Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế việt nam

27 3K 17
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế việt nam

3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện  1. Mục đích nghiên cứu Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trong điều kiện giới hạn về thời gian cũng như nhận thức, với bài tiểu luận này chúng em muốn phác họa bức tranh chung về tình hình tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Và qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa hai nhân tố này muốn phần nào thể hiện vai trò của chính sách tỷ giá trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta. Từ đó mạnh dạn đề ra những điểm còn yếu trong chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay cần phải khắc phục và một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại đó cho phù hợp với nhịp độ phát triển và đổi mới kinh tế chính trị trong tương lai của đất nước. Tuy nhiên vấn đề tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới nền kinh tế nói chung và tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề phức tạp và cần được nghiên cứu kỹ càng bởi vậy bài tiểu luận này chỉ đề cập được một khía cạnh nào đó của vấn đề và không thể không tránh khỏi những điểm khiếm khuyết. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo và các bạn. 2. Mục tiêu nghiên cứu • Hệ thống lại một số vấn đề lý luận liên quan đến tỷ giá hối đoái • Tổng kết, đánh giá toàn diện tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam • Từ đó đề ra một số giải pháp trong nền kinh tế 3. Phương pháp nghiên cứu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện Bài tiểu luận áp dụng phương pháp phân tích- tổng hợp, tự nghiên cứu,vận dụng những lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái và tham khảo kinh nghiệm về điều hành tỷ giá hối đoái tại một số nước trên thế giới nhằm đưa ra được mốt số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái của Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Tỷ giá hối đoái là một vấn đề vô cùng phức tạp và nhạy cảm do đó việc nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế Việt Nam sẽ được giới hạn trong khuôn khổ tác động của tỷ giá USD/VND lên hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng một số số liệu phân tích, tổng hợp tình hình đặc biệt từ năm 1992 đến nay. 5. Nội dung nghiên cứu Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về tỷ giá hối đoái Chương 2: Thực tiễn ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái 6. Kết quả nghiên cứu Thông qua bài tiểu luận này đã giúp cho chúng em hiểu hơn về tỷ giá hối đoái, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam thông qua nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, tài chính tiền tệ Và từ đó có thể biết ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái với cuộc sống của người dân như thế nào. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện    I. Tổng quan về tỷ giá hối đoái 1. Tỷ giá hối đoái 1.1. Khái niệm Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này được tính bằng giá của một đồng tiền khác. Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền nước kia. 1.2. Phân loại Nhìn chung tỷ giá hối đoái được chia thành nhiều loại tuỳ theo mục đích xem xét, nghiên cứu mà chúng ta quyết định lựa chọn loại tỷ giá nào. Tuy nhiên các nhà kinh tế học thường quan tâm đến hai loại chủ yếu là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế. 1.2.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Là tỷ giá không xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước. Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp niêm yết tỷ giá là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Phương pháp trực tiếp: ký hiệu là E, là phương pháp tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ. Nó chính là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo số đơn vị nội tệ. Phương pháp gián tiếp: ký hiệu là e là phương pháp biểu hiện một đơn vị nội tệ bằng các đơn vị ngoại tệ. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện 1.2.2. Tỷ giá hối đoái thực tế Là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả giữa hai nước hay tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. Công thức tính tỷ giá hối đoái thực tế e’= e* P/P’ Trong đó: e’ là tỷ giá hối đoái thực tế e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa P là mức giá trong nước P’ là mức giá ngoài nước Nếu ta xét cho một hàng hoá cụ thể thì P chính là mức giá hàng nội và được tính bằng nội tệ còn P’ chính là mức giá mặt hàng cùng loại ở nước ngoài và được tính theo ngoại tệ. Ví dụ: Công ty dệt may Thành Công sản xuất và bán một cái quần Jean với mức giá là 300.000 VND, nhưng cũng với mặt hàng đó sản xuất tại Mỹ và bán với giá là 25 USD, giả sử e = 1/19,500. Khi đó ta có e’ = 1/19,500 * (300,000/25) = 8/13. Do chất lượng và mẫu mã như nhau, qua ví dụ trên có thể thấy rằng hàng Việt Nam rẻ hơn 8/13 hàng cùng loại của Mỹ, vì vậy hàng Việt Nam có thể xuất khẩu sang Mỹ. Kết luận: Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp, hàng ngoại tương đối đắt hơn hàng nội địa và ngược lại. 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Ta xét trong hai trường hợp dài hạn và ngắn hạn. 1.3.1. Các nhân tố thuộc về dài hạn Tỷ lệ lạm phát: Giữa hai nước nếu nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó mất giá hơn so với đồng tiền nước kia. Cán cân thương mại (X – IM): Nó liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất khẩu lớn thì tỷ giá lên giá Mức giá cả tương đối: Về lâu dài một sự tăng lên mức giá của một nước (tương đối so với mức giá nước khác) làm cho đồng tiền nước đó giảm giá và một sự giảm xuống của mức giá tương đối làm cho đồng tiền nước đó tăng giá. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện Thuế và Quota: Đây là hàng rào đối với hàng nhập khẩu và bảo hộ hàng sản xuất trong nước. Điều này làm tăng cầu hàng nội và dẫn đến việc tăng giá của đồng nội tệ. Thuế quan và quota về lâu dài sẽ làm cho đồng tiền của một nước lên giá. Tuy nhiên một quốc gia thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” thì vấn đề tỷ giá đối với họ không có nhiều ý nghĩa lắm. Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại: Một sự ưa thích hàng ngoại làm tăng cầu về ngoại tệ khiến cho cung nội tệ tăng và giá đồng nội tệ giảm xuống. Về lâu dài cầu về hàng xuất khẩu của một nước làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá trong khi cầu về hàng nhập khẩu tăng lên làm cho đồng tiền nước đó tăng giá. Năng suất lao động: Năng suất lao động cao làm giá hàng của một nước tương đối rẻ so với các nước khác. Cầu hàng xuất khẩu nước đó cao lên kéo theo sự tăng giá của đồng tiền nước đó. Về lâu dài, do năng suất lao động của một nước tương đối cao hơn so với nước khác, nên đồng tiền của nước đó tăng giá. Yếu tố tâm lý: Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá vì phần lớn các nước đang phát triển đều phải đối mặt với tình trạng “Đô la hoá” trong nền kinh tế. Đó là sự mất niềm tin vào đồng bản tệ, người dân và các tổ chức kinh tế nắm giữ đô la và chỉ tín nhiệm đồng tiền này trong thanh toán trao đổi. Do vậy cầu USD rất lớn và giá các đồng bản tệ xuống thấp các nước luôn trong tình trạng căng thẳng về dự trữ ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn. 1.3.2. Các nhân tố thuộc về ngắn hạn Lãi suất: Lãi suất là một biến số kinh tế tổng hợp tác động đến nhiều chỉ tiêu khác nhau trong đó tỷ giá và lãi suất có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Trong một nước nếu lãi suất nội tệ tăng trong khi lãi suất thế giới ổn định sẽ làm cho các luồng vốn quốc tế đổ vào nhiều vì mức lãi suất quá hấp dẫn. Do vậy cầu tiền nước này tăng lên và tỷ giá tăng theo. Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung - cầu về ngoại tệ trên thị trường, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Bội thu cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá giảm và bội chi cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá tăng Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện 1.4. Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của Nhà nước. Nó ra đời từ hoạt động thương mại quốc tế và quay trở lại tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Bởi vì tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản (vốn), giá cả hàng hoá trong nước, do đó nó có tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân của một nước. Khi tỷ giá giảm, tức giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cả hàng hoá xuất khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm, sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường thế giới sẽ tăng lên có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời với việc tỷ giá giảm làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên dẫn đến hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khi tỷ giá tăng, nghĩa là giá trị đồng nội tệ tăng thì có tác động giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu hàng hóa. Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển tư bản (vốn) từ quốc gia này sang quốc gia khác. Việc di chuyển tư bản trên thế giới nhằm mục đích kiếm lợi nhuận và tránh rủi ro. Do đó, nếu tỷ giá giảm trong trường hợp người ta dự đoán tỷ giá không tiếp tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ gia tăng và tư bản xuất khẩu sẽ giảm. Ngoài ra, vật giá trong một quốc gia còn chịu sự tác động của tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá giảm, giá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng nhập khẩu tăng lên kéo theo giá cả các mặt hàng trong nước có liên quan cũng tăng theo. Đồng thời do tác động giảm nhập khẩu nên cầu về các hàng hoá nhập khẩu cũng sẽ gia tăng, điều đó làm cho giá cả chung trong nền kinh tế cũng gia tăng. Ngược lại, khi tỷ giá tăng sẽ có tác động làm cho mức giá chung giảm. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện II. Thực tiễn ở Việt Nam 1. Cơ chế quản lí tỷ giá hối đoái 1.1. Cơ chế quy định tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái (đôi khi còn gọi là tỷ giá hối đoái neo) là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác (như vàng chẳng hạn). Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm theo. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. Việc thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một số chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì sự ổn định kinh tế trong nước, nên thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, sau chiến tranh thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với đô la Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hồng Kông và Malaixia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước. Đồng Euro hiện nay cũng được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia châu Âu tham gia. Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin này tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện 1.2. Cơ chế quản lí tỷ giá hối đoái thả nổi tự do Cơ chế quản lí tỷ giá hối đoái thả nổi là một chế độ tỷ giá hối đoái trong đó tỷ giá hối đoái sẽ được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường, cụ thể là quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái thả nổi có các đặc trưng sau • Tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn dựa trên tương quan (mối quan hệ) cung cầu giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối, mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là trong đó tỷ giá hối đoái được xác định và vận động tự do trên thị trường, mà trực tiếp là quy luật cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. • Nhà nước, mà cụ thể là NHTW, hoàn toàn không có bất kỳ sự tuyên bố, một cam kết nào về việc chỉ đạo, điều hành tỷ giá, không có bất kỳ sự can thiệp vào thị trường ngoại tệ (đương nhiên vẫn có thể can thiệp một cách gián tiếp để làm giảm những biến động mạnh của tỷ giá trên thị trường, nhằm giảm bớt những tác hại cho nền kinh tế bằng cách tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường và với tư cách là một nhà kinh doanh giao dịch bình thường). Ưu điểm của tỷ giá hối đoái thả nổi • Chế độ tỷ giá hối đoái này đảm bảo cán cân thanh toán, đảm bảo chính sách tiền tệ, làm cho nền kinh tế trở nên độc lập, góp phần ổn định kinh tế, đầu tư cá nhân, ổn định thị trường. • Áp dụng tỷ giá thả nổi tự do, các NHTW không đòi hỏi phải duy trì tỷ giá hối đoái trong biên độ đã định. Vì vậy họ không bị buộc phải thực hiện một chính sách can thiệp, có thể tạo nên những tác động không thuận lợi đối với nền kinh tế cũ để kiểm soát tỷ giá. Hơn nữa, Chính phủ có thể thực thi những chính sách, mà không cần bận tâm những chính sách này sẽ duy trì các tỷ giá trong vòng các biên độ quy định hay không. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện Nhược điểm của tỷ giá hối đoái thả nổi • Đặt ra những rủi ro khó lường trước cho việc quản lý nguồn vốn và hoạt động xuất nhập khẩu. • Khi xảy ra những biến động về cung cầu của các đồng tiền thì các đồng tiền sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm giá một cách tự động. • Không kiểm soát được hiện tượng đô la hóa của nền kinh tế • Gia tăng rủi ro trong hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. • Làm suy yếu chủ quyền tiền tệ quốc gia và trong nhiều trường hợp sẽ khó tránh khỏi các cuộc tấn công, đầu cơ tiền tệ, gây nên những cú sốc lớn về tỷ giá mà NHTW khó có thể can thiệp. • Tỷ giá không được phép thả nổi, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào bất kỳ nước nào có lãi suất cao nhất. Điều này có thể làm cho Chính phủ của các nước có lãi suất thấp hạn chế các nhà đầu tư đem vốn ra khỏi nước. Như vậy, sẽ có nhiều hạn chế về dòng vốn và hiệu quả của thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. 1.3. Cơ chế quản lí tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối mà không hoàn toàn ấn định tỷ giá hối đoái. Có nghĩa là chính phủ có thể mua và bán ngoại tệ với mục đích thu hẹp thay cho xóa bỏ những chuyển động về tỷ giá hối đoái. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện 1.4. Cơ chế tỷ giá linh hoạt Cơ chế tỷ giá linh hoạt có nghĩa là không chỉ có sự biến động tỷ giá tăng hoặc giảm theo một chiều, chỉ có lên hoặc chỉ có xuống, tạo ra những kỳ vọng đầu cơ cao, đồng thời, cũng không có nghĩa là phải ngay lập tức điều chỉnh tỷ giá chính thức thả nổi cứng nhắc như toán học theo đúng tốc độ tăng hay giảm của một hoặc một số đồng tiền nào đó dù là rất quan trọng trên thế giới. Trên thực tế, cần hiểu cơ chế tỷ giá linh hoạt không có nghĩa là sự thay đổi chóng mặt của tỷ giá chính thức theo các quyết định chủ quan có tính cơ hội hoặc vì lợi ích cục bộ nào đó; lại càng không có nghĩa là có thể biến động ngược chiều với các xu hướng tỷ giá chung của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới. Ảnh hưởng của cơ chế tỷ giá linh hoạt Thực tế cho thấy, sự căng thẳng ngoại tệ trên thị trường tiền tệ trong nước thường tỷ lệ nghịch với độ chênh lệch cao và kéo dài của tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do trong những thời điểm tương ứng. Cần nhấn mạnh rằng, càng kéo dài lâu hơn sự mất cân bằng này thì càng tích tụ nhiều hơn những hệ quả tiêu cực cộng dồn từ các thiệt hại do VND bị định giá cao và do “sốc tỷ giá” trong tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, một mặt, VND dễ có xu hướng tăng giá hơn không chỉ do hai xu hướng trong nước là: ổn định quá lâu tỷ giá chính thức và kéo dài chính sách tín dụng nới lỏng, mà còn bởi hai nguyên nhân khác là: do việc giảm giá cả các hàng hóa và dịch vụ chung phổ biến trên các thị trường trong nước và quốc tế, cũng như do xu hướng giảm giá các đồng ngoại tệ chủ yếu (mà tỷ giá VND gắn kết) như là hậu quả trực tiếp của chính sách tiền tệ nới lỏng trong liệu pháp cả gói chống suy giảm kinh tế ở các nước phát triển. Mặt khác, việc điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá VND, chẳng hạn so với USD, tức phá giá mạnh đồng bản tệ, lại có thể tạo nguy cơ bùng nổ tái lạm phát và thậm chí có thể xuất hiện tình trạng suy thoái - lạm phát gây mối nguy hiểm kép, tức vừa có lạm phát cao, vừa có sự đình trệ, thậm chí suy giảm mạnh quy mô và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, hết sức tiêu cực cho sự ổn định hệ thống tài chinh - tiền tệ. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam [...]... này Trong nền kinh tế mở, rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vấn đề là doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt, phân tích nguyên nhân biến đổi tỷ giá, làm tốt công tác dự báo tỷ giá, trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp quản lý rủi ro phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất tác động từ biến Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 động tỷ giá, phục vụ cho... gián tiếp thu hẹp vai trò của tỷ giá, trong khi tỷ giá hối đoái còn liên quan đến hàng loạt vấn đề như cán cân thanh toán, nợ quốc gia, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và bất động sản Chỉ xét riêng mối quan hệ giữa tỷ giá với nợ quốc gia Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 cũng cho thấy cần rất thận trọng trong việc nâng hay giảm giá của tiền đồng Nợ Tiểu luận Kinh tế. .. dân tệ Trung Quốc năm 1994 có sự tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam mà cụ thể là cán cân ngoại thương, nhưng thấy rằng Chính phủ không có một sự thay đổi nào trong điều hành Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 tỷ giá để phản ứng lại với sự kiện trên Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện Tác động của tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý Cuộc khủng hoảng tài chính... trước tỷ giá luôn được định hướng tăng nhẹ vào khoản 1%/năm Thì vào năm 2008, tỷ giá công bố liên ngân hàng thường có xu hướng duy trì ổn định đã tăng xấp xỉ 5%, dẫn đến tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tăng xấp xỉ 10% Căn cứ vào mật độ điều chính biên độ dao động tỷ giá chính thức của NHNN, ta có thể chia Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 làm 4 giai đoạn Tiểu luận Kinh tế vĩ... luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện 2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 2.1 Thời kì trước hội nhập Tác động của tỷ giá cố định Giai đoạn 1992 – 1999, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã lựa chọn điều hành tỷ giá vì mục tiêu chống lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách tỷ giá được điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của. .. đi xuống thì nhập khẩu sẽ có lợi hơn xuất khẩu, có thể ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô Năm 2007 (năm đầu Việt Nam gia nhập WTO) kim Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 ngạch xuất khẩu cả nước đạt khoảng 48,38 tỷ USD Đã có mặt hàng đạt kim ngạch Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm... định của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ, kết hợp với cơ chế lãi suất tự do ổn định, qua đó dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng Cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục cải thiện Ngày 01/07/2002, NHNN Việt Nam công bố nới lỏng biên độ lên 0,25% so Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng Đối với các ngoại tệ Tiểu luận Kinh tế vĩ... định nhanh Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 chóng và chính xác Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện Lựa chọn ngoại tệ thanh toán Sự biến động tỷ giá của từng ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau Việc chọn loại ngoại tệ có giá trị tương... sự Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 biến động của tỷ giá hối đoái Việc điều chỉnh tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện tăng nhẹ so với tháng 8 được cho là phù hợp với diễn biến thị trường và theo hướng có lợi cho xuất khẩu 2.2.4 Năm 2010 Đối với lãi suất ngân hàng Ngày 18/8/2010, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá. .. xuất khẩu, tuy nhiên, mặt trái của chính sách này là do phải tung VND ra Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 mua khối lượng ngoại tệ lớn, lượng cung tiền của VN từ năm 2005 đến 2007 tăng Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện tổng cộng 135% Đây là mức tăng rất lớn, là tác nhân quan trọng đối với lạm phát Nên nếu linh hoạt tỷ giá, khi tỷ giá thị trường thích hợp, Nhà nước . đến tỷ giá hối đoái • Tổng kết, đánh giá toàn diện tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam • Từ đó đề ra một số giải pháp trong nền kinh tế 3. Phương pháp nghiên cứu Ảnh hưởng của tỷ giá hối. đến tỷ giá hối đoái, và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam thông qua nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, tài chính tiền tệ Và từ đó có thể biết ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. của người dân như thế nào. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam 3 Tiểu luận Kinh tế vĩ mô GVHD: Th.s Hoàng Anh Viện    I. Tổng quan về tỷ giá hối đoái 1. Tỷ giá hối đoái

Ngày đăng: 21/08/2015, 16:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan