Dựa theo các nghiên cứu của các tác giả trước đó những biến được đề xuất trong mô hình bao gồm: Chênh lệch sản lượng tiềm năng (Output gap); Cung tiền (M2); Giá dầu (Oil price); Chỉ số giá nhập khẩu (Import price index); Chỉ số giá sản xuất (Production price index); TGHĐ hiệu lực danh nghĩa đa phương (Neer); Lạm phát trong nước (Inflation).
Tuy nhiên do không tìm được nguồn dữ liệu nên trong đề tài này tác giả đề xuất thay thế chỉ số giá nhập khẩu bằng sản lượng nhập khẩu, và chỉ số giá sản xuất bằng sản lượng sản xuất công nghiệp. Các số liệu được trình bày theo tốc độ tăng/giảm hàng quý từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2012, với quý 1 năm 2000 làm gốc. Do trình bày theo tốc độ tăng/giảm nên đôi lúc có số liệu âm, do đó tác giả không thực hiện tính loge cho chuỗi số liệu nữa.
Chênh lệch sản lƣợng tiềm năng: số liệu được tính bằng cách lấy sản lượng GDP thực hàng quý, trừ đi sản lượng GDP tiềm năng hàng quý. Nếu sản lượng GDP vượt quá GDP tiềm năng điều này dự báo rằng lạm phát sẽ tăng trong tương lai, theo ý tưởng của mô hình sản lượng tiềm năng, và ngược lại. Sau đó tính tốc độ tăng/giảm của sai lệch này. Sản lượng GDP tiềm năng được tính bằng cách dùng bộ lọc Hordrick – Presscot tính ra. Nguồn số liệu thu thập chủ yếu từ datastream.
Cung tiền: đây là biến số kinh tế được nhắc đến nhiều nhất trong nguyên nhân gây ra lạm phát, cũng như ảnh hưởng đến TGHĐ của mỗi quốc gia. Dư thừa tiền trong nền kinh tế là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm giá trị tiền tệ của quốc gia trong chính đất nước cũng như khi so sánh với các nước khác. Nguồn số liệu được tác giả thu thập từ IMF. Sau đó được được so sánh tốc độ tăng giảm theo quý
Giá dầu: do hạn chế về số liệu trong bài nghiên cứu này tôi sử dụng giá dầu UK Brent theo quý, giá được niêm yết theo EUR. Nguồn dữ liệu lấy từ NHTW Châu Âu.
Sản lƣợng nhập khẩu: thay thế cho chỉ số giá nhập khẩu, với giả thiết đặt ra đây là một trong những nguồn cung hàng hóa trong nước, nguồn cung hàng hóa này phản ánh sự thay đổi trong tổng cầu của người dân quốc gia đó. Mà đây chính là nguyên nhân chính xác định sự thay đổi của lạm phát trong một quốc gia theo các nhà kinh tế học trường phái Keynes. Nguồn dữ liệu lấy từ Worldbank, Tổng cục thống kê, và Trang thông tin điện tử của Chính phủ.
Sản lƣợng sản xuất công nghiệp: tương tự như sản lượng nhập khẩu, chỉ số này thay thế cho chỉ số giá sản xuất với giả định đây là nguồn cung hàng trong nước ảnh hưởng đến lạm phát trong nước. Nguồn dữ liệu lấy từ ADB, Tổng cục thống kê và Trang thông tin điện tử của Chính phủ.
Lạm phát trong nƣớc: Được đo lường theo chỉ số CPI với giá cả danh nghĩa từng năm.Nguồn số liệu từ IMF
Hình 2.1 Lạm phát sau khi đƣợc điều chỉnh yếu tố mùa vụ
TGHĐ hiệu lực danh nghĩa đa phƣơng: được tính dựa trên TGHĐ của Việt Nam với các nước cùng với trọng số thương mại của 20 quốc gia Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất. Công thức chi tiết đã được trình bày tại chương 1. Nguồn số liệu từ IMF và Bộ Công thương.
Hình 2.2 TGHĐ sau khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ