Kết quả thực nghiệm
Kiểm định nghiệm đơn vị
Một trong những yêu cầu của mô hình VAR là tính dừng của chuỗi dữ liệu, vì vậy ta sẽ kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu của các biến đưa vào, qua kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF). Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến đều có nghiệm đơn vị (không dừng). Tuy nhiên, phương sai bậc nhất cho thấy các biến đều dừng nghĩa là tất cả các biến đều có tính tích hợp bậc 1- I(1).
Như vậy chuỗi dữ liệu đưa vào mô hình kiểm định tất cả ở dạng sai phân bậc 1.
Bảng 1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
lnCPI lnGDP lnIMP lnM2 lnNEER lnOIL lnRATE
t 2.411 1.992 -0,307 -1.840 1.682 -1.260 -1.315
1% -3.577 -3.584 -3.577 -3.571 -3.571 -3.577 -3.577
5% -2.925 -2.928 -2.925 -2.922 -2.922 -2.925 -2.925
10% -2.600 -2.602 -2.600 -2.599 -2.599 -2.600 -2.600
Tính
dừng không không không không không không không
Dln(CPI) Dln(GDP) Dln(IMP) Dln(M2) Dln(NEER) Dln(OIL) Dln(RATE)
t -2.865 -2.839 -5.498 -5.476 -7.335 -5.853 -5.604 1% -3.574 -3.584 -3.577 -3.574 -3.574 -3.577 -3.577 5% -2.923 -2.928 -2.925 -2.923 -2.923 -2.925 -2.925 10% -2.599 -2.602 -2.600 -2.599 -2.599 -2.600 -2.600 Tính dừng ở 10% ở 10% dừng dừng dừng dừng dừng
Nguồn: tính toán của tác giả.
Độ trễ cho mô hình VAR
Để chọn được độ trễ tối ưu cho mô hình VAR, ta dùng công cụ Lag Structure trong Eview đối với mô hình VAR. Kết quả lựa chọn độ trễ với các tiêu chuẩn lựa chọn khác nhau.
Từ bảng kết quả dưới đây, ta thấy độ trễ 4 phù hợp với các tiêu chuẩn AIC, FPE và HQ. Đồng thời trễ 4 cũng là lựa chọn của các tác giả Mc.Carthy, J. (2000), Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn and Marcelo Sánchez (2007) trong mô hình hồi quy VAR kiểm định mức truyền dẫn tỷ giá như trên với chuỗi dữ liệu theo quý.
Bảng 2. Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình.
Nguồn: tính toán của tác giả.
Hàm phản ứng xung (impulse response)
Hàm phản ứng xung trong mô hình VAR được ứng dụng để đo lường mức tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến những biến động trong các chỉ số giá, với thứ tự Cholesky của các biến được sắp xếp như sau: D(lnoil), D(lngdp), D(lnm2), D(lnneer), D(lnimp), D(lncpi), D(lnrate).
Phản ứng với cú sốc tỷ giá hối đoái: theo kết quả ước lượng được của mô hình VAR cho 20 giai đoạn, ta có được Bảng phản ứng của hai chỉ số giá do tác động từ một độ
lệch chuẩn của cú sốc tỷ giá hối đoái, được trình bày trong Phụ lục 1. Để dễ theo dõi, biểu đồ sau, được trình bày cho 30 giai đoạn, ta có thể dễ dàng nhận thấy tác động giảm dần của cú sốc tỷ giá hối đoái được đại diện bởi NEER, với hai chỉ số giá:
Hình 3. Phản ứng xung của chỉ số giá nhập khẩu IMP do tác động của 1 độ lệch chuẩn cú sốc tỷ giá hối đoái
Hình 4. Phản ứng xung của chỉ số giá tiêu dùng CPI do tác động của 1 độ lệch chuẩn cú sốc tỷ giá hối đoái
Nguồn: tính toán của tác giả.
Để ước lượng hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo như định nghĩa, bước tiếp theo cần thiết sau khi có được kết quả đo lường là chuyển cú sốc từ 1 độ lệch chuẩn thành tương ứng 1 phần trăm. Nhiều bài nghiên cứu khác nhau đã áp dụng một phương
pháp được gọi là chuẩn hóa cú sốc độ lệch chuẩn để đo lường mức độ truyền dẫn. Phương pháp này được giới thiệu trong bài nghiên cứu của Leigh và Rosi (2002):
PTt,t+i=Pt,t+i
E0
Với: