gọi phổ biến là cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát (pass – through), mà các kết quả của các nghiên cứu trên được trình bày trong phần tiếp theo của chương này.
Tóm lại mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ có thể mô tả qua tiến trình sau: lạm phát cầu hàng hóa (hàng trong nước và hàng nước ngoài) cung tiền TGHĐ
cầu hàng hóa (hàng trong nước) lạm phát.
1.4. Tổng quan lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát
Lạm phát là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền của mỗi nước. Với câu hỏi ngược lại, khi giá trị đồng tiền của mỗi nước thay đổi, có ảnh hưởng nào ngược lại lạm phát của nước đó hay không?
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới về cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát lạm phát
Mối quan hệ ngược lại giữa TGHĐ và lạm phát đã thu được rất nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế từ sự kiện sụp đổ của hệ thống Bretton Woods. Tuy thu hút được nhiều sự quan tâm, nhưng có rất ít các công trình nghiên cứu một cách toàn diện sự truyền dẫn TGHĐ và các chỉ số giá khác nhau trong quy trình sản suất hàng hóa của nền kinh tế (giá nhập/xuất khẩu, giá bản lẻ của nền kinh tế). Mà thay vào đó các công trình tập trung vào nghiên cứu sự truyền dẫn ở các phân khúc cụ thể như, ảnh hưởng của tý giá đối với giá xuất/nhập khẩu, hoặc sự điều chỉnh các khác biệt của mức giá.
Tác động trực tiếp của sự thay đổi TGHĐ đến giá cả thông qua hoạt động ngoại thương quốc tế. Theo Goldberg và Knetter (1997) đã nghiên cứu tác động truyền dẫn vào giá nhập khẩu, các ông tìm ra rằng tác động truyền dẫn là không hoàn toàn. Đồng thời việc truyền dẫn sẽ bị tác động khi quốc gia nhập khẩu áp dụng chính sách phân biệt giá đối với hàng nhập khẩu. Để giải thích cho điều này, trong bài nghiên cứu của mình Dornbusch (1987) và Krugman (1987) nêu ra một số nguyên nhân như sự cạnh tranh không hoàn hảo của thị trường, và việc định giá theo thị trường. Các nhà sản suất nước ngoài có thể điều chỉnh giá cả sản phẩm của họ để duy trì thị phần trong nước, với cách làm này họ có thể loại trừ ảnh hưởng của TGHĐ đến giá nhập khẩu. Tuy
nhiên, nếu các công ty xuất khẩu tại các nước lớn không quá chú trọng vào chính sách định giá theo thị trường khi xuất hàng vào các nước nhỏ, thì sự truyền dẫn có thể thể hiện rõ rệt. Trong bài nghiên cứu của mình Gosh và Wolf (2001) nêu ra một lý do nữa cho việc truyền dẫn không hoàn hảo này có thể do là chi phí thực đơn. Điều này đã được chứng minh tại một số nước cụ thể. Khác với kết luận trên Borensztein và De Gregorio (1999) và Goldfajn và Werlang (200) đã chỉ ra rằng độ trễ của truyền dẫn là 12 tháng do một số nguyên nhân như tính chu kỳ của nền kinh tế, sai lệch trong định giá, độ mở của nền kinh tế.
Áp dụng ý tưởng về chiến lược định giá theo thị trường, Man (1986) đã nghiên cứu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự truyền dẫn TGHĐ vào giá nhập khẩu và chỉ ra hai yếu tố. Đầu tiên là TGHĐ thay đổi với biên độ lớn, khi đó thay vì thay đổi giá nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lợi nhuận biên của mình, làm hạn chế ảnh hưởng của truyền dẫn. Luận điểm này đã nhận được những bằng chứng xác thực trong nghiên cứu của Wei và Parsley (1985); Engel và Rogers (1998). Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp dự đoán rằng sự thay đổi của lạm phát, và các cú sốc giá nhập khẩu sẽ diễn ra một cách dai dẳng thì họ thích thay đổi giá xuất khẩu hơn là điều chỉnh lợi nhuận biên của doanh nghiệp mình, dẫn đến truyền dẫn diễn ra mạnh hơn. Điều này đã được chứng minh trong bài nghiên cứu của Taylor (2000) tại nền kinh tế Mỹ. Yếu tố thứ hai tác động đến sự truyền dẫn của TGHĐ vào giá nhập khẩu là sự không chắc chắn của tổng cầu. Việc không chắc chắn về tổng cầu cùng với sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước, làm giảm lượng nhập và ảnh sự truyền dẫn TGHĐ vào giá nhập khẩu.
McCarthy (2000) đã phân tích mô hình VAR ở trạng thái dừng (kết hợp đệ quy chuỗi phân phối giá cả) để tìm hiểu tác động của sự thay đổi TGHĐ và giá nhập khẩu đến giá sản suất và giá tiêu dùng. Với mẫu nghiên cứu tại 9 nước phát triển, kết quả cho thấy TGHĐ có ít dấu hiệu tác động và sự tác động cũng hạn chế đến giá tiêu dùng, trong khi giá nhập khẩu lại ảnh hưởng rất mạnh đến giá tiêu dùng. Lập lại nghiên cứu vào năm 2006, cũng cỡ mẫu trên ông cũng đưa ra những nhận định tương tư về sự truyền dẫn TGHĐ vào lạm phát, qua đó ông đưa ra một nhận xét rằng các nước nhập
khẩu hàng hóa càng nhiều, và sự thay đổi giá cả hàng nhập khẩu cùng TGHĐ của các nước đó càng thường xuyên thì sự truyền dẫn diễn ra tại các nước đó càng được thể hiện rõ rệt hơn.
Sử dụng phương pháp giống McCarthy (2006) Campa và Goldberg (2005) đã khảo sát sự truyền dẫn TGHĐ vào giá nhập khẩu tại các nước OECD (mẫu lớn nhất từng được áp dụng); Choudhri, Faruqe và Haruka (2005) cũng sử dụng cách thức tương tự và khảo sát tại các nước thuộc G7 (không bao gồm Mỹ), cả hai nghiên cứu này đều cho kết quả tương tự McCarthy.
Khi khảo sát sự điều chỉnh của doanh nghiệp với tác động của truyền dẫn TGHĐ, Dornbusch (1987) đã chỉ ra hai yếu tố tác động đến sự truyền dẫn là vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế, khả năng thay thế lẫn nhau giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa. Sử dụng các kết quả này, trong bài nghiên cứu của Feinberg (1986; 1989) đã chứng minh điều đó tại Mỹ và Đức tại các ngành công nghiệp ít được quan tâm và nhập khẩu đóng vai trò quan trọng sự truyền dẫn thể hiện rất rõ nét. Dựa trên các bài nghiên cứu này ta có thể nhận định rằng tại các nước nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, biến động TGHĐ và giá nhập khẩu là nhân tố chính gây ra biến động lạm phát tại các nước đó.
Theo quan điểm kỹ thuật, hầu hết các chuỗi dữ liệu thời gian đều không dừng do đó nếu sử dụng mô hình hồi quy OLS để ước lượng số liệu thì sẽ xuất hiện tình trạng hồi quy sai. Để tránh việc này, ta có thể dùng mô VAR với dữ liệu trễ bậc một nhưng lại phát sinh vấn đề là sự kịp thời thông tin bị mất đi. Để tránh trường hợp này Kim (1998) với nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa TGHĐ và giá cả đả sử dụng mô hình VAR đồng liên kết. Ông đã tìm ra hệ số truyền dẫn trong dài hạn là 0,24 nhưng lại không đề cập gì đến ngắn hạn.
Murgasova (1996) sử dụng phương pháp Jonhansen Maximum Likelihood (ML) để phân tích sự giảm giá của đồng pesta Tây Ban Nha trong cuộc khủng hoảng ERM năm 1992 – 1993. Bà đã tìm ra sự tương quan giữa thay đổi trong TGHĐ và giá nhập khẩu, nhưng với CPI hệ số truyền dẫn chỉ đạt được 10%. Lý giải cho điều này là sự yếu kém của nền kinh tế kéo dài.
Dellmo (1996) tập trung vào mối quan hệ giữa giá nhập khẩu và mức giá trong nền kinh tế Thụy Điển với mô hình sữ dụng dữ liệu có độ trễ cấp 1 với một số lưu ý như có sự thay đổi trong lợi nhuận biên và hoạt động sản suất.