang 31trận trong chiến tranh) Tuy vậy nó thường tạo ra các tác động sai lệch, do các thông tin lệch lạc nó đưa ra thị trường Chính sách giá thấp một cách giả tạo là tác nhân gây nên việc phân bổ sai, thiếu hụt, mất động lực đầu tư trong tương lai, do đó tạo nện sự thiếu hụt trong tương lại
1.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát 16
Theo Gustav Cassel việc chúng ta có chấp nhận bỏ ra một lượng giá trị nhất định
để sở hữu một đồng ngoại tệ hay không phải được cân nhắc dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí khi sở hữu đồng ngoại tệ đó Cụ thể hơn liệu sức mua của đồng ngoại
tệ với hàng hóa và dịch vụ tại quốc gia phát hành đồng ngoại tệ có tương xứng với lượng giá trị chúng ta đã bỏ ra hay không? Chính vì vậy, việc định giá đồng ngoại tệ dựa trên giá trị của đồng nội tệ phải dựa trên tương quan sức mua của chúng
Xét về mặt lý thuyết nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, hàng hóa của nước đó sẽ có mức giá đắt tương đối so với nước khác do đó nhu cầu đồng tiền của nước đó sẽ giảm
do xuất khẩu giảm Trong khi đó do hàng hóa trong nước đắt tương đối, người tiêu dùng và các công ty trong nước có lạm phát có xu hướng tăng nhập khẩu làm cho cung tiền nội tệ tăng lên Cả hai áp lực này tạo ra áp lực giảm giá trị đồng nội tệ Vì lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, đã tạo nên các mẫu hình mậu dịch quốc tế thích hợp và từ đó ảnh hưởng đến TGHĐ
Trong nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ, lý thuyết ngang giá sức mua đóng vai trò là một lý thuyết chủ đạo mặc dù gây nên nhiều tranh cãi, nhưng vẫn được các nhà kinh tế lưu tâm xem xét và phát triển, theo thời gian lý thuyết ngang giá sức mua hình thành nên hai biến thể là thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối và thuyết ngang giá sức mua tương đối
Với thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối các nhà kinh tế đã giả định rằng không tồn tại thuế quan và chi phí giao dịch thương mại, các mặt hàng được bán tại các quốc gia đều đồng nhất Khi đó các nhà kinh tế đề xuất rằng TGHĐ danh nghĩa giữa hai
16 Tham khảo Trần Ngọc Thơ – Nguyễn Ngọc Định (2008) “Tác động của Chính phủ đối với tỷ giá”
Trang 32đồng tiền phải ngang bằng với tỷ lệ tổng mức giá giữa hai quốc gia, và do đó tiền tệ của quốc gia này sau khi quy đổi qua tỷ giá danh nghĩa sẽ có sức mua tương đương tại quốc gia kia
Với thuyết ngang giá sức mua tương đối, các nhà kinh tế đã chấp nhận các bất hoàn hảo của thị trường Lý thuyết này công nhận rằng hàng hóa giống nhau ở các nước không nhất thiết phải có giá như nhau khi quy về cùng một đồng tiền, chúng có thể chênh lệch nhau, nhưng sự thay đổi trong giá cả hàng hóa phần nào sẽ giống nhau khi được tính bằng cùng một đồng tiền khi các yếu tố khác không đổi Nhận định này của lý thuyết ngang giá sức mua tương đối được biểu diễn bằng công thức sau:
1 + 𝐼𝑓 1 + 𝑒𝑓 = (1 + 𝐼ℎ) (1.7) Theo đó If là tỷ lệ lạm phát của nước ngoài
Ih là tỷ lệ lạm phát trong nước
Ef là sự thay đổi trong giá trị của ngoại tệ
Theo lý thuyết này giá trị ngoại tệ sẽ thay đổi (%) để cân bằng sự chênh lệch lạm phát giữa hai nước Công thức này phản ánh mối liên hệ giữa lạm phát tương đối và TGHĐ
Không chỉ dừng lại tại luận điểm rằng lạm phát của mỗi quốc gia tác động mạnh
mẽ đến giá trị đồng tiền của mỗi nước, các nhà kinh tế học còn đi sâu thêm một bước khi phân tích tiếp tục rằng sau khi giá trị đồng tiền của quốc gia có lạm phát cao đã giảm giá trị so với đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp thì ngay lúc này giá hàng hóa của quốc gia có lạm phát cao đã được điều chỉnh giảm tương đối do giá trị đồng tiền của quốc gia đó giảm, làm cho cầu hàng của quốc gia đó tại nước ngoài tăng trở lại, đồng thời giá hàng hóa nhập khẩu khi quy ra nội tệ tại quốc gia đó tăng lên do giá trị của đồng ngoại tệ tăng, chính sự tăng giá hàng hóa nhập khẩu này làm cho người dân quay sang sử dụng hàng hóa trong nước làm cầu hàng trong nước tăng lên, chính hai yếu tố này tạo ra áp lực lên lạm phát tại quốc gia đó theo nguyên tắc cầu kéo, làm cho lạm phát tại quốc gia tiếp tục tăng lên và vòng quay này lại tiếp tục một lần nữa theo chiều hướng xoắn ốc ngày càng rộng ra
Trang 33Với lập luận như trên các nhà kinh tế học đã sử dụng nhiều phương pháp, mô hình để tìm hiểu mối quan hệ ngược trở lại giữa tỷ giá hối đoái vào lạm phát với tên gọi phổ biến là cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát (pass – through), mà các kết quả của các nghiên cứu trên được trình bày trong phần tiếp theo của chương này Tóm lại mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ có thể mô tả qua tiến trình sau: lạm phát cầu hàng hóa (hàng trong nước và hàng nước ngoài) cung tiền TGHĐ cầu hàng hóa (hàng trong nước) lạm phát
1.4 Tổng quan lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát
Lạm phát là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền của mỗi nước Với câu hỏi ngược lại, khi giá trị đồng tiền của mỗi nước thay đổi, có ảnh hưởng nào ngược lại lạm phát của nước đó hay không?
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát
Mối quan hệ ngược lại giữa TGHĐ và lạm phát đã thu được rất nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế từ sự kiện sụp đổ của hệ thống Bretton Woods Tuy thu hút được nhiều sự quan tâm, nhưng có rất ít các công trình nghiên cứu một cách toàn diện
sự truyền dẫn TGHĐ và các chỉ số giá khác nhau trong quy trình sản suất hàng hóa của nền kinh tế (giá nhập/xuất khẩu, giá bản lẻ của nền kinh tế) Mà thay vào đó các công trình tập trung vào nghiên cứu sự truyền dẫn ở các phân khúc cụ thể như, ảnh hưởng của tý giá đối với giá xuất/nhập khẩu, hoặc sự điều chỉnh các khác biệt của mức giá Tác động trực tiếp của sự thay đổi TGHĐ đến giá cả thông qua hoạt động ngoại thương quốc tế Theo Goldberg và Knetter (1997) đã nghiên cứu tác động truyền dẫn vào giá nhập khẩu, các ông tìm ra rằng tác động truyền dẫn là không hoàn toàn Đồng thời việc truyền dẫn sẽ bị tác động khi quốc gia nhập khẩu áp dụng chính sách phân biệt giá đối với hàng nhập khẩu Để giải thích cho điều này, trong bài nghiên cứu của mình Dornbusch (1987) và Krugman (1987) nêu ra một số nguyên nhân như sự cạnh tranh không hoàn hảo của thị trường, và việc định giá theo thị trường Các nhà sản suất nước ngoài có thể điều chỉnh giá cả sản phẩm của họ để duy trì thị phần trong nước, với cách làm này họ có thể loại trừ ảnh hưởng của TGHĐ đến giá nhập khẩu Tuy
Trang 34nhiên, nếu các công ty xuất khẩu tại các nước lớn không quá chú trọng vào chính sách định giá theo thị trường khi xuất hàng vào các nước nhỏ, thì sự truyền dẫn có thể thể hiện rõ rệt Trong bài nghiên cứu của mình Gosh và Wolf (2001) nêu ra một lý do nữa cho việc truyền dẫn không hoàn hảo này có thể do là chi phí thực đơn Điều này đã được chứng minh tại một số nước cụ thể Khác với kết luận trên Borensztein và De Gregorio (1999) và Goldfajn và Werlang (200) đã chỉ ra rằng độ trễ của truyền dẫn là
12 tháng do một số nguyên nhân như tính chu kỳ của nền kinh tế, sai lệch trong định giá, độ mở của nền kinh tế
Áp dụng ý tưởng về chiến lược định giá theo thị trường, Man (1986) đã nghiên cứu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự truyền dẫn TGHĐ vào giá nhập khẩu và chỉ ra hai yếu tố Đầu tiên là TGHĐ thay đổi với biên độ lớn, khi đó thay vì thay đổi giá nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lợi nhuận biên của mình, làm hạn chế ảnh hưởng của truyền dẫn Luận điểm này đã nhận được những bằng chứng xác thực trong nghiên cứu của Wei và Parsley (1985); Engel và Rogers (1998) Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp dự đoán rằng sự thay đổi của lạm phát, và các cú sốc giá nhập khẩu sẽ diễn ra một cách dai dẳng thì họ thích thay đổi giá xuất khẩu hơn là điều chỉnh lợi nhuận biên của doanh nghiệp mình, dẫn đến truyền dẫn diễn ra mạnh hơn Điều này đã được chứng minh trong bài nghiên cứu của Taylor (2000) tại nền kinh tế Mỹ Yếu tố thứ hai tác động đến sự truyền dẫn của TGHĐ vào giá nhập khẩu là sự không chắc chắn của tổng cầu Việc không chắc chắn về tổng cầu cùng với sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước, làm giảm lượng nhập và ảnh sự truyền dẫn TGHĐ vào giá nhập khẩu
McCarthy (2000) đã phân tích mô hình VAR ở trạng thái dừng (kết hợp đệ quy chuỗi phân phối giá cả) để tìm hiểu tác động của sự thay đổi TGHĐ và giá nhập khẩu đến giá sản suất và giá tiêu dùng Với mẫu nghiên cứu tại 9 nước phát triển, kết quả cho thấy TGHĐ có ít dấu hiệu tác động và sự tác động cũng hạn chế đến giá tiêu dùng, trong khi giá nhập khẩu lại ảnh hưởng rất mạnh đến giá tiêu dùng Lập lại nghiên cứu vào năm 2006, cũng cỡ mẫu trên ông cũng đưa ra những nhận định tương tư về sự truyền dẫn TGHĐ vào lạm phát, qua đó ông đưa ra một nhận xét rằng các nước nhập
Trang 35khẩu hàng hóa càng nhiều, và sự thay đổi giá cả hàng nhập khẩu cùng TGHĐ của các nước đó càng thường xuyên thì sự truyền dẫn diễn ra tại các nước đó càng được thể hiện rõ rệt hơn
Sử dụng phương pháp giống McCarthy (2006) Campa và Goldberg (2005) đã khảo sát sự truyền dẫn TGHĐ vào giá nhập khẩu tại các nước OECD (mẫu lớn nhất từng được áp dụng); Choudhri, Faruqe và Haruka (2005) cũng sử dụng cách thức tương tự và khảo sát tại các nước thuộc G7 (không bao gồm Mỹ), cả hai nghiên cứu này đều cho kết quả tương tự McCarthy
Khi khảo sát sự điều chỉnh của doanh nghiệp với tác động của truyền dẫn TGHĐ, Dornbusch (1987) đã chỉ ra hai yếu tố tác động đến sự truyền dẫn là vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế, khả năng thay thế lẫn nhau giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa Sử dụng các kết quả này, trong bài nghiên cứu của Feinberg (1986; 1989)
đã chứng minh điều đó tại Mỹ và Đức tại các ngành công nghiệp ít được quan tâm và nhập khẩu đóng vai trò quan trọng sự truyền dẫn thể hiện rất rõ nét Dựa trên các bài nghiên cứu này ta có thể nhận định rằng tại các nước nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, biến động TGHĐ và giá nhập khẩu là nhân tố chính gây ra biến động lạm phát tại các nước đó
Theo quan điểm kỹ thuật, hầu hết các chuỗi dữ liệu thời gian đều không dừng do
đó nếu sử dụng mô hình hồi quy OLS để ước lượng số liệu thì sẽ xuất hiện tình trạng hồi quy sai Để tránh việc này, ta có thể dùng mô VAR với dữ liệu trễ bậc một nhưng lại phát sinh vấn đề là sự kịp thời thông tin bị mất đi Để tránh trường hợp này Kim (1998) với nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa TGHĐ và giá cả đả sử dụng mô hình VAR đồng liên kết Ông đã tìm ra hệ số truyền dẫn trong dài hạn là 0,24 nhưng lại không đề cập gì đến ngắn hạn
Murgasova (1996) sử dụng phương pháp Jonhansen Maximum Likelihood (ML)
để phân tích sự giảm giá của đồng pesta Tây Ban Nha trong cuộc khủng hoảng ERM năm 1992 – 1993 Bà đã tìm ra sự tương quan giữa thay đổi trong TGHĐ và giá nhập khẩu, nhưng với CPI hệ số truyền dẫn chỉ đạt được 10% Lý giải cho điều này là sự yếu kém của nền kinh tế kéo dài
Trang 36Dellmo (1996) tập trung vào mối quan hệ giữa giá nhập khẩu và mức giá trong nền kinh tế Thụy Điển với mô hình sữ dụng dữ liệu có độ trễ cấp 1 với một số lưu ý như có sự thay đổi trong lợi nhuận biên và hoạt động sản suất
1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát
Số lượng nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam hiện rất ít Theo tìm hiểu của tác giả thì chỉ có Võ Trí Thành (2001) phân tích mối quan hệ giữa cung tiền, CPI, tỷ giá hối đoái và GDP thực bằng cách sử dụng mô hình VECM để chạy chuỗi dữ liệu thống kê từ năm 1992 đến năm 1999 Kết quả của nghiên cứu cho một chính sách tiền tệ (thể hiện qua cung tiền) thụ động được thực thi trong khoảng thời gian này, chính sách tiền tệ chỉ chạy theo những chuyển biến của lạm phát và GDP Tỷ giá hối đoái theo kết quả nghiên cứu được cho là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng lên lạm phát
Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005) đã sử dụng phương pháp Granger trên dữ liệu nghiên cứu theo tháng từ tháng 7 năm 1997 tới tháng 12 năm
2004 và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố chính ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam là độ trễ của lạm phát và mức chênh lệch sản lượng tiềm năng Trong khi tác động của giá gạo, giá dầu và tỷ giá hối đoái là không đáng kể
Võ Văn Minh (2009) sử dụng mô hình VAR để ước lượng mức tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước Kết quả định lượng cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu sau 6 tháng là 1,04, sau 1 năm là 0,21; tuy nhiên mức truyền dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy sau 1 năm chỉ là 0,13
1.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012
Dựa theo những bài nghiên cứu của các tác giả trước, cùng với mục tiêu của đề
ra của đề tài là phân tích tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012 Với số liệu là các biến về chuỗi thời gian tác giả nhận thấy ứng dụng mô hình Var (được trình bày chi tiết tại phụ lục) là phù hợp nhất cho đề
Trang 37tài của mình, với mô hình Var chúng ta còn có được cái bao quát hơn khi mà các biến khảo sát là các chỉ báo của nền kinh tế luôn có tác động chồng chéo, phức tạp Mô hình var tác giả sử dụng cấu trúc là một bản rút gọn của McCarthy (2000) đã sử dụng trong mô hình chuỗi sản phẩm Một nhược điểm lớn của thiết lập này là mối quan hệ nhân quả áp đặt từ TGHĐ đến lạm phát
Dựa trên các bài nghiên cứu của các tác giả trước, cùng với số liệu thực tế thu thập được Tác giả đề xuất một số biến được sử dụng trong mô hình Var khi khảo sát nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn trên bao gồm: chênh lệch sản lượng tiềm năng, cung tiền, giá dầu, sản lượng nhập khẩu, sản lượng sản xuất công nghiệp, lạm phát trong nước tính theo chỉ số giá tiêu dùng, TGHĐ hiệu lực danh nghĩa đa phương Ngoài các biến trên có thể còn một số yếu tố khác tác động đến cơ chế truyền dẫn
tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam Tuy nhiên do khó khăn trong việc tiếp cận
dữ liệu nên tác giả chưa thể đưa vào mô hình trong bài nghiên cứu Đây cũng là một gợi ý cho những nghiên cứu sau của tác giả
Kết luận chương 1
Thông qua chương 1 tác giả đã cố gắng tổng quát các khái niệm tỷ giá hối đoái, lạm phát, mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái đồng thời thông qua đó liên hệ đến mục tiêu của đề tài là mối quan hệ truyền dẫn giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát Thực tiễn đã chứng minh, một khi lạm phát vượt quá sự kiểm soát hậu quả của
nó gây ra cho nền kinh tế của một nước là vô cùng to lớn và lâu dài Do đó, thấu hiểu
về lạm phát và các tác nhân ảnh hưởng đến lạm phát là điều kiện tất yếu đề một nền kinh tế có thể phát triển một cách bền vững Mà một trong các tác nhân đó là truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát hiện vẫn chưa được nghiên cứu một cách sâu rộng Nhận thấy điều đó, trong bài luận văn này tác giả cố gắng trong khả năng có thể để tìm hiểu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam
Tuy được gọi là khái niệm nhưng chưa có một tài liệu cụ thể nào nêu ra một khái niệm chính thức về truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát Do đó truyền dẫn tỷ giá hối đoái được đề cập trong luận văn được hiểu theo nghĩa “truyền dẫn tỷ giá hối đoái
Trang 38là phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi một phần trăm”
Dựa theo các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trước đây, tác giả tổng hợp được một số yếu tố tác động đến độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào các yếu: môi trường lạm phát; mức phụ thuộc hàng nhập khẩu của một quốc gia;
độ tự do hóa thương mại và chính sách lạm phát mục tiêu Đồng thời thông qua bài nghiên cứu của chính mình tác giả cũng mong muốn có những hiểu biết thêm về một
số yếu tố cụ thể tác động đến truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam Phương pháp định lượng được sử dụng trong nghiên cứu là hàm phản ứng xung
và chức năng phân rã phương sai của mô hình VAR đệ qui
Trang 39Chương 2 : THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012
Trong giai đoạn 2000 – 2012 lạm phát tại Việt Nam biến động với biên độ ngày càng rộng và nhanh, đầu năm 2000 do thế giới còn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 làm cho tổng cầu của thế giới sụt giảm, qua đó ảnh hưởng đến cầu hàng hóa của Việt Nam làm cho tình hình lạm phát tại Việt Nam có vẻ ổn định mặc cho Chính phủ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhưng đến giai đoạn từ năm 2003 trở đi khi tình hình kinh tế thế giới dần ổn định, lạm phát tại Việt Nam bắt đầu tăng mạnh mà đỉnh điểm là vào năm 2008 khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, khiến cho Chính phủ và NHTW phải dùng mọi biện pháp nhằm ổn định lại tình hình giá cả, lập lại an ninh vĩ mô, và chính trong giai đoạn này cũng chứng kiến những chính sách thắt chặt tiền tệ, tài khóa làm cho nền kinh tế trải qua một giai đoạn thật sự khó khăn
Biểu đồ 2.1 Lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012
Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF17
Trang 40Đồng thời gian đó cơ chế quản lý TGHĐ của NHTW cũng thay đổi theo thời gian nhằm thích ứng với tình hình kinh tế trong nước cũng như những biến động từ nước ngoài Tuy đã có những động thái điều chỉnh nhằm thích ứng với nền kinh tế, nhưng theo đánh giá chung cơ chế TGHĐ mà NHTW áp dụng vẫn còn chưa thật sự chủ động, những thay đổi trong biên độ cũng như tỷ giá tham chiếu chỉ nhằm đối phó với tình huống nhất thời, chưa có sự chủ động điều hành tỷ giá nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nói chung, và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng Trong giai đoạn này cơ chế điều hành tỷ giá được thay đổi theo các mốc thời gian sau:
Trong năm 2000: Cơ chế tỷ giá neo theo USD với biên độ tỷ giá tại các Ngân hàng Thương mại không quá 0,1% Tỷ giá tham chiếu được giữ ổn định ở mức 14.000 VND/USD
Từ năm 2001 – 2007: Cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh với đặc điểm là tỷ giá tham chiếu được điều chỉnh dần từ mức 14.000 VND/USD năm 2001 lên 16.100 VND/USD năm 2007 Biên độ tỷ giá tại các Ngân hàng Thương mại được điều chỉnh lên mức +/- 0,25% (từ 01/07/02 đến 31/12/06) và +/- 0,5% năm 2007
Từ năm 2008 – 2012: Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh đặc điểm là tỷ giá tham chiếu được điều chỉnh dần từ mức khoảng 16.100 VND/USD vào đầu năm 2008 lên 16.500 VND/USD (06/08 đến 12/08), lên 17.000 VND/USD (01/09 đến 11/09), lên 17.940 VND/USD (12/09 đến 01/10) lên 18.544 VND/USD (từ 02/10 đến 08/10), lên 18.932 VND/USD (từ 08/10 đến 02/11), và sau đó lên 20.693 từ (02/11 đến 12/11) và 20.828 VND/USD (từ 01/12 đến 12/12) Biên độ tỷ giá tại các Ngân hàng Thương mại được điều chỉnh nhiều lần lên mức +/- 0,75% (từ 23/12/07 đến 09/03/08); +/- 1% (10/03/08 đến 25/06/08), +/- 2% (26/05/08 đến 05/11/08), +/- 3% (06/11/08 đến 23/03/09), +/- 5% (24/03/09 đến 25/11/09), +/- 3% (từ 26/11/09 đến 11/02/10), thu hẹp xuống +/- 1% (từ 11/02/11)18
18 Tham khảo Nguyễn Văn Giàu (2013) “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 – 2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu