Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2012.PDF (Trang 31)

Theo Gustav Cassel việc chúng ta có chấp nhận bỏ ra một lượng giá trị nhất định để sở hữu một đồng ngoại tệ hay không phải được cân nhắc dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí khi sở hữu đồng ngoại tệ đó. Cụ thể hơn liệu sức mua của đồng ngoại tệ với hàng hóa và dịch vụ tại quốc gia phát hành đồng ngoại tệ có tương xứng với lượng giá trị chúng ta đã bỏ ra hay không? Chính vì vậy, việc định giá đồng ngoại tệ dựa trên giá trị của đồng nội tệ phải dựa trên tương quan sức mua của chúng.

Xét về mặt lý thuyết nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, hàng hóa của nước đó sẽ có mức giá đắt tương đối so với nước khác do đó nhu cầu đồng tiền của nước đó sẽ giảm do xuất khẩu giảm. Trong khi đó do hàng hóa trong nước đắt tương đối, người tiêu dùng và các công ty trong nước có lạm phát có xu hướng tăng nhập khẩu làm cho cung tiền nội tệ tăng lên. Cả hai áp lực này tạo ra áp lực giảm giá trị đồng nội tệ. Vì lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, đã tạo nên các mẫu hình mậu dịch quốc tế thích hợp và từ đó ảnh hưởng đến TGHĐ.

Trong nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ, lý thuyết ngang giá sức mua đóng vai trò là một lý thuyết chủ đạo mặc dù gây nên nhiều tranh cãi, nhưng vẫn được các nhà kinh tế lưu tâm xem xét và phát triển, theo thời gian lý thuyết ngang giá sức mua hình thành nên hai biến thể là thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối và thuyết ngang giá sức mua tương đối.

Với thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối các nhà kinh tế đã giả định rằng không tồn tại thuế quan và chi phí giao dịch thương mại, các mặt hàng được bán tại các quốc gia đều đồng nhất. Khi đó các nhà kinh tế đề xuất rằng TGHĐ danh nghĩa giữa hai

đồng tiền phải ngang bằng với tỷ lệ tổng mức giá giữa hai quốc gia, và do đó tiền tệ của quốc gia này sau khi quy đổi qua tỷ giá danh nghĩa sẽ có sức mua tương đương tại quốc gia kia.

Với thuyết ngang giá sức mua tương đối, các nhà kinh tế đã chấp nhận các bất hoàn hảo của thị trường. Lý thuyết này công nhận rằng hàng hóa giống nhau ở các nước không nhất thiết phải có giá như nhau khi quy về cùng một đồng tiền, chúng có thể chênh lệch nhau, nhưng sự thay đổi trong giá cả hàng hóa phần nào sẽ giống nhau khi được tính bằng cùng một đồng tiền khi các yếu tố khác không đổi. Nhận định này của lý thuyết ngang giá sức mua tương đối được biểu diễn bằng công thức sau:

1 + 𝐼𝑓 1 + 𝑒𝑓 = (1 + 𝐼ℎ) (1.7) Theo đó If là tỷ lệ lạm phát của nước ngoài

Ih là tỷ lệ lạm phát trong nước

Ef là sự thay đổi trong giá trị của ngoại tệ

Theo lý thuyết này giá trị ngoại tệ sẽ thay đổi (%) để cân bằng sự chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Công thức này phản ánh mối liên hệ giữa lạm phát tương đối và TGHĐ.

Không chỉ dừng lại tại luận điểm rằng lạm phát của mỗi quốc gia tác động mạnh mẽ đến giá trị đồng tiền của mỗi nước, các nhà kinh tế học còn đi sâu thêm một bước khi phân tích tiếp tục rằng sau khi giá trị đồng tiền của quốc gia có lạm phát cao đã giảm giá trị so với đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp thì ngay lúc này giá hàng hóa của quốc gia có lạm phát cao đã được điều chỉnh giảm tương đối do giá trị đồng tiền của quốc gia đó giảm, làm cho cầu hàng của quốc gia đó tại nước ngoài tăng trở lại, đồng thời giá hàng hóa nhập khẩu khi quy ra nội tệ tại quốc gia đó tăng lên do giá trị của đồng ngoại tệ tăng, chính sự tăng giá hàng hóa nhập khẩu này làm cho người dân quay sang sử dụng hàng hóa trong nước làm cầu hàng trong nước tăng lên, chính hai yếu tố này tạo ra áp lực lên lạm phát tại quốc gia đó theo nguyên tắc cầu kéo, làm cho lạm phát tại quốc gia tiếp tục tăng lên và vòng quay này lại tiếp tục một lần nữa theo chiều hướng xoắn ốc ngày càng rộng ra.

Với lập luận như trên các nhà kinh tế học đã sử dụng nhiều phương pháp, mô hình để tìm hiểu mối quan hệ ngược trở lại giữa tỷ giá hối đoái vào lạm phát với tên gọi phổ biến là cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát (pass – through), mà các kết quả của các nghiên cứu trên được trình bày trong phần tiếp theo của chương này.

Tóm lại mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ có thể mô tả qua tiến trình sau: lạm phát  cầu hàng hóa (hàng trong nước và hàng nước ngoài)  cung tiền  TGHĐ 

cầu hàng hóa (hàng trong nước)  lạm phát.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2012.PDF (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)