1.2.6.1. Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế
Nếu tăng trưởng kinh tế phù hợp với tăng cung tiền sẽ không có lạm phát. Có nhiều yếu tố có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng của hai yếu tố vừa nêu. Ví dụ đầu tư có trọng tâm vào ngành sản suất thế mạnh của từng quốc gia qua đó vừa nâng cao được hiệu quả sản suất vừa tạo được việc làm cho người dân trong quốc gia đó. Hoặc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe có thể làm kinh tế tăng trưởng nhanh chóng hơn. Thay vì tập trung can thiệp vào nền kinh tế, Chính phủ các nước nên tập trung nhiều hơn vào tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, thu hút đầu tư và môi trường cho hoạt động kinh tế của người dân thông qua các hoạt động trên, chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho người lao động trước khi tham gia vào thị trường lao động cùng với các chương trình chăm sóc y tế phù hợp. Chính những điều này sẽ góp phần tạo nên một nền kinh tế vững chắc cho từng quốc gia phát triển qua các giai đoạn, chống chọi lại với khủng hoảng và những bất ổn kinh tế.
1.2.6.2. Sử dụng chính sách tiền tệ
Công cụ phổ biến hiện nay để kiểm soát lạm phát là chính sách tiền tệ. Hầu hết mọi NHTW đều có trách nhiệm giữ tỷ suất liên hàng ở mức thấp thường là ở mức 2% đến 3%/năm và mục tiêu lạm phát thấp. Có nhiều cách thức được đề xuất để kiểm soát lạm phát, các nhà kinh tế học có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng phổ biến vẫn là duy trì lãi suất cao và hạn chế cung tiền. Các nhà kinh tế theo trường phái trọng tiền nhấn mạnh việc kiểm soát cung tiền thận trọng, và sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Trong khi các nhà kinh tế theo trường phái Keynes lại nhấn mạnh giảm tổng cầu khi nền kinh tế tăng trưởng, và kích thích tổng cầu khi nền kinh tế suy thoái để duy trì lạm phát ổn định, kiểm soát tổng cầu có thể đạt được khi chúng ta sử dụng tốt cả chính sách tiền tệ và tài khoá (tăng thuế, hoặc hạn chế tiêu dùng của Chính phủ có thể giảm cầu)
1.2.6.3. Kiểm soát thu nhập và giá cả
Kiểm soát thu nhập và giá cả là một cách đặc biệt và tạm thời để kiềm chế lạm phát, nó chỉ phát huy tác dụng khi đi kèm với những chính sách được thiết kế riêng cho mình, và được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt (chẳng hạn sau khi thắng
trận trong chiến tranh). Tuy vậy nó thường tạo ra các tác động sai lệch, do các thông tin lệch lạc nó đưa ra thị trường. Chính sách giá thấp một cách giả tạo là tác nhân gây nên việc phân bổ sai, thiếu hụt, mất động lực đầu tư trong tương lai, do đó tạo nện sự thiếu hụt trong tương lại.