Những bất cập trong điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát của Ngân hàng Trung ương

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2012.PDF (Trang 73)

Trung ƣơng thời gian qua

CSTT đã được nới lỏng trong một thời gian khá dài nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, làm gia tăng áp lực lạm phát. Điều này phần nào xuất phát từ sự nhận thức không đầy đủ về những đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là một lý do làm gia tăng đầu tư, nhập khẩu, lạm phát và kết quả là làm khó dễ việc có được một chính sách tỷ giá hợp lý (đảm bảo khả năng cạnh tranh xuất khẩu, song đủ linh hoạt cho điều hành CSTT, nhất là trong bối cảnh kinh tế trong nước ngày càng hội nhập sâu rộng hơn)

Như đã phân tích ở trên, việc duy trì tỷ giá ổn định trong bối cảnh vốn nước ngoài tăng mạnh, trong khi lại thiếu trung hòa phù hợp đã làm tăng cung tiền và góp phần gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô trong năm 2008.

Chính sách tỷ giá nói riêng và chính sách kinh tế của nước ta nói chung chưa tạo được niềm tin đáng kể đối với tiền đồng và/hoặc chưa tạo được sự thuận tiện trong

giao dịch/tích trữ so với đồng USD. Điều này khiến tình hình đô-la hóa vẫn còn nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cách điều hành tỷ giá cũng là một trong những yếu tố làm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn của các nước. Một mặt, trong một thời gian tương đối dài, USD giảm mạnh trên thị trường thế giới, nhưng lại tăng giá mạnh ở Việt Nam, đã làm cho “nhập khẩu lạm phát” bị khuếch đại (hàng nhập khẩu tính bằng USD tăng lên và khi tính ra VND lại tăng lên một lần nữa). Mặt khác, tỷ giá VND/USD ở trong nước lại gắn rất chặt chẽ với các đồng tiền khác, nên việc nhập khẩu đối với các thị trường thanh toán bằng các đồng tiền khác còn bị đắt lên nhiều hơn nữa, làm cho tác động “nhập khẩu lạm phát” càng lớn hơn.

Cuối cùng, NHTW trong một số trường hợp đã thể hiện sự lưỡng lự và không nhất quán trong chính sách tỷ giá. Việc sử dụng biên độ tỷ giá thay cho việc phá giá chính thức đôi khi không có tác dụng như mong muốn. Bất chấp các biện pháp hành chính (như yêu cầu các tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng) cũng như các công bố của lãnh đạo NHNN, NHNN đã không thể kéo tỷ giá thị trường tự do về sát với tỷ giá NHTM như mong muốn. Thêm vào đó, do phải giữ ổn định tỷ giá trong thời gian dài, NHNN đã phải bán ra hơn một lượng lớn USD làm giảm dự trữ ngoại hối. Điều này khiến kỳ vọng mất giá của đồng tiền Việt Nam hiện vẫn còn khá lớn.

Như đã được phân tích ở chương 2, tuy tỷ giá VND/USD tăng đều qua các năm, nhưng tốc độ tăng này không đủ bù đắp cho sự chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ, do đó nếu tính theo tỷ giá thực thì giá trị của đồng Việt Nam cuối năm 2012 thay vì phải mất giá so với năm 2000 lại tăng lên nhiều. Trong khi giá trị đồng tiền của các nước giao thương chính với Việt Nam lại mất giá so với năm 2000. Chính điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi ra quốc tế, gây cản trở cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đồng thời tăng mạnh nhập khẩu. Chính điều này đã gây khó cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, khi mà các doanh nghiệp này còn đang loay hoay tìm cách hoạt động có hiệu quả, thì lại bị sức ép cạnh tranh mạnh mẽ đến từ hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài, điển hình là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2012.PDF (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)