1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

68 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠNMỞ ĐẦU11, Đặt vấn đề12, Mục tiêu nghiên cứu của đề tài33, Đề xuất phương pháp nghiên cứu34, Tóm tắt nội dung4CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH AN GIANG51.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu51.1.1 Vị trí địa lý51.1.2 Đặc điểm địa hình61.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết61.1.3 Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước91.2 Các nguồn tài nguyên101.2.1 Tài nguyên nước101.2.2 Tài nguyên đất111.2.3 Tài nguyên rừng121.2.4 Tài nguyên khoáng sản121.2.5 Tài nguyên nhân văn131.3 Hiện trạng môi trường tỉnh An Giang14CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG162.1 Một số khái niệm162.1.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu162.1.2 Khái niệm về Nước biển dâng182.1.3 Khái niệm về Thủy sản182.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu tỉnh An Giang192.3 Kịch bản biến đổi khí hậu ở An Giang212.3.1. Nhiệt độ212.3.2. Lượng mưa242.3.3. Mực nước biển dâng302.4 Tình hình phát triển ngành thủy sản332.4.1 Hiện trạng phát triển ngành thủy sản332.4.2 Định hướng phát triển ngành thủy sản35CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ363.1 Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, đề xuất giải pháp ứng phó363.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và biến đổi lượng mưa363.1.2 Nuôi trồng thủy sản483.1.3 Nguồn lợi thủy sản và nghề cá493.1.4 Bệnh thủy sản513.2 Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu523.2.1. Các giải pháp kỹ thuật523.2.2. Các giải pháp chính sách54KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ55KẾT LUẬN55KIẾN NGHỊ56PHỤ LỤC

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Sinh viên thực hiện : Vũ Minh Phương

Lớp : ĐH3KB2

MSV : DH00301657

Giảng viên :Th.S Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Hà Nội- 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô ThS Nguyễn Thị Thùy Linh, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Đồ án tốt nghiệp Trong quá trình học tập tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,

em đã nhận được sự dạy dỗ, quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa…Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ này.

Cuối cùng, em xin cảm ơn tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình, bố

mẹ luôn động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập Tuy vây, do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên trong bài báo cáo tốt nghiệp này cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu LongNTTS : Nuôi trồng thủy sản

CN&BCN : Công nghiệp và bán công nghiệpGTSX : Giá trị sản xuất

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1, Đặt vấn đề 1

2, Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3, Đề xuất phương pháp nghiên cứu 3

4, Tóm tắt nội dung 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH AN GIANG 5

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu 5

1.1.1 Vị trí địa lý 5

1.1.2 Đặc điểm địa hình 6

1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 6

1.1.3 Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước 9

1.2 Các nguồn tài nguyên 10

1.2.1 Tài nguyên nước 10

1.2.2 Tài nguyên đất 11

1.2.3 Tài nguyên rừng 12

1.2.4 Tài nguyên khoáng sản 12

1.2.5 Tài nguyên nhân văn 13

1.3 Hiện trạng môi trường tỉnh An Giang 14

CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG 16

2.1 Một số khái niệm 16

2.1.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu 16

2.1.2 Khái niệm về Nước biển dâng 18

2.1.3 Khái niệm về Thủy sản 18

2.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu tỉnh An Giang 19

2.3 Kịch bản biến đổi khí hậu ở An Giang 21

2.3.1 Nhiệt độ 21

2.3.2 Lượng mưa 24

2.3.3 Mực nước biển dâng 30

2.4 Tình hình phát triển ngành thủy sản 33

2.4.1 Hiện trạng phát triển ngành thủy sản 33

Trang 6

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, ĐỀ XUẤT GIẢI

PHÁP ỨNG PHÓ 36

3.1 Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, đề xuất giải pháp ứng phó 36

3.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và biến đổi lượng mưa 36

3.1.2 Nuôi trồng thủy sản 48

3.1.3 Nguồn lợi thủy sản và nghề cá 49

3.1.4 Bệnh thủy sản 51

3.2 Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu 52

3.2.1 Các giải pháp kỹ thuật 52

3.2.2 Các giải pháp chính sách 54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55

KẾT LUẬN 55

KIẾN NGHỊ 56

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 - Một số đặc tính khí tượng thủy văn của tỉnh An Giang .8 Bảng 2: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở 22 Bảng 3: Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở 26 Bảng 4: Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực Nam Bộ 30 Bảng 5: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng 75 cm 31 Bảng 6: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng 100 cm 32 Bảng 7: Hiện trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 – 2014 34 Bảng 8: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất tôm sú 37 Bảng 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất cá tra 39 Bảng 10: Tính nhạy cảm của hệ thống sản xuất làm thay đổi các biến số môi trường 43 Bảng 11: Đặc tính chịu mặn của các tra và tôm 46 Bảng 12: Dự báo diện tích đầm tôm là đối tượng tác động của việc độ mặn tăng lên mức cao nhất trong mùa khô theo kịch bản nước biển dâng 50 cm 47 Bảng 13: Ảnh hưởng của độ mặn đến năng suất tôm 47

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 5 Hình 2: Diễn biến nhiệt độ qua các năm tại trạm Châu Đốc 19 Hình 3: Kết quả diễn biến lượng mưa quan trắc được tại các Trạm ở An Giang 20 Hình 4.1 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm ( o C) theo kịch bản RCP4.5 21 Hình 4.2 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm ( o C) theo kịch bản RCP8.5 22 Hình 5: Diễn biến nhiệt độ trung bình từ năm 2020 - 2100 theo kịch bản B2 24 Hình 6: Biến đổi của lượng mưa năm (%) ở 7 vùng khí hậu và hải đảo Việt Nam 25 Hình 7: Diễn biến lượng mưa trung bình tại khu vực Nam Bộ từ năm 2020 - 2100 theo kịch bản B2 30 Hình 8: Phạm vi ngập khu vực tỉnh An Giang theo kịch bản nước biển dâng 75cm 31 Hình 9: Phạm vi ngập khu vực tỉnh An Giang theo kịch bản nước biển dâng 100cm

32

Hình 10: Nhiệt độ tăng cao có thể làm tôm chậm lớn hoặc có thể bị chết 39 Hình 11: Giới hạn sinh thái 41 Hình 12: Nuôi tôm bên ngoài đê gặp nhiều rủi ro nhất khi nước biển dâng và BĐKH 46

Trang 9

Biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ là vấn đề môi trường, không còn là vấn đềcủa một ngành riêng lẻ mà chính là vấn đề của phát triển bền vững BĐKH tác độngđến những yếu tố cơ bản của đời sống con người trên phạm vi toàn cầu như: nước,lương thực, năng lượng, sức khỏe và môi trường Vì thế ứng phó với BĐKH trở nênngày càng quan trọng, và được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu cũng nhưtrong cả tiến trình thương lượng của Công ước về BĐKH mà Việt Nam là một thànhviên Việt Nam đã chính thức là một bên không thuộc Phụ lục I của Công ước và Nghịđịnh thư Kyoto về BĐKH, có đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ của một bên trong quá trìnhthi hành cam kết của mình về thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH

Biến đổi khí hậu cũng tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn làmmất dần các bãi sinh sản tự nhiên của nhiều loài sinh vật, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản

tự nhiên, làm mất dần diện tích thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản Năng suất nuôitôm quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ ( năm 1980)đến nay thì chỉ còn 80kg/ha/vụ Rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được800kg/ha nhưng nay chỉ còn 1/20 so với lúc trước Đã có khoảng 100 loài hải sản có

Trang 10

mức độ nguy hiểm khác nhau và trên 75 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.Nguồn lợi thủy sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, số lượng và kích thước đánhbắt.

An Giang là một trong những tỉnh có tiềm lực kinh tế lớn ở đồng bằng sông CửuLong (ĐBSCL) Với những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên và vị trí phân bố lãnh thổ, An Giang được xem là một trong những địa phươnggiàu tiềm năng về phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, thủy sản, kinh tế cửakhẩu, công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ du lịch Điều này đãtạo ra một động lực lớn để đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế chung của cả khu vựcĐBSCL trong nhiều năm tới

Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn thứ hai (sau nông nghiệp) vàđóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong vòng 10 năm qua Nuôitrồng thuỷ sản (NTTS) là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của tỉnh An Giang.Những năm gần đây NTTS của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt đượcnhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

An Giang Ngành có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần xóa đói giảmnghèo, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao thu nhập cho nhân dân và từng bước nângcao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

An Giang là một trong những địa phương được đánh giá chịu ảnh hưởng nhiềucủa BĐKH Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, An Giang đã thực hiện nhiều chươngtrình, kế hoạch bảo vệ môi trường góp phần nhỏ để hạn chế BĐKH như Chương trìnhhành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh

An Giang đến năm 2020 và Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậucủa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2020của UBND tỉnh An Giang… Tuy nhiên, An Giang chưa có kế hoạch hành động cụ thể

để đảm bảo ứng phó có hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm tàng củaBĐKH

Trước nguy cơ ảnh hưởng và cảnh báo về biến đổi khí hậu, An Giang cần phải cócác giải pháp, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm ứng phó với hiểm họanày Vấn đề biến đổi khí hậu vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, phức tạp vàliên quan đến tất cả các ngành, trên phạm vi khu vực và toàn cầu Vì thế, để thực hiện

Trang 11

được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối vớiTỉnh, việc xây dựng các giải pháp, kế hoạch và công tác chỉ đạo thực hiện cần đượcnghiên cứu, trao đổi ở tất cả các cấp, các khu vực, các lĩnh vực (tài nguyên nước, đất,môi trường, các hệ sinh thái…) và trong tất cả các ngành, quan trọng nhất là nănglượng, giao thông, công nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tài nguyên và môitrường.

Nhận thức sâu sắc những vấn đề nêu trên “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản ở tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp ứng phó” là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay Sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất

các biện pháp ứng phó, giảm thiểu các thiệt hại do BĐKH gây ra, đảm bảo an toàn và

ổn định cuộc sống người dân nơi đây trong sinh hoạt và sản xuất, thích ứng với diễnbiến nước biển dâng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

2, Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu chung: Đánh giá những tác động do biến đổi khí hậu đối với hoạtđộng nuôi trồng thủy sản ở tỉnh An Giang

- Mục tiêu cụ thể: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngànhthủy sản ở An Giang

Xác định, đề xuất các lựa chọn thích nghi những ảnh hưởng tích cực của nướcbiển dâng Từ đó đưa ra các biện pháp thích nghi và giảm nhẹ, nâng cao nhận thức củacộng đồng về nuôi trồng thủy sản

3, Đề xuất phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu nhập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu dựa trên các tài liệu

có sẵn và từ thực tế

- Phương pháp thống kế: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội của tỉnh An Giang

- Phương pháp thực nghiệm: Thu thập thông tin, dữ liệu từ quan sát, tìm hiểuthực tế

- Phương pháp tính toán dự báo tốc độ nuôi trồng thủy sản: Từ năm 2015 tới năm2020

- Phương pháp phân tích đánh giá

- Các phương pháp khác: được thể hiện qua word, Auto cad

Trang 12

4, Tóm tắt nội dung

- Chương I: Tổng quan điều kiện tự nhiên tỉnh An Giang

- Chương II: Biểu hiện của biến đổi khí hậu và tình hình sản xuất ngành thủy sảntỉnh An Giang

- Chương III: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối vớihoạt động nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp ứng phó

Trang 13

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH AN GIANG

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, khí hậu

1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh An Giang có toạ độ địa lý từ 10010’30” đến 10037’50” vĩ độ Bắc và từ

104047’20” đến 105035’10” kinh độ Đông Ranh giới hành chính được xác định nhưsau:

- Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp

- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang

- Phía Đông Nam giáp Thành phố Cần Thơ

Nguồn: Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.535 km2, bằng 1,07% diện tích cả nước và đứngthứ 4 ở ĐBSCL Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên(tỉnh lỵ), thị xã Châu Đốc và 9 huyện là An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, ChâuPhú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn Đơn vị hành chính cấp xã có 154đơn vị gồm 15 phường, 17 thị trấn và 122 xã

Trang 14

Về liên hệ vùng, An Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách trung tâmthành phố Cần Thơ 60 km, có đường biên giới với Vương quốc Campuchia dài khoảng

90 km được thông thương bằng các cửa khẩu quốc tế và quốc gia như Vĩnh Xương

(Tân Châu), Xuân Tô (Tịnh Biên) và Long Bình (An Phú).

Về đường bộ, hiện An Giang chỉ có một trục Quốc lộ 91 đi ngang; đường thuỷ cósông Tiền, sông Hậu Đây là những trục giao thương chủ yếu và cần thiết nhưng chưa

đủ để tỉnh phát huy các lợi thế về kinh tế cửa khẩu, du lịch phục vụ phát triển kinh tế

-xã hội trong thời gian tới

- Địa hình đồi núi:

Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên vớinhiều núi có độ cao từ 300 - 700 m, cao nhất là núi Cấm 710 m Bao bọc chung quanhnúi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, có caotrình từ 4 - 40 m và độ dốc từ 30 - 80

Nhìn chung, địa hình của An Giang ít phức tạp, tương đối thuận lợi để phát triểnnông - lâm nghiệp - thuỷ sản và du lịch

1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết

An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn định.Lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa

Trang 15

Tổng lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 1200mm/năm, giá trị cao nhất đạt2.100 mm/năm và thấp nhất 900mm/năm.

Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưađều tập trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng88% Trong mùa mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối đều nêncường độ mưa không lớn lắm, trong khi sự phân bố mưa theo lãnh thổ thì không đáng

kể Vào mùa mưa, nước sông Mêkông đổ về gây mùa nước nổi hàng năm ở vùng đồngbằng từ tháng 8 đến tháng 11 và gây rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi núi Vào 5tháng mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất

và sinh hoạt, nhất là vùng đồi núi

Trang 16

Bảng 1 - Một số đặc tính khí tượng thủy văn của tỉnh An Giang

Nhiệt

độ tối cao ( 0 C)

Tổng số giờ nắng (giờ)

Lượng mưa bình quân (mm)

Lượng mưa cao nhất (mm)

Lượng mưa thấp nhất (mm)

Số ngày mưa bình quân (ngày)

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ.

Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí

Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm Lượng bốc hơi cao xảy ratrong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này khoảng76% Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếunước ở khu vực đồi núi Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơitrong 5 tháng mùa khô Ẩm độ không khí của các tháng mùa mưa khoảng 80–85%

Nắng

- Tổng số giờ nắng 2.346 giờ,

- Tổng số giờ nắng thấp nhất 123,8 giờ / tháng 7

- Tổng số giờ nắng cao nhất 234,2 giờ / tháng 12

Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn khoảng 2giờ so với các tháng mùa mưa

Gió

Chế độ gió khá đồng nhất Từ tháng 5–10 phổ biến gió mùa Tây Nam mang hơinước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phổ biến gió mùa Đông Bắc có đặcđiểm lạnh và khô Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 3 m/giây

Trang 17

Ở An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy cóxảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể Tóm lại, với nền nhiệt độ cao đều trong năm, giàu nắng mưa theo mùa và không

có bão, điều kiện khí hậu ở An Giang khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nôngnghiệp như thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi

1.1.3 Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước

Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển

Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông Tiền, sông

Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch

Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu Lưulượng trung bình năm là 13.500 m3/s, vào mùa lũ 24.000 m3/s và mùa kiệt là 5.020 m3/

s Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong tỉnh có tổng chiều

dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km 2 ), đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ sảnxuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ

Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thànhmùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5 mét, thờigian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12

Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là thiêntai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ lâu đời đã gắnliền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL Do vậy cần phải biết khai thácnhững mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn với mùa nước nổi

Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng ruộng;cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm; mang lại nguồnlợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi

Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn kémchi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, thuhoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các mô hình sản xuấtnhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; Ngoài ra mức nướcngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân

Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí nhiềuquỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cụm -

Trang 18

tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc lợi có cao trình antoàn

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch

Tỉnh An Giang có hệ thống sông và kênh rạch rất phát triển Mạng lưới giaothông thủy của tỉnh gồm hệ thống sông, rạch tự nhiên và các tuyến kênh cấp 1, cấp 2phục vụ cho công tác tưới tiêu trong nông nghiệp và vận tải Trên địa bàn tỉnh có haituyến sông Tiền, sông Hậu có điều kiện khá thuận lợi cho giao thông thủy, chiều rộngphổ biến từ 300m – 400m, có độ sâu từ 5m – 15m, hai tuyến sông này được liên kếtvới nhau bởi các sông, rạch cắt ngang, tạo nên một mạng liên thông về vận tải thủykhá thuận lợi Hệ thống sông, rạch tự nhiên có 10 tuyến với chiều dài 233,2 km (sôngTiền, sông Hậu, sông Cái Vừng, sông Vàm Nao, sông Châu Đốc, sông Bình Di, RạchÔng Chưởng, Xép Năng Gù và Xép Vĩnh Trường, rạch Long Xuyên), Kênh cấp I có

19 tuyến với chiều dài 469,8 km, Kênh cấp II có 290 tuyến với chiều dài 1.721,3 km,kênh cấp III và kênh mương nội đồng có 1.654 tuyến với chiều dài 3.333,1 km

1.2 Các nguồn tài nguyên

1.2.1 Tài nguyên nước

Nước mưa

Mùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa

cả năm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm Nước mưa là nguồnnước quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm như các vùngnông thôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi Đầu mùa mưa cũng là thời điểm vào vụ canhtác của đất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là các vùng không có nguồnnước tưới

Nước mặt

Sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch là nguồn nước mặt chủ yếu cấp nước chohoạt động sản xuất và sinh hoạt Lưu lượng của các sông khá lớn nên truyền nước theocác kênh rạch đến tận các vùng xa, đủ sức cung cấp nước kể cả trong mùa kiệt Nguồnnước mặt hiện phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng; đồng thời với việc sửdụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực sản xuất khác, nguồnnước mặt còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đô thị và khu dân cưtập trung, có tác dụng tích cực cho cải tạo đất đai, khai hoang - phục hoá, tháo chua

Trang 19

rửa phèn ở vùng tứ giác Long Xuyên Tuy nhiên, nhiều năm qua tại một số khu vực,sông rạch đã bị ô nhiễm do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; nuôi trồng thuỷsản ao hầm, lồng bè, đăng quầng; một số khu vực cuối nguồn nước các kênh rạch bịcạn kiệt vào mùa khô do tình trạng bồi lắng, cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để

xử lý nhằm đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt Mỗi năm An Giang có mùa nước nổi

do nước các sông, rạch tràn bờ và làm ngập 70% diện tích của tỉnh trong nhiều tháng,mùa nước nổi hiện nay đã được xem là một nguồn tài nguyên để khai thác mặt lợi vàhạn chế tối đa mặt hại với phương châm sống chung và sản xuất an toàn trong mùanước nổi

Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, là tiền đề

để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp Nguồn nước mặt trong tỉnh ngọt quanh năm,tuy nhiên do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng, có khoảng 1/4 diện tích phía Tây Namcủa tỉnh nguồn nước mặt bị nhiễm phèn trong một vài tháng đầu mùa mưa

Nước ngầm

Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở An Giang có trữlượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa được chặt chẽ

do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ngầm Theo thống

kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có trên 7.100 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt 92,14%, phục

vụ sản xuất 7,86% và qua khảo sát sơ bộ có khoảng 240 giếng bị ô nhiễm (nhiều nhất

là nhiễm Asen) hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệnguồn nước

1.2.2 Tài nguyên đất

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủyếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%; nhóm đất phù sa có phèn trên93.800 ha, chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ gần 24.724 ha,chiếm 7,3% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phèn và các nhóm khác Đất đai của

An Giang phần lớn rất màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù

sa, địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các loại cây trồng khá rộng

1.2.3 Tài nguyên rừng

Trang 20

2 Quỹ đất lâm nghiệp có trên 20.000 ha, đã khoanh ranh giới đất rừng 18.000 ha

(trong đó đã có rừng 14.700 ha) và còn lại là quỹ đất đồi núi có khả năng phát triển

rừng

1 Rừng ở An Giang chủ yếu là rừng trồng, trong đó chỉ có trên 4,2% là rừng tự

nhiên (khoảng 580 ha) Rừng trồng chủ yếu là các loại cây mọc nhanh bạch đàn, keo lá

tràm, tai tượng kết hợp với cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương, cây dó bầu (để tạotrầm hương) và các loại cây ăn quả lâu năm Rừng tự nhiên hiện còn giữ được các cây

gỗ quý như giáng hương, thao lao, dầu, căm xe Rừng đất ngập nước chủ yếu là câytràm

3 Hiện nay tỉnh đã khoanh ranh giới cho 25 khu rừng để phấn đấu nâng độ che phủ

đạt 5% (hiện độ che phủ đạt 4,1%) Tốc độ che phủ rừng tăng nhanh đã giúp phục hồi

hệ động vật rừng đa dạng (gồm các loài thú, các loài bò sát, thủy sản và các loài

chim).

4 Tài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng

về mặt sinh thái và an ninh quốc phòng Hơn nữa việc khai thác hợp lý rừng sẽ đem lạihiệu quả kinh tế khá lớn cho nhân dân vùng đồi núi và vùng dân tộc Vì vậy trongnhững năm tới cần phủ xanh hết đất quy hoạch trồng rừng kết hợp với chăm sóc, bảo

vệ rừng

1.2.4 Tài nguyên khoáng sản

An Giang tuy là tỉnh ở ĐBSCL nhưng lại có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đadạng với các loại đá xây dựng, đá ốp lát, đá áplit, cát núi, cát sông, than bùn, kaolin,nước khoáng

Hoạt động khoáng sản ở An Giang trong thời gian qua đã có những đóng góp tíchcực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đóng góp cho ngân sách, tạo việc làmcho lao động người dân tộc, cung cấp nguồn nguyên liệu xây dựng cho các công trìnhxây dựng trong tỉnh, ngoài ra đá xây dựng còn cung ứng cho khoảng 30% - 50% thịphần vùng ĐBSCL

Theo các tài liệu thăm dò được phê duyệt, trữ lượng một số loại khoáng sản ở AnGiang gồm: Đá xây dựng 2.100 triệu m3, đá ốp lát 139 triệu m3, kaolin 2,2 triệu m3, đááplit 200 nghìn tấn, than bùn 16 triệu tấn, cát sông Hậu 67 triệu m3, sông Tiền 50 triệu

m3 và sét gạch ngói 39 triệu m3 Ngoài ra An Giang còn có mỏ nước khoáng chuẩn bịđưa vào khai thác công nghiệp

Trang 21

1.2.5 Tài nguyên nhân văn

Tỉnh An giang có nguồn tài nguyên nhân văn khá phong phú và đặc sắc Di chỉ

Óc Eo là một địa danh nổi tiếng điển hình, là cái nôi của nền văn hoá Óc Eo, có từ thế

kỷ thứ IV, hiện nay thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn đã chứng minh được lịch sử lâuđời của con người gắn bó với mảnh đất An Giang Tuy nhiên đến nay, dấu vết vànhững công trình mà người xưa để lại chủ yếu bắt đầu từ thời nhà Nguyễn Các bậctiền nhân như Chưởng binh Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và sau đó là Ngọc HầuNguyễn Văn Thoại đã tiến hành khai khẩn đất đai, đào kinh, đắp đường, lập ấp,… Đếnnay ở khắp nơi có những công trình mang tên người xưa đã có công khởi xướng, xâydựng lên chúng như: Kinh Vĩnh Tế, Kinh Thoại Hà, Rạch ông Chưởng,… Hơn thếnữa, để tôn kính người đã có công tạo dựng cơ đồ, nhân dân An Giang xây dựngnhững đền, chùa, miếu mạo thờ cúng họ như: Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Ngọc Hầu

Nguyễn Văn Thoại, Đền Quản Cơ Trần Văn Thành, Đình Thoại Sơn ( thờ Nguyễn Văn

Thoại ), các Đình ở Châu Phú, Long Xuyên, Châu Đốc và các huyện ( thờ Nguyễn Hữu Cảnh )…

Đến nay trên địa bàn tỉnh có 68 công trình di tích lịch sử được Nhà nước côngnhận xếp hạng gồm 26 di tích cấp quốc gia và 42 di tích cấp tỉnh Cùng với cảnh quanthiên nhiên đẹp như núi Sam, Lâm viên núi Cấm, cảnh sông nước sông Tiền, sôngHậu,… có sức hút mạnh mẽ đối với du khách Sự phân bố tự nhiên của công trình ditích và cảnh quan cũng đã hình thành lên 9 cụm di tích và 5 khu du lịch lớn trong tỉnh.Trong những năm qua, bình quân mỗi năm tỉnh An giang đón tiếp được từ 3,5 –

4 triệu lượt khách du lịch, tham quan gồm cả khách trong và ngoài nước Vào dịp lễ

hội bà Chúa Xứ (tháng Tư âm lịch), khu vực núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc và tuyến

Long Xuyên - Châu Đốc, tuyến Châu Đốc - Tịnh Biên – Tri Tôn có khách du lịchtham quan, đi lại, lễ bái kết hợp du lịch suốt tháng

Về dân tộc: dân tộc Kinh chiếm đa số trong tỉnh với 94,21%, người Khơme

chiếm 4,31%, người Hoa chiếm 0,86%, người Chăm chiếm 0,61%, còn lại là các dântộc khác Các dân tộc nói chung đã hoà nhập thành cộng đồng dân cư, đoàn kết, gắn

bó, đã có được các công trình sáng tạo mang tính lịch sử nghệ thuật đến độ đặc sắc củamình như chùa Chăm ở các huyện Phú Tân, Tân Châu, An Phú; chùa Tây An và Miếu

Trang 22

Bà Chúa Xứ ở núi Sam, chùa Ông Bắc ở Long Xuyên, các chùa Khơme ở Tri Tôn,Tịnh Biên,…

Người dân An Giang sống chủ yếu bằng nghề nông, người dân vùng núi làmnương, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, người dân vùng đồng bằng làmlúa nước, nuôi thả tôm cá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông Ở Châu Đốc, An Phúnghề nuôi cá bè nổi tiếng không những về kinh tế chăn nuôi mà còn là điểm thu hútkhách tham quan từ khắp nơi

Các lễ, tết truyền thống của cộng đồng dân tộc trong tỉnh gồm có:

- Người Kinh có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ( lễ hội cấp quốc gia ), lễ hội

Đức Thoại Ngọc Hầu, lễ hội Đức Quản Cơ Trần Văn Thành, lễ hội Bia Thoại Sơn, lễhội chùa Giồng Thành và các lễ hội Kỳ yên của các Đình Thần

- Người Hoa có các lễ chùa Quan Thánh Đế, chùa Ông Bắc

- Người Khơme có tết Dolta, tết CholchnamThmay và lễ Tisad Bochia

- Người Chăm có lễ Hatgi, tết Ramadol

1.3 Hiện trạng môi trường tỉnh An Giang

Môi trường ở An Giang ngày càng chịu nhiều sức ép từ phát triển kinh tế, giatăng dân số, đô thị hoá, phát triển công nghiệp và nông nghiệp Các chất ô nhiễm cónguồn gốc từ chất thải công nghiệp, sinh hoạt và đặc biệt là từ hoạt động sản xuất nôngnghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có chiều hướng tăng nhanh

Đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị và các khuvực tập trung sản xuất công nghiệp; ô nhiễm nguồn nước mặt làm giảm chất lượngnước cung cấp sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản; suy giảm chất lượng môi trường đấtđang rõ nét ở các vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để; ô nhiễm do rác thải chưa có nơi xử

lý hoặc chôn lấp đúng kỹ thuật

An Giang là vùng đất ngập nước điển hình của quốc gia với chế độ ngập lũ, ngậpmặn và hệ thống sông rạch chằng chịt, có các hệ sinh thái rừng và các hệ sinh tháinông nghiệp rất phát triển… Những tiềm năng đó mở ra nhiều triển vọng để An Giangphát triển nhanh, trở thành một vùng kinh tế quan trọng của đất nước Tuy nhiên,những năm qua, tình trạng biến đổi khí hậu đã gây áp lực ngày càng lớn đến phát triểnkinh tế- xã hội, đến tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe củanhân dân trong tỉnh

Trang 23

Trước các sức ép về tốc độ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang,

sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quámức bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái… đã góp phần gây

ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu

An Giang là một trong bốn tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằngsông Cửu Long – nơi đang chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu Đất đai

bị bạc màu; đa dạng sinh học giảm mạnh; diện tích đất bị xâm nhập mặn, đất bị khôhạn, nhiễm phèn ngày càng tăng; nhiệt độ không khí tăng cao và hạn hán bất thường,

lũ lụt không theo quy luật; nhiều dịch bệnh mới hình thành… đã đe dọa đến đời sống

và hoạt động của người dân trong tỉnh

Trang 24

CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH SẢN

XUẤT NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Có hai nguyên nhân chính tác động đến biến đổi khí hậu là do các yếu tố tư nhiên

và do các yếu tố nhân tạo

a, Nguyên nhân do tự nhiên

Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng củaMặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổiđại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất

Số Sunspots xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000 Với sự xuất hiệncác Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa

là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất(Nguồn: NASA)

Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượngchiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất Cụ thể là từ khi tạothành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn30% Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độsáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH

Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyểnmột lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầukhí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm.Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lạibức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảmnhiệt độ lớp bề mặt trái đất

Trang 25

Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khíhậu Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh Thay đổi tronglưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2vào trong khí quyển.

Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹđạo Trục quay có góc nghiêng 23,5 ° Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất

có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thờigian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến BĐKH

Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đónggóp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay.Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thìnguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người

b, Nguyên nhân do con người

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụngngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu,khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhàkính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất

Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõibăng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tanbăng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180-200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp(280ppm) Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiềncông nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua

Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũngtăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005 Riêng các chất khí chlorofluorocarbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiềulần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển docon người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển

Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêuthụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công

Trang 26

nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nónglên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ cáchoạt động khác.

2.1.2 Khái niệm về Nước biển dâng

Khái niệm

Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không baogồm triều cường, nước dâng do bão…Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể caohơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đạidương và các yếu tố khác

Nguyên nhân của nước biển dâng

Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đókhông bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thểcao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ củađại dương và các yếu tố khác Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đotriều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh

Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sựnóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắcghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu,

sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu.Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thànhphần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, cácsông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền

2.1.3 Khái niệm về Thủy sản

- Thủy sản: là những loại động vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp

xác, có thể qua hay không qua khâu nuôi trồng và dùng làm thực phẩm

Thủy sản sống là động vật thủy sản còn sống hoặc đang giữ ở trạng thái tiềm sinh

- Ngư nghiệp: là những công việc có liên quan đến trình khai thác, nuôi trồng và

phát triển nguồn lợi các sinh vật trong nước Khi nói đến ngư nghiệp thì phải hiểu nógồm 3 hoạt động căn bản sau: khai thác, NTTS và phát triển nguồn lời thủy sản

Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm,

phá và các vùng nước tự nhiên khác

Trang 27

NTTS là những tác động bất kỳ nào của con người làm cải thiện sự sinh trưởng

của một sinh vật nào đó trong một diện tích nuôi nào đó

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị

kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợithủy sản

2.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu tỉnh An Giang

Ở An Giang, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu

tố khí hậu và mực nước có những điểm đáng lưu ý sau:

2.2.1 Nhiệt độ

An Giang có nền nhiệt độ trung bình năm 26 – 27,80C

Trong 30 năm qua (1979 - 2008), nhiệt độ trung bình năm ở An Giang có xuhướng tăng lên Trong đó, nhiệt độ trung bình tăng 0,80C, nhiệt độ cao nhất tăng 1,20C.Nhiệt độ thấp nhất tăng 0,50C Biến đổi khí hậu đã thể hiện ở An Giang, với mức tăngnhiệt độ trung bình 0,1 – 1,20C/ 1 thập kỷ trong thế kỷ XX kể cả 3 giá trị: nhiệt độtrung bình, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao

Hình 2: Diễn biến nhiệt độ qua các năm tại trạm Châu Đốc

2.2.2 Lượng mưa

An Giang có lượng mưa năm phổ biến 1.200 - 2.100 mm, nhưng phân bố khôngđều Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưađều tập trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng88% Kết quả theo dõi diễn biến lượng mưa trung bình qua các năm của các trạm Khí

Trang 28

Hình 3: Kết quả diễn biến lượng mưa quan trắc được tại các Trạm ở An Giang

Trang 29

2.3 Kịch bản biến đổi khí hậu ở An Giang

Theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình năm tăng 1,9 - 2,4°C ở phía Bắc và1,7 - 1,9°C ở phía Nam Theo kịch bản RCP8.5, mức tKKăng 3,3 - 4,0oC ở phía Bắc

và 3,0 - 3,5oC ở phía Nam Nhiệt độ cực trị có xu thế tăng rõ rệt

2.3.1 Nhiệt độ

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc

có mức tăng phổ biến từ 0,6 - 0,8oC Vào giữa thế kỷ, mức tăng từ 1,3 - 1,7oC Trong

đó, khu vực Bắc Bộ (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ) có mức tăng từ 1,6 1,7oC; khu vực Bắc Trung Bộ từ 1,5 - 1,6oC; khu vực phía Nam (Nam Trung Bộ, TâyNguyên và Nam Bộ) từ 1,3 - 1,4oC Đến cuối thế kỷ, ở phía Bắc nhiệt độ tăng chủ yếu

-từ 1,9 - 2,4oC và ở phía Nam từ 1,7 - 1,9oC (Hình 4.1)

Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc

có mức tăng phổ biến từ 0,8 - 1,1oc Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,8 - 2,3oC.Trong đó, khu vực phía Bắc tăng phổ biến từ 2,0 - 2,3oC và ở phía Nam từ 1,8 - 1,9ocĐến cuối thế kỷ, nhiệt độ ở phía Bắc tăng từ 3,3 - 4,0oC và ở phía Nam từ 3,0 - 3,5oC(Hình 4.2)

a, vào giữa thế kỉ b,vào cuối thế kỉ

Hình 4.1 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP4.5

Trang 30

a, vào giữa thế kỉ b, vào cuối thế kỉ

Hình 4.2 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP8.5

Bảng 2: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung binh với cận dưới10% và cận trên 90%)

Trang 32

Kết quả tính toán nhiệt độ trung bình của tỉnh An Giang từ năm 2020 – 2100 (0C)

so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực Nam Bộ

Hình 5: Diễn biến nhiệt độ trung bình từ năm 2020 - 2100 theo kịch bản B2 2.3.2 Lượng mưa

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết

cả nước, phổ biến từ 5 - 10% Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5 -15% Một sốtỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên20% Đến cuối thế kỷ, mức biến đổi lượng mưa năm có phân bố tương tự như giữa thế

kỷ, tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn

Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết

cả nước, phổ biến từ 3^10% Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng tương tự như kịch bảnRCP4.5 Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hếtdiện tích Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần diện tích Nam Bộ và Tây Nguyên

Trang 33

Hình 6: Biến đổi của lượng mưa năm (%) ở 7 vùng khí hậu và hải đảo Việt Nam

Trang 34

Bảng 3: Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở

Ngày đăng: 03/07/2017, 14:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út và Nguyễn Thanh Phương, 2008. Biến động chất lượng nước trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Trang 1-9 Khác
2. ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HORMONE TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) – Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ Khác
3. Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 – Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang Khác
4. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh An Giang – Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang Khác
5. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó Khác
6. IPCC, 2007. The 4th assessement report of the Intergovernmental Panel on limate Change Khác
7. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008) Khác
8. Báo cáo phát triển con người, năm 2007/2008 của UNDP - Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách Khác
9. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 – Bộ Tài nguyên và môi trường Khác
10. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang Khác
11. Nuôi trồng thủy sản trong điều kiện biến đổi khí hậu – Tổng cục thủy sản Việt Nam Khác
12. Giải pháp giúp tôm giống thích nghi – Tổng cục thủy sản Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w