Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận chung về ĐBTC và rủi ro tài chính. Chương 2: Thực trạng sử dụng ĐBTC tác động tới khả năng sinh lời và rủi ro tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Á. Chương 3: Giải pháp sử dụng ĐBTC hợp lý và quản trị giảm thiểu rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Á.
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Dương Thị Thu Phương Lớp: CQ47/11.01
Đề tài :
Đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính tới khả năng sinh lời và rủi ro
tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Á.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nghiêm Thị Thà
Hà Nội – Năm 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trình bày trong luận văn này là nghiên cứu của
cá nhân tôi Các số liệu, các kết quả trong luận văn là trung thực và xuất phát từ
số liệu thực tế thu được từ quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩuThiên Á
Tác giả luận văn
Dương Thị Thu Phương
Trang 3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY 5
TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH 5
Khái niệm cơ bản 5
Đòn bẩy tài chính 5
Khái niệm 5
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG TỚI SINH LỜI VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN Á 35
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN Á 53
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nhà bác học Archimedes có câu nói nổi tiếng “Hãy cho tôi một điểm tựa,tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên.” Có nghĩa người ta sẽ dựa vào điểm tựa cố định đểkhuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển vật thể nào đó Tương tự trong tài chínhngười ta sử dụng ĐBTC như một công cụ hữu hiệu để khuếch đại lợi nhuậnVCSH Từ đó, trên thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể phát biếu lạicậu này như sau “Hãy cho tôi một đòn bẩy tài chính đủ lớn, tôi có thể nâng hạ thìtrường theo ý mình.”
ĐBTC xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản củamình, bằng nguồn vốn nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận VCSH củadoanh nghiệp, hay là gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường Nếu sử dụng phùhợp, doanh nghiệp có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách pháthành trài phiếu hoặc đi vay từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác đểtạo lợi nhuận cao nhất Đó chính là sự tác động của ĐBTC lên mức sinh lời củaVCSH
Sử dụng ĐBTC là công cụ không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp và bảnthân nhà đầu tư Nó có thể đem lại siêu lợi nhuận cho người sử dụng nó, tuynhiên, ĐBTC lại là con dao nhiều lưỡi, chính nó là nguyên nhân của nhiều cuộckhủng hoảng trong các doanh nghiệp, sự phá sản của các nhà đầu tư khi sử dụngquá lạm dụng nó ĐBTC cao thường gắn liến với rủi ro cao
Để hiểu rõ được sự tác động mạnh mẽ của ĐBTC tới khả năng sinh lời cũngnhư rủi ro tài chính của doanh nghiệp, qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tạiCông ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Á, được sự giúp đỡ nhiệt tình của banlãnh đạo, nhân viên phòng Tài chính kế toán công ty và sự hướng dẫn tận tụycủa PGS.TS Nghiêm Thị Thà, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính tới khả năng sinh lời và rủi ro tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Á”.
Trang 5Mục đích nghiên cứu: luận văn này được viết nhằm mục đích làm rõ cơ sở
lý luận về đòn bẩy tài chính, sử dụng đòn bẩy tài chính tác động tới khả năngsinh lời trong doanh nghiệp, các rủi ro doanh nghiệp sẽ gặp phải Từ đó đánh giáđược thực trạng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Á, đưa ra được giảipháp nhằm tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính và quản trị giảm thiểu rủi ro tàichính trong Công ty
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: cơ cấu vốn của Công ty, thực trạng sử
dụng ĐBTC, quản lý rủi ro tài chính
Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, đánh giá, đối chiếu phân
tích số chênh lệch, dự báo phân tích mối liên hệ giữa các hệ số tài chính…trên cơ
sở số liệu, tài liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty
Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận chung về ĐBTC và rủi ro tài chính.
Chương 2: Thực trạng sử dụng ĐBTC tác động tới khả năng sinh lời và rủi ro tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Á.
Chương 3: Giải pháp sử dụng ĐBTC hợp lý và quản trị giảm thiểu rủi
ro tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Á.
Thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và kiến thức còn có hạn nên luậnvăn này có thể còn sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy
cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY
TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH
Khái niệm cơ bản
Đòn bẩy tài chính
Trang 6Đối với các doanh nghiệp nói chung ngoài nguồn vốn tự có để đảm bảo choquá trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và ngày càng mởrộng doanh nghiệp cần phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài Khi doanh nghiệphuy động nguồn vốn bằng nợ vay, ĐBTC xuất hiện, có thể nói “ĐBTC củadoanh nghiệp là việc sử dụng nợ vay có chi phí lãi vay tương đối cố định nhằmgia tăng TSSL của các chủ sở hữu”.
Hay: Đòn bẩy tài chính phản ánh sự lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tối ưu củadoanh nghiệp thông qua mức độ huy động nguồn vốn có chi phí vốn cố định (nợ
và cổ phiếu ưu đãi) trong cơ cấu nguồn vốn hiện có lớn hay nhỏ và tác động củanguồn vốn như thế nào đối với sức sinh lời của VCSH
Từ đó rút ra:
ĐBTC là thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỉ suất lợi nhuận VCSH hay thu nhập trên một cổ phần của công ty (Giáo trình TCDN-T248, Nhà xuất bản tài chính
Trang 7EBIT từ vốn vay lớn thì sau khi trả lãi tiền vay và nộp thuế thu nhập, phần lợinhuận còn lại dôi ra là thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
ĐBTC càng cao, mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính càng cao, nhưng
cơ hội gia tăng mức sinh lời VCSH càng lớn và ĐBTC thấp thì ngược lại, sốEBIT được tạo ra từ sử dụng vốn vay nhỏ hơn số lãi tiền vay phải trả thì nó làmgiảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận VCSH, doanh nghiệp thua lỗ thì càng thua
lỗ nặng nề hơn
Gọi:
EBIT: lợi nhuận trước lãi vay và thuế
ROAE: tỷ suất sinh lời của tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuếtrên vốn kinh doanh
D: vốn vay
VKD: tổng số vốn kinh doanh
I: lãi tiền vay phải trả
I: lãi suất vay vốn
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Ta có:
Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE) =
Trang 8Có 3 trường hợp đáng chú ý:
Trang 9Trường hợp 1:
ROAE > i : doanh nghiệp càng sử sụng nhiều vốn vay càng gia tăng nhanhđược tỷ suất lợi nhuận VCSH, ĐBTC dương Trong trường hợp này ĐBTCkhuếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH Tuy nhiên cũng ẩn chứa rủi ro tài chínhlớn đối với doanh nghiệp
Trường hợp 2:
ROAE < i: doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay tỷ suất lợi nhuậnVCSH càng bị giảm sút nhanh so với không sử dụng nợ vay Trường hợp nàyĐBTC khuếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận VCSH và rủi ro tài chính càng lớn.Người ta gọi là ĐBTC âm, cần phải hoàn trả nguồn vốn nợ để bảo toàn sức sinhlời của vốn chủ
Thứ nhất: do nợ phải trả được hình thành từ nhiều nguồn (vay ngân hàng,
phát hành trái phiếu, các khoản chiếm dụng…) Trong đó, các khoản chiếm dụngphải trả nhà cung cấp, phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản phải nộp ngânsách ,… thường có chi phí vốn thấp hơn ROAE, chính vì vậy doanh nghiệp cầnnâng cao uy tín với nhà cung cấp và khách hàng để được sử dụng nguồn vốn cóchi phí vốn ưu đãi
Trang 10Thứ hai: để đánh giá cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đã tối ưu hay
chưa, việc sử dụng ĐBTC có hiệu quả hay không thì cần nhìn nhận đánh giánguồn vốn của đơn vị theo nhiều tiêu thức khác nhau:
- Nếu nhìn nhận cơ cấu nguồn vốn trong mối quan hệ với môi trường cungcấp vốn thì nếu doanh nghiệp đã khai thác triệt để nguồn vốn bên trong từ lợinhuận để lại, từ các quỹ khấu hao, dự phòng, nhanh chóng thanh lý, nhượng báncác tài sản không cần dùng, lạc hậu về ký thuật để thu hồi vốn, xử lý các tài sảnthừa trong quá trình hoạt động kinh doanh thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệpchủ động tái cơ cấu nguồn vốn để không phụ thuộc lớn vào nguồn vốn huy động
từ bên ngoài, chính sách này của doanh nghiệp thích hợp khi môi trường kinhdoanh tồn tại sự bất ổn của thị trường tài chính nên các doanh nghiệp không mặn
mà với việc sử dụng nợ
- Nếu đánh giá cơ cấu nguồn vốn theo từng giai đoạn phát triển của mỗidoanh nghiệp thì cơ cấu nguồn vốn tối ưu cụ thể như sau:
Giai đoạn hình thành doanh nghiệp: trong giai đoạn này, khả năng tài trợ
vốn vay sẽ không khả thi nên tài trợ bằng nguồn vốn mạo hiểm từ các quỹ đầu tưmạo hiểm là thích hợp hơn cả
Giai đoạn phát triển (tăng trưởng): trong giai đoạn phát triển sẽ xuất hiện
sự chuyển hóa giữa nhà đầu tư vốn mạo hiểm sang nhà đầu tư vốn cổ phần mới.Nguồn tài trợ hợp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn này là phát hành chứngkhoán rộng rãi ra công chúng
Giai đoạn bão hòa: từ việc tài trợ hầu như hoàn toàn bằng vốn cổ phần của
các chủ sở hữu ở giai đoạn trước thì trong giai đoạn này doanh nghiệp nên kếthợp với một tỷ trọng nợ ngày càng tăng trong cơ cấu nguồn vốn nhằm tận dụngĐBTC do mức sinh lời của vốn cao
Giai đoạn suy thoái: nguồn VCSH cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chủ yếu từ lợi nhuận tích lũy (nếu có) và tiền khấu hao thu hồi chưa sử
Trang 11dụng, giai đoạn này do sức sinh lời của vốn suy giảm mạnh, thậm chí doanhnghiệp kinh doanh lỗ nên không sử dụng ĐBTC là sự lựa chọn tối ưu.
- Khi đánh giá cơ cấu nguồn vốn và việc sử dụng ĐBTC gắn với đặc thù vềngành nghề kinh doanh thì cần căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, quy trình côngnghệ sản xuất, chế biến và kinh doanh để đánh giá tài sản ngắn hạn, dài hạnchiếm trong tổng vốn kinh doanh và xác định tỷ trọng nguồn VCSH, nguồn vốn
nợ, nguồn vốn tài trợ dài hạn và nguồn vốn tài trợ ngắn hạn chiếm trong tổngnguồn vốn của doanh nghiệp nhằm duy trì sự ổn định của nguồn tài trợ và khôngthoát ly đặc thù đầu tư của ngành, hay đảm bảo sự phù hợp giữa cơ cấu nguồnvốn, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp với ngành kinh doanh, tào điều kiện phốihợp tác động tích cực của hệ thống đòn bẩy đến hiểu quả sử dụng vốn của chủ sởhữu
Điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế ( điểm cân bằng EBIT)
Điểm cân bằng EBIT là một mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế mà vớimức lợi nhuận đó đạt được sẽ đưa lại thu nhập một cổ phần là như nhau dù tàitrợ bằng vốn vay hay tài trợ bằng cổ phần thường
Có thể tìm được điểm cân bằng EBIT bằng cách giải phương trình:
=
Trong đó:
EBITI: điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Trang 12I2: lãi vay phải trả nếu tài trợ bằng phương án thứ hai.
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
SH1: số cổ phần phổ thông lưu hành nếu tài trợ bằng phương án thứ nhất
SH2: số cổ phẩn phổ thông lưu hành nếu tài trợ bằng phương án thứ hai.Xem xét điểm cân bằng EBIT là một trong những căn cứ giúp doanh nghiệptài trợ phương án có lợi hơn Từ đó có thể mở rộng xem xét các phương án tàitrợ bằng vốn vay với mức độ sử dụng ĐBTC khác nhau hay các phương án tàitrợ khác
1.1.1.1 Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy kinh doanh tác động trực tiếp đến EBIT còn ĐBTC tác động đếnlợi nhuận sau thuế hay tỷ suất lợi nhuận VCSH Đối với doanh nghiệp sử dụngĐBTC thì tỷ suất lợi nhuận VCSH nhạy cảm cao hơn trước sự biến động EBIT
Để đánh giá ảnh hưởng của ĐBTC đến tỷ suất lợi nhuận VCSH người ta sử dụngthước đo được gọi là mức độ tác động của ĐBTC (DFL)
Mức độ tác động của ĐBTC (DFL) là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuậnVCSH (hay EPS) phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế vàđược xác định theo công thức:
DFL =
Mức độ tác động của ĐBTC phản ánh khi EBIT tăng lên hay giảm đi 1% thì
tỷ suất lợi nhuận VCSH (hay EPS) sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm
Trang 13Từ công thức trên ta có thể rút ra trường hợp công ty chỉ sản xuất và tiêuthụ một loại sản phẩm, mức độ tác động của ĐBTC được tính:
Trong đó:
EBIT: lợi nhuận trước lãi vay và thuế
I: lãi tiền vay phải trả
Q: sản lượng sản phẩm tiêu thụ
P: giá bán một sản phẩm
V: chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm
F: tổng chi phí cố định kinh doanh
Có thể nhận thấy, ở mỗi mức EBIT khác nhau thì mức độ tác động củaĐBTC cũng có khác nhau
Mức độ tác động của ĐBTC cũng là một trong những thước đo cho phépđánh giá mức đọ rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Có thể sử dụng mức độ tác động của ĐBTC để xác định lại tỷ suất lợinhuận VCSH khi có sự thay đổi EBIT theo công thức:
ROE1 = ROE0 + ROE0(DFL*TEBIT)
Trang 14ROE1: tỷ suất lợi nhuận VCSH gốc hay ban đầu.
ROE0: tỷ suất lợi nhuận VCSH mới hay xác định lại
TEBIT: tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tương tự, có thể xác định lại EPS:
1.1.1.2 Hệ số tài chính cơ bản
Phân tích tài chính là vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá tìnhhình doanh nghiệp Một trong những phương pháp phân tích thường được sửdụng để đánh giá là phân tích các hệ số tài chính
Tài liệu chủ yếu để phân tích các hệ số tài chính là Bảng cân đối kế toán vàBản báo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các báo cáo tài chính
là cánh cửa quan trọng để nhận biết tình hình tài chính của doanh nghiệp
Khi sử dụng các hệ số tài chính cần chú ý:
So sánh hệ số kỳ này với hệ số kỳ trước cùng doanh nghiệp, qua đoxem xét xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp
So sánh với các hệ số trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành
để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp hoặc so sánh với doanh nghiệptiên tiến trong ngành để rút ra những nhận định về tình hình tài chính của doanhnghiệp và đưa ra các quyết định tài chính phù hợp
Khi sử dụng các hệ số tài chính, cần hiểu được các yêu tố tham gia vào cấutrúc của hệ số, trên cơ sở đó mới có thể đánh giá được sâu sắc tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp
Trang 15Hệ số cơ cấu nguồn vốn: là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với
nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như với các nhà đầu tư
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập
về tài chính, mức độ sử dụng ĐBTC và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó
có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp
Đối với các chủ nợ qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự antoàn của khoản vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ
Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp, trên
cơ sở đó cân nhắc việc đầu tư
Hệ số nợ: thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức
nguồn vốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng ĐBTC của doanh nghiệp
Hệ số nợ =
Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dàihạn Chủ nợ thường thích công ty co tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khảnăng trả nợ cao hơn Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làmgia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao haythấp cần phải so sánh với tỷ số nợ bình quân ngành Tổng nguồn vốn bao gồmtổng các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng
Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo về dành cho các chủ nợ càng cao trongtrường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản
Trang 16Khó có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp của doanh nghiệp, vì tỷ
số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp,tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay
sử dụng có hiệu quả tài sản của mình Thông qua việc tăng hiệu quả sản xuất, cáccông ty có thể giảm hoặc kiểm soát được các chi phí Tỷ lệ lợi nhuận do bất kỳmột công ty nào đạt được là quan trọng nếu các nhà quản lý của công ty đó mongmuốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ thành công cho sự phát triển của công
ty Nếu tỷ lệ lợi nhuận của một công ty tụt xuống dưới mức có thể chấp nhậnđược, thì hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu và giá trị các cổ phiếu của công ty
sẽ giảm xuống – điều đó giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh lời lại đặcbiệt quan trọng đối với một công ty
Khả năng sinh lời vừa là động cơ kinh doanh vừa là cơ sở để mỗi doanhnghiệp tồn tại và phát triển Tạo ra, duy trì và gia tăng khả năng sinh lời là mong
Trang 17muốn của tất cả các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp.Về tổng thể, khảnăng sinh lời mỗi doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào hiệu quả quản lý, điều hànhcủa bản thân doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.
Xét cụ thể ở mỗi doanh nghiệp: khả năng sinh lời của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của năng lực tổ chức, trình độ quản lý, kết quả điều hành
và hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ.(Giáo
trình Phân tích TCDN-T272, Nhà xuất bản tài chính 2010)
Thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là mối quan tâm chủ yếucủa hầu hết các chủ thể quản lý có liên quan với doanh nghiệp vì nó là thông tinquan trọng nhất cung cấp cơ sở cho các quyết định quản lý
1.1.2.2 Nhóm hệ số phản ánh khả năng sinh lời
Dựa trên số liệu từ Bảng cân đối kế toán và bảng Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, hệ số sinh lời là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Đó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết địnhquản lý của doanh nghiệp
Nhóm hệ số sinh lời gồm các chỉ tiêu:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng (ROS): phản
ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanhnghiệp
ROS =
Trang 18Hệ số thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp cóthể thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROA E ): phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn
kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồngốc của vốn kinh doanh
Trang 19ROE =
Thu nhập một cổ phần (EPS): phản ánh mỗi cổ phần thường (cổ phẩn phổ
thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế
EPS =
Đây là chỉ tiêu quan trọng, EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranhkhác là một trong những mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướngtới
Cổ tức một cổ phần (DPS): phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao
nhiêu đồng cổ tức trong năm
DPS =
Hệ số trả cổ tức (D/E): phản ánh Công ty dành bao nhiêu phần trăm (%) thu
nhập để trả cổ tức cho cổ đông
D/E = =
Trang 201.1.3 Rủi ro tài chính
1.1.3.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro kinh doanh nảy sinh bắt nguồn từ chính ngay các yếu tố trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp
Trong kinh doanh,có các ý kiến về rủi ro:rủi ro là sự tổn thất về tà sản hay
sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến
Hay: rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuấtkinh doanh, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Rủi ro tài chính là thiệt hại có thể xảy ra với doanh nghiệp do những yếu tốbất thường của môi trường kinh doanh hoặc chính sách tài chính sai lầm củadoanh nghiệp gây ra
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng vốn vay hay nợ vay, một mặt nhằm bù đắ sự thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm
hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS), nhưng đồng thời cúng làm tăng thêm rủi ro cho doanh nghiệp,
đó là rủi ro tài chính (Giáo trình TCDN-T247, Nhà xuất bản tài chính 2010).
Rủi ro tài chính là sự dao động hay tính khả biến tăng thêm của tỷ suất lợinhuận VCSH (hay EPS) và làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán khidoanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí cố định tàichính
Sử dụng vốn vay tạo ra khả năng cho doanh nghiệp tăng được tỷ suất lợinhuận VCSH nhưng cũng làm cho tỷ suất đó có thể có mức dao động lơn hơn.Khi tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) mà doanh nghiệp tạo ra lớn hơn
Trang 21chi phí sử dụng vốn vay sẽ làm gia tăng tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu, và khingược lại, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thìlàm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận VCSH.
Mặt khác, doanh nghiệp sử dụng vốn vay làm nảy sinh nghĩa vụ tài chínhphải thanh toán lãi vay cho các chủ nợ bất kể doanh nghiệp đạt được mức độ lợinhuận trước lãi vay và thuế là bao nhiêu, đồng thời, doanh nghiệp phải có nghĩa
vụ hoàn trả vốn gốc cho các chủ nợ đúng hạn Doanh nghiệp càng sử dụng nhiềuvốn vay thì nguy cơ mất khả năng thanh toán càng lớn
Vậy, việc sử dụng vốn vay đã ẩn chứa rủi ro tài chính mà doanh nghiệp cóthế gặp phải trong quá trình kinh doanh
1.1.3.2 Phân loại rủi ro
Mỗi khoản đầu tư luôn hàm chứa hai loại rủi ro: rủi ro phi hệ thống và rủi
ro hệ thống
Rủi ro phi hệ thống: là lọa rủi ro riêng biệt, rủi ro có thể đa dạng hóa, là loại
rủi ro khi xảy ra chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số loại tài sản hay một chứngkhoán Loại rủi ro này có thế loại trừ hoàn toàn bằng cách đa dạng hóa
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro phi hệ thống: năng lực và quyết địnhquản trị của ban lãnh đạo, nguồn cung ứng, mức độ sử dụng đòn bẩy trong doanhnghiệp
Rủi ro hệ thống: rủi ro thị trường, rủi ro không thể đa dạng hóa, là rủi ro khi
xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tất cả các loại chứng khoán và tác động chung đến tất cảdoanh nghiệp
Trang 22Nguyên nhân chủ yếu của rủi ro hệ thống là do tác động của tình hình kinh
tế, chính trị, do chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước từng thời kỳ
Để nhận dạng cụ thể được rủi ro, ta cần phân loại chúng theo một số tiêuthức như:
Theo bản chất:
Rủi ro thuần túy;
Tủi ro suy đoán (rủi ro mang tính chất đầu cơ)
Theo môi trường tác động:
Mội trường bên trong;
Môi trường bên ngoài
Theo đối tượng của rủi ro:
Rủi ro về tài sản;
Rủi ro về con người;
Rủi ro về trách nhiệm pháp lý
Theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiêp:
Rủi ro trong hoạt động đầu tư;
Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
Rủi ro trong hoạt động tài chính
Ở đây ta đi sâu vào nghiên cứu và phân tích, dự báo rủi ro tài chính đối vớidoanh nghiệp
1.1.3.3 Phương pháp phân tích và xác định rủi ro tài chính
Trang 23Rủi ro là sự không chắc chắn, là sự bất ổn của kết quả Để đo lường rủi rongười ta dùng phân phối xác xuất với hai tham số đo lường là giá trị kỳ vọng và
độ lệch chuẩn
Giá trị kỳ vọng: giá trị bình quân gia quyền của các giá trị khác nhau, chiếm
tỷ trọng khác nhau trong một tập hợp quan sat
E(R) =
Trong đó:
E(R): giá trị kỳ vọng;
Ri: giá trị tương ứng với khả năng i;
Pi: xác suất xảy ra khả năng i
Độ lệch chuẩn: dùng để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa giá trị thực
tế ứng với từng trường hợp so với giá trị kỳ vọng; đo lường sự khác biệt phânphối giá trị ứng với từng khả nawngso với giá trị trung bình của nó Ký hiệu:
và được xác định:
=
Độ lệch chuẩn thường chịu ảnh hưởng của quy mô chuỗi Do đó, để chuẩnhóa, người ta lấy độ lệch chuẩn chia cho giá trị trung bình của chuỗi biến sốđược dùng để nghiên cứu, gọi là hệ số biến thiên
Trang 24Độ lệch chuẩn (so với giá trị trung bình) càng cao thì hệ số biến thiên càngcao và rủi ro càng cao.
CV =
Trong đó: CV là hệ số biến thiên.
Rủi ro tài chính gắn với mức độ sử dụng nợ, với cơ cấu nguồn vốn củadoanh nghiệp và mức độ tăng rủi ro cùng với mức độ tăng của nợ Ngoài ra, rủi
ro tài chính còn được phản ánh qua khả năng thanh toan cũng như tình hình quản
lý HTK, tình hình thu hồi và thanh toán công nợ của mỗi doanh nghiệp
Phân tích rủi ro tài chính được tiến hành thông qua nghiên cứu diễn biếncác chỉ tiêu phản ánh cấu rúc tài chính, tình hìnhvà khả năng thanh toán, các hệ
số hiệu suất hoạt động
1.1.3.4 Phân tích và dự báo rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là thiệt hại có thể xảy ra với doanh nghiệp do những yếu tốbất thường của môi trường kinh doanh hoặc chính sách tài chính sai lầm củadoanh nghiệp gây ra Vậy, nguy cơ rủi ro tài chính gắn liền với cơ cấu nguồnvốn, khả năng thanh toán cũng như tình hình quản lý HTK và tình hình thu hồi
và thanh toán công nợ ở doanh nghiệp; nguy cơ rủi ro tài chính tăng cùng vớimức độ tăng của nợ và sự giảm sút về khả năng thanh toán và tình trạng ứ đọngvốn
Phân tích rủi ro tài chính thông qua hệ số nợ
Trang 25Hệ sơ nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được đo bằng tỷ sốgiữa tổng số nợ phải trả trên tổng tài sản, nó cho thấy cấu trúc tài chính củadoanh nghiệp.
Hệ số nợ =
Tác động của hệ số nợ là đo lường mức độ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêucực của việc sử dụng nợ đối với khả năng sinh lời tài chính của doanh nghiệp.Tác động của hệ số nợ mang tính tiêu cực khi TSSL trên tài sản cao hơn lãisuất tiền vay, và ngược lại, mang tính tiêu cực khi TSSL trên tài sản thấp hơn lãisuất tiền vay
Phân tích rủi ro tài chính thông qua các hệ số hiệu suất hoạt động
Các hệ số hiệu suất hoạt động được thiết lập trên doanh thu nhằm mục đichxác định tốc độ vòng quay của một số đại lượng, cung cập thông tin cẩn thiết chocông tác quản lý tài chính, đó cũng là tỷ số cho biết được mức độ rủi ro tài chínhcủa doanh nghiệp Các hệ số có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụngvống hiện có của doanh nghiệp
Trang 26Số vòng quay HTK =
HTK bình quân trong kỳ = (Số dư HTK đầu kỳ + Số dư HTK cuối kỳ)
Hệ số cho biết trong kỳ HTK quay được mấy vòng Số vong quay HTK cao
so với doanh nghiệ trong ngành chỉ ra rằng việc tổ chứcvà quản lý dự trữ củadoanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh vàgiảm được lượng vốn bỏ vào HTK và ngược lại
Kỳ thu tiền trung bình: phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của
doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng
Kỳ thu tiền trung bình =
Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sáchbán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Khi kỳ thu tiền trung bìnhquá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khóđòi
Số vòng quay VLĐ: phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay
VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Trang 27Phân tích rủi ro tài chính thông qua các hệ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Hệ số phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toáncác khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Trong đó, tổng tài sản ngắn hạn bao gồm cả khoản đầu tư tài chính ngắnhạn Số nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12
Trang 28tháng: khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế, các khoản phải trảngười lao động, khoản phải trả khác có thời hạn dưới 12 tháng.
Thông thường, hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp làdấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thểgặp phải trong việc trả nợ Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng caotrong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp, hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán cỉadoanh nghiệp là tốt, cần xem xét tình hình doanh nghiệp để đánh giá đúng hơn
Hệ số thanh toán nhanh: là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh
toán của doanh nghiệp, được xác định:
Hệ số thanh toán nhanh =
HTK bị loại trừ ra bởi lẽ, trong tài sản lưu động, HTK được coi là loại tàisản có tính thanh khoản thấp hơn
Hệ số thanh toán lãi vay: là hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài
chính của doanh nghiệp; hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay củadoanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủnợ,
Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụphải trả đúng hạn cho các chủ nợ Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinhdoanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó cóthể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn