Giải pháp kiểm soát truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2012.PDF (Trang 75)

3.2.1 Trong hoạt động kinh tế

Như trong chương 2 chúng ta đã xác định, yếu tố đầu tiên bắt đầu tiến trình tác động đến CPI là sản lượng nhập khẩu. Vậy câu hỏi đặt ra là có cách nào để hạn chế nhập khẩu không? Câu trả lời chắc chắn không nằm trong những cách thức ngắn hạn để hạn chế nhập khẩu, mà câu trả lời nằm ở những cách thức dài hạn hơn. Nhập khẩu hàng hoá tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, một số nguyên liệu đầu vào thiết yếu...) rõ ràng cần được khuyến khích. Những nỗ lực khác nhằm giảm tiêu dùng dựa trên nhập khẩu nên thực hiện một cách có chọn lọc.

Nhưng các biện pháp thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá sản xuất trong nước với chất lượng tương đương hiển nhiên sẽ hữu ích. Vậy làm thế nào để thay thế hàng nhập khẩu? Thông qua việc áp đặt hay tăng cường các rào cản nhập khẩu? Mặc dù hiện nay, cơ hội (đang ngày càng ít đi trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là sau khi đã gia nhập WTO) áp dụng các chính sách bảo hộ ngắn hạn đối với các sản phẩm riêng biệt vẫn còn thì câu trả lời về nguyên tắc vẫn sẽ là không. Không chỉ bởi vì điều này trái với xu hướng hội nhập và các cam kết của WTO, mà bởi vì các chính sách bảo hộ quy mô lớn sẽ cản trở quá trình cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc, tín hiệu thị trường. Như vậy, việc thay thế nhập khẩu một cách bền vững, chỉ có thể đạt được thông qua quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài và đầu tư của khu vực dân doanh.

Các biện pháp nhằm thay thế nhập khẩu bằng tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu có thể được coi là giải pháp chủ yếu để hạn chế nhập siêu, lành mạnh hóa cán cân thương mại về dài hạn. Giải pháp mang tính lâu dài là đẩy mạnh chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, xây dựng một cơ cấu kinh tế thực sự hướng về xuất khẩu dựa trên những lợi thế so sánh trong nước, có khả năng thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế thế giới, nhằm vừa đáp ứng được mục tiêu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, vừa nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay phần lớn đều là nông, thủy, hải sản. Trong ngắn hạn các ngành hàng này vẫn là các ngành hàng chủ lực mang lại ngoại tệ cho Việt Nam, do đó ngoài phát triển có trọng tâm các ngành công nghiệp trong nước, Chính phủ cần phải phối hợp cùng ban ngành địa phương quy hoạch lại các vùng nguyên liệu phù hợp với lợi thế của từng vùng. Qua đó tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước, nâng cao chất lượng của vùng nguyên liệu, quản lý được sản lượng đầu ra phù hợp với tín hiệu thị trường thế giới từ đó giữ vững giá cả hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Rà soát, nới lỏng và loại bỏ những nút thắt cổ chai hành chính và hoàn thiện môi trường đầu tư chung là những nhân tố chủ chốt khác góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

Đẩy mạnh xuất khẩu không chỉ là trách nhiệm riêng của Chính phủ mà còn là trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trong nước, khi mà chính các doanh nghiệp là người được hưởng lợi trực tiếp từ việc này. Các doang nghiệp không nên quá trông chờ vào các hành động của Chính phủ mà thay vào đó nên tích cực hơn trong việc tìm kiếm đối tác, thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Tận dụng tối ưu lợi thế toàn cầu của công nghệ internet mang lại để tiếp cận đến khách hàng nhanh nhất, tìm đến đối tác phù hợp với chi phí phải chăng nhất. Các doanh nghiệp nên biết rõ nhu cầu của khách hàng để tạo ra sản phẩm phù hợp thay vì ép khách hàng chấp nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn của mình. Đồng thời học tập các công nghệ quản lý mới của nước ngoài áp dụng vào các ngành sản suất trong nước mà chủ đạo là những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, đây là việc không dễ dàng đối với hầu hết các doanh nghiệp, cần sự trợ giúp của các hiệp hội ngành nghề hiện đang tồn tại khá nhiều tại Việt Nam, với mục tiêu nâng cao năng suất của người lao động, chuyên môn hóa kỹ năng, giảm tình trạng quá nhiều công ty nhỏ lẻ, manh mún không có khả năng thực hiện các đơn hàng lớn của nước ngoài một cách độc lập cũng như khả năng đàm phán, thỏa thuận những điều kiện hợp đồng một cách chủ động với các đối tác nước ngoài như hiện nay mà thay vào đó là những công ty lớn, với khả năng cung ứng tốt, chất lượng sản phẩm đồng bộ theo quy chuẩn của từng thị trường xuất khẩu, tạo được

thương hiệu tại các thị trường này, từ đó đem lại phản hồi tích cực của người tiêu dùng các nước về hàng Việt Nam.

3.2.3. Trong chính sách tỷ giá

Trong thời gian qua, cơ chế tỷ giá của nước ta về cơ bản là cố định tỷ giá (VND/USD), mặc dù có không ít lần điều chỉnh tỷ giá tham chiếu/công bố và biên độ giao động. Tuy nhiên, cách thức điều hành (phá giá danh nghĩa) là một nhân tố làm tăng lạm phát, trong khi không giúp kiềm chế nhập siêu, và VNĐ vẫn chịu nhiều sức ép mất giá.

Trong thời gian tới, Việt Nam chưa thể theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi. Mà nên tìm một chính sách tỷ giá phù hợp hơn với nền kinh tế, đảm bảo hai điều kiện sau:

Giúp duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Như đã phân tích, phá giá tỷ giá danh nghĩa không/ít giúp thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập khẩu do phá giá danh nghĩa không đi kèm với mất giá tỷ giá thực. Ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu thông qua điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa là việc ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát xuống mức đủ thấp (khoảng trên dưới 5%/năm). Điều này chỉ thực hiện được với một chính sách vĩ mô (tiền tệ, tài khóa) chặt chẽ. Nói cách khác, vấn đề chính không nằm ở chỗ nên thực hiện phá giá TGHĐ hay không, mà lại là đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh để việc phá giá TGHĐ (khi cần) cũng đi kèm với việc phá giá tỷ giá thực.

Tạo được đủ biên độ dao động TGHĐ qua đó tăng tính linh hoạt cho chính sách tiền tệ và vai trò đưa ra tín hiệu trên cơ sở thị trường của tỷ giá. Đây là điều đặc biệt quan trọng do hiệu lực của chính sách tiền tệ (khả năng kiểm soát cung tiền) giảm đáng kể khi tỷ giá thiếu biên độ dao động và chu chuyển vốn dễ dàng hơn hay khi mức đô la hóa cao (nguyên lý bộ ba bất khả thi). Ngoài ra cơ chế này cũng phần nào chống đầu cơ tài chính do nguyên tắc cân bằng lãi suất có khả năng ít bị sai lệch hơn.

3.2.3. Giải pháp trong việc bình ổn lạm phát

Theo phân tích phân rã phương sai cho thấy lạm phát của Việt Nam bị tác động rất mạnh bởi lạm phát thời gian trước đó. Do đó nếu muốn ổn định lạm phát tạo đà tăng trưởng Chính phủ cần có chính sách lạm phát nhất quán, kiềm giữ lạm phát phù

hợp trong một thời gian dài để từ đó tạo dựng lòng tin của công chúng về chính sách của Chính phủ, vì trong các bài nghiên cứu khác cũng đả chỉ ra rất rõ rằng góp phần thúc đẩy lạm phát tại Việt Nam là do kỳ vọng lạm phát của người dân, niềm tin của dân chúng đối các biện pháp của kiềm giữ lạm phát của Chính phủ còn khá thấp.

Do đó để bình ổn lạm phát thì việc không áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng, hạn chế tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng Chính phủ còn phải tìm lại lòng tin của dân chúng về chính sách kinh tế của mình. Việc làm này có thể thực hiện được qua các phương tiện thông tin đại chúng một cách dễ dàng, tuy nhiên khi đã được thông báo rộng rãi ra công chúng, Chính phủ bằng mọi cách phải cố thực hiện được.

Đồng thời nhằm cải thiện tình hình trước mắt không cách nào khác là Chính phủ cần phải có biện pháp kiên quyết cắt giảm đầu tư công hiệu quả, không để tồn tại các dự án đầu tư dàn trải, kém hiệu quả như hiện nay; đồng thời tăng cường cải cách giáo dục, thay đổi công nghệ sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế là những biện pháp cần phải thực hiện ngay.

Dựa trên những lập luận trên tác giả khuyến nghị Chính phủ xem xét việc nghiên cứu áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. Đồng thời trao quyền hạn nhiều hơn cho NHTW để NHTW có thể theo đuổi một cách hiệu quả các mục tiêu được đề ra trong từng giai đoạn thay vì “loay hoay” trong nền kinh tế như giai đoạn vừa qua.

Để thực hiện các nhóm giải pháp vừa nêu ở trên tác giả nghĩ cần sự góp sức của cả Chính phủ, NHNN và cộng động doanh nghiệp trong nước, cụ thể:

Bảng 3.1 Phân định giải pháp cho các cơ quan liên quan

Giải pháp Đối tượng thực hiện Thay thế nhập khẩu một cách bền vững,

đẩy mạnh xuất khẩu

- Chính phủ

- Công đồng doanh nghiệp trong nước Rà soát, nới lỏng, loại bỏ những nút thắt

cổ chai trong thủ tục hành chính

- Chính phủ

- Cộng đồng doanh nghiệp trong nước Tìm chính sách tỷ giá hợp lý, tạo đủ biên

độ dao động cho tỷ giá

- Chính phủ - NHNN

Giải pháp Đối tượng thực hiện Chính sách lạm phát nhất quán, lấy lại

lòng tin dân chúng

- Chính phủ - NHNN

Dựa trên các nhóm giải pháp vừa nêu trên, tác giả xin đề xuất một số ý kiến đối với từng chủ thể trong phần tiếp theo.

3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

Với giải pháp thay thế nhập khẩu bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu tác giả xin đề xuất 2 kiến nghị với Chính phủ. Đầu tiên là phân vùng, kiểm soát việc trồng trọt, nuôi thủy sản của ngƣời dân: như đã nói ở phần trên việc phân vùng kiểm soát trồng trọt nuôi thủy sản của người dân nhằm tạo ra những vùng nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến, thức ăn chăn nuôi, đồng thời qua đó đồng nhất chất lượng sản phẩm đầu ra, tạo thu nhập hợp lý cho người nông dân, đồng thời tạo cho nền nông nghiệp trong nước sự linh động khi tiếp nhận tín hiệu giá của thị trường quốc tế. Tránh những nghịch lý đang xảy ra trong nền nông nghiệp của Việt Nam hiện nay là việc được mùa mất giá; là nước trồng và xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng giá cả, chất lượng gạo Việt Nam hiện còn quá cách xa so với các nước như Thái Lan, Nhật…; là nước nông nghiệp nhưng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi hàng năm vẫn phải nhập một lượng lớn nguyên liệu đầu vào để sản xuất (trình bày trong phụ lục), trong khi Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế.

Để việc kiểm soát trồng trọt, nuôi thủy sản của người dân có hiệu quả tác giả nhận định là rất khó khăn, nhưng Chính phủ vẫn có thể làm được thông qua quản lý nguồn đầu ra của người nông dân, bằng việc quản lý chặt việc thu mua, thành lập các vựa thu mua, cùng với cấp phép kinh doanh cho các cơ sở chế biến bằng các quy định về năng lực tài chính, vốn, kỹ thuật… phù hợp với từng ngành, tại từng vùng kinh tế riêng biệt, tránh tình trạng cơ sở chế biến tràn lan như hiện nay. Để hiệu quả và tạo được lòng tin trong dân chúng Chính phủ cần có chủ trương chính sách rõ ràng về mục tiêu phát triển từng vùng nguyên liệu đồng thời thông báo rộng rãi, minh bạch việc quy hoạch này

Cùng lúc, chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lợi ích của phân vùng trồng trọt, nuôi thủy sản với người dân. Đồng hành cùng với người dân giải quyết các khó khăn kinh tế ban đầu tạo lòng tin của dân chúng, và giữ vững được mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu của địa phương mình thông qua những biện pháp hỗ trợ vốn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi bằng các biện pháp bảo đảm vay vốn, cử cán bộ nông nghiệp, thú y tích cực hợp tác, hỗ trợ những người mới chuyển đổi, là trung gian giữa người dân và các cơ sở, doanh nghiệp chế biến trong việc bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến đủ chất lượng thành lập với những ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp và cơ sở trên. Thay đổi tầm nhìn từ số lượng sang chất lượng, mỗi vùng mỗi tỉnh nên có một cơ sở, doanh nghiệp thế mạnh thay vì những cơ sở, doanh nghiệp manh mún tràn lan như hiện nay.

Đồng thời Chính phủ cũng cần thay đổi tƣ tƣởng phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam: Một yếu tố rất quan trọng là Việt Nam sẽ không thể đạt được sự bền vững, cả về xuất khẩu lẫn phát triển kinh tế nói chung, nếu chúng ta chỉ đứng một mình. Từ nhiều năm qua, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã nhấn mạnh Việt Nam cần phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hay nói cách khác, chúng ta phải mang “miếng bánh” thị trường nội địa của mình chia sẻ với thế giới, đồng thời tham gia vào miếng bánh lớn hơn của toàn cầu.

Để làm được việc này, trước hết phải thay đổi quan điểm phát triển sản xuất, trong đó có vấn đề nội địa hóa. Điều này đồng nghĩa với việc thay đổi chủ trương từ sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa ngày càng nhiều hơn, sang tập trung vào phát triển những ngành, những lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế nhất. Chúng ta có thể chấp nhận chỉ nội địa hóa được 5% của chiếc ô tô, hay tỷ lệ tương tự đối với các sản phẩm điện tử khác, nhưng đó phải là 5% của cả thị trường ô tô, thị trường đồ điện tử của cả khu vực hoặc tốt hơn là cả thế giới, sản phẩm sản xuất ra tại Việt Nam phải đáp ứng được các quy chuẩn của thế giới, đồng nhất hoặc thay thế tốt với các sản phẩm của thế giới, thì chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với con số 70-80% nhưng chỉ giới hạn ở thị trường trong nước mà không có sức cạnh

tranh khi ra thị trường quốc tế, không được khách hàng quốc tế chấp nhận do tính dị biệt, không tương thích, hoặc kém chất lượng của sản phẩm. Chúng ta có thể chấp nhận chỉ nội địa hóa được 5% của một sản phẩm, nhưng nếu đó là 5% của cả thị trường khu vực, thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với 70-80% mà chỉ giới hạn ở thị trường trong nước.

Tuy biết rằng nền kinh tế Việt Nam đã và đang gia nhập vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh của mình thông qua các tín hiệu giá của thị trường. Nhưng thiết nghĩ Chính phủ cũng như các Bộ ngành liên quan nên có những động thái tích cực trong việc “bảo hộ” sản phẩm trong nước theo một cách mới hơn bằng cách tuyên truyền, quảng bá tạo lòng tin của người dân trong việc sử dụng sản phẩm nội địa, thiết lập các quy chuẩn về sản phẩm, cùng lúc có hướng dẫn, trợ giúp đối với các doanh nghiệp trong nước về các quy chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2012.PDF (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)