TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

46 1.8K 18
 TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát việt nam

1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu đo lường mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào trong chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng, đồng thời ước lượng mức tác động của cú sốc các biến trong nền kinh tế trong việc giải thích sự biến động của lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 1999 đến quý 2 năm 2011. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy vecto (VAR) qua các kiểm định thực nghiệm như kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey-Fuller, hàm phản ứng xung và phân rã phương sai. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu là 0,53 sau 5 quý, và vào chỉ số giá tiêu dùng là 0,29 sau 6 quý kể từ tác động của cú sốc tỷ giá đầu tiên. So sánh với kết quả các bài nghiên cứu tương tự Việt Nam cũng như các nước châu Á nhưng giai đoạn trước đó, có thể thấy mức truyền dẫn tỷ giá mức trung bình và có tăng lên so với giai đoạn trước. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy ngoài biến cú sốc giá dầu thế giới và chỉ số giá nhập khẩu thì cung tiền M2 là một yếu tố chính giải thích biên động lạm phát. Tỷ giá danh nghĩa giải thích khoảng 10% những biến động của lạm phát. Các con số ước lượng này, hy vọng sẽ mang lại đóng góp nhỏ trong công tác hoạch định chính sách vĩ mô khi công cụ tỷ giá hối đoái được sử dụng hiệu quả. 2 1. GIỚI THIỆU Tỷ giá là một biến kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mở. Tỷ giá có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua các kênh khác nhau như thương mại, giá cả và ngân sách. Chính vì vậy đây là một trong những kênh truyền tải của chính sách tiền tệ, truyền dẫn tác động từ các công cụ đến mục tiêu cuối cùng của chính sách, trong đó, quan trọng nhất là mục tiêu ổn định giá cả. Đối với Việt Nam, mục tiêu này hiện càng trở nên cấp thiết khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong vài năm trở lại đây. Những sự kiện kinh tế nổi bật như Việt Nam trở thành thành viên chính thức Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ạt vào Việt Nam trong hai năm 2007-2008, các vấn đề của thị trường ngoại hối Việt Nam trong hai năm 2009 - 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy cơ lạm phát tăng mạnh trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ mô và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát nước ta. Có khá nhiều bài nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tiễn về vấn đề lạm phát và các nhân tố tác động. Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) bên cạnh hai cách tiếp cận quen thuộc của kinh tế học tiền tệ như Keynes, Milton Freidman và kinh tế học cơ cấu như Akinboade, Greene, các nghiên cứu trong quá khứ về lạm phát còn đưa ra một cách tiếp cận thứ ba và có lẽ đơn giản nhất trong việc nghiên cứu các nhân tố quyết định lạm phát: cách tiếp cận ngang bằng sức mua - purchasing power parity (PPP). Cách tiếp cận này xuất phát từ Luật Một Giá với nội dung là khi không tính đến chi phí vận chuyển và các chi phí giao dịch khác, mối quan hệ giữa giá trong nước và giá thế giới trở thành P=E . P world trong đó E là tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ. Cách tiếp cận này gợi ý rằng lạm phát chịu ảnh hưởng hoặc gián tiếp từ giá nhập khẩu cao hơn hoặc trực tiếp từ sự gia tăng của cầu trong nước. Phương trình này ngầm ý rằng tỷ giá đóng vai trò nhất định trong việc quyết định mức giá và mức 3 chuyển tỷ giá vào lạm phát cần phải được xem xét. Sự phá giá đồng nội tệ có thể trực tiếp tác động lên giá trong nước của hàng hóa thương mại nhưng cũng có thể gián tiếp tác động vào mức giá chung nếu các quyết định về giá chịu ảnh hưởng của chi phí nhập khẩu. Điều này đặc biệt đúng đối với những nước dựa vào việc nhập khẩu hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất và có hiện tượng đô la hóa cao như Việt Nam. Vậy sự tăng hay giảm tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát về thời gian lẫn độ lớn; tỷ giá hối đoái có thể giải thích bao nhiêu phần trăm những thay đổi của lạm phát; và liệu tỷ giá hối đoái có phải là một kênh phù hợp để đạt được kiềm chế lạm phát Việt Nam? Trả lời những câu hỏi này, bài viết tập trung vấn đề nghiên cứu Mức chuyển tỷ giá vào lạm phát – Exchange rate pass through – một trong những khái niệm khá quen thuộc trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô trên thế giới từ những năm 1980, và gần đây được lưu tâm bởi các nhà nghiên cứu Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết làm rõ khái niệm về truyền dẫn tỷ giá hối đoái, cơ chế truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát và các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến mức truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát dựa trên cơ sở lý luận từ tổng hợp kết quả các bài nghiên cứu trước đây. Nội dung nghiên cứu chính nhằm giải quyết hai vấn đề: (1) Đánh giá tác động sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào trong lạm phát Việt Nam, bằng cách ước lượng mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua giai đoạn từ năm 1999 đến hai quý đầu năm 2011. (2) Xác định tầm quan trọng của cú sốc các biến vĩ mô trong việc giải thích những biến động của lạm phát. Bài viết mong muốn đem đến một đóng góp nhỏ trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, bởi lẽ ước lượng được thời gian và độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá vào trong lạm phát sẽ giúp đưa ra những quyết định đúng đắn khi sử dụng công cụ tỷ giá của chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo mục tiêu chung hướng đến kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô như chủ trương của Chính phủ ta những năm gần đây và trong thời gian tới. 4 Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng các phương pháp phân tích định tính, đồng thời so sánh, tổng hợp, đối chiếu các kết quả nghiên cứu về mức truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát, kết hợp phân tích định lượng nhằm đo lường hệ số truyền dẫn qua mô hình Tự hồi quy vecto - Vector autoregression model (VAR) với chức năng phân rã Cholesky và phân rã phương sai của mô hình này. Các bước kiểm định, thực hiện ước lượng trong mô hình này sử dụng phần mềm Eview. Kết cấu chuyên đề: bài viết gồm năm phần, với bố cục như sau: • Phần đầu tiên giới thiệu về vấn đề nghiên cứu. • Phần hai cái nhìn tổng quan về cơ chế truyền dẫn tỷ giá, các nhân tố tác động đến hệ số truyền dẫn, kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề mức truyền dẫn này trên thế giới của các tác giả các nước phát triển, nền kinh tế mới nổi và tại Việt Nam, câu hỏi nghiên cứu đặt ra. • Phần ba trình bày phương pháp nghiên cứu, lựa chọn mô hình, trình bày về mô hình VAR cùng những ưu và nhược điểm, giải thích các biến và nguồn dữ liệu dùng trong mô hình. • Phần bốn trình bày kết quả đo lường được từ mô hình thực nghiệm qua hệ số truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng. Ước lượng tầm quan trọng của cú sốc các biến vĩ mô trong việc giải thích những biến động của lạm phát. • Phần cuối là kết luận của bài nghiên cứu về các kết quả đạt được, hạn chế của bài viết cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 5 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Theo Bhagawati (1991) cụm từ “pass - through” – truyền dẫn tỷ giá hối đoái - lần đầu tiên được sử dụng trong ngôn ngữ kinh tế bởi Steve Magee (1973) trong bài báo của mình khi giải thích sự tác động của giảm giá tiền tệ. Kể từ đó thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong kinh tế. Khi nhắc đến thuật ngữ này, người ta muốn đề cập đến mức độ tác động đến giá cả liên quan như: giá xuất khẩu, nhập khẩu, giá tiêu dùng trong nước và mức độ mở cửa nền kinh tế. Hai thập kỷ qua, một lượng lớn tài liệu kinh tế về truyền dẫn tỷ giá hối đoái đã được nghiên cứu. Bắt đầu từ những quan điểm khác nhau, đã có nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra vai trò của truyền dẫn tỷ giá hối đoái các nền kinh tế nhỏ và lớn. Khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái Trước tiên cùng tìm hiểu về mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái là gì. Khái niệm này được hiểu có đôi chút khác biệt bởi các nhà kinh tế, do góc độ nghiên cứu khác nhau. Trong bài nghiên cứu của Goldberg và Knetter (1996) hay Olivei (2002) mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái được định nghĩa là phần trăm thay đổi trong giá nhập khẩu do 1% thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa gây ra. Còn nghiên cứu của tác giả Mc.Carthy, J. (2000) thì xem xét dưới góc độ là mức chuyển của tỷ giágiá nhập khẩu đến giá cả sản xuất nội địa PPI và giá tiêu dùng CPI. Trong một số bài nghiên cứu khác như Lian (2006) và Nkunde Mwase (2006), khái niệm về truyền dẫn tỷ giá hối đoái thường được hiểu rộng hơn, đó là mức chuyển của cú sốc tỷ giá vào trong các chỉ số giá, bao gồm chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng, được sử dụng rộng rãi trong bài nghiên cứu của các tác giả nhóm nước đang phát triển; theo đó “truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của các chỉ số giá trong nước khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi 1%”. Khái niệm này cũng chính là góc độ xem xét và hệ số ước lượng trong bài nghiên cứu này. Cơ chế truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát 6 Những thay đổi trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát qua các chỉ số giá theo hai kênh là trực tiếp và gián tiếp. Kênh truyền dẫn trực tiếp theo Nicoleta (2007), có thể nhìn thấy khi một cú sốc trong tỷ giá làm giảm giá đồng nội tệ. Điều này khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu trở nên mắc hơn, tức ảnh hưởng đến chỉ số giá nhập khẩu. Nếu hàng hóa đó được dùng cho mục đích tiêu dùng cuối cùng, giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng lên chỉ số giá tiêu dùng; hoặc nếu hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhiên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất, sẽ khiến chi phí sản xuất tăng cao, và như một hệ quả đẩy giá tiêu dùng tăng, gây ra áp lực lạm phát. Hình 1. Kênh truyền dẫn trực tiếp của tỷ giá hối đoái Nguồn: Nicoleta (2007) Kênh truyền dẫn gián tiếp hàm ý khi có sự mất giá của đồng nội tệ, sẽ khiến hàng hóa trong nước rẻ hơn, dẫn đến cầu xuất khẩu của quốc gia tăng. Điều này sẽ gây ra một gia tăng trong cầu lao động, tiền lương và sau đó là tổng cầu, như một hệ quả, có thể khiến lạm phát tăng. Tuy nhiên, ảnh hưởng này chỉ có thể diễn ra trong dài hạn, vì tính chất cứng nhắc của giá cả trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, tình trạng đô la hóa ngày càng tăng trong nền kinh tế có thể là một nhân tố làm khuếch đại hiệu ứng truyền dẫn gián tiếp này. Một khi tỷ giá biến động tăng, đồng nội tệ mất giá sẽ khiến cho giá cả các tài sản được định giá bằng đồng ngoại tệ (như bất động sản, hàng hóa xa xỉ như ô tô…) sẽ tăng lên. Và đây là nguyên nhân khiến giá cả tiêu dùng tăng. Nguyên vật liệu sản xuất (chỉ số giá sản xuất PPI) Hàng hóa nhập khẩu (chỉ số giá nước ngoài– P*) Hàng hóa nhập khẩu (chỉ số giá nhập khẩu IMP) Hàng hóa tiêu dùng cuối cùng (chỉ số giá tiêu dùng CPI) Hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng (chỉ số giá tiêu dùng CPI) 7 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá có thể diễn ra một cách hoàn hảo, không hoàn hảo hoặc không xảy ra tùy vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia. Khi cơ chế này xảy ra hoàn hảo, 1% phá giá nội tệ sẽ làm tăng 1% giá cả nội địa và ngược lại. Nếu đồng nội tệ phá giá nhưng không làm thay đổi giá cả tính bằng nội tệ, ta nói rằng cơ chế truyền dẫn tỷ giá đã không xảy ra. Trường hợp 1% phá giá làm tăng giá cả ít hơn 1% khi cơ chế truyền dẫn tỷ giá diễn ra không hoàn hảo. Những nhân tố ảnh hưởng đến mức truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát Có nhiều nhân tố quan trọng khác nhau – cả vĩ mô và vi mô – quyết định mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Theo bài nghiên cứu của Lian, An (2006): Các nhân tố vi mô bao gồm:  Việc định giá theo thị trường và điều chỉnh tăng giá (phần thêm vào giá vốn gồm chi phí và lãi)  Những đặc tính phân khúc thị trường như vận tải và chi phí phân phối, rào cản phi thuế quan và vai trò của các công ty đa quốc gia  Mức độ lợi tức theo quy mô (Là tỷ lệ mà theo đó sản lượng thay đổi khi số lượng của tất cả các đầu vào thay đổi.)  Tính co giãn cầu của hàng hóa nhập khẩu. Các nhân tố vĩ mô bao gồm:  Mức độ lạm phát và tính kéo dài của những biến động tỷ giá  Môi trường chính sách tiền tệ  Quy mô và độ mở của nền kinh tế. Các nhân tố ảnh hưởng mức truyền dẫn tỷ giá này được nhận định bởi các nhà nghiên cứu, trình bày sau đây: Nhân tố vi mô: 1. Krugman (1987) phân tích hiện tượng định giá theo thị trường, theo đó các nhà cung cấp nước ngoài, muốn giữ những thị phần không đổi, chấp nhận 8 mức lợi nhuận biên thấp hơn khi đồng tiền của quốc gia nhập khẩu mất giá, như vậy định giá theo thị trường hàm ý một mức truyền dẫn tỷ giá thấp hơn. 2. Burstein et al (2001) chỉ ra rằng chi phí của các nhà phân phối trong nước (như bán sỉ và bán lẻ) chiếm đến 40% trong giá bán lẻ sau cùng của bất kỳ hàng hóa nào. Do những chi phí này ít phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ giá, nên có thể dẫn đến mức truyền dẫn tỷ giá thấp hơn, ngay với hàng hóa qua giao thương quốc tế. 3. Yang (1997) và Olivei (2002) nghiên cứu về mức độ lợi tức theo quy mô (Returns to scale), kết luận rằng mức truyền dẫn tỷ giá tương quan nghịch với với độ co giãn của chi phí biên với đầu ra. Nếu chi phí biên với đầu ra giảm, mức cầu cao hơn do giá giảm hậu quả từ việc tăng tỷ giá, có thể dẫn đến chi phí tăng thêm giảm, hàm ý mức mức truyền dẫn tỷ giá cao hơn. 4. Các nhà cung cấp nước ngoài thường điều chỉnh mức giá của họ theo độ co giãn của cầu nước nhập khẩu. Mức độ co giãn của cầu theo sự thay đổi của giá càng cao, càng ít khả năng truyền dẫn cú sốc tỷ giá (Yang 1997) Nhân tố vĩ mô: 1. Taylor (2000) cho rằng môi trường lạm phát và nhận thức về sự kéo dài của các cú sốc là những nhân tố quyết định mức truyền dẫn. Chính xác hơn, các công ty thường ít điều chỉnh mức giá nếu những thay đổi trong tỷ giá và mức lạm phát được kỳ vọng là tạm thời, điểm này cũng được nhấn mạnh bởi Mann (1986) và được ủng hộ bởi Mc Carthy (2000) 2. Mối liên hệ giữa lạm phát và mức truyền dẫn tỷ giá hàm ý rằng chính sách tiền tệ cũng có ảnh hưởng sự truyền dẫn những thay đổi của tỷ giá vào trong giá cả nội địa. Gagnon và Ihrig (2004) cho rằng những quốc gia với chính sách tiền tệ chống lạm phát đáng tin cậy nhìn chung có mức truyền dẫn tỷ giá thấp hơn. 3. Độ mở của quốc gia, được tính bằng % nhập khẩu trên tổng sản lượng, cũng ảnh hưởng mức truyền dẫn tỷ giá. Một cách trực quan, độ mở giao thương quốc tế của quốc gia càng lớn, thì mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá tiêu dùng càng lớn. Hơn nữa, theo Mc Carthy (2000), một quốc gia nhỏ thường có mức truyền dẫn tỷ giá cao hơn một quốc gia lớn. Điều này là do các quốc gia lớn, cầu sẽ giảm phản ứng lại với mức giá nội địa tăng, nguyên nhân từ tỷ giá giảm khiến cầu thế giới và giá thế giới giảm. Nguồn: Heidi Cigan (2008) 9 Kết quả nghiên cứu trước đây các nước phát triển Mc.Carthy, J. (2000) là một trong các nhà nghiên cứu đầu tiên dùng nền tảng VAR để đo lường mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Trong bài nghiên cứu tác giả đã sử dụng mô hình VAR đệ quy để đo lường sự ảnh hưởng của tỷ giágiá nhập khẩu đến giá cả nội địa PPI và chỉ số giá tiêu dùng CPI các nền kinh tế công nghiệp hóa được lựa chọn từ 1976 - 1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: những thay đổi của tỷ giá có ảnh hưởng khiêm tốn lên lạm phát giá cả nội địa trong khi giá nhập khẩu có ảnh hưởng lớn hơn; các nước có thị phần nhập khẩu lớn hơn và có tỷ giá, giá nhập khẩu ổn định hơn thì mức truyền dẫn lớn hơn và có vai trò quan trọng trong tiến trình lạm phát. Hahn, E. (2003) nghiên cứu tác động cua chuyển dịch cú sốc bên ngoài đến chuỗi chỉ số giá và đến lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu. Bài nghiên cứu cũng sử dụng mô hình VAR như nghiên cứu của Mc.Carthy, J. (2000) để đo lường mức truyền dẫn và thu được kết quả: mức truyền dẫn là lớn nhất và nhanh nhất do cú sốc bên ngoài đó là cú sốc giá nhập khẩu trừ giá dầu mỏ, tiếp đến là cú sốc tỷ giá, và cuối cùng là cú sốc giá dầu. Mức ảnh hưởng giảm dần theo chuỗi chỉ số giá, nói cách khác là mức truyền dẫn đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, tiếp đến là chỉ số giá sản xuất và sau cùng là chỉ số giá tiêu dùng. Cú sốc bên ngoài đóng góp phần lớn cho lạm phát khu vực đồng Euro kể từ khi Liên minh tiền tệ châu Âu được thành lập. Ihrig, J., Marazzi, M. and Rothenberg, A. (2006) Nghiên cứu mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu và giá tiêu dùng nhóm quốc gia G7 từ cuối những năm 1970, 1980. Kết quả nhận được: 1) Có sự sụt giảm giá nhập khẩu và biến động giá tiêu dùng gần như tất cả các nước G7. Khoảng một nửa các quốc gia này có sự biến động sụt giảm đáng kể giữa 1975-1989 và 1990-2004 có ý nghĩa thống kê. 2) Kết quả ước lượng khi đồng nội tệ giảm giá 10% khiến giá nhập khẩu tăng trung bình 7% các quốc gia này những năm 1970, 1980, và chỉ tăng khoảng 4% trong 15 năm trở lại. 3) Tương tự, đồng nội tệ giảm giá 10% khiến giá tiêu dùng tăng trung 10 bình gần 2% những năm 1970, 1980, và ảnh hưởng trung lập đến giá tiêu dùng trong 15 năm trở lại. Kết quả nghiên cứu trước đây các nền kinh tế mới nổi Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn and Marcelo Sánchez (2007) đã xem xét hiệu ứng truyền dẫn từ tỷ giá đến giá cả trong 12 thị trường mới nổi châu Á, Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu. Từ đó, dựa trên mô hình VAR, một phần nào thay đổi cách nghĩ thông thường rằng mức tryền dẫn tác động lên cả giá nhập khẩu và giá tiêu dùng các nền kinh tế mới nổi luôn cao so với các quốc gia phát triển. các thị trường mới nổi với tỷ lệ lạm phát một con số (nhất là các nước châu Á), người ta nhận thấy rằng mức tác động của tỷ giá lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng thấp và không khác nhau là mấy so với các nền kinh tế phát triển. Nghiên cứu này cũng cho thấy mức truyền dẫn tỷ giálạm phát có mối quan hệ cùng chiều, phù hợp với giả thuyết của Taylor khi hai nước (Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ) được loại trừ khỏi phân tích. Cuối cùng, về mặt lí thuyết có sự tồn tại mối liên hệ cùng chiều giữa chính sách mở cửa nhập khẩu và mức truyền dẫn tỷ giá nhưng trên thực tế tác giả chưa tìm được bằng chứng thực nghiệm vững chắc về vấn đề này. Mihaljek, D. and Klau, M. (2000) Bài nghiên cứu này trình bày các ước tính của truyền dẫn khi tỷ giá hối đoái thay đổi và giá nhập khẩu thay đổi (được đo bằng ngoại tệ) đến lạm phát trong nước. Mẫu là một nhóm gồm 13 nền kinh tế mới nổi (Nam Phi, Brazil, Chile, Mexico, Peru, Cộng hòa Czech, Hungary, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Thaí Lan), trong giai đoạn từ thập niên 1980 đến năm 1990. Nghiên cứu cho thấy mức truyền dẫn từ thay đổi tỷ giá vào lạm phát thì thông thường là mạnh hơn truyền dẫn từ giá nhập khẩu. Nhưng có một sự suy giảm đáng kể từ giữa những năm 1990, có lẽ là do kết quả của những điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định và cải cách cơ cấu được thực hiện các nền kinh tế mới nổi. Leigh, D. and M. Rossi (2002) sử dụng mô hình VAR với dữ liệu thống kê hàng tháng từ tháng 1 năm 1994 đến tháng 4 năm 2002 để nghiên cứu sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy . (1) Đánh giá tác động sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào trong lạm phát ở Việt Nam, bằng cách ước lượng mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập. tâm bởi các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết làm rõ khái niệm về truyền dẫn tỷ giá hối đoái, cơ chế truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát

Ngày đăng: 05/09/2013, 19:54

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Kênh truyền dẫn trực tiếp của tỷ giá hối đoái -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

Hình 1..

Kênh truyền dẫn trực tiếp của tỷ giá hối đoái Xem tại trang 6 của tài liệu.
Một trong những yêu cầu của mô hình VAR là tính dừng của chuỗi dữ liệu, vì vậy ta sẽ kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu của các biến đưa vào, qua kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

t.

trong những yêu cầu của mô hình VAR là tính dừng của chuỗi dữ liệu, vì vậy ta sẽ kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu của các biến đưa vào, qua kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) Xem tại trang 26 của tài liệu.
Từ bảng kết quả dưới đây, ta thấy độ trễ 4 phù hợp với các tiêu chuẩn AIC, FPE và HQ. Đồng thời trễ 4 cũng là lựa chọn của các tác giả Mc.Carthy, J -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

b.

ảng kết quả dưới đây, ta thấy độ trễ 4 phù hợp với các tiêu chuẩn AIC, FPE và HQ. Đồng thời trễ 4 cũng là lựa chọn của các tác giả Mc.Carthy, J Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 3. Phản ứng xung của chỉ số giá nhập khẩu IMP do tác động của 1 độ lệch chuẩn cú sốc tỷ giá hối đoái -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

Hình 3..

Phản ứng xung của chỉ số giá nhập khẩu IMP do tác động của 1 độ lệch chuẩn cú sốc tỷ giá hối đoái Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 4. Phản ứng xung của chỉ số giá tiêu dùng CPI do tác động của 1 độ lệch chuẩn cú sốc tỷ giá hối đoái -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

Hình 4..

Phản ứng xung của chỉ số giá tiêu dùng CPI do tác động của 1 độ lệch chuẩn cú sốc tỷ giá hối đoái Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3. Hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu IMP từ cú sốc NEER 1% -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

Bảng 3..

Hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu IMP từ cú sốc NEER 1% Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 4. Hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng CPI từ cú sốc NEER 1% -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

Bảng 4..

Hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng CPI từ cú sốc NEER 1% Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 4.4 Hệ số truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

Hình 4.4.

Hệ số truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát Xem tại trang 32 của tài liệu.
Để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với các biến đưa vào, ta sẽ kiểm định lại mô hình VAR với sự thay đổi thứ tự sắp xếp các biến trong Cholesky -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

ki.

ểm tra tính phù hợp của mô hình với các biến đưa vào, ta sẽ kiểm định lại mô hình VAR với sự thay đổi thứ tự sắp xếp các biến trong Cholesky Xem tại trang 33 của tài liệu.
Mô hình đã kiểm định, các biến được xếp theo thứ tự: oil, gdp, m2, neer, imp, cpi, rate -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

h.

ình đã kiểm định, các biến được xếp theo thứ tự: oil, gdp, m2, neer, imp, cpi, rate Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 9: Phản ứng xung của chỉ số giá CPI do 1 độ lệch chuẩn cú sốc NEER - mô hình thay thế 1 -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

Hình 9.

Phản ứng xung của chỉ số giá CPI do 1 độ lệch chuẩn cú sốc NEER - mô hình thay thế 1 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Mô hình thay thế thứ hai, các biến được xếp theo thứ tự: -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

h.

ình thay thế thứ hai, các biến được xếp theo thứ tự: Xem tại trang 34 của tài liệu.
Như đã trình bày một trong những ứng dụng quan trọng của mô hình VAR là chức năng phân rã phương sai nhằm phân tích mức tác động của cú sốc mỗi biến trong việc giải thích biến động của một biến trong mô hình -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

h.

ư đã trình bày một trong những ứng dụng quan trọng của mô hình VAR là chức năng phân rã phương sai nhằm phân tích mức tác động của cú sốc mỗi biến trong việc giải thích biến động của một biến trong mô hình Xem tại trang 35 của tài liệu.
Mức tác động của mỗi biến số đến biến động của chỉ số giá tiêu dùng CPI từ bảng trên, được minh họa trực quan bằng đồ thị sau, với tỷ lệ phần trăm tương ứng qua 10 giai đoạn, tương ứng 10 quý. -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

c.

tác động của mỗi biến số đến biến động của chỉ số giá tiêu dùng CPI từ bảng trên, được minh họa trực quan bằng đồ thị sau, với tỷ lệ phần trăm tương ứng qua 10 giai đoạn, tương ứng 10 quý Xem tại trang 36 của tài liệu.
PHỤ LỤC 5: Bảng kết quả tính NEER từ 10 quốc gia -  TRUYỀN dẫn tỷ GIÁ hối đoái vào lạm PHÁT ở VIỆT NAM

5.

Bảng kết quả tính NEER từ 10 quốc gia Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan