Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
129,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề cực kì qua trọng đó là phân tích và quản lý tài chính. Mọi doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi kinh doanh một lĩnh vực kinh tế đều quan tâm đến lợi nhuận. Mong muốn của các nhà kinh doanh đều muốn thu lại lợi nhuận cao nhất từ số vốn họ đã bỏ ra. Vấn đề ở đây làm sao khi nhà kinh doanh bỏ ra một số vốn thấp nhất nhưng thu lại lợi nhuận cao nhất. Muốn được vậy ta cần một lực nhỏ khuyếch đại tác động vào vật thể cần dịch chuyển cho ra một lực lớn hơn, trong vật lý ta gọi đó là "đòn bẩy". Trong tài chính thuật ngữ "đòn bẩy" chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đòn bẩy là con dao hai lưỡi. Nếu hoạt động của doanh nghiệp tốt, đòn bẩy sẽ khuyếch đại cái tốt lên gấp bội lần và ngược lại. Chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính lên khả năng sinh lời của nguồn vốn doanh nghiệp bỏ ra là rất cần thiết để đưa ra các quyết định và chính sách phù hợp. Chính vì vậy tôi muốn chọn đề tài “Ảnh hưởng của dòn bẩy tài chính lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: cho đề án của mình. I. Đòn bẩy tài chính 1. Khái niệm Theo khái niệm cơ học trong vật lý đòn bẩy là một công cụ khuếch đại lực, từ một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển, nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa. Nhà vật lý Ác-si-mét từng nói: "Cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng bổng Trái Đất". Từ đó các nhà kinh tế học áp dụng điểm 1 đặc biệt của đòn bẩy vào kinh doanh, ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Ta có thể hiểu đòn bẩy như là mức độ sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) để gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu. Hay: đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị việc sử dụng nợ phải trả (chủ yếu là vốn vay) trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích gia tằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty. 2. Tầm quan trọng của đòn bẩy trong kinh doanh Các chi phí cố định được sử dụng tạo rất nhiều thuận lợi trong quản lý tài chính. Nghiên cứu đòn bẩy tài chính giúp các nhà quản trị tài chính có thêm công cụ gia tăng lợi nhuận trên cổ phần thường, giúp có thêm các thông tin để hỗ trợ cho quản lý nợ, vốn chủ sở hữu của doanh nhiệp. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy với hy vọng đạt lợi nhuận cao hơn các định phí của nợ và cổ phần ưu đãi, tăng lợi nhuận cho cổ đông thường. Tuy nhiên đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi vì nó cũng làm tăng tính khả biến hay rủi ro trong lợi nhuận cho cổ đông thường. Đối với các giám đốc tài chính việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính làm sáng tỏ nguyên tắc đánh đổi lợi nhuận và rủi ro của nhiều quyết định tài chính khác nhau Bất cứ khi nào một doanh nghiệp dùng các chi phí tài chính cố định thì doanh nghiệp này được gọi là dang sử dụng đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính dùng chi phí cố định làm điểm tựa, dùng sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay là lực bẩy và dĩ nhiên cái cần được bẩy chính là thu nhập trên cổ phiếu thường. Tác động số nhân của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ nghiêng của đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính giúp các doanh nghiệp có thêm công cụ để dự kiến nhanh thu nhập trên cổ phần thường để đạt được trong kì ứng với kết cấu nguồn 2 vốn hiện tại của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng đổi với doanh nghiệp trong việc lựa chọn các quyết định tài chính sao cho có hệu quả nhất. 3. Độ bẩy tài chính (DFL) DFL dùng để đo lường mức độ biến động của thu nhập trước thuế và lãi được xác định như phần trăm thay đổi của thu nhập trên cổ phiếu thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi 1%, độ bẩy của đòn bẩy tài chính thể hiện sức mạnh của đòn bẩy tài chính đó, hay đó chính là khả năng khuyếch đại thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi. Công thức: Kí hiệu: I: chi phí lãi vay EPS (Earning per share): thu nhập trên mỗi cổ phần thưởng EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay PD: cổ tức ưu đãi NS: Số lượng cổ phần thưởng Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL) = Phần trăm thay đổi của EPS Phần trăm thay đổi của EBIT Hay: Độ lớn của đòn bẩy tài chính thể hiện ở khả năng khúyêch đại của đòn bẩy tài chính. Hệ số này càng lớn thể hiện sức mạnh của đòn bẩy càng lớn, chỉ cần thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi một lượng nhỏ cũng tạo nên một sự thay đổi lớn hơn nhều trên vốn cổ đông thường. Đánh giá chỉ tiêu này bằng cách so sánh với các năm trước đó. Tuy nhiên khi chỉ tiêu này càng cao sẽ gia tăng rủi ro rủi ro tài chính, nên cần đánh giá chỉ tiêu này một cách linh động, không quá máy móc về độ lớn. Khi thu nhập trước thuế và lãi vay đủ lớn để trang trải 3 những khoảng lãi vay và dư ra một lượng, khi đó độ bẩy càng cao sẽ càng tốt. II. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 1. Khả năng sinh lời a) Khái niệm Là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản. 2. Hệ số tính khả năng sinh lời a) Hệ số tổng lợi nhuận Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng nguyên liệu và lao động trong quy trình sản xuất của ban quản lý một công ty. Hệ số tổng lợi nhuận = Doanh số - Trị giá hàng đã bán (theo giá mua) Doanh số bán b) Hệ số lợi nhuận hoạt động Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết ban quản lý của một công ty đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của công ty. Mức lãi hoạt động = EBIT Doanh thu 4 Tử số của hệ số này là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính được sau khi lấy doanh thu trừ trị giá hàng đã bán tính theo giá mua và các chi phí hoạt động EBIT. c) Hệ số lợi nhuận ròng Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số lợi nhuận từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác, đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán. Mức lãi ròng = Lợi nhuận ròng Doanh số 3. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) a) Khái niệm Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữ, là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường b) Công thức Phương pháp tính ROE là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá hoạt động tài chính của một công ty đang phát triển. ROE, còn được gọi là nội lực lợi nhuận, cho thấy một công ty được quản lý tốt đến mức nào để cho phép sinh lời từ vốn cổ đông. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng một công ty có thể sinh lời trong tương lai. Chỉ số ROE cao và ổn định phản ánh việc quản lý sinh lời và hiệu quả. Những cổ phiếu theo chu kỳ tuần hoàn (biến động cùng với nền kinh tế) thường cho thấy một chỉ số ROE thấp hơn. Bằng cách nhân (x) và chia (:) tử số và mẫu số của chỉ tiêu này với số tổng số tài sản và tổng số doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, ta có: 5 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = Tổng TS bình quân X Doanh thu thuần X LNST VCSH bình quân Tổng TS bình quân Doanh thu thuần Hay: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = Hệ số TS trên VCSH X Sức sản xuất của TS X Tỷ suất LNST trên DT Trong đó: Sức sản xuất của TS = Tỷ suất LNST trên DT X Khả năng sinh lời của tổng TS Vì thế, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể viết cách khác như sau: Khả năng sinh lời của VCSH = Hệ số TS trên VCSH X Khả năng sinh lời của tổng TS Tương tự, chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tính theo công thức trên đây, cho thấy: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của tổng tài sản. Do vậy, để tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải tìm biện pháp để tăng hệ số tài sản 6 trên vốn chủ sở hữu và tăng khả năng sinh lời của tài sản. Bằng phương pháp loại trừ, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố (hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của tổng tài sản) đến sự thay đổi của khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kỳ. 4. Ý nghĩa khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông. III. Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu với doanh nghiệp. 1. Tác động của đòn bẩy tài chính lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điểu hành chính sách của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. 7 Đòn bẩy tài chính vừa là công cụ thúc dẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng. Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. NHững doanh nghiệp không mắc nợ (tỷ số bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt vào trọng tâm của tỷ số nợ. Khi đòn bẩy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cuat lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sỏe hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bẩy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy độ lớn đòn bẩy tài chính được xem là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế va lãi vay Sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng “con dao hai lưỡi”. Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữ bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít do với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đòn bẩy tài chính được các nhà quản lý sử dụng để làm gia tăng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu như dưới đây: Tỷ lệ về thay đổi tỷ suất LNST = Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL) X Tỷ lệ thay đổi LNTT và lãi vay 8 Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đến quá trình dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn để trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ bị giảm sút. Ngược lại lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn chỉ cần gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chử sở hữu. 2. Hiệu quả khi sử dụng đòn bẩy tài chính với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. HIệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính được thể hiện qua chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE (Return on equity ratio) Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lời của đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuyếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành. Nếu một doanh nghiệp mà sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ cao và tăng nhanh qua các năm. Ngược lại nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí giảm so với trước đó. Chính vì thế chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. IV. Đánh giá ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp hiện nay. Đối với các doanh nghiệp nói chung ngoài nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh 9 nghiệp cần phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Những khoản này gọi là những khoản nợ. Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, Đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư. Ví dụ Ta có thể theo dõi ví dụ dưới đây Có số liệu tại công ty vận tải ABC Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 qua các năm 2011, 2012, 2013 ST T Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 02/01 Chênh lệch 03/02 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % A TSLĐ và ĐTNH 3,416 6,112 5,964 2,696 78.92 -148 -2.42 1 Tiền 734 793 795 59 8.04 2 0.25 3 Các khoản phải thu 1,874 4,430 4,432 2,556 136.3 9 2 0.05 4 Hàng tồn kho 716 795 581 79 11.03 -214 -26.92 Tổng tài sản 15,248 17,53 6 18,194 2,288 15 658 3.75 5 Tài sản lưu động khác 83 90 152 7 8.43 62 68.89 B TSCĐ và 11,832 11,42 12,230 -408 -3.45 806 7.03 10 [...]... 2012 có thu nhập trên vốn chủ sở hữu là 7,76% cao hơn năm 2011 7.52% là do tốc độ gia tăng lợi nhuận sau thuwa tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, điều này thể hiện một điều là hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn chủ sở hữu nói riêng của công ty đã và đang tăng lên Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng lên do nhiều nguyên nhân, một là do lực bẩy của đòn bẩy tài chính trong năm 2012 mạnh... lợi của thị trường tài chính Doanh nghiệp cần nắm bắt những điểm mạnh của đòn bẩy tài chính áp dụng đúng vào nguồn vốn đã bỏ ra Phát triền bền vững dựa vào nội lực, tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi là chủ yếu 14 PHỤ LỤC Tiểu luận phân tích hoạt động của đòn bẩy tài chính, đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tổng hợp trong kính doanh http://doc.edu.vn/ Đòn bẩy tài chính trong kinh doanh http://www.kienthuckinhte.com/... so với năm 2012 lại lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của năm 2012 so với năm 2011, lực đòn bẩy 12 tài chính bị giảm sút so với năm 2012 là do công ty dùng ít nợ hơn Tuy nhiên tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ vẫn còn thấp Việc suy xét này còn dựa trên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ở phần dưới TỶ lệ sinh lời trên tổng tài sản các năm là gần với tỷ lệ của vốn chủ cho ta thấy công ty hiện đang sử dụng... giảm khả nămg sinh lời của vón chủ sở hữu, có nghĩa là công ty hiện đang sử dụng đòn bẩy tài chính chưa hiêu quả 13 KẾT LUẬN Tại Việt Nam việc lạm dụng đòn bẩy tài chính rất đáng báo động trong nhiều năm nay, điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững, phải thích nghi với các khó khăn và thuận lợi của thị trường tài. .. Nhưng đến năm 2013 tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu lại hơi giảm là do doanh thu của công ty bị giảm đáng kể so với năm 2012 điều này dẫn đến là chi phú có giảm nhưng tốc độ giảm không nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu nên nhiều nên làm cho lợi nhuân sau thuế tăng chậm hơn so với tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của năm 2012 so với năm 2011 Mặt khác tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu năm 2013 so với năm... kinh doanh, đòn bẩy tổng hợp trong kính doanh http://doc.edu.vn/ Đòn bẩy tài chính trong kinh doanh http://www.kienthuckinhte.com/ Trò chơi mạo hiểm với đòn bẩy tài chính http://vietstock.vn/ Luận văn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty vận tải ô tô số 3 http://support2.vatc.edu.vn/ 15 ... Nợ hạn 12 Nợ dài hạn 0 1,453 1,704 1,45 251 17.27 13 NỢ khác 0 4 23 4 19 475 B VCSH 12,069 13,11 14,454 1,044 8.65 1341 10.23 18,194 1,216 15 658 470 3 Tổng nguồn vốn 15,248 17,53 6 Bảng kết quả kinh doanh S Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%) T T 2011 1 Doanh thu thuần 53,172.0 2012 2013 02/01' 03/02' 52,132.943 43,645.392 98.05 83.72 50,416.000 41,930.000 97.33 83.17 33 2 Chi phí 51,800.0 11 00 3 Lợi nhuận trước...ĐTDH 8 4 Tài sản cố 11,087 10,68 11,503 -402 -3.63 818 7.66 định 9 5 Các khoản 510 510 0 0 0 0 0 229 217 -6 -2.55 -12 -5.24 phải 3,179 4,423 3,740 1,244 39.13 -683 -15.44 ngắn 3,179 2,966 2,013 213 6.7 -953 -32.13 . đông. III. Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu với doanh nghiệp. 1. Tác động của đòn bẩy tài chính lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính. định và chính sách phù hợp. Chính vì vậy tôi muốn chọn đề tài Ảnh hưởng của dòn bẩy tài chính lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: cho đề án của mình. I. Đòn bẩy tài chính 1 tổng tài sản) đến sự thay đổi của khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kỳ. 4. Ý nghĩa khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở