Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2012.PDF (Trang 79)

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

Với giải pháp thay thế nhập khẩu bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu tác giả xin đề xuất 2 kiến nghị với Chính phủ. Đầu tiên là phân vùng, kiểm soát việc trồng trọt, nuôi thủy sản của ngƣời dân: như đã nói ở phần trên việc phân vùng kiểm soát trồng trọt nuôi thủy sản của người dân nhằm tạo ra những vùng nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến, thức ăn chăn nuôi, đồng thời qua đó đồng nhất chất lượng sản phẩm đầu ra, tạo thu nhập hợp lý cho người nông dân, đồng thời tạo cho nền nông nghiệp trong nước sự linh động khi tiếp nhận tín hiệu giá của thị trường quốc tế. Tránh những nghịch lý đang xảy ra trong nền nông nghiệp của Việt Nam hiện nay là việc được mùa mất giá; là nước trồng và xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng giá cả, chất lượng gạo Việt Nam hiện còn quá cách xa so với các nước như Thái Lan, Nhật…; là nước nông nghiệp nhưng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi hàng năm vẫn phải nhập một lượng lớn nguyên liệu đầu vào để sản xuất (trình bày trong phụ lục), trong khi Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế.

Để việc kiểm soát trồng trọt, nuôi thủy sản của người dân có hiệu quả tác giả nhận định là rất khó khăn, nhưng Chính phủ vẫn có thể làm được thông qua quản lý nguồn đầu ra của người nông dân, bằng việc quản lý chặt việc thu mua, thành lập các vựa thu mua, cùng với cấp phép kinh doanh cho các cơ sở chế biến bằng các quy định về năng lực tài chính, vốn, kỹ thuật… phù hợp với từng ngành, tại từng vùng kinh tế riêng biệt, tránh tình trạng cơ sở chế biến tràn lan như hiện nay. Để hiệu quả và tạo được lòng tin trong dân chúng Chính phủ cần có chủ trương chính sách rõ ràng về mục tiêu phát triển từng vùng nguyên liệu đồng thời thông báo rộng rãi, minh bạch việc quy hoạch này

Cùng lúc, chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lợi ích của phân vùng trồng trọt, nuôi thủy sản với người dân. Đồng hành cùng với người dân giải quyết các khó khăn kinh tế ban đầu tạo lòng tin của dân chúng, và giữ vững được mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu của địa phương mình thông qua những biện pháp hỗ trợ vốn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi bằng các biện pháp bảo đảm vay vốn, cử cán bộ nông nghiệp, thú y tích cực hợp tác, hỗ trợ những người mới chuyển đổi, là trung gian giữa người dân và các cơ sở, doanh nghiệp chế biến trong việc bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến đủ chất lượng thành lập với những ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp và cơ sở trên. Thay đổi tầm nhìn từ số lượng sang chất lượng, mỗi vùng mỗi tỉnh nên có một cơ sở, doanh nghiệp thế mạnh thay vì những cơ sở, doanh nghiệp manh mún tràn lan như hiện nay.

Đồng thời Chính phủ cũng cần thay đổi tƣ tƣởng phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam: Một yếu tố rất quan trọng là Việt Nam sẽ không thể đạt được sự bền vững, cả về xuất khẩu lẫn phát triển kinh tế nói chung, nếu chúng ta chỉ đứng một mình. Từ nhiều năm qua, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã nhấn mạnh Việt Nam cần phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hay nói cách khác, chúng ta phải mang “miếng bánh” thị trường nội địa của mình chia sẻ với thế giới, đồng thời tham gia vào miếng bánh lớn hơn của toàn cầu.

Để làm được việc này, trước hết phải thay đổi quan điểm phát triển sản xuất, trong đó có vấn đề nội địa hóa. Điều này đồng nghĩa với việc thay đổi chủ trương từ sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa ngày càng nhiều hơn, sang tập trung vào phát triển những ngành, những lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế nhất. Chúng ta có thể chấp nhận chỉ nội địa hóa được 5% của chiếc ô tô, hay tỷ lệ tương tự đối với các sản phẩm điện tử khác, nhưng đó phải là 5% của cả thị trường ô tô, thị trường đồ điện tử của cả khu vực hoặc tốt hơn là cả thế giới, sản phẩm sản xuất ra tại Việt Nam phải đáp ứng được các quy chuẩn của thế giới, đồng nhất hoặc thay thế tốt với các sản phẩm của thế giới, thì chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với con số 70-80% nhưng chỉ giới hạn ở thị trường trong nước mà không có sức cạnh

tranh khi ra thị trường quốc tế, không được khách hàng quốc tế chấp nhận do tính dị biệt, không tương thích, hoặc kém chất lượng của sản phẩm. Chúng ta có thể chấp nhận chỉ nội địa hóa được 5% của một sản phẩm, nhưng nếu đó là 5% của cả thị trường khu vực, thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với 70-80% mà chỉ giới hạn ở thị trường trong nước.

Tuy biết rằng nền kinh tế Việt Nam đã và đang gia nhập vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh của mình thông qua các tín hiệu giá của thị trường. Nhưng thiết nghĩ Chính phủ cũng như các Bộ ngành liên quan nên có những động thái tích cực trong việc “bảo hộ” sản phẩm trong nước theo một cách mới hơn bằng cách tuyên truyền, quảng bá tạo lòng tin của người dân trong việc sử dụng sản phẩm nội địa, thiết lập các quy chuẩn về sản phẩm, cùng lúc có hướng dẫn, trợ giúp đối với các doanh nghiệp trong nước về các quy chuẩn quốc tế. Tránh tình trạng để doanh nghiệp tự mình loay hoay, hoặc các doanh nghiệp sản xuất phụ kiện mỗi doanh nghiệp sản xuất mỗi kiểu.

Đối với giải pháp rà soát, loại bỏ những nút thắt cổ chai trong thủ tục hành chính: với mục đích tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tại Việt Nam việc rà soát, cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính là yêu cầu thiết yếu. Tuy nhiên thay vì đưa ra những mục tiêu chung như cải cách thủ tục hành chính có lợi, một cửa, nhanh gọn cho nhà đầu tư thì Chính phủ nên có những tiêu chuẩn đo lƣờng cụ thể để so sánh với việc trƣớc khi cắt giảm, cải cách. Qua đó cho doanh nghiệp và người dân thấy được những kết quả cụ thể rõ ràng. Kết quả đo lường này không chỉ dừng lại tại việc xin thủ tục A mất bao nhiêu ngày, xin ở những cơ quan nào, gồm những giấy tờ gì, xin thủ tục B mất bao nhiêu ngày mà là khi một nhà đầu tư muốn thực hiện một dự án cụ thể tại Việt Nam nhà đầu tư có thể liên hệ ở đâu để tìm hiểu việc cấp phép, giấy tờ, thời gian cấp phép…

Đồng thời với việc có những quy chuẩn cụ thể về thủ tục hành chính tại Việt Nam Chính phủ còn cần cơ cấu lại nguồn nhân lực tại các cơ quan hành chính trong nƣớc theo hƣớng tinh giảm, gọn nhẹ, chất lƣợng để có thể tạo ra các “sản phẩm” hành chính chất lượng, nhanh gọn đáp ứng đúng với số tiền thuế bỏ ra của

người dân, doanh nghiệp, tạo sự hài lòng, tin tưởng của dân chúng và doanh nghiệp. Cùng với nguồn nhân lực có chất lượng cũng giúp cho Chính phủ có những cải cách đột phá, góp phần cho những tầm nhìn dài hạn trong phát triển đất nước, tiết kiệm được ngân sách quốc gia để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục của đất nước, qua đó tạo ra nguồn nhân lực càng có chất lượng hơn.

Trong giải pháp tìm chính sách tỷ giá hợp lý, tạo đủ biên độ dao động cho tỷ giá; và chính sách lạm phát nhất quán, lấy lại lòng tin của dân chúng tác giả thiết nghĩ việc đề xuất các chính sách trên nặng về trách nhiệm của NHNN hơn, nhưng trong nhóm giải pháp này Chính phủ cần phân quyền một cách phù hợp hơn cho NHNN để NHNN có thể chủ động trong việc điều hành các chính sách trên, tránh tình trạng NHNN chạy theo Chính phủ. Chính phủ cần tự chủ trong nguồn thu/chi của mình có kế hoạch, và kiên quyết thực hiện được kế hoạch đề ra, tạo sự độc lập để NHNN có thể thực hiện được mục tiêu vốn có của mình.

Ở cấp độ rộng hơn, Việt Nam cần chủ động và tích cực hợp tác với các nƣớc trong khu vực nhằm ứng phó với những rủi ro chung đối với an ninh tài chính và tiền tệ ở cấp độ khu vực. Rõ ràng, cùng với quá trình hội nhập ngày một sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đang và sẽ chịu ảnh hưởng lây lan lớn hơn một khi khủng hoảng tài chính và/hoặc tiền tệ xảy ra ở các nước trong khu vực. Tăng cường hợp tác nhằm ứng phó với rủi ro an ninh và tài chính ở cấp độ khu vực trở nên ngày một cấp thiết. Trong quá trình hợp tác ấy, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước trong khu vực, nhằm chủ động hơn trong quá trình phòng ngừa rủi ro tài chính - tiền tệ

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Trong giải pháp tìm chính sách tỷ giá hợp lý, tạo đủ biên độ dao động cho tỷ giá tác giả kiến nghị với NHNN nên chọn một trong hai cơ chế TGHĐ tác giả nghĩ phù hợp với tình hình Việt Nam trong giai đoạn này: (i) cơ chế tỷ giá con rắn tiền tệ; và (ii) cơ chế tỷ giá trung bình thị trường cho phép tỷ giá liên ngân hàng dao động trong một biên độ so với tỷ giá trung bình ngày hôm trước. Song để chúng đảm bảo được hai điều kiện trên thì cách xử lý có tính thao tác của NHNN là điều có ý nghĩa quyết định.

Chẳng hạn, NHNN có thể chủ động để dải tỷ giá dao động đủ rộng, có thể 3%-5%. Ngược lại, NHNN cũng có thể lựa chọn dải tỷ giá hẹp hơn, nhưng khi ấy NHNN phải ứng xử linh hoạt hơn với những diễn biến trên thị trường ngoại hối.

Trong dài hạn hơn, có thể là sau năm 2015, cùng với tiến trình tự do hóa tài khoản vốn, dịch chuyển dòng thương mại với các đối tác, và vai trò tăng lên của một số đồng tiền khác (như NDT) trong tương quan với USD, Việt Nam có thể chuyển sang cơ chế tỷ giá con rắn tiền tệ dựa trên rổ tiền tệ. Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc vận dụng cơ chế điều hành tỷ giá này, bao gồm: (i) xác định tỷ giá tham chiếu/công bố (tính toán dựa trên rổ tiền tệ); (ii) phối hợp chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác; và (iii) nâng cao độ tin cậy của chính sách. Sự vận dụng cơ chế này có thể tương tác tốt với các biện pháp nhằm phát triển thị trường tài chính nói chung và lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng.

Theo một cách gián tiếp hơn, NHTW cần sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá. Quá trình tự do hóa lãi suất cần tiếp tục được thực hiện, để lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của Chính phủ. Các công cụ hoán đổi lãi suất và tiền tệ cũng cần được hoàn thiện, nhằm cung cấp thêm lựa chọn cho các tác nhân trên thị trường phù hợp với mục đích của họ (đầu cơ, phòng ngừa rủi ro) và tạo thêm nền tảng thị trường cho các diễn biến lãi suất

Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một cách tiếp cận hệ thống hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ nói chung. Cụ thể hơn là trong những chính sách về lạm phát của mình tác giả thiết nghĩ NHNN có thể thử cách tiếp cận điều hành tỷ giá định hƣớng lạm phát (inflation targeting) mà nhiều NHTW đang áp dụng có thể là một mô hình hay và hiện đại, song bản thân việc áp dụng cách tiếp cận này cũng đòi hỏi nhiều điều kiện về năng lực và thể chế.

3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Khi nền kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới tác giả nghĩ cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như các hiệp hội doanh nghiệp nên

thay đổi định hướng chiếm lĩnh thị trường của mình, học tập các công ty đa quốc gia bằng cách chiếm lĩnh từng mảng nhỏ thị trường nhưng ổn định chắc chắn thay vì chiếm lĩnh tràn lan nhưng dễ dàng bị thay thế. Để thực hiện được việc này cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm, chuẩn hóa chất lƣợng sản phẩm của mình, chủ động tìm kiếm nguồn đầu ra thay vì ỷ lại vào thị trường trong nước và sự bao bọc của Chính phủ bằng các hàng rào thuế, bảo hộ. Việc chuẩn hóa sản phẩm của doanh nghiệp tác giả thiết nghĩ không chỉ nên thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp mà nên chuẩn hóa theo hướng ngành kinh tế, dựa vào tạo lòng tin của người tiêu dùng trên thế giới về sản phẩm xuất sứ Việt Nam. Trong dài hạn hơn, khi các doanh nghiệp đã phát triển đủ mạnh có thể xuất phát từ xuất phát điểm là sản phẩm xuất sứ Việt Nam tạo ra tên tuổi cho chính thương hiệu của mình.

Các hiệp hội doanh nghiệp cần phát huy, chủ động hơn nữa trong vai trò hỗ trợ về quy chuẩn, kỹ thuật, pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ thay vì là hiệp hội của các doanh nghiệp, tổng công ty như hiện nay. Các hiệp hội nên là cơ quan gắn kết các doanh nghiệp lại với nhau, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu giúp đỡ lẫn nhau thị trường trong nước, và đoàn kết, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến ra thị trường nước ngoài.

Các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp cũng nên có những phản hồi cần thiết về các chính sách của Chính phủ, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm ổn định, phát triển chính sách. Nhất là về các thủ tục hành chính của Chính phủ khi mà các doanh nghiệp đóng vai trò là “người tiêu dùng” các “sản phẩm” hành chính trên.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trở nên bất định hơn, kèm theo những biến động khó dự báo về tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt (USD, Euro, Yên Nhật,…), bản thân doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần đƣợc trang bị nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, nhất là rủi ro do biến động giá cả và biến động tỷ giá. Điều này đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên sâu và cả nghiệp vụ tác nghiệp liên quan đến các loại hình thị trường hàng hóa (giao ngay và kỳ hạn), thị trường tiền tệ và các công cụ (như tín phiếu, thương phiếu,…) và các công cụ phái sinh (như hợp đồng kỳ hạn, tương lai,…).

Kết luận chƣơng 3

Theo xu thế hội nhập thị trường thế giới Việt Nam đang ngày càng mở cửa nền kinh tế của mình để tận dụng các thuận lợi về công nghệ, vốn của thế giới mang lại nhằm phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mở cửa không tránh khỏi những bất cập trong điều hành kinh tế, tạo ra các khiếm khuyết đối với nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam cần cùng với NHNN, doanh nghiệp và dân chúng nhanh chóng sửa đổi, tái cấu trúc để bắt kịp nền kinh tế thế giới, giảm thiểu tác động xấu của việc mở cửa hội nhập.

Trước mắt còn rất nhiều bất cập phải giải quyết, tuy nhiên Chính phủ cùng NHNN nên tập trung giải quyết ưu tiên các vấn đề sau để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn, ổn định hơn, cụ thể:

Tập trung vào thúc đẩy xuất khẩu hạn chế nhập khẩu, bằng cách phát triển ngành công nghiệp trong nước hướng tới nhập khẩu. Mà vai trò của Chính phủ trong giải pháp này vô cùng quan trọng, trƣớc mắt việc cần làm ngay đó là phân vùng nguồn nguyên liệu, chăn nuôi, trồng trọt. Sau đó Chính phủ cần từng bước thay đổi hướng nhìn về phát triển công nghiệp đất nước theo hướng hội nhập hơn thay vì nội địa như

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2012.PDF (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)