Khi nền kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới tác giả nghĩ cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như các hiệp hội doanh nghiệp nên
thay đổi định hướng chiếm lĩnh thị trường của mình, học tập các công ty đa quốc gia bằng cách chiếm lĩnh từng mảng nhỏ thị trường nhưng ổn định chắc chắn thay vì chiếm lĩnh tràn lan nhưng dễ dàng bị thay thế. Để thực hiện được việc này cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm, chuẩn hóa chất lƣợng sản phẩm của mình, chủ động tìm kiếm nguồn đầu ra thay vì ỷ lại vào thị trường trong nước và sự bao bọc của Chính phủ bằng các hàng rào thuế, bảo hộ. Việc chuẩn hóa sản phẩm của doanh nghiệp tác giả thiết nghĩ không chỉ nên thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp mà nên chuẩn hóa theo hướng ngành kinh tế, dựa vào tạo lòng tin của người tiêu dùng trên thế giới về sản phẩm xuất sứ Việt Nam. Trong dài hạn hơn, khi các doanh nghiệp đã phát triển đủ mạnh có thể xuất phát từ xuất phát điểm là sản phẩm xuất sứ Việt Nam tạo ra tên tuổi cho chính thương hiệu của mình.
Các hiệp hội doanh nghiệp cần phát huy, chủ động hơn nữa trong vai trò hỗ trợ về quy chuẩn, kỹ thuật, pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ thay vì là hiệp hội của các doanh nghiệp, tổng công ty như hiện nay. Các hiệp hội nên là cơ quan gắn kết các doanh nghiệp lại với nhau, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu giúp đỡ lẫn nhau thị trường trong nước, và đoàn kết, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến ra thị trường nước ngoài.
Các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp cũng nên có những phản hồi cần thiết về các chính sách của Chính phủ, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm ổn định, phát triển chính sách. Nhất là về các thủ tục hành chính của Chính phủ khi mà các doanh nghiệp đóng vai trò là “người tiêu dùng” các “sản phẩm” hành chính trên.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trở nên bất định hơn, kèm theo những biến động khó dự báo về tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt (USD, Euro, Yên Nhật,…), bản thân doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần đƣợc trang bị nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, nhất là rủi ro do biến động giá cả và biến động tỷ giá. Điều này đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên sâu và cả nghiệp vụ tác nghiệp liên quan đến các loại hình thị trường hàng hóa (giao ngay và kỳ hạn), thị trường tiền tệ và các công cụ (như tín phiếu, thương phiếu,…) và các công cụ phái sinh (như hợp đồng kỳ hạn, tương lai,…).
Kết luận chƣơng 3
Theo xu thế hội nhập thị trường thế giới Việt Nam đang ngày càng mở cửa nền kinh tế của mình để tận dụng các thuận lợi về công nghệ, vốn của thế giới mang lại nhằm phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mở cửa không tránh khỏi những bất cập trong điều hành kinh tế, tạo ra các khiếm khuyết đối với nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam cần cùng với NHNN, doanh nghiệp và dân chúng nhanh chóng sửa đổi, tái cấu trúc để bắt kịp nền kinh tế thế giới, giảm thiểu tác động xấu của việc mở cửa hội nhập.
Trước mắt còn rất nhiều bất cập phải giải quyết, tuy nhiên Chính phủ cùng NHNN nên tập trung giải quyết ưu tiên các vấn đề sau để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn, ổn định hơn, cụ thể:
Tập trung vào thúc đẩy xuất khẩu hạn chế nhập khẩu, bằng cách phát triển ngành công nghiệp trong nước hướng tới nhập khẩu. Mà vai trò của Chính phủ trong giải pháp này vô cùng quan trọng, trƣớc mắt việc cần làm ngay đó là phân vùng nguồn nguyên liệu, chăn nuôi, trồng trọt. Sau đó Chính phủ cần từng bước thay đổi hướng nhìn về phát triển công nghiệp đất nước theo hướng hội nhập hơn thay vì nội địa như hiện nay. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong các thủ tục hành chính, giải quyết các khúc mắc còn tồn đọng bằng cách kiên quyết hơn trong việc cắt giảm bộ máy, tạo nguồn nhân lực có chất lượng hơn.
Từng bước xây dựng một cơ chế tỷ giả phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn, tránh tình trạng cơ chế tỷ giá đối phó với tình huống. Không nên thả nổi tỷ giá ngay mà có một lộ trình phù hợp để từng bước tự do hóa đồng Việt Nam.
Áp dụng chính sách quản lý lạm phát thích hợp, tạo lòng tin của dân chúng về chính sách kiềm giữ lạm phát của Chính phủ, qua đó lấy lại lòn tin của người dân với tiền đồng, tránh tình trạng đô la hóa tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Lạm phát là một trong những nguyên nhân gây bất ổn định nền kinh tế, gây ra những hậu quả to lớn và lâu dài cho nền kinh tế. Hiểu rõ các nguyên nhân gây ra lạm phát là một yêu cầu cơ bản trong việc kiềm giữ, quản lý lạm phát của các nhà làm luật. Tại Việt Nam hiện nay khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát hiện vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Tuy nhiên khái niệm này đã được nghiên cứu rất rộng rãi tại các nước phát triển trên thế giới. Để góp thêm một cách nhìn về khái niệm này, tác giả đã thực hiện đề tài “Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012”.
Sau khi tổng quan lại tình hình quản lý, điều hành chính sách tỷ giá và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012, tác giả đã nhận thấy một vài dấu hiệu cho thấy có hiện tượng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam. Thực hiện kiểm định bằng mô hình var đã cho tác giả kết quả chắc chắn rằng có sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát tại Việt Nam. Tuy hiện nay sự truyền dẫn chỉ đạt hệ số 0,2 bình quân cho năm đầu tiên, nhưng theo ý kiến chủ quan của tác giả Chính phủ cũng như NHNN không nên chủ quan mà thay vào đó, nên tập trung chấn chỉnh nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Qua kiểm định tác giả còn phát hiện được rằng tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam hiện bị chi phối rất lớn do lạm phát của thời gian trước đó. Nguyên nhân cho vấn đề này có thể được lý giải do sự mất lòng tin của dân chúng vào chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Qua đó tác giả dựa trên ý kiến cá nhân xin đưa ra một số đề xuất sau:
Tập trung vào thúc đẩy xuất khẩu hạn chế nhập khẩu, bằng cách phát triển ngành công nghiệp trong nước hướng tới nhập khẩu. Mà vai trò của Chính phủ trong giải pháp này vô cùng quan trọng, trƣớc mắt việc cần làm ngay đó là phân vùng nguồn nguyên liệu, chăn nuôi, trồng trọt. Sau đó Chính phủ cần từng bước thay đổi hướng
nhìn về phát triển công nghiệp đất nước theo hướng hội nhập hơn thay vì nội địa như hiện nay. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong các thủ tục hành chính, giải quyết các khúc mắc còn tồn đọng bằng cách kiên quyết hơn trong việc cắt giảm bộ máy, tạo nguồn nhân lực có chất lượng hơn.
Từng bước xây dựng một cơ chế tỷ giả phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn, tránh tình trạng cơ chế tỷ giá đối phó với tình huống. Không nên thả nổi tỷ giá ngay mà có một lộ trình phù hợp để từng bước tự do hóa đồng Việt Nam.
Áp dụng chính sách quản lý lạm phát thích hợp, tạo lòng tin của dân chúng về chính sách kiềm giữ lạm phát của Chính phủ, qua đó lấy lại lòn tin của người dân với tiền đồng, tránh tình trạng đô la hóa tại Việt Nam.
Đồng thời khó khăn trong việc tiếp cận số liện nên mô hình nghiên cứu của tác giả còn rất hạn chế khi chỉ nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng mà không phải dãy chỉ số giá trong nền kinh tế (nhập khẩu, sản suất, bán buôn). Cũng như tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế trong nước. Chính điều này tạo động lực cho tác giả cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bài nghiên cứu của mình sau này.
* Đóng góp mới của đề tài: Tuy còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu, nhưng qua đề tài tác giả cũng đả thành công với các mục tiêu đề ra ban đầu, mở rộng khảo sát nền kinh tế Việt Nam về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát đến năm 2012.
Xác định được hệ số truyền dẫn trong từng bước của mô hình truyền dẫn TGHĐ vào lạm phát tại Việt Nam
Đồng thời phát hiện thêm biến sản lượng nhập khẩu có tác động tới cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát
* Hạn chế của đề tài: khó khăn trong việc tiếp cận số liện nên mô hình nghiên cứu của tác giả còn rất hạn chế khi chỉ nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng mà không phải dãy chỉ số giá trong nền kinh tế (nhập khẩu, sản suất, bán buôn). Chính điều này tạo động lực cho tác giả cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bài nghiên cứu của mình sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nghiên cứu kinh tế học, 2011, “Kinh tế học : Lạm phát (inflation) là gì? Các quan điểm về lạm phát?” tại http://www.nghiencuukinhtehoc.com/2011/07/lam- phat-inflation-la-gi-quan-diem-ve.html
2. Nghiên cứu kinh tế học, 2012, “Cách tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI như thế nào”, tại http://www.nghiencuukinhtehoc.com/2012/04/cach-tinh-ty-le-lam-phat-nhu- thenao.html
3. Ngô Thị Thanh Trang, 2012, “Nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011”, Luận văn thạc sĩ
4. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2013, “Diễn biến giá cả năm 2012 và xu hướng năm 2013” tại http://www.tapchitaichinh.vn/Gia-ca-Lam-phat/Dien-bien-gia-ca-nam- 2012-va-xu-huong-nam-2013/22530.tctc
5. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010, “Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010: Các bằng chứng và thảo luận” tại undp.org.vn/digitalAssets/24/24640_InflationFinalReport-V-formatx.pdf
6. Nguyễn Văn Giàu, 2013, “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 200 – 2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu”
7. Nhật Trung, 2008, “Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam”, tại http://tailieu.vn/doc/de-tai-kha-nang-chiu-dung-tham-hut-can-can- vang-lai-cua-viet-nam-.229312.html, ngày truy cập 03/08/2013
8. Reds, 2012, “Mổ xẻ các khái niệm Lạm phát, Giảm phát và Thiểu phát”, tại
http://reds.vn/index.php/tri-thuc/kinh-te-hoc/924-lam-phat-giam-phat-thieu-phat
9. Tin mới, 2011, “Đọc lại tỷ giá năm 2011” tại http://www.tinmoi.vn/doc-lai- nhat-ky-ty-gia-nam-2011-01685648.html
10. Trần Hoàng Ngân, 2008 , “Chương 1: Hối đoái”, Giáo trình Thanh toán Quốc tế của
11. Trần Hưng và Anh Quân , 2012, “ Nhìn lại lạm phát 2011: Hai đột biến và
sự “đi hoang” của dòng tiền” tại
http://vneconomy.vn/20111225091658359P0C9920/nhin-lai-lam-phat-2011-hai-dot- bien-va-su-di-hoang-cua-dong-tien.htm
12. Trần Ngọc Thơ – Nguyễn Ngọc Định, 2008, “Chương 10: Tác động của Chính phủ đối với tỷ giá”, sách Tài chính quốc tế của
13. Trần Thị Lương Bình , 2013, “Tham khảo bài viết Chính sách tỷ giá và những vấn đề đặt ra” tại http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Chinh-sach- ty-gia-va-nhung-van-de-dat-ra/22350.tctc
14. Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long, 2005, “Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam và các yếu tố tác động: Phương pháp tiếp cận định lượng” http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=3111
15. Ủy ban kinh tế, 2011, “Đôi điều về tỷ giá và chính sách tỷ giá”, tại
http://ecna.gov.vn/ct/ht/Lists/BaiViet/Attachments/50/Tygia_VN_Thang9-2011.pdf
16. VoER, 2010, “Phân loại lạm phát”, tại http://voer.edu.vn/module/kinh- te/phan-loai-lam-phat.html
Tiếng Anh
1. Andreas.B and Bonato.L, 2002, “Exchange Rates Pass – Through and Monetary Policy in Croatia.
2. Blanchard.O.J, 1983, “Price Asynchronization and Price Level Inertia” in R.Dornbusch and M.H. Simsonen (eds), Inflation, Debt, and Indexation (Cambridge, Massachusetts: MIT Press)
3. Borensztein.E and J.De Gregorio, 1999, “Devaluation and Inflation After Currency Cirses” (unpublished; International Moneytary Fund: Washington).
4. Campa, J. M., and Goldberg, L. S, 2005, “Exchange Rate Pass-Through into Import Prices”. Review of Economics and Statistics, 679-90
5. Choudhri, E. U., Faruqee, H., and Hakura, D. S, 2005, “Explaining the Exchange Rate Pass-Through in Different Prices” Journal of International Economics, 349-74
6. Christiano.L.J, M.Eichenbaum and C.L. Evans, 1997, “Sticky Price and Limited Participation Models of Money: A Comparison”, European Economic Review, Vol 41.
7. Dellmo.H, 1996, “Relationship Between Swedish Producer and Import Prices and the CPI”, Working Paper No.29 (Stockholm: Sveriges Riskbank)
8. Dornbusch.R, 1987, “Exchange Rates and Prices”, American Economic Review, Vol 77
9. Engel, C. and Rogers, J. H, 1998, “Regional Patterns in the Law of One Price: The Roles of Geography versus Currencies, in The Regionalization of the World Economy”, edited by J. A. Frankel. Chicago and London: University of Chicago Press for the NBER, 153-83..
10. Feinberg, R. M, 1986, “The Interaction of Foreign Exchange and Market Power Effects on German Domestic Prices”, Journal of Industrial Economics, 61-70.
11. Feinberg, R. M, 1989, “The Effects of Foreign Exchange Movements on U.S. Domestic Prices”, Review of Economics and Statistics, 505-11.
12. Goldberg, P and M.Knetter, 1997, “Goods Price and Exchange Rates: What Have We Learned?” Journal of Economic Literature, Vol 35.
13. Goldfajn.I and S.R.C Werlang, 2000, “ The Pass – Through From Deprecciation to Inflation: A Panel Study” Working Paper No.423 (Rio de Janeiro: Department of Economics, Pontifica Universidade Catolica)
14. Gosh A.R and H.Wolf, 2001, “Imperfect Exchange Rate Pass – Through: Strategic Pricing and Menu Cost”, CESifo Working Paper No.436.
15. Gregory Mankiw – Chương 6 Macroeconomics (7th Edition)
16. Kim.K, 1998, “US Inflation and the Dollar Exchange Rate Changes: A Vector Correction Model” Applied Economics, Vol 30.
17. Wikipedia, 2013, Inflation, tại http://wikipedia.org/wiki/Inflation
18. Wikipedia, 2013, Exchange rate tại
19. Krugman.P , 1987, “Pricing to Market When the Exchange Rates Changes” in S. Arndt and J.Richardson (eds), Real – Financial Linkages Among Open Economies (Cambridge: Massachusetts: MIT Press)
20. Mann.C.L, 1986, “Price, Profit Margin, and Exchange Rates”, Ferderal Reserve Bulletin, 366-79
21. McCarthy.J, 2000, 2006, “Pass - Through of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some Industrialized Economies”, (unpublished; Federal Reserve Bank of New York)
22. Murgasova.Z, 1996, “Exchange Rate Pass – Through in Spain” IMF Working Paper No.96/114 (Washington: IMF)
23. Taylor, J. B., 2000, “Low Inflation, Pass-Through, and the Pricing Power of Firms”. European EconomicReview, 1389-1408.
24. Wei, S.-J., and Parsley, D. C, 1995, “Purchasing Power Disparity During the Floating Rate Period:Exchange Rate Volatility, Trade Barriers, and Other Culprits”. Working Paper Number 5032,National Bureau of Economic Research
25. Vo Tri Thanh, Dinh Hien Minh, Do Xuan Truong, Hoang Van Thanh and Pham Chi Quang (2000), “Exchange Rate Arrangement in Vietnam: Information Content and Policy Options,” East Asian Development Network (EADN), Individual Research Project.
26. Vo Van Minh (2009), “Exchange Rate Pass-Through and Its Implications for Inflation in Vietnam”, VDF Working Paper 0902.
PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU KINH TẾ Thời gian GDP (tỷ đồng) Sản lƣợng công nghiệp (tỷ đồng) Sản lƣợng nhập khẩu (tỷ đồng) Giá dầu (EUR) M2 (tỷ đồng) Lạm phát (%) Neer (%) Neer (dvt) Q1 2000 90,059 37,471.66 51,106.83 26.8836 451.70 3050.4 Q2 2000 118,513 42,982.74 52,335.99 28.8398 489.92 -0.99 -0.09 3047.5 Q3 2000 106,989 50,072.96 56,999.02 33.6517 516.39 -0.14 -1.91 2989.1 Q4 2000 126,085 56,555.69 60,514.81 34.5315 556.15 1.04 3.69 3099.5 Q1 2001 96,443 55,966.33 57,390.38 28.4103 634.41 -1.37 -2.29 3028.4 Q2 2001 125,889 57,298.14 58,697.94 31.6809 663.73 0.08 0.48 3043.0 Q3 2001 116,440 53,166.67 56,941.29 28.9634 699.74 0.94 -2.94 2953.4 Q4 2001 142,523 62,591.53 64,364.30 22.3605 735.78 0.96 5.62 3119.4 Q1 2002 109,180 59,025.90 63,158.03 24.5949 769.21 1.11 -1.94 3058.9 Q2 2002 141,481 63,646.95 72,620.85 27.8077 789.31 1.12 3.81 3175.5 Q3 2002 132,836 67,605.41 78,683.85 27.2363 806.23 0.83 -0.82 3149.5 Q4 2002 152,265 67,875.46 85,620.16 26.4694 837.21 1.14 2.74 3235.7 Q1 2003 122,610 69,693.71 93,385.84 28.3985 900.01 0.92 1.40 3281.1 Q2 2003 156,991 74,761.64 98,418.70 22.6981 942.83 0.15 2.56 3365.2 Q3 2003 154,877 76,284.57 97,229.21 25.0958 997.57 0.40 1.19 3405.3